Thời bao cấp là gì

Kinh tế bao cấp [Subsidized economy] là gì? Kinh tế bao cấp tiếng Anh là gì? Các hậu quả của nền kinh tế bao cấp?  Điểm giống nhau và khác nhau giữa kinh tế thị trường và kinh tế bao cấp?

Kinh tế nước ta đã trải qua rất nhiều giai đoạn khác nhau trong đó có giai đoạn kinh tế bao cấp và hiện nay là kinh tế thị trường. Mỗi giai đoạn khác nhau sẽ có những đặc điểm đặc trưng nhất định và nó phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Những trước kia chúng ta cũng có thể thấy giai đoạn kinh tế bao cấp đã mang lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế bấy giờ. Vậy Kinh tế bao cấp là gì? Các hậu quả của nền kinh tế bao cấp?

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Kinh tế bao cấp là gì?

Chắc hẳn chúng ta đã biết về nền kinh tế bao cấp đây được hiểu là một nền kinh tế kế hoạch hoá theo chế độ chủ nghĩa cộng sản. Theo đó, kinh tế tư nhân dần bị xoá bỏ và nhường chỗ cho nền kinh tế nhà nước chỉ huy. Sau cuộc chiến tranh dai dẳng và khốc liệt của nhân dân ta với các quốc gia lớn trên thế giới như thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và nhiều quân đội của các nước đồng minh khác khi thông nhất đất nước, toàn thể nhân dân ta bước vào giai đoạn hòa bình, xây dựng đất nước. Thời kì đó gọi là thời kì bao cấp, nước ta xây dựng theo mô hình chủ nghĩa xã hội giống như Liên Xô [cũ].

Trong thời kì bao cấp cơ chế quản lý kinh tế của nước ta chính là cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Kinh tế tư nhân dần bị xoá bỏ trong nền kinh tế, nhường chỗ cho kinh tế nhà nước chỉ huy. Trong nền kinh tế bao cấp, thương nghiệp tư nhân bị loại bỏ, hàng hoá được phân phối theo chế độ tem phiếu do nhà nước nắm toàn quyền điều hành, hạn chế đến thủ tiêu việc mua bán trên thị trường hoặc vận chuyển tự do hàng hóa từ địa phương này sang địa phương khác.

2. Kinh tế bao cấp tiếng Anh là gì?

Kinh tế bao cấp tiếng Anh là “Subsidized economy”

3. Các hậu quả của nền kinh tế bao cấp?

Vào thời kì bao cấp, cơ chế quản lý kinh tế của nước ta chính là cơ chế kế hoạch hóa tập trung, thể hiện qua những khía cạnh sau:

Nền kinh tế do nhà nước quản lý hành chính dựa trên chỉ tiêu pháp lệnh từ trên xuống dưới. Theo đó, doanh nghiệp hoạt động theo quyết định của cơ quan nhà nước liên quan với các pháp lệnh theo quy định từ vật liệu cung cấp, hình thức sản xuất, tiền vốn, sản phẩm cùng tổ chức nhân sự, tiền lương và bộ máy hoạt động… Các doanh nghiệp sẽ có chỉ tiêu cần đạt theo kế hoạch cấp vốn của nhà nước, giao nộp sản phẩm. Lỗ lãi sẽ do nhà nước quản lý.

Doanh nghiệp được các cơ quan hành chính liên quan tham gia nhiều vào việc kinh doanh, sản xuất nhưng không phải chịu trách nhiệm về lãi lỗ và pháp lý đối với các quyết định của mình. Ngân sách nhà nước sẽ là cơ quan thu lãi và lỗi cho các hoạt động của doanh nghiệp.

Thời bao cấp, quan hệ tiền tệ – hàng hóa không được coi trọng hầu như chỉ là hình thức. Trong đó, quan hệ hiện vật chiếm vị thế chủ đạo. Nền kinh tế sẽ được nhà nước quản lý theo chế độ “cấp phát – giao nộp”. Do đó, sức lao động, tư liệu sản xuất hay phát minh sáng chế không được coi là hàng hóa trên pháp luật.

Xem thêm: Khác nhau giữa kinh tế bao cấp và kinh tế thị trường

Bộ máy quản lý qua nhiều cấp từ trung ương tới địa phương. Do có nhiều cấp trung gian nên hoạt động không năng động, kịp thời, thậm chí dẫn tới nhiều tiêu cực ảnh hưởng tới quyền lợi của người lao động, người dân.

Thời kì bao cấp kéo dài trong 10 năm từ 1976 – 1986 trước khi thực hiện Đổi mới. Nước ta đã thực hiện 2 kế hoạch 5 năm trong giai đoạn này bao gồm: Kế hoạch 5 năm lần thứ 2 [1976 – 1980] và kế hoạch 5 năm lần thứ 3 [1981 – 1986]. Theo quan điểm của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa mô hình Liên Xô, kinh tế kế hoạch hóa là điểm nổi bật quan trọng nhất với kế hoạch phân bổ mọi nguồn lực, không thừa nhận cơ chế thị trường và sản xuất hàng hóa, xem kinh tế thị trường là đặc trưng của chủ nghĩa tư bản.

Nền kinh tế nhiều thành phần không được thừa nhận mà chỉ có kinh tế quốc doanh và tập thể là chủ đạo, để tiến hành xóa bỏ kinh tế tư nhân, cá thể và sở hữu tư nhân khỏi xã hội. Do đó, kinh tế Việt Nam thời kì này lâm vào tình trạng khủng hoảng, trì trệ với nhiều tiêu cực.

