Theo em chúng ta phải thực hiện ăn uống như thế nào để đề phòng bị ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm thường khiến chúng ta cảm thấy đau bụng, buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, đi ngoài, mất nước… Sau mỗi lần ngộ độc thực phẩm chúng ta thấy cơ thể mệt lả đi. Vậy nguyên nhân chính của ngộ độc thực phẩm là gì? Cách xử trí khi gặp tình trạng ngộ độc thực phẩm tại nhà như thế nào? Làm sao để phòng chống được ngộ độc thực phẩm?

1. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm.


Ngộ độc thực phẩm là thường xảy ra sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia… Nguyên nhân gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm là do ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.

Nguyên nhân chính gây ra ngộ độc thực phẩm:

• Thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn, nhiễm siêu vi, ký sinh trùng.

• Thực phẩm có chứa độc chất phụ gia thêm như hóa chất bảo quản, hóa chất tạo màu, tạo mùi, tạo vị…

• Thực phẩm tự nó có chứa độc chất tự nhiên hoặc do bị nhiễm các độc chất do ô nhiễm môi trường.

2. Các dạng ngộ độc thực phẩm và biểu hiện.
Theo các chuyên gia nghiên cứu, ngộ độc thực phẩm có thể chia làm 2 loại là ngộ độc cấp tính và ngộ độc mãn tính.

* Ngộ độc cấp tính: là dạng ngộ độc phát tác ngay sau khi ăn với những biểu hiện như mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, đi ngoài… Thậm chí, một số trường hợp ngộ độc thực phẩm không được cấp cứu kịp thời còn có thể dẫn đến tử vong.

* Ngộ độc mãn tính: là dạng ngộ độc không có dấu hiệu rõ ràng và không phát tác ngay sau khi ăn. Ở dạng này, các chất độc sẽ tích tụ ở các bộ phận trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, về lâu dài sẽ dẫn đến ung thư và các bệnh tật nguy hiểm khác.

3. Cách xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm.
Nếu có các biểu hiện ngộ độc xảy ra sau khi ăn thức ăn gây ngộ độc trước 6 tiếng thì cần làm cho người bị ngộ độc nôn ra hết thức ăn đã ăn vào.Gây nôn để giúp thực phẩm nhiễm độc ra khỏi cơ thể.


Có thể gây nôn bằng cách: Dùng lông gà ngoáy họng, uống nước mùn thớt, uống nước muối [2 thìa canh muối pha với 1 cốc nước ấm] hoặc uống đầy nước rồi móc họng để kích thích gây nôn.

Tuy nhiên, khi sơ cứu bằng gây nôn cho trẻ, người lớn phải lưu ý móc họng trẻ cho khéo, tránh làm xây xát họng trẻ. Phải để trẻ nằm đầu thấp, nghiêng đầu sang một bên rồi móc họng để trẻ nôn thức ăn ra. Không để trẻ nằm ngửa và nôn vì như vậy có thể gây sặc lên mũi, xuống phổi và rất dễ dẫn đến tử vong. Trong quá trình gây nôn, phải luôn phải khăn để lau chùi. Móc sạch thức ăn trẻ nôn ra rồi dùng khăn mềm lau sạch miệng trẻ. Đặt trẻ nằm nghiêng giúp trẻ dễ nôn

Với trường hợp ngộ độc xảy ra sau khi ăn phải thức ăn gây độc sau 6 tiếng đồng hồ, lúc này chất độc đã bị hấp thu một phần vào cơ thể, thì cần xử trí bằng cách:

Dùng chất trung hòa: nếu người bị ngộ độc do những chất acid có thể dùng những chất kiềm chủ yếu như: nước xà phòng 1%, nước magie oxyt 4%, cứ cách 5 phút cho người bệnh uống 15ml. Tuy nhiên, tuyệt đối không được dùng thuốc muối để tránh hình thành CO2 làm thủng dạ dày cho bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày. Nếu người bị ngộ độc do chất kiềm thì cho uống dung dịch acid nhẹ như: dấm, nước quả chua….Trường hợp ngộ độc nặng phải đưa đến gặp bác sĩ để được điều trị hiệu quả

Dùng chất bảo vệ niêm mạc dạ dày như: dùng bột mì, bột gạo, sữa, lòng trắng trứng gà, nước cháo…để ngăn cản sự hấp thu của dạ dày, ruột đối với chất độc.

Dùng chất kết tủa: nếu bị ngộ độc kim loại [chì, thủy ngân…] có thể dùng lòng trắng trứng, sữa hoặc 4 – 10g natri sunfat.

Dùng chất giải độc: với người bị ngộ độc kim loại nặng, axit… có thể uống kết hợp với chất độc thành chất không độc như: uống hỗn hợp than bột, magie oxit.

