Thực trạng nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay

Sau rất nhiều thăng trầm trong lịch sử, đến nay có thể khẳng định rằng nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa đang phát triển. Tuy nhiên còn phụ thuộc lớn vào nông nghiệp, du lịch, xuất khẩu thô và các nguồn đầu tư vốn của nước ngoài.

Hệ thống kinh tế Việt Nam là một hệ thống kinh tế hỗn hợp. Khi mà nền kinh tế thị trường đang ngày càng phát triển và thị trường hóa thì ta vẫn thấy sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế còn khá cao. Hiện nay, Nhà nước vẫn thực hiện việc điều chỉnh giá cả kiểu hành chính với một số mặt hàng thiết yếu như yêu cầu các công ty, doanh nghiệp điều chỉnh mức đầu tư, giá cả xăng dầu, kiểm soát nguyên vật liệu xây dựng như sắt, thép, xi măng,...

Kinh tế Việt Nam hiện nay

Chính phủ Việt Nam tự xã định và nhận định rằng Việt Nam là một kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Điều này đã được một số nền kinh tế thị trường tiên tiến công nhận, nhưng cho đến nay Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản vẫn chưa thừa nhận và xác định Việt Nam là một nước có nền kinh tế thị trường.

Việt Nam là một nước có nhiều thành phần kinh tế như: kinh tế Nhà nước, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, kinh tế tập thể, kinh tế tư bản Nhà nước,...Và những khu vực này có tốc độ tăng trưởng không giống nhau khi mà nền kinh tế Nhà nước và nền kinh tế tập thể tăng trưởng chậm thì nền kinh tế tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài tăng khá nhanh.

Kinh tế Việt Nam được chia thành 3 khu vực [ 3 ngành kinh tế lớn] chính như sau:

+ Ngành: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

+ Ngành: Công nghiệp [bao gồm cả công nghiệp khai thác mỏ, khoáng sản, công nghiệp chế biến, xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng, điện nước, sản xuất và phân phối khí,..]

+ Dịch vụ, thương mại, tài chính, du lịch, văn hóa, y tế, giáo dục...

Cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam

Trong hội nghị trực tuyến vừa qua, Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhận định rằng: Sau 35 năm đổi mới kinh tế, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu nhất định có ý nghĩa lịch sử to lớn, thế và lực đã mạnh hơn nhiều, quy mô và tiềm lực kinh tế ngày càng tăng lên và được mở rộng nhanh mạnh và chắc chắn,...

Hiện nay, quy mô nền kinh tế Việt Nam đang nằm trong top 40 nền kinh tế lớn mạnh nhất thế giới và đứng ở vị trí thứ 4 trong ASEAN. Với năm vừa qua 2020, GDP đầu người đạt mức 3.500USD/năm đã đưa Việt Nam vươn lên top 10 quốc gia tăng trường cao nhất thế giới, là 1 trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới hiện nay.

Nền kinh tế nước ta hiện nay tuy phát triển khá ổn định, nhưng vẫn còn gặp rất nhiều những thách thức từ trong và ngoài nước. Chỉ khi hiểu và tận dụng rõ những lợi thế thì ta mới có thể vươn lên và trở thành một trong những nước có nền kinh tế mạnh trong tương lai.

2.1. Những thuận lợi của nền kinh tế Việt Nam hiện nay

Hiện nay tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam đang có đà tăng trưởng khá ấn tượng và vững chắc. Theo đó, ta có thể thấy mức độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người từ giai đoạn 2011- 2015 đã thay đổi rõ nét và cho đến nay mức tăng ấy vẫn luôn giữ được đúng mục tiêu đề ra. Theo U.S. News & World Report, Việt Nam hiện nay đang có một môi trường ổn định và tích cực về cả kinh tế và chính trị, duy trì mức tăng trưởng GDP ổn định, kiểm soát tốt lạm phát và các chính sách cải thiện nợ xấu, thâm hụt ngân sách cũng được đề ra một cách hợp lý.

Những thuận lợi của nền kinh tế Việt Nam

Việt Nam cũng là một trong những nước luôn có thành tích tốt trong việc xuất siêu. Nhiều mặt hàng của Việt nam với số lượng lớn liên tục thâm nhập vào các thị trường lớn trên thế giới và được đón nhận một cách một cách khá tốt.

