Thị trường bảo hiểm thế giới hiện này như thế nào

 Năm 2018, nhiều nhóm giải pháp hoàn thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm kịp thời được đưa ra, giúp thị trường bảo hiểm đạt được những kết quả tích cực. 

Những kết quả ấn tượng

Có thể nói, thị trường bảo hiểm có sự phát triển cả về quy mô và chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu bảo hiểm đa dạng của các tổ chức, cá nhân; thể hiện được vai trò, vị trí quan trọng trong nền kinh tế - xã hội.

Ước tính, kết thúc năm 2018, tổng tài sản của các doanh nghiệp bảo hiểm đạt 390.717 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2017. Tổng số tiền đầu tư ước đạt 324.644 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2017. Tổng dự phòng nghiệp vụ ước đạt 247.500 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2017. Tổng nguồn vốn chủ sở hữu ước đạt 82.584 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2017. Tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 151.001 tỷ đồng.

Đây là năm thứ 5 thị trường bảo hiểm đạt mức tăng trưởng doanh thu trên 20%, hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.

Toàn ngành đã chi trả quyền lợi bảo hiểm ước đạt 36.415 tỷ đồng; trong đó, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 17.765 tỷ đồng, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 18.650 tỷ đồng. Tổng phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới năm 2018 ước đạt 9.654 tỷ đồng, tăng 11,4% so với năm trước.

Điểm nổi bật của thị trường bảo hiểm trong năm 2018 là phát triển an toàn và bền vững. Năng lực tài chính, hiệu quả hoạt động, khả năng quản trị điều hành và quản trị rủi ro của các doanh nghiệp bảo hiểm được nâng cao.

Một điểm nhấn đáng chú ý khác của thị trường bảo hiểm năm 2018 là khung khổ pháp lý trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm tiếp tục được hoàn thiện.

Trong năm, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành một loạt nghị định như: Nghị định số 23/2018/NĐ-CP ngày 23/2/2018 quy định về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc; Nghị định số 48/2018/NĐ-CP ngày 21/3/2018 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 98/2013/NĐ-CP ngày 28/8/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số; Nghị định số 58/2018/NĐ-CP ngày 18/4/2018 về bảo hiểm nông nghiệp; trình Chính phủ dự thảo Nghị định về bảo hiểm vi mô đối với các tổ chức chính trị - xã hội.

Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 151/2018/NĐ-CP ngày 7/11/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính; trong đó, bãi bỏ một số điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm.

Các văn bản mới được ban hành đã tạo cơ sở pháp lý đồng bộ hỗ trợ doanh nghiệp bảo hiểm triển khai áp dụng quy định pháp luật, tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động, hỗ trợ doanh nghiệp bảo hiểm triển khai các sản phẩm mới, nâng cao năng lực nhận bảo hiểm.

Qua đó, tạo cơ sở pháp lý quan trọng góp phần bảo đảm các quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm được thực hiện một cách nghiêm túc, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm.

Khung khổ pháp lý trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm ngày càng được hoàn thiện, tạo môi trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng, tạo thuận lợi cho sự phát triển của thị trường, đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế.

Nhìn lại cả giai đoạn 2011 - 2018, đã có 10 nghị định, 4 quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 27 thông tư của Bộ Tài chính đã được các cơ quan có thẩm quyền rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới, tập trung vào các mục tiêu tháo gỡ vướng mắc, giúp đỡ doanh nghiệp bảo hiểm tăng trưởng hiệu quả, tăng cường quản trị doanh nghiệp, cạnh tranh lành mạnh, đánh giá phân loại doanh nghiệp nhằm đảm bảo an toàn tài chính và bảo vệ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm, thu hút các nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực bảo hiểm.

Với việc hành lang pháp lý trong lĩnh vực bảo hiểm không ngừng được hoàn thiện, thị trường bảo hiểm sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định, góp phần duy trì và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội.

Ngày 12/11/2018, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết số 72/2018/QH14 phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương [CPTPP], trong đó quyết định sửa đổi, bổ sung Luật Kinh doanh bảo hiểm về nội dung dịch vụ phụ trợ bảo hiểm như dịch vụ tư vấn, quản lý rủi ro, hỗ trợ bồi thường.

Để đảm bảo đúng lộ trình thực hiện các cam kết tại Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương [CPTPP], căn cứ nhiệm vụ của Chính phủ, của Bộ Tài chính giao, trong thời gian tới, Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm sẽ hoàn thiện dự thảo quy định pháp lý về hoạt động dịch vụ bổ trợ bảo hiểm trong hệ thống quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, đặc biệt về tiêu chuẩn hoạt động, nhằm đảm bảo quyền lợi của khách hàng và các bên liên quan, quy định về quản lý, giám sát các hoạt động dịch vụ bổ trợ bảo hiểm.

