Theo truyền thống ăn uống của người Thái trong bữa cơm người phụ nữ sẽ ngồi ăn với từ thế nào

Với nhiều người, có những quy tắc khi ngồi vào bàn ăn, không ai nhắc nhưng cần phải biết. Những "quy tắc bất thành văn" ấy không còn là phong tục, áp dụng cho riêng vùng miền nào mà là phép lịch sự tối thiểu, thể hiện văn hóa của mỗi cá nhân.

Nhiều ý kiến cho rằng đó là các quy tắc ngày xưa và chỉ áp dụng trong các gia đình "phú quý sinh lễ nghĩa", nhà nghèo thì chỉ cần no cái bụng là được.

Ngày nay, khi cuộc sống quá bận rộn với những bữa ăn gấp gáp mà phải áp dụng các quy tắc trên thì rất mệt mỏi. 

Tuy nhiên, cũng  khá đông ý kiến cho rằng có thể không quá khắt khe, cứng nhắc phải làm tất cả các quy tắc nhưng những điều cơ bản nhất thì cần chú ý. 


Dùng đũa

1. Không và quá 3 lần khi đưa bát cơm lên miệng.

2. Không gắp thức ăn đưa thẳng vào miệng mà phải đặt vào bát riêng rồi mới ăn.

3. Không dùng thìa đũa cá nhân của mình quấy vào tô chung.

4. Không xới lộn đĩa thức ăn để chọn miếng ngon hơn.
 

Mâm cơm của người Việt. Ảnh: vanhoaamthuc

5. Không cắm đũa dựng đứng vào bát cơm.

6. Không nhúng cả đầu đũa vào bát nước chấm.

7. Phải trở đầu đũa khi muốn tiếp thức ăn cho người khác.

8. Không được cắn răng vào đũa, thìa, miệng bát, không liếm đầu đũa

9. Không vừa cầm bát vừa cầm đũa chỉ 1 tay cũng như không được ngậm đũa để rảnh tay làm các việc khác chẳng hạn như múc canh, đôi đũa chưa dùng đến phải đặt vào mâm hoặc đĩa bàn nếu ăn trên bàn có dùng đĩa lót bát, hoặc đồ gác đũa.


Mâm cơm cổ ngày Tết cổ truyền. Ảnh: thegioitho


Khi ngồi ăn

10. Ngồi ăn dù trên chiếu hay trên ghế đều không được rung đùi, rung đùi là tướng bần tiện của nam, dâm dục của nữ, và cực kỳ vô lễ.

11. Không ngồi quá sát mâm hay bàn ăn nhưng cũng không ngồi xa quá.

12. Ngồi trên ghế thì phải giữ thẳng lưng. Ngồi trên chiếu thì chuyển động lưng và tay nhưng không được nhấc mông.

13. Không để tay dưới bàn nhưng cũng không chống tay lên bàn mà bưng bát và cầm đũa, khi chưa bưng bát thì phần cổ tay đặt trên bàn nhẹ nhàng.

14. Không ngồi chống cằm trên bàn ăn.
 

Mâm cơm người Việt ở một số vùng quê vẫn trải chiếu ngồi trước hiên nhà. Ảnh: sputniknews

15. Tuyệt đối tránh cơm đầy trong miệng mà nói.

16. Không chu mồm thổi thức ăn nóng mà múc chậm phần nguội hơn ở sát thành bát đĩa.

17. Muỗng kiểu múc canh phải đặt úp trong bát không được để ngửa.

18. khi chấm vào bát nước chấm, chỉ nhúng phần thức ăn, không nhúng đầu đũa vào bát chấm, miếng đã cắn dở không được chấm.