Không chỉ vật thu nhập bình quân đầu người cũng tăng lên rõ rệt, tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 1,45%. Việt nam đã tạo nên một huyền thoại trong công tác giảm nghèo khi chỉ số HDI năm 2019 là 0,63, một trong những nước có tốc độ tăng trưởng chỉ số HDI cao nhất thế giới.

Ngoài ra những thuận lợi còn đến từ cuộc cách mạng 4.0, cũng như sự gia nhập các tổ chức và hiệp hội kinh tế lớn trên thế giới như Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu [EVFTA] và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương [CPTPP].

Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Thách thách lớn nhất mà nền kinh tế nước ta đang gặp phải đó là nền kinh tế thế giới có độ mở cao, Việt Nam bị ảnh hưởng trực tiếp từ xu hướng tăng trưởng chậm của nền kinh tế thế giới và việc nới lỏng tiền tệ của một số nước lớn. Tác động của chiến tranh thương mại Mỹ- trung, các khoản nợ xấu tăng cao,...

Việt Nam còn chịu những tác động của xu thế đa cực, gia tăng tính kết nối khu vực, sự nổi lên của Châu Á và các sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế.

Bên cạnh những thuận lợi và các kết quả to lớn nước ta đã đạt được trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế. Tuy nhiên chúng ta vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cũng như thử thách trong việc phát triển một nền kinh tế bền vực và đạt được những mục tiêu kinh tế đã đặt ra.

Những thách thức của nền kinh tế Việt Nam

Thứ nhất, quá trình chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế chưa được đồng bộ và đạt được các kết quả mạnh mẽ trong lĩnh vực hoàn thiện nền kinh tế thị trường. Các hệ sinh thái nuôi dưỡng doanh nghiệp để phát triển chưa có nhiều tiến bộ vượt bậc. Các bất cập về thể chế đất đai, quyền tài sản,... vẫn rất chậm trong quá trình giải quyết thủ tục và các vấn đề liên quan dẫn đến những hạn chế cho sản xuất.

Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động vẫn đang diễn ra với tốc độ khá chậm. 

Thứ ba, các vùng kinh tế trọng điểm vẫn chưa phát huy được tối đa vai trò cũng như động lực tăng trưởng của mình. 

Thứ tư, về cơ cấu kinh tế đang có sự dịch chuyển kém lành mạnh, không cân bằng và dễ tổn thương hơn trước đó.

3. Mục tiêu kinh tế những năm tới của nền kinh tế Việt Nam

Với mục tiêu của Đảng và Nhà nước đã đề ra, trong vòng 10 năm tới Việt Nam sẽ trở thành một nền kinh tế đang phát triển có nền công nghiệp hiện đại.

Có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt khoảng 6,5 - 7%/năm. Đến năm 2025 GDP bình quân đầu người đạt 4700-5000 USD/năm. Đóng góp năng suất của các thành phần tổng hợp vào tăng trưởng khoảng 45%, tỉ trọng tăng trưởng chế biến, chế tạo đóng góp trên 25%, tỉ lệ đô thị hóa khoảng 45%, kinh tế số đạt khoảng 20%.

Định hướng phát triển kinh tế Việt Nam

Theo mục tiêu đề ra, Đảng cũng rất quyết liệt về vấn đề khơi dậy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới cho sự phát triển. Tiếp tục thực hiện các đổi mới mạnh mẽ về tư duy, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển bền vững kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và môi trường,.. Kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, khơi dậy mọi tiềm năng về nguồn lực, tạo động lực mới cho sự phát triển kinh tế nhanh, mạnh và bền vững.

Với những thành tựu đã và đang đạt được, nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang ngày một phát triển và xây dựng được một vị thế vững chắc cùng các nền kinh tế lớn trên thế giới. Với mục tiêu đề ra trong 10 năm tới, chúng ta cũng có nhiều kỳ vọng trong công cuộc đổi mới đất nước và một nền kinh tế phát triển hơn trong tương lai.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là gì

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một sự vận động tất yếu của các quốc gia, từ các quốc gia đang phát triển tới các quốc gia phát triển. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ bật mí cho các bạn về tất tần tật những thứ liên quan tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là gì

TẢI BÁO CÁO

Tiếng Anh| Tiếng Việt

Phần I. Diễn biến kinh tế gần đây và triển vọng

Nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2022. Sau đợt giãn cách xã hội do dịch COVID hồi quý III/2021, nền kinh tế bật tăng trở lại, tăng trưởng 5,2% trong quý IV/2021 và 6,4% trong nửa đầu năm 2022. Sự phục hồi này đạt được chủ yếu nhờ tăng trưởng vững chắc của xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo sang các thị trường xuất khẩu chính như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu và Trung Quốc. Sự phục hồi mạnh mẽ của nhu cầu trong nước, đặc biệt là đối với dịch vụ, cũng đóng góp vào tăng trưởng. Biên giới quốc gia mở cửa trở lại vào tháng 3/2022 đang mang đến sự hồi sinh cho ngành du lịch.