Từ năm 2015, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tại nhiều nước trên thế giới và năm nay, Hội nghị được tổ chức tại Hàn Quốc. Các hội nghị này đã thu hút sự tham gia đông đảo của doanh nghiệp, tập đoàn tài chính lớn trên thế giới.

Các vấn đề về chính sách, môi trường kinh doanh và tiềm năng của thị trường bảo hiểm Việt Nam đã được giới thiệu, thảo luận và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.

Hội nghị xúc tiến đầu tư đã tạo điểm nhấn để thị trường bảo hiểm phát triển mạnh mẽ, an toàn ngay sau đó, góp phần thực hiện các mục tiêu, chương trình của Đảng và Chính phủ; đồng thời, tạo điều kiện để thực hiện tốt các vai trò của ngành bảo hiểm đối với nền kinh tế - xã hội.

Nếu như trước năm 2015, doanh thu thị trường chỉ tăng trưởng ở mức dưới 18%, thì sau các hội nghị, tăng trưởng của thị trường liên tục đạt mức trên 20% [2015: 25%, 2017: 26%]. Nguồn vốn chủ sở hữu [vốn đầu tư vào Việt Nam] tăng gần gấp đôi [1,74 lần] trong giai đoạn 2015 - 2018, từ 45.157 tỷ đồng năm 2015 lên 78.584 tỷ đồng năm 2018.

Vốn đầu tư trở lại nền kinh tế tăng 2 lần, từ 160.258 tỷ đồng năm 2015 lên 324.644 tỷ đồng năm 2018. Riêng đối với lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, nơi tập trung đa số các nhà đầu tư nước ngoài, chỉ trong 3 năm từ 2016 - 2018, vốn chủ sở hữu tăng bình quân 30%/năm; tổng doanh thu phí bảo hiểm tăng bình quân 30%/năm; tổng số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế tăng bình quân 28%/năm.

Những con số trên phần nào thể hiện sự tin tưởng mạnh mẽ của các nhà đầu tư đối với thị trường bảo hiểm và tạo nên lực đẩy cho thị trường phát triển nhanh trong giai đoạn 2015 - 2018.

Bên cạnh những con số tăng trưởng ấn tượng, với vai trò cơ quan quản lý, nhằm duy trì sự bền vững của thị trường, bảo vệ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm, Bộ Tài chính yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm phải chú trọng bảo đảm việc trích lập dự phòng đầy đủ nhằm đáp ứng trách nhiệm cam kết đối với tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm [giai đoạn 2015 - 2018, tổng dự phòng nghiệp vụ đã tăng hơn 2 lần], nâng cao công tác quản trị doanh nghiệp và chất lượng dịch vụ khách hàng. 

Kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng hiệu quả trong năm 2019

Để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của thị trường bảo hiểm, trong năm 2019, Bộ Tài chính sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp, bao gồm giải pháp chung cho cả thị trường bảo hiểm và các giải pháp riêng đối với bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ và dịch vụ bổ trợ bảo hiểm.

Thứ nhất, Bộ sẽ tiếp tục tham mưu cho các cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện cơ sở pháp lý cho thị trường bảo hiểm; đồng thời, xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành theo hướng quản lý trên cơ sở rủi ro, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, tăng cường tính chủ động và chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm trong hoạt động kinh doanh, vốn, quản trị rủi ro và quản trị nhân lực, quy định về hợp đồng bảo hiểm...

Thứ hai, khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phát triển và chuyên nghiệp hóa các kênh phân phối bảo hiểm, bảo hiểm công nghệ, kỹ thuật số.

Thứ ba, khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển và đa dạng hóa sản phẩm bảo hiểm; thứ tư, đẩy mạnh tuyên truyền về bảo hiểm.

Thứ năm, thiết lập hệ thống công nghệ thông tin, hạ tầng kỹ thuật; xây dựng cơ sở dữ liệu cho thị trường bảo hiểm.

Đối với lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, nhóm giải pháp đề ra là nâng cao tính an toàn hệ thống, năng lực cạnh tranh, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm; nâng cao tính tuân thủ và tăng cường hợp tác trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Đối với lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, sẽ khuyến khích doanh nghiệp bảo hiểm phát triển đa dạng các dòng sản phẩm mới, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của các tổ chức, cá nhân. Đồng thời, Nhà nước có cơ chế, chính sách để phát triển các sản phẩm có ý nghĩa cộng đồng và an sinh xã hội cao như bảo hiểm vi mô, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hưu trí...

