Mục đích của chủ sở hữu khách sạn là gì

Sở hữu riêng là hình thức sở hữu của một chủ thể là cá nhân hoặc một pháp nhân đối với tài sản của mình. Vậy pháp luật dân sự quy định sở hữu riêng là gì?

Sở hữu riêng là gì?

Sở hữu riêng là hình thức sở hữu của một chủ thể là cá nhân hoặc một pháp nhân đối với tài sản của mình. Với tư cách là một chủ sở hữu, cá nhân, pháp nhân có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu riêng

Điều 205 Bộ luật dân sự 2015 [BLDS] quy định Sở hữu riêng là sở hữu của một cá nhân hoặc một pháp nhân. Tài sản hợp pháp thuộc sở hữu riêng không bị hạn chế về số lượng, giá trị.

Quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với tài sản còn được hiểu là một quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu riêng có đầy đủ 3 yếu tố: chủ thể, khách thể và nội dung quyền sở hữu riêng. Quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân được pháp luật công nhận và bảo vê. Đây là quyền bất khả xâm phạm, không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với tài sản của mình.

Xem thêm: Năng lực chủ thể và hoạt động của pháp nhân theo luật định

Chủ thể của sở hữu riêng

Chủ thể của sở hữu riêng là từng cá nhân hoặc từng pháp nhân. Mọi cá nhân dù đã trưởng thành hay chưa, có hay không có năng lực hành vi dân sự hoặc năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ đều có quyền sở hữu, quyền thừa kế và các quyền khác đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình.

Trường hợp công dân không có năng lực hành vi dân sự hoặc có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ, khi thực hiện quyền sở hữu [sử dụng hay định đoạt tài sản ] phải thông qua hành vi của người giám hộ khi định đoạt tài sản như bán, cho, trao đổi,.. phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật.

Pháp nhân khi thành lập phải phù hợp với các yêu cầu của luật và mỗi pháp nhân được xác định phạm vi năng lực chủ thể rõ ràng, theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo đó, việc sở hữu tài sản của pháp nhân cũng như thực hiện các quyền năng thuộc quyền sở hữu của pháp nhân cũng phải phù hợp với năng lực pháp luật của pháp nhân đó.

Như vậy, muốn trở thành chủ thể của quan hệ sở hữu riêng được toàn quyền tự mình hành xử những quyền năng của chủ sở hữu thì cá nhân, pháp nhân phải đáp ứng điều kiện nhất định.

Cá nhân, pháp nhân có quyền sở hữu đối với những thu nhập do lao động, sản xuất, kinh doanh trong các ngành kinh tế quốc dân, trong kinh tế tập thể. Chủ thể của sở hữu riêng còn được sở hữu đối với những tư liệu sản xuất trong các thành phần kinh tế khác.

BLDS ngoài việc quy định cá nhân là chủ thể sở hữu riêng là công dân Việt Nam còn công nhận các chủ thể là cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có vốn đầu tư về nước để sản xuất, kinh doanh. Những người này cũng là chủ thể của sở hữu riêng đối với phần vốn, tài sản mà họ đã đầu tư tại Việt Nam.

Xem thêm: Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ

 Phân tích các điều kiện của pháp nhân theo quy định của pháp luật

Khách thể của sở hữu riêng

Khách thể của sở hữu riêng là những tài sản thuộc quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân. Tài sản đó có thể là những tư liệu sản xuất hoặc tư liệu tiêu dùng.

Phạm vi khách thể của sở hữu riêng không bị hạn chế về quy mô hoạt động trong những ngành nghề có lợi cho quốc tế dân sinh, tài sản hợp pháp không bị hạn chế về số lượng, giá trị

Khách thể của sở hữu riêng bao gồm:

Những thu nhập hợp pháp

Là khoản tiền hoặc hiện vật có được do kết quả của lao động hợp pháp đem lại. Các khoản tiền thù lao, tiền thưởng do có các công trình nghiên cứu khoa học, các sáng chế, sáng kiến cải tiến kĩ thuật, các giải pháp hữu ích được đem ra sử dụng. Các khoản tiền nhuận bút do có tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học kĩ thuật được xuất bản, triển lãm,.. được giải thưởng do trúng vé xổ số. Những thu nhập từ kinh tế gia đình, kinh tế cá thể,.. hoặc do được thừa kế, tặng cho,..

