Thời hạn chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử năm 2024

Người bán hàng hóa được chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hoá hữu hình trong quá trình lưu thông. Người mua, người bán hàng hóa được chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để phục vụ việc lưu trữ chứng từ kế toán theo quy định của Luật Kế toán.

Thời hạn chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử năm 2024

Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ quy định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/11/2018. Trong thời gian từ ngày 11/1/2018 đến ngày 31/10/2020, các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/1/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vẫn còn hiệu lực thi hành.

Khoản 1 và Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định, hoá đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, hm trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử.

Hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý nếu thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau: Có sự đảm bảo đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong hóa đơn điện tử từ khi thông tin được tạo ra ở dạng cuối cùng là hóa đơn điện tử. Tiêu chí đánh giá tính toàn vẹn là thông tin còn đầy đủ và chưa bị thay đổi, ngoài những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình trao đổi, lưu trữ hoặc hiển thị hóa đơn điện tử; Thông tin chứa trong hóa đơn điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.

Điều 12, Thông tư số 32/2011/TT-BTC quy định về việc chuyển từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy. Theo đó, người bán hàng hóa được chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hoá hữu hình trong quá trình lưu thông và chỉ được chuyển đổi 01 lần. Hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa phải đáp ứng quy định và phải có chữ ký người đại diện theo pháp luật của người bán, dấu của người bán.

Người mua, người bán được chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để phục vụ việc lưu trữ chứng từ kế toán theo quy định của Luật Kế toán. Hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy phục vụ lưu trữ chứng từ kế toán phải đáp ứng các quy định.

Hóa đơn điện tử chuyển sang hóa đơn giấy phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: Phản ánh toàn vẹn nội dung của hóa đơn điện tử gốc; Có ký kiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy; Có chữ ký và họ tên của người thực hiện chuyển từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy.

Hóa đơn điện tử chuyển đổi có giá trị pháp lý khi bảo đảm các yêu cầu về tính toàn vẹn của thông tin trên hóa đơn nguồn, ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi và chữ ký, họ tên của người thực hiện chuyển đổi được thực hiện theo quy định của pháp luật về chuyển đổi chứng từ điện tử.

Ký hiệu riêng trên hoá đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hoá đơn dạng giấy bao gồm đầy đủ các thông tin sau: dòng chữ phân biệt giữa hoá đơn chuyển đổi và hoá đơn điện tử gốc - hóa đơn nguồn (ghi rõ “HÓA ĐƠN CHUYỂN ĐỔI TỪ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ”); họ và tên, chữ ký của người được thực hiện chuyển đổi; thời gian thực hiện chuyển đổi.

Căn cứ các quy định, hướng dẫn trên, trường hợp chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa hữu hình trong quá trình lưu thông và chỉ được chuyển đổi 01 lần thì hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa phải đáp ứng các quy định nêu tại Khoản 2, 3, 4 Điều 12 Thông tư số 32/2011/TT-BTC nêu trên và phải có chữ ký người đại diện theo pháp luật của người bán, dấu của người bán.

Trường hợp chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để phục vụ việc lưu trữ chứng từ kế toán theo quy định của Luật Kế toán thì hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy phục vụ lưu trữ phải đáp ứng các quy định nêu tại Khoản 2, 3, 4 Điều 12 Thông tư số 32/2011/TT-BTC nêu trên.

Sau lễ công bố hệ thống hóa đơn điện tử toàn quốc diễn ra ngày 21/4/2022, toàn bộ 57 tỉnh, thành phố còn lại sẽ chính thức triển khai hóa đơn điện tử. Các doanh nghiệp chuyển đổi sang sử dụng hóa đơn theo quy định mới cần lưu ý hướng dẫn dưới đây!

1. Lộ trình chuyển đổi hóa đơn điện tử giai đoạn 2

.png)

Chuyển đổi hóa đơn điện tử theo quy định mới nhất.

Ngày 24/2/2022 vừa qua, Bộ Tài Chính đã ban hành Quyết định 206/QĐ-BTC triển khai áp dụng hóa đơn điện tử Giai đoạn 2 đối với các doanh nghiệp/tổ chức kinh tế, hộ/cá nhân kinh doanh trên địa bàn 57 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với thời gian thực hiện từ tháng 04/2022. Trước đó, ngày 21/11/2021, Tổng cục thuế đã triển khai hệ thống hóa đơn điện tử giai đoạn 1 tại 6 tỉnh, thành phố: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Phú Thọ và Bình Định. Tính đến ngày 31/3/2022, 100% các tổ chức, doanh nghiệp (DN), hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tại 6 tỉnh, thành đã thực hiện chuyển đổi sang sử dụng HĐĐT. Trên đà thành công ấy, Tổng cục Thuế đặt ra lộ trình trước 1/7/2022 phải hoàn thành 100% số lượng doanh nghiệp, tổ chức, hộ cá nhân kinh doanh trên cả nước chuyển đổi sang sử dụng hóa đơn điện tử.

