Thiên Cấm Sơn cao bao nhiêu?

Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang sẽ có thông báo về việc đón khách tham quan Khu du lịch Núi Cấm vào thời điểm thích hợp.

Theo ông Hiếu, những ngày gần đây, tình hình dịch COVID-19 diễn biến hết sức phức tạp, do đó, việc tạm ngừng đón khách tham quan, chiêm bái tại Khu du lịch Núi Cấm là cần thiết, vừa phục vụ tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, vừa bảo vệ sức khỏe của du khách nói riêng, cộng đồng xã hội nói chung. 

Núi Cấm hay còn được gọi là “Núi Ông Cấm”, “Thiên Cấm sơn”,... thuộc địa phận xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Núi Cấm có độ cao gần 800 so với mặt nước biển và nằm ngay trung tâm của vùng Bảy núi An Giang và là ngọn núi cao nhất Đồng bằng sông Cửu Long; chính vì thế núi Cấm có vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ. Đặc biệt,với khí hậu mát mẻ được ví như một phiên bản “Đà Lạt” của miền Tây, núi Cấm trở thành điểm tham quan, vui chơi, chiêm bái hấp dẫn bậc nhất trong các điểm du lịch An Giang.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh An Giang, tính đến 16 giờ ngày 28/3, tỉnh An Giang chưa ghi nhận trường hợp nào mắc COVID-19.

Thiên Cấm Sơn cao 716m, là ngọn núi hùng vĩ nhất trong dãy Thất Sơn. Theo nhiều tài liệu xưa, núi Cấm còn có tên gọi là “Thiên Cấm sơn”, “Thiên Cẩm Sơn”... Người thì cho rằng, trước đây Nguyễn Ánh đến trú ngụ tại núi Cấm, để tránh tung tích bị tiết lộ nên cấm người dân lên núi, lấy cớ nơi đây có nhiều thú dữ, yêu quái. Ý kiến khác lại nói, thực dân Pháp cấm người dân tụ tập trên núi để làm loạn nên tên núi Cấm cũng xuất phát từ đó. Ngoài ra, có giả thuyết thì nói Phật thầy Tây An đã cấm các tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương lên núi Cấm cất nhà cửa hoặc chùa am để ở, vì người ở thì tất sẽ có sự ô uế núi non, một nơi cần giữ gìn cho trong sạch… Và, còn nhiều ý kiến khác lý giải về tên gọi núi Cấm.

Chùa Phật Lớn và bảo tháp Xá lợi bên hồ Thủy Liêm

Núi Cấm còn đặc biệt nổi tiếng với nhiều vồ như: vồ Bồ Hong [716m] có điện thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế, vồ Thiên Tuế [514m] có dấu vết vua Gia Long; vồ Đầu [584m], vồ Bà [579m], vồ Ông Bướm [480m]… Bên cạnh đó, còn có khá nhiều hang động gắn liền với nhiều câu chuyện ly kỳ, hấp dẫn truyền miệng nhau qua nhiều thế hệ. Điển hình như truyền thuyết hang Bạch Hổ kể rằng, ngày xưa vào những đêm trăng rằm có rất nhiều hổ trắng ở khắp chốn núi non quy tụ về. Những con hổ trắng này tu hành trong hang động không ăn thịt người và thường xuyên giúp đỡ, cứu giúp mọi người khi gặp tai nạn. Khi những con hổ trắng này biến mất, người dân quanh vùng cho là đã đắc đạo nên tôn kính thờ phụng và đặt tên hang động này là hang Bạch Hổ hay điện Ông Hổ cho đến ngày nay. Hay truyền thuyết bí ẩn trong lòng hang Bác Vật Lang. Người dân nơi đây kể rằng, xưa kia có ông Bác Vật Lang tên thật là Lưu Văn Lang [1880-1969] quê ở tỉnh Đồng Tháp, là kỹ sư địa chất bản xứ đầu tiên đi du học ở Pháp. Vì quá giỏi địa chất nên chính quyền Pháp chỉ định ông đi thám hiểm hang động trên núi Cấm. Do chưa biết miệng hang sâu thế nào nên đoàn người cột một con khỉ thả xuống hang, nhưng kéo lên thì con khỉ biến mất. Thấy lạ, họ bèn cột con chó thả xuống và chó cũng biến mất. Ai nấy hãi hùng, sợ sệt không biết dưới hang có bí ẩn gì nhưng ông Bác Vật Lang vẫn điềm tĩnh buộc dây vào người chui xuống hang. Đoàn người thả dây quá cả trăm thước, họ cứ chờ đợi trong mỏi mòn lẫn lo sợ. Đến rạng sáng hôm sau mới thấy ông bò lên, hỏi có gì dưới đó, ông không nói, chỉ ú ớ lắc đầu... và trở thành điều bí ẩn cho đến ngày nay.

Động Thủy Liêm và huyền thoại về khỉ núi Cấm

Ngoài những câu chuyện kỳ bí, huyền thoại, Thiên Cấm Sơn còn được ví như “Đà Lạt của miền Tây” vì có khí hậu mát mẻ quanh năm với thảm thực vật phong phú, 4 mùa xanh tươi với nhiều loại cây trái đặc sản, như: bơ, sầu riêng, quýt, mãng cầu, tiêu, su… Bên cạnh đó là những điểm tham quan, cúng bái và chụp ảnh nổi tiếng thu hút rất đông du khách đến đây nghỉ dưỡng và khám phá. Trong đó phải kể đến suối Thanh Long như một con rồng đang uốn lượn qua từng vách đá, rồi trườn mình phun nước xuống những tản đá chồng lên nhau dưới chân thác làm tung bọt trắng xóa mát lạnh. Hay, soi bóng quanh mặt hồ Thủy Liêm thơ mộng trên lưng chừng đỉnh núi Cấm tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình; chùa Vạn Linh [chùa Lá] với lối kiến trúc độc đáo, nổi bật với khuôn viên rộng rãi, thoáng mát với tháp Quan Âm Cát 9 tầng cao 35m. Phía đối diện chùa Vạn Linh có chùa Phật Lớn, bảo tháp Xá lợi và tượng Phật Di Lặc cao 33,6m được công nhận là “Tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi” lớn nhất Châu Á…

“Năm nào gia đình tôi cũng thu xếp công việc để về núi Cấm chơi vài ngày. Thứ nhất là đi chùa, kế đến là tận hưởng cảnh quan thiên nhiên trong lành, mát mẻ của núi non xanh tươi đầy sức sống. Mỗi lần đến đây, tôi cảm giác thư thái với cảnh vật chốn non cao, bao muộn phiền lo toan của cuộc sống dường như tan biến…” - ông Nguyễn Minh Thành [du khách đến từ TP. Hồ Chí Minh] chia sẻ.

Chủ Đề