GDP được dự báo ​​sẽ tăng 7,5% trong năm 2022 và 6,7% trong năm 2023. Khu vực dịch vụ sẽ tiếp tục đà phục hồi mạnh mẽ khi người tiêu dùng tăng chi tiêu để thỏa mãn nhu cầu bị dồn nén, và lượng khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam tăng mạnh vào mùa du lịch Thu 2022/Đông 2023. Tăng trưởng xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo được kỳ vọng sẽ tiếp tục giữ vững, tuy có thể giảm tốc phần nào do Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu và Trung Quốc trải qua giai đoạn tăng trưởng chậm lại. Lạm phát được dự báo ​​sẽ duy trì ở mức khoảng 4% trong năm 2022 và năm 2023.

Tuy nhiên, triển vọng kinh tế Việt Nam phải đối mặt với rủi ro tăng cao. Ở trong nước, thách thức bao gồm những khó khăn trong hoạt động kinh doanh tiếp tục hiện hữu ở một số ngành và tình trạng thiếu lao động. Lạm phát tăng có thể ảnh hưởng đến sự phục hồi của tiêu dùng hộ dân cư, vốn rất mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2022. Đối với khu vực kinh tế đối ngoại, sự giảm tốc trầm trọng hơn so kỳ vọng ​​của các đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam là rủi ro chính. Việc tiếp tục giãn cách xã hội để kiểm soát dịch COVID-19 ở Trung Quốc có thể khiến tình trạng gián đoạn chuỗi giá trị kéo dài hơn và ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam. Căng thẳng địa chính trị gia tăng đã làm tăng mức độ bất định và có thể gây ra những thay đổi trong xu hướng thương mại và đầu tư, ảnh hưởng đến nền kinh tế có độ mở cửa cao như Việt Nam.

Phần II. Giáo dục để Tăng trưởng

Hệ thống giáo dục sau phổ thông phát triển hơn sẽ là chìa khóa để thúc đẩy tăng năng suất của Việt Nam và do đó góp phần thực hiện thành công mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2035 và quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.

Hiện nay, hệ thống giáo dục sau phổ thông của Việt Nam đang hoạt động chưa thực sự hiệu quả như mong đợi. Khả năng tiếp cận giáo dục sau phổ thông [bao gồm giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp] của học sinh Việt Nam, tính bằng tỷ lệ nhập học chung, đạt dưới 30%, một trong những mức thấp nhất trong số các nước Đông Á và thấp hơn nhiều so với các nước có thu nhập cao hơn như Hàn Quốc [trên 98%], Trung Quốc [hơn 53%] và Malaysia [43%]. Kết quả đầu ra giáo dục sau phổ thông của Việt Nam, đo bằng tỷ lệ tốt nghiệp gộp, chỉ đạt 19%.

Có một số nguyên nhân dẫn đến kết quả khiêm tốn của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Các yếu tố cầu bao gồm chi phí cơ hội cao và chi phí tài chính ngày càng tăng khi theo đuổi giáo dục đại học, kết hợp với suất sinh lợi đang có xu hướng giảm. Các yếu tố cung liên quan đến sự chênh lệch giữa kỹ năng và việc làm, đầu tư hạn chế từ Nhà nước, và cấu trúc thể chế quản lý giáo dục đại học yếu kém và phân tán.

Báo cáo này xác định 4 ưu tiên mà các cơ quan chức năng cần hành động để đạt được những kết quả giáo dục đại học cần thiết, và đảm bảo lĩnh vực này đóng góp vào quỹ đạo tăng trưởng trong tương lai của đất nước.

  • Nâng cao khả năng tiếp cận và công bằng
  • Cải thiện chất lượng và sự phù hợp
  • Đảm bảo nguồn lực tài chính cho lĩnh vực này tốt hơn
  • Quản trị công lĩnh vực này tốt hơn

Video liên quan

Chủ Đề