Thu ngân sách tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên – Huế trong 6 tháng đầu năm 2022 có bước phát triển với nhiều điểm sáng, kinh tế vĩ mô ổn định, trong đó tổng thu ngân sách ước đạt hơn 5.600 tỷ đồng.

UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, tốc độ tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm 2022 ước tăng 6,92% so cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 5,72% của 6 tháng đầu năm 2021, mức tăng này thuộc nhóm tăng trưởng khá trong khu vực.

Trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 12,25%, đóng góp 3,83 điểm phần trăm vào tăng trưởng chung, riêng công nghiệp tăng 13,91%; khu vực dịch vụ tăng 7,89%, đóng góp 3,75 điểm phần trăm; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 7,49%, làm giảm 0,97 điểm phần trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 3,73%, đóng góp 0,31 điểm phần trăm.

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên – Huế trong 6 tháng đầu năm 2022 có bước phát triển

Khu vực công nghiệp – xây dựng có mức tăng trưởng cao là do sự tăng trưởng cao của ngành điện, tăng 72,81% đóng góp 2,02 điểm phần trăm. Ngoài ra, một số sản phẩm chủ lực của tỉnh tiếp tục duy trì năng lực sản xuất cao: Sản xuất bia và mạch nha ủ men bia, sản xuất sợi, sản xuất trang phục, chế biến dăm gỗ tăng; thêm vào là việc mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư đổi mới máy móc công nghệ một số nhà máy trên địa bàn: mở rộng nhà máy kéo sợi của công ty sợi Phú Bài, mở rộng nhà máy sợi công ty cổ phần Vinatex Phú Hưng; Nhà máy gạch men Mikado Huế, Nhà máy dệt Sunjin AT&C Vina; nhà máy sản xuất sản phẩm phụ trợ ô tô Nakomoto Việt Nam,...

Khu vực nông, lâm, thủy sản tăng trưởng âm do ảnh hưởng đợt mưa trái mùa vào đầu tháng 5 khiến hàng nghìn ha lúa đông xuân và diện tích một số cây trồng hàng năm khác sắp thu hoạch bị ảnh hưởng lớn. Trong đó năng suất lúa vụ đông xuân năm 2022 giảm 32,7%; ngô giảm 2,6%; lạc giảm 19,3%.

Quy mô nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 29.993 tỷ đồng. Về cơ cấu khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,85%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 31,94%; khu vực dịch vụ chiếm 48,23%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 7,98%.

Tổng thu ngân sách trên địa bàn ước tính đến 30/6/2022 ước đạt 5.636,5 tỷ đồng, bằng 82,1% dự toán năm. Trong đó thu nội địa ước đạt 4.454 tỷ đồng, bằng 87,0% dự toán, tăng 8,3%; thu thuế từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 250 tỷ đồng, bằng 54,3% dự toán, giảm 7,8%.

Trong thu nội địa: thu doanh nghiệp Nhà nước ước đạt 246 tỷ đồng, bằng 70,5% dự toán, tăng 33,0%; thu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 1.486 tỷ đồng, bằng 70,6% dự toán, giảm 4,1%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước 860 tỷ đồng, bằng 86,0% dự toán, tăng 22,8%; thuế thu nhập cá nhân 360 tỷ đồng, bằng 124,1% dự toán, tăng 47,0%; thuế bảo vệ môi trường 285 tỷ đồng, bằng 45,2% dự toán, giảm 23,6%.

Ông Ngồ Liều, Cục Trưởng Cục Thống kê tỉnh cho biết, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2022 có bước phát triển với nhiều điểm sáng, kinh tế vĩ mô ổn định, hoạt động xuất nhập khẩu tăng khá là nhờ vào sự chỉ đạo chủ động, linh hoạt của lãnh đạo chính quyền địa phương trong đẩy mạnh thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án về phát triển kinh tế - xã hội; triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ phục hồi phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy các động lực tăng trưởng.

Ngày 10/12, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh khóa VIII để xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng liên quan đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và nhiệm vụ, giải pháp năm 2022 của tỉnh.

Ông Lê Trường Lưu, Bí thư Tỉnh ủy cho biết, tỉnh Thừa Thiên Huế gặp nhiều khó khăn, thách thức do dịch Covid-19 tiếp tục bùng phát, tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân.