Đối với dịch vụ bổ trợ bảo hiểm, sẽ hoàn thiện quy định pháp lý về quản lý, giám sát các hoạt động dịch vụ bổ trợ bảo hiểm, về tiêu chuẩn hoạt động, đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm.

Trong năm 2019, với những nỗ lực trong việc hoàn thiện chính sách, cải cách hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kỳ vọng thị trường bảo hiểm sẽ tiếp tục tăng trưởng hiệu quả, bền vững, nâng cao vai trò của thị trường bảo hiểm và đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế - xã hội.

Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính

Theo đó, tổng tài sản toàn thị trường ước đạt 721.000 tỷ đồng, trong đó các doanh nghiệp bảo hiểm [DNBH] phi nhân thọ ước đạt 104.653 tỷ đồng, các DNBH nhân thọ ước đạt 616.347 tỷ đồng. Số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế từ thị trường này ước đạt 588.067 tỷ đồng, tăng 22,17% so cùng kỳ năm 2021. Trong đó, các DNBH phi nhân thọ đóng góp ước đạt 52.223 tỷ đồng; các DNBH nhân thọ đóng góp ước đạt 535.844 tỷ đồng.

Tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm ước đạt 466.604 tỷ đồng, tăng 24,68% so với cùng kỳ năm 2021 [các DNBH phi nhân thọ ước đạt 26.981 tỷ đồng, các DNBH nhân thọ ước đạt 439.623 tỷ đồng]. Tổng nguồn vốn chủ sở hữu ước đạt 152.813 tỷ đồng, tăng 18,66% so với cùng kỳ năm 2021 [khối DNBH phi nhân thọ ước đạt 35.963 tỷ đồng, DNBH nhân thọ ước đạt 116.850 tỷ đồng].

Tăng trưởng khá

Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm cũng cho biết, tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 32.406 tỷ đồng, tăng 12,65% so với cùng kỳ năm 2021. Doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 10.410 tỷ đồng, bảo hiểm nhân thọ ước đạt 21.996 tỷ đồng, tăng lần lượt là 4,1% và 17,2% so với cùng kỳ năm 2021. Chi trả quyền lợi bảo hiểm ước đạt 8.536 tỷ đồng [tăng 9,93% so cùng kỳ năm 2021], trong đó các DNBH phi nhân thọ ước đạt 2.502 tỷ đồng, các DNBH nhân thọ ước đạt 6.034 tỷ đồng.

Đáng lưu ý, tổng số phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới bảo hiểm ước đạt 2.842 tỷ đồng [tăng 19%], trong đó phí bảo hiểm gốc thu xếp qua môi giới ước đạt 1.989 tỷ đồng [tăng 24,1%], phí tái bảo hiểm thu xếp qua môi giới ước đạt 853 tỷ đồng [tăng 8,4%]. Tổng doanh thu môi giới bảo hiểm ước đạt 245 tỷ đồng [tăng 16,9%], trong đó hoa hồng môi giới bảo hiểm gốc ước đạt 196 tỷ đồng [tăng 17,4%], hoa hồng môi giới tái bảo hiểm ước đạt 49 tỷ đồng [tăng 14,6% so cùng kỳ năm 2021].

Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm năm 2021 ước đạt 990 tỷ đồng [tăng 7,5%]; tổng doanh thu phí dịch vụ ước đạt 32 tỷ đồng; doanh thu tài chính và khác ước đạt 17 tỷ đồng. Có thể thấy, trong giai đoạn rất khó khăn của nền kinh tế hiện tại, bên cạnh thị trường chứng khoán phát triển ổn định, thị trường bảo hiểm đã thể hiện được rất rõ vai trò và vị trí quan trọng của mình trong thị trường tài chính nói chung, với những tỷ lệ tăng trưởng vượt bậc, liên tục giữ và phát triển tỷ lệ tăng trưởng trên hai con số, đáp ứng được nhu cầu bảo hiểm của khách hàng.

Đáng lưu ý, trong điều kiện dịch bệnh kéo dài, trong nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe đã chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu 18.021 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 31,1%. Tiếp theo là bảo hiểm xe cơ giới [16.169 tỷ đồng, 27,9%], bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại [7.684 tỷ đồng, 13,3%], bảo hiểm cháy nổ [7.470 tỷ đồng, khoảng 12,9%], bảo hiểm hàng hóa vận chuyển [2.750 tỷ đồng, 4,8%]. Đối với nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng chính có hiệu lực ước đạt khoảng 13,2 triệu hợp đồng, tăng 13,8% so cùng kỳ năm 2020, trong đó số lượng hợp đồng khai thác mới ước đạt 3,5 triệu hợp đồng, tăng 14% so cùng kỳ năm 2021.