Lưu ý: Đối với tất cả các trường hợp ngộ độc đều phải được đưa ngay tới cơ sở Y tế để được bác sỹ đưa ra phác đồ cấp cứu điều trị, phù hợp, kịp thời.

4. Cách phòng 
Để hạn chế ngộ độc thực phẩm 1 cách hiệu quả, bạn có thể áp dụng những cách sau đây:

• Ăn thức ăn thịt cá tươi sống, rau quả tươi, trứng còn nguyên vẹn không nứt vỏ, không ăn trứng cũ.

• Không ăn đồ hộp đóng gói, nếu ăn phải nấu chín kỹ các thức ăn đồ hộp trước khi ăn.

Những thực phẩm dễ bị nhiềm khuẩn Salmonella, cần chú ý khi nấu ăn
• Không ăn bơ, sữa hay các sản phẩm từ bơ sữa để quá lâu.

• Thịt cá tươi cần bỏ vào bao sạch để vào ngăn đá của tủ lạnh. Nếu lấy ra nấu thì cần ăn hết, không nên lấy ra rã đông rồi cất lại để dành.

• Thức ăn để tủ lạnh chỉ dược 1-2 ngày là không nên ăn nữa vì vi khuẩn có thể sinh sản trong đó.

• Thức ăn có mùi lạ phải bỏ đi.

• Không ăn cá thịt ươn hay vừa mới bắt đầu ươn.Giữ gìn đôi tay sạch sẽ để tránh nhiềm khuẩn

• Khi đi du lịch, cẩn thận khi ăn uống dọc đường.

• Giữ gìn vệ sinh cá nhân.

Theo Khoa học và Đời sống

Mời tham khảo:

Hướng dẫn cách bảo vệ Sức khỏe khi Ô nhiễm không khí

Chẩn đoán, phòng và điều trị bệnh Đái tháo đường

 

    Được thành lập năm 1998, trong suốt quá trình hình thành và phát triển Phòng khám đa khoa Bình Minh 103 Đường Giải Phóng Hà Nội được sự quan tâm, hợp tác, giúp đỡ của nhiều Giáo sư, Tiến sĩ, Chuyên viên đầu ngành, Bác sĩ tại các bệnh viện lớn của trung ương và Hà Nội.

Phòng khám Binh Minh  đã phát triển vượt bậc với nhiều chuyên khoa sâu như: Tim mạch, Thần kinh, Tiêu hoá, Gan mật, Nội tiết -Tiểu đường, Thận tiết niệu, Nam khoa, Phụ sản, Cơ xương khớp, Tai mũi họng...

Ăn uống sau ngộ độc thực phẩm đúng cách giúp bệnh nhân giảm nhẹ các triệu chứng của ngộ độc, các thương tổn nhanh lành hơn và được cung cấp dưỡng chất đầy đủ. Do đó, người bệnh cần được thiết lập một chế độ ăn uống thích hợp, an toàn và hiệu quả sau khi bị ngộ độc thực phẩm.

Trong các nội dung chăm sóc và hồi phục cho bệnh nhân sau khi ngộ độc thực phẩm xảy ra thì ăn uống dinh dưỡng là rất quan trọng. Một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp bệnh nhân giảm nhẹ các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm, làm quá trình bình phục sau ngộ độc thực phẩm diễn ra nhanh chóng hơn.

Do đó, người bệnh cần phải có một chế độ ăn uống sau ngộ độc thực phẩm hợp lý và an toàn. 5 Nguyên tắc ăn uống sau ngộ độc thực phẩm cần nhớ:

1. Tránh ăn uống sau ngộ độc thực phẩm trong vài giờ đầu

Trong vài giờ đầu sau ngộ độc thực phẩm, hệ tiêu hóa của vẫn còn các phản ứng rất mạnh để loại bỏ các chất gây hại ra khỏi đường tiêu hóa bằng các phản xạ như nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng,... Đây là một cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể. Đồng thời, chính sự phản ứng này cũng khiến cho đường tiêu hóa của bệnh nhân trở nên không ổn định.

Vì thế, bệnh nhân sau khi có các triệu chứng và biểu hiện của ngộ độc được khuyên rằng nên tránh ăn uống sau ngộ độc thực phẩm trong vài giờ. Điều này sẽ khiến bệnh nhân giảm bớt sự khó chịu, đồng thời cũng khiến hệ tiêu hóa của bệnh nhân được làm sạch dễ dàng hơn.

2. Khôi phục ăn uống sau ngộ độc thực phẩm từ từ

Sau khi bị ngộ độc thực phẩm, hệ tiêu hóa của người bệnh vẫn còn yếu chưa bình phục, các tổn thường trên thành ruột và hệ vi sinh vật bị tổn thương,... đều khiến quá trình tiêu hóa trở nên kém hiệu quả hơn. Do đó, cần có một chiến lược bù đắp dinh dưỡng, ăn uống sau ngộ độc thực phẩm thích hợp cho người bệnh, và quá trình này cần phải được diễn ra một cách tuần tự, từ từ, và tăng dần.