– Những thu nhập hợp pháp của cá nhân, pháp nhân là những tài sản còn lại sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế cho nhà nước như: thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế lợi tức. Theo quy định, trong một số trường hợp, cá nhân còn phải chịu thuế thu nhập cá nhân.

– Thu nhập hợp pháp còn là những khoản tiền trợ cấp, các khoản tiền bồi thường về sức khỏe, tài sản của công dân do người có hành vi gây thiệt hại đã bồi thường, những khoản lợi nhuận có được tư các giao dịch dân sự, hoa lợi và lợi tức,.. Khách thể của sở hữu riêng còn gồm cả những thu nhập thường xuyên và không thường xuyên nhưng hợp pháp của mỗi cá nhân.

Của cải để dành

Là tiền hoặc hiện vật [vàng, bạc, kim khí quý, đá quý,..] do thu nhập hợp pháp của cá nhân mà có nhưng chi tiêu sử dụng không hết. Của cải để dành có thể dưới nhiều hình thức khác nhau như cho vay, thuê, chôn giấu. Đây là những tài sản mà cá nhân chưa dùng đến.

Nhà ở

Là tư liệu sinh hoạt nhằm thỏa mãn nhu cầu thiết yếu về chỗ ở của cá nhân hoặc gia đình họ. Nhà ở là công trình được công dân xây dưng, mua, được thừa kế, tặng cho hoặc do đổi chác. Nhà ở có thể là công trình kiến trúc kiên cố, bán kiên cố hoặc đơn sở nhưng là nơi công dân dùng để ở, nghỉ ngơi, là nơi sinh sống chính của công dân.

Nhà ở là tư liệu tiêu dùng đặc biệt vì nó biểu hiện rõ khả năng kinh tế, văn hóa, thẩm mĩ của công dân và trong quá trình sử dụng có thể phát sinh lợi nhuận về tài sản. Cơ cấu nhà được thể hiện qua diện tích chính, phụ nhưng đều nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt và mục đích để ở của công dân. Nhà và các công trình xây dựng cũng là tài sản có giá trị của các pháp nhân được sử dụng làm văn phòng, trụ sở, kho bãi hoặc mục đích khác.

Tư liệu sinh hoạt

Là những tài sản phục vụ cho nhu cầu đi lại, giải trí, vui chơi, nghỉ ngơi,.. thỏa mãn nhu cầu về mặt vật chất và tinh thần của cá nhân.

Tư liệu sản xuất

Bao gồm vốn và các tài sản khác như nhà kho, nhà xưởng, máy móc thiết bị mà cá nhân, pháp nhân được quyền sử dụng và sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật. Cá nhân, pháp nhân có toàn quyền sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình để đầu tư, góp vốn vào các doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh.

Ngoài các tài sản trên còn bao gồm những loại tài sản khác và các hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản, những gì phụ thuộc vào tài sản đó do thuộc tính tự nhiên hay nhân tạo… đều là khách thể của sở hữu riêng.

Nội dung sở hữu riêng

Nội dung quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân được thể hiện ở việc làm chủ, chi phối tài sản thông qua các quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản theo Điều 206 BLDS.

Cá nhân, pháp nhân có thể tự mình thực hiện quyền chiếm hữu tài sản hoặc thông qua hợp đồng dân sự giao cho người khác thực hiện quyền chiếm hữu [gửi giữ] hoặc cả quyền sử dụng [cho thuê, mượn]

Cá nhân, pháp nhân có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh và các mục đích khác không trái pháp luật.

Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Trên đây là nội dung Sở hữu riêng là gì? theo quy định của pháp luật dân sự hiện nay Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.

Xem thêm: Sở hữu chung là gì? theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam

Sở hữu toàn dân là gì? theo quy định của Bộ luật dân sự 2015

Hiện nay, nhu cầu du lịch trong nước ngày càng cao dẫn đến dịch vụ kinh doanh khách sạn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của khách du lịch cũng tăng lên. Một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện là kinh doanh khách sạn.