19. Khi nhai tối kỵ chép miệng.

20. Không tạo tiếng ồn khi ăn [ví dụ húp soàm soạp]

21. Không nói, không uống rượu, không húp canh khi miệng còn cơm.

22. Không gõ đũa bát thìa.
 

Mâm cơm người Việt hiện đại. Ảnh: place

23. Khi ăn món nước như canh, chè, xúp, cháo… nếu dọn bát nhỏ hay chén tiểu thì có thể bưng bát trên hai tay để uống nhưng không được kèm đũa thìa. Nếu dọn bát lớn hay đĩa sâu thì dùng thìa múc ăn, tới cạn thì có thể một tay hơi nghiêng bát đĩa sâu ra phía ngoài, một tay múc chứ không bưng tô to đĩa sâu lên húp như kiểu chén tiểu. Món canh có sợi rau nên dọn bát nhỏ, món gọn lòng thìa có thể dùng bát lớn, đĩa sâu.

24. Không ăn trước người lớn tuổi, chờ bề trên bưng bát lên mình mới được ăn. Nếu đi làm khách không gắp đồ ăn trước chủ nhà hay người chủ bữa cơm [trừ ra bạn được đề nghị gắp trước, trong một dịp nhất định].
 

Một số quy tắc cần nắm rõ như không được ăn trước người lớn tuồi. Ảnh: blogspot

25. Dù là trong khuôn khổ gia đình hay khi làm khách, tuyệt đối không chê khi món ăn chưa hợp khẩu vị mình. Điều này cực kỳ quan trọng vì không đơn thuần là phép lịch sự mà còn là một phần giáo dục nhân cách. Nếu không được dạy nghiêm túc, trẻ em từ chỗ phản ứng tự nhiên do khẩu vị sẽ tới chỗ tự cho mình quyền chê bai, phán xét, không trân trọng lao động của người khác. món không ngon với người này nhưng ngon với người khác và có được nhờ công sức của rất nhiều người.

>> Xem thêmCách người Việt ứng xử tinh tế khi mời khách ăn cơm

26. Không gắp liên tục 1 món dù đó là món khoái khẩu của mình.

27. Phải ăn nếm trước rồi mới thêm muối, tiêu, ớt, chanh … tránh vừa ngồi vào ăn đã rắc đủ thứ gia vị phụ trội vào phần của mình.

28. Phải ăn hết thức ăn trong bát, không để sót hạt cơm nào.

29. Dọn mâm phải nhớ dọn âu nhỏ đựng xương, đầu tôm, hạt thóc hay sạn sót trong cơm…

30. Trẻ em quá nhỏ dọn mâm riêng và có người trông chừng để tránh gây lộn xộn bữa ăn của người già, tới 6 tuổi là ngồi cùng mâm với cả nhà được sau khi đã thành thục các quy tắc cơ bản.
 

Không được chê khi món ăn đó không hợp khẩu vị với mình là một trong những quy tắc trên bàn ăn của người Việt. Ảnh: genvita

31. Khi trẻ em muốn ăn món mà nó ở xa tầm gắp, phải nói người lớn lấy hộ chứ không được nhoài người trên mâm. Trong gia đình, khi trẻ em ngồi cùng mâm người lớn thì sắp cho bé một đĩa thức ăn nhỏ ngay bên cạnh với đồ ăn đã lóc xương và thái nhỏ. Với người cao tuổi cũng vậy, dọn riêng đĩa cá thịt đã lóc xương, thái nhỏ, hay ninh mềm hơn.

32. Không để các vật dụng cá nhân lên bàn ăn, trừ chiếc quạt giấy xếp có thể đặt dọc cạnh mép bàn. Ngày nay thì di động là vật bất lịch sự và mất vệ sinh.

33. Nhất thiết để phần người về muộn vào đĩa riêng, không khi nào để phần theo kiểu ăn dở còn lại trong đĩa.

34. Ăn từ tốn, không ăn hối hả, không vừa đi vừa nhai.

35. Khi ăn không được để thức ăn dính ra mép, ra tay hay vương vãi, đứng lên là khăn trải bàn vẫn sạch. Giặt thì giặt chứ dùng cả tuần khăn bàn vẫn trắng tinh không dính bẩn.
 