Trong bối cảnh khó khăn, nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của toàn dân, sự quan tâm của Trung ương, Thừa Thiên Huế đã hoàn thành nhiều mục tiêu.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu phát biểu tại kỳ họp HĐND tỉnh vừa diễn ra ngày 10/12 [Ảnh: CTV].

Cụ thể có 9/13 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt; tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 4,36%; thu ngân sách Nhà nước vượt 68,3%; công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân và an sinh xã hội được đảm bảo; công tác phòng, chống dịch được thực hiện quyết liệt, đồng bộ, cơ bản kiểm soát được dịch bệnh.

Trình bày về kết quả thực hiện kinh tế - xã hội năm nay, ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, cho biết thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước đạt 10.109 tỷ đồng, vượt 66,7% dự toán, tăng 11% so với thực hiện cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 25.545 tỷ đồng, tăng 4,5% so cùng kỳ, bằng 95% kế hoạch năm. Kim ngạch xuất khẩu năm ước đạt 1.022 triệu USD, tăng 19,2% so với cùng kỳ, vượt 11% kế hoạch năm.

Nghị quyết của HĐND tỉnh đã đề ra 13 chỉ tiêu, ước tính đến cuối năm có 9/13 chỉ tiêu chủ yếu đạt kế hoạch đề ra; có 4 chỉ tiêu không đạt, gồm: tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong tỉnh [GRDP], thu nhập bình quân đầu người, vốn đầu tư toàn xã hội, số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, tốc độ tăng trưởng kinh tế [GRDP] năm ước đạt 4,36%, không đạt kế hoạch đề ra. Trong đó, khu vực dịch vụ tăng trưởng ước đạt 1,6%, đặc biệt doanh thu du lịch giảm sâu [giảm 55% so với năm 2020; giảm 80% so với năm 2019].

Một số sản phẩm chủ lực duy trì mức sản xuất khá, vượt kế hoạch như bia, sợi, may mặc, điện.

Khu vực nông nghiệp tăng 3,62%, trong đó chăn nuôi tăng 13,7%, do áp dụng mô hình chăn nuôi theo hướng công nghiệp, trang trại; ứng dụng công nghệ cao, VietGAP, hữu cơ; đồng thời thời tiết thuận lợi nên đạt năng suất cao trong sản xuất nông nghiệp; sản lượng khai thác đánh bắt, nuôi trồng thủy sản tăng 4%, từng bước tạo ra sản phẩm theo hướng hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

Đại Dương

TTH - Tập trung các giải pháp, đảm bảo thu ngân sách đạt kế hoạch là nỗ lực của ngành thuế trong tháng cuối cùng của năm 2020.

Doanh thu của các doanh nghiệp giảm mạnh

Vượt khó

Năm 2020, nền kinh tế chịu tác động lớn từ dịch COVID-19, hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp [DN] gặp nhiều khó khăn. Cùng với đó, việc triển khai thực hiện các gói giải pháp hỗ trợ gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất cho DN và người dân khiến số thu ngân sách sụt giảm mạnh so với cùng kỳ.

Chỉ tính trong 10 tháng đầu năm, tình hình hoạt động của các DN bị tác động mạnh nhất là lĩnh vực du lịch, xuất nhập khẩu. Riêng ngành du lịch doanh thu chỉ đạt 3.556 tỷ đồng, giảm 65,42% so với cùng kỳ. Tương đương với đó, lượng khách du lịch đến Huế cũng giảm 62,5% kỳ; khách lưu trú giảm 65,68 khiến các nguồn thu khác cũng giảm theo.

Hoạt động xuất nhập khẩu từng được xem là động lực kinh tế cũng chịu tác động mạnh khi kim ngạch nhập khẩu hàng hóa 10 tháng qua ước đạt 424,9 triệu USD, giảm 3,04% so với cùng kỳ. Một số mặt hàng xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao cũng giảm mạnh như xơ, sợi dệt các loại ước đạt giảm 30,7%; hàng may mặc giảm 4,5 %; gỗ và sản phẩm gỗ giảm 34,5%.