Vậy điều kiện kinh doanh khách sạn theo quy định của pháp luật là gì, phải đáp ứng những điều kiện gì mới có thể kinh doanh khách sạn. Nhằm giải quyết thắc mắc và tư vấn thông tin Luật Trần và Liên Danh xin chia sẻ gửi đến Quý độc giả bài viết dưới đây.

Khái niệm khách sạn

Khách sạn là cơ sở kinh doanh lưu trú của chủ đầu tư, có đầy đủ các tiện nghi [nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi, giải trí và nhiều dịch vụ khác đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong quá trình lưu trú tại khách sạn.

Để kinh doanh khách sạn, bạn cần đảm bảo khách sạn được cấp phép kinh doanh hoạt động, đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất: công trình kiến trúc kiên cố, có nhiều phòng ngủ, nhiều tầng, được trang bị các thiết bị, đồ đạc chuyên dụng phục vụ cho mục đích kinh doanh dịch vụ lưu trú và nhiều dịch vụ bổ sung khác.

Kinh doanh khách sạn là gì?

Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách hàng để đáp ứng mọi nhu cầu ăn, nghỉ ngơi và giải trí của họ tại các địa điểm du lịch nhằm mục đích thu lợi nhuận.

Kinh doanh khách sạn bao gồm kinh doanh lưu trú và kinh doanh ăn uống: Kinh doanh lưu trú là hoạt động kinh doanh ngoài lĩnh vực sản xuất vật chất, cung cấp các dịch vụ cho thuê buồng phòng và các dịch vụ bổ sung khác.

Các mô hình [loại hình] khách sạn phổ biến tại Việt Nam

Hiện nay, có rất nhiều tiêu chí để phân loại mô hình khác sạn khác nhau tùy theo nội dung và đối tượng sử dụng. Ở Việt Nam, có một số cách phân loại mô hình khách sạn phổ biến như sau:

Phân loại mô hình khách sạn theo quy mô

Khách sạn nhỏ: Có quy mô phòng từ 1 đến 150 phòng.

Khách sạn vừa: Có số lượng phòng từ 151 đến 400 phòng.

Khách sạn lớn: Số lượng phòng từ 401 đến 1500 phòng

Khách sạn Mega: Trên 1500 phòng

Tại Việt Nam hiện nay, đã sở hữu 3/4 mô hình khách sạn theo quy mô; trong đó khách sạn có số lượng phòng lớn nhất là Best Western Premier Havana [Nha Trang] với 1.260 phòng bao gồm 41 tầng.

Phân loại khách sạn theo tính chất đặc thù

Khách sạn thương mại: Là loại hình khách sạn thường tập trung ở các thành phố lớn hoặc các khu trung tâm thương mại, đối tượng chính là khách thương nhân nhưng thực tế hiện nay là đối tượng khách du lịch. Họ lưu trú trong thời gian ngắn hạn.

Khách sạn nghỉ dưỡng [Resort hotel]: Thường nằm ở các vùng cao nguyên, ven biển, hải đảo, vịnh, thung lũng… như Phan Thiết, Mũi Né, Nha Trang, Vũng Tàu… Khách hàng có nhu cầu lưu trú, nghỉ dưỡng dài hạn.

Khách sạn sân bay [airport hotel]: Tọa lạc gần các sân bay quốc tế, phục vụ chính cho hành khách chờ bay hoặc nhân viên phi hành đoàn, có thời gian lưu trú ngắn.

Khách sạn căn hộ [suite hotel/apartment]: Thường nằm trong các thành phố lớn, thiết kế không gian phòng lớn, đầy đủ tiện nghi như một căn hộ với các phòng chức năng: phòng ăn- khách-ngủ-bếp. Đối tượng phục vụ là các gia đình hoặc khách thương gia trong thời gian ngắn và trung hạ, đáp ứng các dịch vụ phục vụ nhu cầu của khách trong thời gian lưu trú.