4. Điểm giống nhau và khác nhau giữa kinh tế thị trường và kinh tế bao cấp:

Điểm giống nhau giữa kinh tế thị trường và kinh tế bao cấp

Dù là kinh tế bao cấp hay kinh tế thị trường đều thuộc sự quản lý và chi phối điều khiển bởi Nhà nước nhằm phục vụ lợi ích cho nhân dân. Tuy nhiên, sự can thiệp của nhà nước ở các nền kinh tế là khác nhau.

Cả hai kiểu kinh tế bao cấp hay kinh tế thị trường đều chịu sự tác động của cơ chế thị trường với hệ thống các quy luật : quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật lưu thông tiền tệ…

Điểm khác nhau giữa kinh tế thị trường và kinh tế bao cấp:

Năm 1986 đất nước đổi mới và phát triển. Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường. Ở nền kinh tế thị trường, trong trường hợp lượng cầu hàng hoá lớn hơn lượng cung thì giá cả hàng hoá sẽ tăng lên, mức lợi nhuận cũng tăng khuyến khích người sản xuất tăng lượng cung.

Xem thêm: Cơ chế tài chính là gì? Đặc điểm và phân biệt với cơ chế quản lí tài chính

Đơn vị sản xuất nào có cơ chế sản xuất hiệu quả hơn đồng nghĩa với việc có tỷ suất lợi nhuận cao hơn cho phép tăng quy mô sản xuất. Ngược lại, những đơn vị sản xuất có cơ chế sản xuất kém hiệu quả thì sẽ có tỷ suất lợi nhuận thấp, khả năng mua nguồn lực sản xuất thấp dẫn đến khả năng cạnh tranh kém, bị đào thải nhanh chóng.

Khi so sánh kinh tế bao cấp và kinh tế thị trường thì điểm khác nhau giữa hai nền kinh tế là hết sức quan trọng. Một số điểm khác nhau tiêu biểu giữa kinh tế bao cấp và kinh tế thị trường là:

– Thứ nhất: Trong nền kinh tế bao cấp, nhà nước hoàn toàn độc quyền phối hàng hoá, hạn chế trao đổi bằng tiền mặt. Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết áp đặt từ trên xuống dưới. Các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các chỉ tiêu pháp lệnh được giao.

Tất cả phương hướng sản xuất, nguồn vật tư, tiền vốn; định giá sản phẩm, tổ chức bộ máy, nhân sự, tiền lương… đều do các cấp có thẩm quyền quyết định. Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch cấp phát vốn, vật tư cho doanh nghiệp, doanh nghiệp giao nộp sản phẩm cho Nhà nước. Lỗ thì Nhà nước bù, lãi thì Nhà nước thu.Cụ thể, chế độ hộ khẩu được thiết lập trong thời kỳ này để phân phối lương thực, thực phẩm theo đầu người, tiêu biểu nhất là sổ gạo ấn định số lượng và mặt hàng được phép mua.

+ Trong nền kinh tế thị trường sẽ có sự tham gia của rất nhiều doanh nghiệp tư nhân; Nhà nước không độc quyền phân phối hàng hóa nưã. Các doanh nghiệp được Nhà nước tạo điều kiện để phát triển. Khi đó lãi lỗ thì sẽ do Doanh nghiệp chịu trách nhiệm.

– Thứ hai: Trong kinh tế bao cấp các cơ quan hành chính được can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và sẽ không phải chịu trách nhiệm gì về vật chất và pháp lý đối với các quyết định của mình. Những thiệt hại vật chất do các quyết định của cơ quan hành chính gây ra thì ngân sách nhà nước phải gánh chịu. Các doanh nghiệp không có quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh, cũng không bị ràng buộc trách nhiệm đối với kết quả sản xuất, kinh doanh.

+ Tuy nhiên đối với nền kinh tế thị trường các cơ quan hành chính chỉ được đảm nhận vai trò của mình mà không được can thiệp. Đối với các doanh nghiệp có sự góp mặt vốn đầu tư nhà nước sẽ phải chịu trách nhiệm trước các rủi ro của mình.

– Thứ ba: Trong nền kinh tế bao cấp quan hệ hàng hóa – tiền tệ bị coi nhẹ, chỉ là hình thức, quan hệ hiện vật là chủ yếu, việc phân phối hàng hoá chủ yếu dựa vào hệ thống tem phiếu. Mua hàng gì thì có tem phiếu hàng đó. Một phần tiêu biểu của thời kỳ bao cấp là đồng tiền Việt Nam bị mất giá. Lương của công nhân cũng được trả bằng hiện vặt thay vì tiền mặt.

Xem thêm: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại trong cơ chế tập trung bao cấp

+ Nền kinh tế thị trường quan hệ hàng hóa – tiền tệ được coi trọng. Nền kinh tế thị trường  không sử dụng tem phiếu mà tiền tệ được đẩy mạnh lưu thông và phát hành. Lương của lao động được trả bằng tiền tệ.

– Không chỉ vậy nền kinh tế bao cấp đất nước đóng cửa, không giao lưu buôn bán hay ngoại giao với các quốc gia khác trên thế giới nên hàng hóa rất khan hiếm và dựa chủ yếu trên sự tụ cung tự cấp của nền kinh tế trong nước.

+ Đối với nền kinh tế thị trường chính sách mở cửa hàng hóa nhập khẩu mạnh và rộng rãi. Nguồn hàng hóa phong phú và đa dạng trong cả nước và giá cả cạnh tranh.

Video liên quan

Chủ Đề