Kinh tế khó khăn, số lượng DN giải thể, ngừng hoạt động tăng mạnh ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thu ngân sách. Hiện trên địa bàn có 394 DN đăng ký tạm ngưng hoạt động tăng 31,3%; 91 DN tuyên bố giải thể.

Bên cạnh đó, ngày 28/6/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 70/2020/NĐ-CP quy định về mức giảm lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Kể từ ngày nghị định này có hiệu lực, mức thu lệ phí đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước bằng 50% mức thu quy định của Nghị định số 20/2019/NĐ-CP nên dự toán thu ngân sách của Cục Thuế tỉnh đối với số thu của lệ phí trước bạ theo đó cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.

Theo ông Hà Văn Khoa, Cục Trưởng Cục Thuế tỉnh, nhiệm vụ thu ngân sách trên địa bàn tỉnh gặp rất nhiều khó khăn do bùng phát dịch COVID-19 và bão lụt xảy ra liên tục ảnh hưởng hầu hết các hoạt động sản xuất kinh doanh của người nộp thuế. Một số ngành nghề do dịch bệnh đã phải ngừng, nghỉ, hoạt động cầm chừng, ảnh hưởng rất lớn đến tình hình thực hiện nhiệm vụ thu trên địa bàn.

Dù vậy, kết quả thu ngân sách đến 20/11/2020 trên địa bàn vẫn đạt 7.004 tỷ đồng, bằng 98,9% so với dự toán, bằng 98% so với thực hiện cùng kỳ năm 2019. Trong đó, thu nội địa trừ tiền sử dụng đất, xổ số, cổ tức là 5.078,6 tỷ đồng, bằng 81,9% so với dự toán, bằng 89,8% so với cùng kỳ năm 2019.

Dự kiến thu ngân sách đạt 105%

Cục trưởng Cục Thuế tỉnh tính toán, trên cơ sở diễn biến thu 11 tháng qua, khả năng thu nội địa năm 2020 ước thu 7.462 tỷ đồng, đạt 105,4% so với dự toán, bằng 94,3% so với thực hiện năm 2019. Trong đó, thu nội địa không kể tiền sử dụng đất, xổ số, cổ tức ước thu 5.489 tỷ đồng,bằng 88,5% so với dự toán, bằng 87,9% so thực hiện năm 2019.

Khó khăn nhiều vì thế để đảm bảo thu ngân sách, ngành thuế tập trung triển khai thực hiện tốt các giải pháp thu hồi nợ thuế, đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế nhằm thu dứt điểm nợ thuế năm 2019 chuyển sang, hạn chế nợ mới phát sinh. Quyết liệt thực hiện các giải pháp thu nợ theo quy trình quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế.

Cùng với đó, các giải pháp chống thất thu ngân sách và thu hồi nợ đọng thuế cũng được triển khai, nhất là các giải pháp chống thất thu liên quan đến đất đai, tài nguyên khoáng sản, lĩnh vực thương mại, dịch vụ, vận tải hàng hóa.

Ngoài ra, một trong những nhiệm vụ quan trọng trong những tháng cuối năm là tiếp tục đẩy mạnh kiểm tra, giám sát kê khai thuế, đôn đốc nộp các khoản thu phát sinh vào ngân sách Nhà nước. Tăng cường công tác quản lý, giám sát hoàn thuế, kiểm tra sau hoàn thuế giá trị gia tăng...

Đồng thời phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã, các sở, ngành liên quan nhanh chóng triển khai các dự án có liên quan đến đấu giá thu tiền sử dụng đất, đấu thầu dự án có thu tiền sử dụng đất để bảo đảm nguồn thu. Xây dựng, hoàn thành phương án xử lý nhà đất dôi dư để triển khai thực hiện ngay trong năm2020, góp phần bù đắp hụt thu ngân sách.

Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Hà Văn Khoa nhấn mạnh, ngoài các giải pháp tăng thu ngân sách, ngành thuế vẫn bám sát người nộp thuế để nắm bắt các khó khăn, theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình “sức khỏe” DN, hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế. Trên cơ sở đó, tập trung hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc cho người nộp thuế ổn định sản xuất kinh doanh, tạo nguồn thu bền vững cho ngân sách Nhà nước.

Bài, ảnh: HOÀNG ANH

Video liên quan

Chủ Đề