Khách san bình dân [Hostel]: Khách sạn bình dân thường nằm tại các bến xe, nhà ga… có các dịch vụ lưu trú tối thiểu, chủ yếu phục vụ khách du lịch ba lô

Ngoài ra, còn 2 loại hình khách sạn phân loại theo đặc thù là Khách sạn sòng bạc [Casino hotel] và Nhà nghỉ ven xa lộ [Motel]. Motel mới xuất hiện tại Việt Nam trong vài năm gần đây phục vụ chính cho đối tượng khách đi du lịch bằng xe một, xe hơi… chỉ có nhu cầu nghỉ qua đêm như tại Đà Nẵng, Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Gia Lai…

Phân loại dựa trên tiêu chuẩn số sao

Đây là cách phân loại phổ biến khách sạn nhất hiện nay.

Khách sạn 1 sao [*]

Khách sạn 2 sao [**]

Khách sạn 3 sao [***]

Khách sạn 4 sao [****]

Khách sạn 5 sao [*****]

Cách phân loại dựa theo một số tiêu chí và yêu cầu về trang thiết bị, tiện nghi sau: vị trí, thiết kế kiến trúc, quy mô khách sạn [số lượng buồng phòng], không gian xanh, khu vực để xe, các loại phòng ăn, khu vực phục vụ hành chính, chất lượng mỹ thuật, trang thiết bị phòng ngủ, phục vụ buồng, phục vụ ăn, chất lượng và thái độ phục vụ của nhân viên…

Phân loại theo mức độ cung ứng dịch vụ

Khách sạn cao cấp dịch vụ sang trọng [Luxry Hotel]

Khách sạn với dịch vụ đầy đủ [Full service hotel]

Khách sạn cung cấp số lượng các dịch vụ hạn chế [Limitted service hotel]

Khách sạn thứ hạng thấp [Bình dân], [Economy hotel]

 Làm thế nào để tối ưu doanh thu khách sạn?

Nghiên cứu thị trường

Hãy tìm hiểu thị trường bằng cách nghiên cứu đối thủ của bạn để có dữ liệu tổng hợp, phân tích, tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của họ. Từ đó có được khoảng trống cơ hội mục tiêu, lên một bản kế hoạch kinh doanh chi tiết.

Chiến lược giá tốt

Đi kèm với chất lượng dịch vụ lưu trú, giá là yếu tố khách hàng của bạn đặc biệt quan tâm. Vì vậy, hãy định giá giá phòng khách sạn sao cho linh hoạt nhất, vừa đảm bảo doanh thu, lợi nhuận mà vẫn thu hút được lượng khách hàng tiềm năng.

Bạn cần dự đoán lượng nhu cầu khách hàng tùy từng thời điểm có chiến lược giá tăng hoặc giảm phù hợp. Bí quyết để đảm bảo khách sạn có doanh thu tốt chính là lấp đầy ít nhất 2/3 tổng số phòng/khách sạn.

Tối ưu hóa các kênh phân phối

Thị trường công nghệ số đang tạo ra cơ hội kết nối bạn với khách hàng, bạn có thể quảng bá khách sạn của mình đến với những người có nhu cầu tìm kiếm nơi lưu trú dễ dàng. Để tối ưu doanh thu khách sạn một cách hiệu quả hãy tối ưu hóa các kênh phân phối bán phòng bằng cách: Hợp tác với các kênh OTA [Website bán phòng online] như Agoda, booking.com, Expedia… hoặc liên kết dịch đặt phòng trực tuyến trên điện thoại như Luxstay, Airbnb… Lưu ý, hãy quản lý các kênh phân phối này thật tốt, thường xuyên theo dõi thông tin phản hồi khách hàng, update hình ảnh và chính sách giá phù hợp.

Sử dụng phần mềm quản lý khách sạn

Để giúp cho công việc kinh doanh và quản lý khách sạn hiệu quả bạn sẽ cần đến sự trợ giúp của phần mềm quản lý khách sạn. Ngày này, việc quản lý mọi hoạt động khách sạn từ thông tin khách hàng, nhân viên, quản lý sản phẩm, thu chi, báo cáo… đều được đồng bộ trên hệ thống phần mềm.

App quản lý giúp bạn yên tâm theo dõi tình tình kinh doanh mọi lúc, mọi nơi. Không chỉ mang lại sự chuyên nghiệp trong vận hành, phần mềm sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí, thời gian quản lý khách sạn, từ đó khách hàng của bạn sẽ có được trải nghiệm lưu trú tốt nhất.