Ăn uống sau ngộ độc thực phẩm nên thực hiện theo một quá trình hợp lý [Ảnh: Internet]

Khi mới bắt đầu ăn trở lại, người bệnh nên sử dụng các loại thực phẩm mềm, dễ ăn, dễ tiêu hóa,... Đồng thời cũng không nên ăn uống với số lượng quá lớn trong một lần, điều này rất dễ gây nên cảm giác khó chịu cho người bệnh.

Thay vào đó, hãy chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ hơn trong ngày, nó vừa giúp cho việc tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn mà vẫn đảm bảo được nhu cầu năng lượng cho người bệnh.

Khi tình trạng bệnh nhân đã ổn, chế độ dinh dưỡng có thể dẫn bình thường hóa trở lại với các loại thức ăn được chế biến như những ngày bình thường.

3. Chế độ ăn uống sau ngộ độc thực phẩm phải chứa đủ nước

Nôn mửa, tiêu chảy, sốt,... khi bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm đều có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất nước và điện giải trầm trọng sau khi bị ngộ độc thực phẩm. Chính vì thế, chế độ ăn uống sau ngộ độc thực phẩm phải đảm bảo nguyên tắc chứa đủ nước và điện giải để bù lại khối lượng nước, điện giải đã mất do hậu quả của các triệu chứng ngộ độc thực phẩm.

Do đó, người bệnh cần tăng cường sử dụng các loại thực phẩm, thức ăn có chứa hàm lượng nước cao như cháo, súp,... trong chế độ ăn uống sau ngộ độc thực phẩm.

Chế độ ăn uống sau ngộ độc thực phẩm phải chứa đủ nước [Ảnh: Internet]

4. Sử dụng các loại thức ăn dễ tiêu hóa

Như đã nói, những tổn thương tại đường tiêu hóa của bệnh nhân sau ngộ độc thực phẩm vẫn chưa thể bình phục ngay lập tức mà sẽ cần thêm thời gian. Do đó, trước khi cơ thể bình phục hoàn toàn và các thương tổn trong đường tiêu hóa được chữa lành thì người bệnh nên sử dụng các loại thức ăn, thực phẩm dễ tiêu hóa.

Chế độ ăn uống sau ngộ độc thực phẩm với các loại thức ăn dễ tiêu hóa sẽ giúp quá trình tiêu hóa, hấp thu thức ăn dễ dàng hơn, đồng thời cũng giảm áp lực lên đường tiêu hóa và làm quá trình khôi phục tổn thương diễn ra hiệu quả hơn.

Những loại thực phẩm mà cơ thể khó tiêu hóa như chất béo, thực phẩm có quá nhiều chất xơ, thô cứng... cũng là những loại thực phẩm nên tránh trong chế độ ăn uống sau ngộ độc thực phẩm.

Tuy nhiên cần nhớ rằng, mặc dù ưu tiên sử dụng các loại thức ăn thanh đạm, dễ tiêu hóa,... nhưng vẫn phải đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và các nhóm dưỡng chất để cơ thể có thể hồi phục sau ngộ độc thực phẩm.

5. Tránh sử dụng một số loại thực phẩm không tốt cho cơ thể

Trong chế độ ăn uống sau ngộ độc thực phẩm thì người bệnh cũng cần lưu ý tránh sử dụng một số các loại thực phẩm, thức uống không tốt cho cơ thể trong giai đoạn này. Các loại thực phẩm này là những thực phẩm khó tiêu hóa [chất béo, đồ ăn cứng,...], các thực phẩm dễ gây kích thích [gia vị mạnh như tiêu, ớt,...], rượu bia,...

Thực phẩm chiên xào, khó tiêu hóa,... nên tránh sử dụng sau khi bị ngộ độc thức ăn [Ảnh: Internet]

Tránh sử dụng tạm thời các nhóm thực phẩm không tốt cho cơ thể trong giai đoạn sau ngộ độc thực phẩm tạo điều kiện để hệ tiêu hóa bình phục và cũng giúp giảm nhẹ hiệu quả các triệu chứng do ngộ độc thực phẩm gây nên.

Có thể thấy rằng, ăn uống sau ngộ độc thực phẩm như thế nào cho đúng để vừa đảm bảo an toàn vừa giúp bệnh nhân khôi phục nhanh chóng là điều không hề đơn giản. Chính vì thế, cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể nhất về một chế độ ăn an toàn và hiệu quả sau ngộ độc thực phẩm.

Người đang bị ngộ độc thực phẩm không nên ăn gì?

Video liên quan

Chủ Đề