Linh hoạt, thích ứng tình hình mới

Đánh giá về thị trường bảo hiểm, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho biết, trong tình hình dịch bệnh diễn ra căng thẳng, các DNBH đã rất chủ động điều chỉnh hoạt động thích ứng tình hình mới: rà soát, cắt giảm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, bổ sung vốn điều lệ để tăng cường năng lực tài chính và mở rộng các kênh phân phối, áp dụng công nghệ mới, tích cực trong công tác tìm tòi chuyển đổi số các khâu để phục vụ khách hàng tham gia bảo hiểm một cách tốt nhất... Tốc độ tăng trưởng doanh thu tuy có giảm nhưng nhiều doanh nghiệp đã ghi nhận lãi từ hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn. Khối nhân thọ tiếp tục tăng trưởng trên 20% trong khi hiệu quả của khối phi nhân thọ được cải thiện, tỷ lệ bồi thường giảm xuống còn 33%. Tỷ lệ bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe giữ được ở mức 27%, trong khi nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới các năm trước tỷ lệ bồi thường đều trên 50% nay đã giảm xuống còn khoảng 45%, đây là những tín hiệu tích cực.

Đáng lưu ý, cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm đã và đang tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý phù hợp với thị trường để giữ đà tăng trưởng tích cực. Bên cạnh các quy định mới về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp, về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc..., Bộ Tài chính đang dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm [sửa đổi] và lấy ý kiến các đối tượng chịu tác động điều chỉnh. Đây là lần sửa đổi toàn diện sau hơn 20 năm Luật được ban hành, bảo đảm quy định quản lý nhà nước chặt chẽ hơn, phù hợp các tập quán và xu hướng của thị trường bảo hiểm thế giới. Luật Kinh doanh bảo hiểm [sửa đổi] cũng được xem là tiền đề để thị trường bảo hiểm giai đoạn tới phát triển ổn định, tích cực hơn nữa.

Năm 2022, nền kinh tế Việt Nam được nhiều chuyên gia dự đoán sẽ có dấu hiệu hồi phục, cũng là năm Luật Kinh doanh bảo hiểm [sửa đổi] dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua với những quy định mới như quản lý vốn trên cơ sở rủi ro, áp dụng công nghệ trong kinh doanh bảo hiểm, quy định về công bố thông tin, quy định về phê duyệt sản phẩm bảo hiểm... đồng thời xử lý những chồng chéo với văn bản pháp quy tại Luật khác, bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật. Luật mới được xem là sẽ tạo khung khổ pháp lý thuận lợi cho ngành bảo hiểm phát triển ổn định. Trong điều kiện đó, các DNBH cũng đã chuẩn bị sẵn sàng thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2022 với những mục tiêu tích cực, tăng cường hợp tác, ứng dụng các công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động nhằm mục tiêu phát triển toàn diện thị trường bảo hiểm an toàn, bền vững, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu bảo hiểm đa dạng của các tổ chức, cá nhân, bảo đảm an sinh xã hội; DNBH có năng lực tài chính vững mạnh, năng lực quản trị điều hành đạt chuẩn mực quốc tế, có khả năng cạnh tranh trong nước và khu vực.

Dự kiến năm 2022, thị trường bảo hiểm sẽ tiếp tục phát triển theo hướng hiệu quả, bền vững và tăng trưởng ở mức 16-18% [trong đó khối nhân thọ tăng trưởng khoảng 22-24%, phi nhân thọ tăng trưởng khoảng 8-10%]. Theo đó, tổng tài sản ước đạt 808.908 tỷ đồng [tăng 13,93% so với cùng kỳ năm 2021]; Đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 677.036 tỷ đồng [tăng 17,32% so với năm 2021]. Tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm ước đạt 533.758 tỷ đồng [tăng 17,15% so với năm 2021]; Tổng nguồn vốn chủ sở hữu ước đạt 165.069 tỷ đồng [tăng 8,25% so với năm 2021]. Tổng doanh thu phí bảo hiểm: ước đạt 253.730 tỷ đồng [tăng 18,04% so với năm 2021]; Chi trả quyền lợi bảo hiểm ước đạt 58.291 tỷ đồng. Đây là những “con số biết nói” về sức mạnh của một trong những thị trường tài chính trầm lặng và an toàn, là trụ cột vững chắc của nền kinh tế.

Video liên quan

Chủ Đề