Mâm cơm ngày hè của người Việt thường có đãi rau luộc, bát cà muối. Ảnh: baomoi

36. Nếu ăn gặp xương hoặc vật lạ trong thức ăn, cần từ từ lấy ra, không được nhè ra toàn bộ tại bàn.

37. Chỉ có người cao tuổi, 70 trở lên và trẻ nhỏ mà ợ khi ngồi ăn mới không bị coi là bất lịch sự.

38. Nếu bị cay thì xin phép ra ngoài hắt xỳ hơi, xỷ mũi.

39. Nhà có khách cần cẩn trọng khi nấu, chất cay để phụ trội bày thêm, tránh bất tiện cho khách khi họ không ăn được cay hay một vài gia vị đặc biệt.

40. Tránh va chạm tay với người cùng mâm, nếu thuận tay trái thì nói trước để chọn chỗ cho thuận tiện.

41. Phải chú ý tay áo khi gắp đồ ăn.

42. Nếu thấy thức ăn lớn nên xin cắt nhỏ để mọi người được thuận tiện

43. Khi đang ăn mà có việc riêng phải xin phép rồi mới rời mâm.
 

Nếu thấy thức ăn lớn thì cần cắt nhỏ ra để mọi người ăn được thuận tiện. Ảnh: vietnammm

44. Nhất thiết nói cảm ơn sau bữa ăn dù là chỉ có hai vợ chồng nấu cho nhau. Đừng tiếc lời khen ngợi những món ngon.

45. Phong tục mời tùy theo gia đình, có gia đình thì người cao tuổi nhất nói đơn giản “các con ăn đi”, trẻ thì thưa “con xin phép”, nhưng có gia đình trẻ con phải mời hết lượt ông bà cha mẹ cô chú anh chị… Khi tới đâu thì quan sát gia chủ, không thể mang tập quán nhà mình vào bữa ăn nhà người ta.

46. Ăn xong cần tô son lại thì xin phép vào phòng vệ sinh, không tô son trên bàn ăn trước mặt người khác.

47. Ngồi đâu là theo sự xếp chỗ của chủ nhà, không tự ý ngồi vào bàn ăn khi chủ nhà chưa mời ngồi.

48. Ngày xưa, có lúc người giúp việc ăn cùng mâm với chủ nhà, khi gắp, chủ nhà để thế tay ngang nhưng người giúp việc thế tay úp. Nhìn là biết ngay.

49. Không được phép quá chén.

50. Nên thành thực nói trước về việc ăn kiêng, dị ứng [nếu có] khi được mời làm khách để tránh bất tiện cho chủ nhà.

Tường Vy

[Theo Báo Thể Thao Việt Nam]

Ăn uống là một vấn đề cầu kỳ tại Singapore, nhưng ăn uống như một người bản địa không chỉ là nếm thử các món ngon. Khám phá những thói quen lâu đời, học các phép tắc xã giao trên bàn ăn, và tận hưởng trải nghiệm ăn uống như một người dân Singapore bản địa, thông qua hướng dẫn về những chuẩn mực và văn hóa ẩm thực tại Singapore.

1. Chope ghế thật đúng điệu

Dạo quanh bất cứ khu ăn uống bình dân nào tại Singapore, bạn sẽ thấy những gói giấy ăn và cả những chiếc dù được để trên bàn ghế.

Trong tất cả những cách mà một người dùng để giữ chỗ, thì người Singapore chọn cách dùng những vật không quan trọng để giữ chỗ cho mình.

Thói quen này, được gọi là chope-ing [giữ chỗ], được hình thành như một cách yên lặng để người dân Singapore giữ các ghế trống, tránh việc mất thời gian bê khay thức ăn đi loanh quanh.

Vì vậy, lần sau khi bạn tới một khu ăn uống bình dân và thấy một túi giấy ăn hoặc chiếc ô tại những bàn trống thì hẳn bạn biết lý do vì sao rồi nhé.

2. Dùng tiếng lóng địa phương để nói về đồ ăn

Là một quốc gia đa văn hóa, tiếng lóng của Singapore [còn gọi là Singlish] được phát triển dựa trên sự pha trộn của các loại tiếng địa phương khác nhau. Makan, dabao và shiok chỉ là một trong số rất nhiều từ mà bạn sẽ được nghe từ các tín đồ ẩm thực địa phương. Để hiểu rõ ý nghĩa của những từ đó, chúng tôi sẽ đưa ra một vài nghĩa phổ thông nhất của chúng.