2. Hướng dẫn 6 bước chuyển đổi HĐĐT theo Thông tư 78 & Nghị định 123

Dưới đây là cách thức chuyển đổi hóa đơn điện tử theo Thông tư 78/2021/TT-BTC và Nghị định 123/2021/NĐ-CP mà các doanh nghiệp, tổ chức, hộ cá nhân kinh doanh cần lưu ý.

Bước 1: Xác định đối tượng áp dụng HĐĐT có mã hay không có mã

Để xác định doanh nghiệp/tổ chức/hộ kinh doanh của mình thuộc đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử có mã hay không có mã của cơ quan thuế, các doanh nghiệp có thể xác định theo cách dưới đây: - Đối tượng sử dụng hình thức hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế: Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh không thuộc đối tượng ngừng sử dụng hóa đơn theo quy định đều được đăng ký sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế (trừ trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế và trường hợp được cơ quan thuế cấp HĐĐT có mã theo từng lần phát sinh). - Đối tượng sử dụng hình thức hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế:

+ Doanh nghiệp kinh doanh ở lĩnh vực: điện lực, xăng dầu, bưu chính viễn thông, nước sạch, tài chính tín dụng, bảo hiểm, y tế, kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh siêu thị, thương mại, vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy và đáp ứng các điều kiện về cơ sở hạ tầng về CNTT. + Doanh nghiệp bắt đầu sử dụng hóa đơn điện tử sau khi nhận được thông báo chấp nhận của cơ quan thuế.

Bước 2: Lập Mẫu 01/ĐKTĐ-HĐĐT gửi cơ quan thuế đăng ký sử dụng HĐĐT

Người nộp thuế lập tờ khai Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo Mẫu số 01/ĐKTĐ-HĐĐT (đính kèm tại Phụ lục IA Nghị định 123/2021/NĐ-CP) gửi tới Cơ quan Thuế. Lưu ý, có thể nộp trực tiếp tại Cổng thông tin điện tử của Tổng cục thuế (https://www.gdt.gov.vn/wps/portal) hoặc thông qua phần mềm hóa đơn điện tử mà doanh nghiệp đang sử dụng.

Thời hạn chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử năm 2024
Tờ khai theo mẫu 01/ĐKĐT-HĐĐT.

Sau đó, Cơ quan thuế sẽ phản hồi Người nộp thuế bằng thông báo điện tử theo Mẫu số 01/TB-ĐKĐT về việc “Chấp nhận” hoặc “Từ chối” việc đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử của Doanh nghiệp trong thời gian 01 ngày kể từ khi nhận được tờ khai đăng ký mẫu 01/ĐKĐT-HĐĐT của doanh nghiệp.

Thời hạn chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử năm 2024
CQT gửi thông báo “Chấp nhận” đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử.

Bước 3: Lựa chọn đơn vị cung cấp phần mềm HĐĐT uy tín

Sau khi được Cơ quan thuế thông báo “Chấp nhận” đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử, người nộp thuế cần liên hệ ngay với các đơn vị là Nhà cung cấp hóa đơn điện tử uy tín được Tổng cục thuế lựa chọn để đăng ký và phát hành hóa đơn điện tử theo Thông tư 78 để sử dụng. Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn với Phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice là một trong những đơn vị đầu tiên cung cấp dịch vụ Nhận - Truyền - Lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử được Cơ quan thuế lựa chọn.

Thời hạn chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử năm 2024
ThaisonSoft hỗ trợ chuyển đổi miễn phí hóa đơn điện tử đáp ứng TT78.

Với kinh nghiệm hỗ trợ doanh nghiệp tại 6 tỉnh, thành phố triển khai thành công hóa đơn điện tử giai đoạn 1 vừa qua, ThaisonSoft cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp tại 57 tỉnh, thành phố còn lại trong thời gian tới khi thực hiện giai đoạn 2 của lộ trình chuyển đổi hóa đơn điện tử. Phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice do ThaisonSoft cung cấp đảm bảo chuẩn hóa theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Thông tư 78/2021/TT-BTC, được nhiều doanh nghiệp lớn tại Việt Nam tin tưởng và lựa chọn: Coca Cola, AEON MALL, Go! (Big C), Lazada, KFC, Golden Gate,...

Bước 4: Hủy hóa đơn giấy, hóa đơn điện tử mẫu cũ

Người nộp thuế tiến hành thủ tục hủy hóa đơn giấy và hóa đơn điện tử thông tư cũ còn tồn theo mẫu TB03AC có trong HTKK để nộp cho Cơ quan thuế.

Bước 5: Lập, xuất hóa đơn điện tử theo TT78 và gửi cho khách hàng

Người nộp thuế tiến hành lập và xuất hóa đơn điện tử theo đúng Thông tư 78/2021/TT-BTC và Nghị định 123/2021/NĐ-CP để gửi cho khách hàng.

Bước 6: Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn mẫu BC26 lần cuối cho hóa đơn giấy và HĐĐT cũ theo TT32 khi đến hạn nộp