Thu nhập bình quân đầu người singapore 2023

Các động thái này diễn ra khi Singapore đang vực dậy sau cuộc suy thoái kinh tế do Covid-19 gây ra nhưng phải đối mặt với sự khó khăn trong việc duy trì sức hấp dẫn của một trung tâm tài chính toàn cầu, đồng thời ngăn ngừa những lo ngại của người dân về sự gia tăng bất bình đẳng giàu - nghèo và chi phí sinh hoạt.

Theo lBộ trưởng Tài chính Lawrence Wong, thuế hàng hóa và dịch vụ sẽ tăng từ 7% lên 8% từ tháng 1-2023 và 9% vào năm 2024. Chính phủ cũng có kế hoạch tăng thuế thu nhập với những người có thu nhập cao, tăng thuế với bất động sản nhà ở và đánh thuế cao hơn đối với xe hơi hạng sang.

Singapore đã và đang tìm cách tăng doanh thu để tài trợ cho chi tiêu trong tương lai, ước tính có thể lên tới hơn 20% tổng sản phẩm quốc nội [GDP] vào năm 2030, đặc biệt khi nước này tăng ngân sách cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe vì Singapore là một trong những nước có tốc độ già hóa nhanh nhất.

Singapore sẽ tăng thuế hàng hóa và dịch vụ vào năm 2023. Ảnh: Reuters

Trong 2 năm qua, chính phủ Singapore đã cam kết hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế gần 74,3 tỉ USD. Ông Wong vừa công bố thêm gói trợ cấp trị giá 372 triệu USD để hỗ trợ việc làm và các doanh nghiệp, đồng thời đề xuất dành 416 triệu USD để giúp người dân đối phó với tình trạng chi phí sinh hoạt gia tăng.

Chính phủ Singapore dự kiến ngân sách bị thâm hụt 3,7 tỉ USD trong năm 2021 và 2,2 tỉ USD trong năm 2022. Tổng chi tiêu cho năm 2022 được dự báo là khoảng 76 tỉ USD so với 73 tỉ USD của năm trước.

Nền kinh tế Singapore, vốn phụ thuộc nhiều vào thương mại toàn cầu, dự kiến sẽ tăng trưởng 3-5% trong năm nay khi tiếp tục mở cửa lại biên giới và nới lỏng các hạn chế Covid-19.

Nền kinh tế đảo quốc này tăng trưởng 7,6% vào năm 2021 sau khi giảm kỷ lục vào năm 2020. Tuy nhiên, sự hồi phục trong một số lĩnh vực như hàng không và du lịch dự kiến sẽ mất nhiều thời gian hơn do lo ngại về Covid-19 vẫn còn.

Với tiêu đề “Châu Á trong dịch COVID-19: Nước nào sẽ nổi lên”, báo cáo của JCER đánh giá các tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và dự báo sự tiến bộ của các nền kinh tế châu Á so với các nền kinh tế khác trên thế giới. Trong báo cáo này, JCER đưa ra hai kịch bản về tác động của dịch COVID-19 gồm: kịch bản tiêu chuẩn và kịch bản dịch COVID-19 sẽ trở nên tồi tệ hơn.

Dây chuyền sản xuất hàng may mặc tại Công ty TNHH Hana Kovi Việt Nam [Bắc Giang]. Ảnh minh họa: Danh Lam/TTXVN

Trong kịch bản tiêu chuẩn, JCER giả định dịch COVID-19 chỉ là sự kiện nhất thời giống như động đất và sẽ không ảnh hưởng tới các cấu trúc kinh tế trong giai đoạn trung hạn. Với giả định như vậy, JCER dự báo năm 2020, chỉ có các nền kinh tế Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan vẫn duy trì tăng trưởng dương. GDP của Ấn Độ có thể giảm hơn 10%, trong khi Philippines có thể giảm 8%. Các nền kinh tế Hong Kong [Trung Quốc], Thái Lan, Canada, Malaysia và Singapore đều đang đối mặt với nguy cơ suy thoái với tốc độ hơn 6%.

Vào năm 2029, quy mô của nền kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ, và năm 2035 khoảng cách giữa hai nền kinh tế có thể tương đương với quy mô của nền kinh tế Nhật Bản. Vào năm 2035, quy mô của nền kinh tế Trung Quốc, bao gồm cả Hong Kong, sẽ đạt 41.800 tỷ USD, chỉ thấp hơn một chút so với quy mô của nền kinh tế Mỹ và Nhật Bản cộng lại [42.300 tỷ USD].

Trung Quốc sẽ trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2023, và thu nhập bình quân đầu người ở nước này có thể đạt 28.000 USD/năm vào năm 2035, tương đương với con số hiện nay của Đài Loan. Tuy nhiên, con số đó vẫn thấp hơn so với mục tiêu 30.000 USD/năm mà Chính phủ Trung Quốc đã đặt ra.

Trong khi đó, Việt Nam có thể vẫn sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng 6% vào năm 2035 nhờ xuất khẩu tăng mạnh. Điều này sẽ giúp Việt Nam vượt qua Đài Loan về quy mô nền kinh tế vào năm 2035 và trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 Đông Nam Á sau Indonesia. Việt Nam sẽ trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2023, với thu nhập bình quân đầu người khoảng 11.000 USD.

Kịch bản nghiêm trọng hơn giả định dịch COVID-19 sẽ tồi tệ hơn, không chỉ gây tổn hại cho nền kinh tế hiện nay mà còn ảnh hưởng tới quá trình đô thị hóa, sự mở cửa thương mại và chi tiêu cho hoạt động nghiên cứu và phát triển [R&D] cũng như nhiều nhân tố khác, làm suy yếu tiềm năng tăng trưởng trong giai đoạn trung hạn của nhiều quốc gia. Trong kịch bản này, vào năm 2035, tốc độ tăng trưởng của Mỹ, Việt Nam, Singapore và các quốc gia khác sẽ thấp hơn so với kịch bản tiêu chuẩn, chủ yếu do sự đình trệ về trao đổi thương mại. Trong khi đó, Trung Quốc sẽ hầu như không bị ảnh hưởng và vẫn trỗi dậy mạnh mẽ.

JCER dự báo trong kịch bản này, Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ về quy mô của nền kinh tế vào năm 2028, sớm hơn 1 năm so với kịch bản chuẩn. Vào năm 2035, khoảng cách giữa hai nền kinh tế này sẽ nới rộng, và quy mô của nền kinh tế Trung Quốc, bao gồm cả Hong Kong, sẽ lên tới 41.800 tỷ USD, cao hơn một chút so với quy mô của nền kinh tế Mỹ và Nhật Bản cộng lại [41.600 tỷ USD]. Trong khi đó, quy mô của nền kinh tế Việt Nam vào năm 2035 sẽ vẫn nhỏ hơn của Đài Loan.

Theo TTXVN/Báo Tin tức

Chủ Đề