  • Makan là từ trong tiếng Mã Lai có nghĩa là ăn và thưởng được sử dụng dưới dạng động từ. Ví dụ, một người sẽ nói “bạn makan rồi à?”, dịch ra là “bạn ăn rồi à?”
  • Dabao nghĩa là “mua về” và thường được dùng để trả lời trong những câu như “tôi muốn dabao một gói cơm gà”.
  • Shiok được dùng để thể hiện cảm xúc hài lòng và thỏa mãn. Có nhiều cách sử dụng từ này nhưng bạn sẽ thường nghe thấy từ này khi ai đó ăn một bữa thật ngon. Ví dụ như bạn sẽ nghe thấy mọi người nói “cơm gà tại Katong Shopping Centre thật là shiok”.
  • Bạn cũng có thể sử dụng từ này để trả lời một câu hỏi ví dụ như “Bạn thấy món lor mee [mì vàng sợi dẹt ăn với nước sốt đặc sánh] tại Old Airport Road Hawker Centre thế nào?” “Rất là shiok, chắc chắn lần sau tôi sẽ quay lại đây!”

3. Hãy yêu những từ ngữ bày tỏ sự lễ phép này

Những người tới Singapore lần đầu có thể khá bối rối khi thấy người dân địa phương gọi người lớn tuổi là “chú” và “cô”.

Bạn cũng đừng ngạc nhiên nhé, họ không phải là họ hàng đâu. Đây chỉ là cách những người Singapore trẻ thể hiện sự tôn trọng và lịch sự với người lớn tuổi, vốn là những giá trị truyền thống của rất nhiều nền văn hóa châu Á.

Bạn có thể thử dùng cách gọi này nếu bạn gọi đồ của một chủ quán lớn tuổi hơn bạn [nhưng đừng gọi họ là cô/chú khi bạn và họ trạc tuổi nhau]. Họ sẽ nở nụ cười thân thiện với bạn và thậm chí bạn sẽ được nhiều đồ ăn hơn đấy!

4. Thuộc lòng tiếng lóng địa phương để gọi đồ uống

Với cái nóng nhiệt đới ở Singapore thì chắc chắn rằng các sạp đồ uống tại các khu ăn uống bình dân như Bedok Marketplace và Adam Road Food Centre luôn có nhiều hàng dài chờ đợi.

Và vì Singapore là một xã hội với nhịp sống nhanh nên người ta sử dụng tiếng lóng địa phương để gọi món được nhanh hơn. Một phần thú vui trong việc gọi đồ uống chính là việc sử dụng thành thạo những từ ngữ này. Điều đó chứng tỏ bạn rất quen thuộc với văn hóa nơi đây.

Dưới đây là một số hướng dẫn hữu ích [với phần phát âm trong ngoặc vuông] sẽ giúp bạn gọi đồ như người bản xứ:

  • Teh [phát âm là ‘tey’]: nghĩa là trà
  • Kopi [phát âm là ‘ko-pee’]: nghĩa là cà phê
  • C [phát âm là ‘see’]: ám chỉ sữa không đường như trong ‘kopi C’ hoặc là ‘teh C’
  • Gao [phát âm là ‘ow’, nhưng thêm chữ ‘g’] nghĩa là đậm thêm và có thể được dùng trong các cụm như Kopi gao, với ý nghĩa là thêm cà phê đặc.
  • Siu dai [phát âm là ‘see-ew dai’] nghĩa là ít đường
  • Kosong [phát âm là ‘co-sew-ung’] nghĩa là “không có gì” và được dùng khi gọi đồ uống với ý nghĩa không đường hoặc kem
  • Peng [phát âm là ‘peh-eng’] nghĩa là đá và có thể đi kèm với bất cứ thuật ngữ nào kể trên. Ví dụ, “Kopi peng” nghĩa là cà phê đá và “Teh peng” nghĩa là trà đá. 