điều kiện kinh doanh khách sạn

Điều kiện kinh doanh khách sạn

Nhu cầu du lịch ngày càng cao kéo theo dịch vụ kinh doanh khách sạn để đáp ứng nhu cầu của du khách cũng tăng lên. Kinh doanh khách sạn là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, vậy nên các doanh nghiệp cần phải tuân thủ các điều kiện kinh doanh khách sạn theo quy định.

Theo quy định tại Luât Du lịch 2017 cùng Nghị định số 168/2017/NĐ-CP và Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL thì doanh nghiệp muốn kinh doan khách sạn phải đáp ứng các điều kiện chung sau đây:

– Doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh lưu trú du lịch;

– Doanh nghiệp phải có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật đối với cơ sở lưu trú du lịch.

Chi tiết các điều kiện trên như sau:

Về cơ sở vật chất

Diện tích

Phải đảm bảo ít nhất 10 phòng cho một khách sạn, mỗi phòng tối thiểu rộng là 12m2 và 9m2 tùy vào phòng đôi hay phòng đơn. Cơ sở vật chất phải được thiết kế ít nhất tối thiểu đạt tiêu chuẩn một sao.

Vị trí

Phải đảm bảo an toàn, không gần khu vệ sinh công cộng, các cơ sở sản xuất độc hại, các bệnh viện trường học và khoảng cách này ít nhất là 100m và không được liền kề khu vực cần bảo vệ quốc phòng, an ninh theo quy định hiện hành.

Nhân sự

Phải đảm bảo yêu cầu tối thiểu về xây dựng, trang thiết bị, dịch vụ, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ của người quản lý và nhân viên phục vụ theo tiêu chuẩn xếp hạng tương ứng đối với mỗi loại, hạng.

Về an ninh, trật tự

Giấy phép

Doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục đăng ký, cấp phép hoặc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Nhân sự

Doanh nghiệp phải đảm bảo yêu cầu về người chịu trách nhiện về an ninh, trật tự như sau:

– Đối với người Việt Nam không được thuộc các trường hợp: đã bị khởi tố hình sự, có tiền án chưa được xóa án tích, đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù, bị cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện an ninh, trật tự,…

– Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài, không thuộc trường hợp chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép cư trú.

– Phải có phương án bảo đảm an ninh, trật tự.

Về phòng cháy và chữa chứa

Doanh nghiệp phải đảm bảo đủ điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

Đăng ký xếp hạng sao

Sau khi đã có đủ các điều kiện cấp giấy phép kinh doanh khách sạn, doanh nghiệp cần đăng ký xếp hạng sao với cơ quan quản lý du lịch với thành phần hồ sơ như sau:

– Đơn đề nghị xếp hạng cơ sở lưu trú;

– Sơ đồ phòng khách sạn;

– Danh sách các nhân viên làm việc ở khách sạn;

– Bằng cấp về chuyên ngành hoặc lớp nghiệp vụ của các nhân viên;

– Bảng điểm đánh giá tiêu chuẩn xếp hạng sao khách sạn;

– Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp [có sao y];

– GIấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự [có sao y];

– Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm [có sao y];

– Biên lai nộp lệ phí thẩm định khách sạn theo quy định của pháp luật hiện hành.

Doanh nghiệp nộp hồ sơ xếp hạng sao khách sạn tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Sau 2 tháng kể từ ngày có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp nộp hồ sơ để được Sở du lịch tỉnh, thành phố [với khách sạn 2 sao trở xuống], Tổng cục du lịch [với khách sạn từ 3 sao trở lên] cấp giấy chứng nhận hạng sao trong vòng 30-45 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.

Trên đây là những chia sẻ giúp bạn hiểu rõ kinh doanh khách sạn là gì? Điều kiện kinh doanh khách sạn. Mô hình [loại hình] khách sạn nào phù hợp với tiêu chí đầu tư của bạn. Nếu bạn đọc còn bất cứ vướng mắc nào xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và quả nhất.

Video liên quan

Chủ Đề