Khi bạn đã nhuần nhuyễn những từ ngữ này thì bạn sẽ có thể gọi nhiều món cà phê phức tạp hơn. Để thể hiện trình độ của mình, hãy thử gọi kopi C gao kosong peng [cà phê đen đá sữa đặc không đường]!

5. Gắn kết tình thân với món zi char

Cộng đồng phần lớn là người châu Á của Singapore coi việc ăn uống là câu chuyện cộng đồng, một quan niệm ăn sâu vào nhiều khía cạnh trong nền ẩm thực của chúng tôi.

Zi Char là một từ tiếng Phúc Kiến [tiếng miền Nam Trung Quốc] nghĩa là “nấu và chiên”. Từ này được dùng để mô tả các món nhà làm của Trung Quốc phù hợp với bữa ăn tập thể.

Khi đi ăn theo nhóm, mọi người thường hay gọi một số món địa phương bao gồm cua sốt ớt, sườn chua ngọt, cơm gà Hải Nam, món ăn đặc trưng của Singapore.

Có vô vàn những món khoái khẩu đang đợi bạn khám phá, hãy ghé thăm quán zi char tại Lau Pa Sat, Maxwell Food Centre và Golden Mile Food Centre.

6. Hãy tham gia vào “trò chơi quốc dân” của chúng tôi – Ăn uống và xếp hàng!

Nếu việc ăn uống và xếp hàng là các môn thể thao Olympic thì có lẽ người dân Singapore sẽ giành huy chương vàng.

Trước khi thế hệ millennials nhận ra “hội chứng sợ bỏ lỡ” [FOMO] thì người Singapore đã đi trước một bước dù chúng tôi gọi đó là kiasu [hội chứng sợ lãng quên]”. Nếu thấy một hàng người dài đợi trước một quầy bán đồ ăn bình dân, bạn có thể tự tin rằng đồ ăn ở đó chắc chắn xứng đáng với công chờ đợi.

7. Trả lại khay vào đúng chỗ

Do sự nhộn nhịp và tính phổ biến của các khu ăn uống bình dân địa phương nên các khu vực trả khay đồ ăn được phân bố ở một góc nhất định của nhà hàng. Người Singapore được khuyến khích mọi người quan tâm tới người ăn sau bằng cách trả lại khay ăn, đĩa và dao nĩa.

Có những khu vực riêng biệt cho các món có thịt và không thịt nên hãy nhớ trả lại khay của bạn vào đúng khu vực.

8. Tìm hiểu về cách cư xử trên bàn ăn ở địa phương

Với lịch sử đa văn hóa, Singapore là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa và chủng tộc bao gồm Người Mã Lai, Người Hoa, Người Ấn và Người Peranakan. Mặc dù không thể nói hết về các sắc thái trong phép tắc xã giao từ mọi nền văn hóa, nhưng có thể liệt kê một số thói quen ăn uống chung nhất:

  • Cách để đũa: Tránh việc cắm đũa vào bát cơm vì nó sẽ giống nén nhang trong văn hóa Trung Hoa.
  • Ăn bốc: Đôi khi mọi người ăn bốc với một số món Mã Lai và Ấn Độ. Nếu bạn được mời ăn bốc hãy tránh việc dùng tay trái để ăn bốc, đưa hoặc cầm thức ăn vì tay trái bị coi là không sạch sẽ trong văn hóa Mã Lai và Ấn Độ!
  • Boa hay không boa: Mặc dù việc tặng tiền boa được đánh giá cao ở các nhà hàng nhưng việc không tặng tiền boa cũng chẳng phải là hành động mất lịch sự vì phí dịch vụ thường được tính trong hóa đơn rồi.
  • Ăn cùng người lớn tuổi: Nếu ăn chung với người dân địa phương thì bạn nên mời người lớn tuổi ăn trước để thể hiện sự lịch sự.

*Đây là từ Indonesia/Malay có nghĩa là "được sinh ra tại địa phương", thường chỉ những người có nguồn gốc Trung Hoa và Malay/Indonesia.

Video liên quan

Chủ Đề