Thước đo giá trị hàng hóa là gì năm 2024

Trong kinh tế chính trị Marx-Lenin, lượng giá trị của hàng hóa là một đại lượng được đo bằng lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hóa đó, lượng lao động tiêu hao đó được tính bằng thời gian lao động, cụ thể là thời gian lao động xã hội cần thiết. Lượng lao động xã hội cần thiết, hay thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa, mới quyết định đại lượng giá trị của hàng hóa.

Các yếu tố ảnh hưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Năng suất lao động[sửa | sửa mã nguồn]

Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động. Nó được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.

Năng suất lao động tăng lên có nghĩa là cũng trong một thời gian lao động, nhưng khối lượng hàng hóa sản xuất ra tăng lên làm cho thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa giảm xuống. Do đó, khi năng suất lao động tăng lên thì giá trị của một đơn vị hàng hóa sẽ giảm xuống và ngược lại.

Giá trị của hàng hóa tỷ lệ nghịch với năng suất lao động. Năng suất lao động lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Trình độ khéo léo (thành thạo) trung bình của người công nhân
  • Mức độ phát triển của khoa học, kỹ thuật, công nghệ
  • Mức độ ứng dụng những thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất
  • Trình độ tổ chức quản lý
  • Quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất
  • Các điều kiện tự nhiên.

Muốn tăng năng suất lao động phải hoàn thiện các yếu tố trên.

Cường độ lao động[sửa | sửa mã nguồn]

Cường độ lao động là đại lượng chỉ mức độ hao phí sức lao động trong một đơn vị thời gian. Nó cho thấy mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động. Cường độ lao động tăng lên tức là mức hao phí sức cơ bắp, thần kinh trong một đơn vị thời gian tăng lên, mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động tăng lên.

Nếu cường độ lao động tăng lên thì số lượng (hoặc khối lượng) hàng hóa sản xuất ra tăng lên và sức hao phí lao động cũng tăng lên tương ứng, vì vậy giá trị của một đơn vị hàng hóa vẫn không đổi. Tăng cường độ lao động thực chất cũng như kéo dài thời gian lao động cho nên hao phí lao động trong một đơn vị sản phẩm không đổi.

Tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động giống nhau là đều dẫn đến lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian tăng lên. Nhưng chúng khác nhau là tăng năng suất lao động làm cho lượng sản phẩm (hàng hóa) sản xuất ra trong một đơn vị thời gian tăng lên, nhưng làm cho giá trị của một đơn vị hàng hóa giảm xuống.

Tăng năng suất lao động có thể phụ thuộc nhiều vào máy móc, kỹ thuật, do đó, nó gần như là một yếu tố có "sức sản xuất" vô hạn, còn tăng cường độ lao động, làm cho lượng sản phẩm sản xuất ra tăng lên trong một đơn vị thời gian, nhưng giá trị của một đơn vị hàng hóa không đổi.

Tăng cường độ lao động phụ thuộc nhiều vào thể chất và tinh thần của người lao động, do đó, nó là yếu tố của "sức sản xuất" có giới hạn nhất định. chính vì vậy, tăng năng suất lao động có ý nghĩa tích cực hơn đối với sự phát triển kinh tế.

Độ phức tạp của lao động[sửa | sửa mã nguồn]

Mức độ phức tạp của lao động cũng ảnh hưởng nhất định đến lượng giá trị của hàng hóa. Theo mức độ phức tạp của lao động, có thể chia lao động thành lao động giản đơn và lao động phức tạp.

  • Lao động giản đơn là lao động mà một người lao động bình thường không cần phải trải qua đào tạo cũng có thể thực hiện được.
  • Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện mới có thể tiến hành được.

Trong cùng một thời gian, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn. Lao động phức tạp thực chất là lao động giản đơn được nhân lên. Trong quá trình trao đổi hàng hóa, mọi lao động phức tạp đều được quy về lao động đơn giản trung bình, và điều đó được quy đổi một cách tự phát sau lưng những hoạt động sản xuất hàng hóa, hình thành những hệ số nhất định thể hiện trên thị trường.

Giá trị hàng hóa là một thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực kinh tế, thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ khái niệm này. Sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu giá trị hàng hóa là gì qua bài viết dưới đây nhé!

1. Giá trị hàng hóa là gì? Ví dụ giá trị hàng hóa

Giá trị hàng hóa là sự kết tinh của lao động hao phí của người sản xuất vào bên trong hàng hóa. Đây được xem là một thuộc tính quan trọng của hàng hóa. Giá trị hàng hóa được thực hiện khi hai hàng hóa được trao đổi với nhau.

Thước đo giá trị hàng hóa là gì năm 2024
Giá trị hàng hóa là sự kết tinh của lao động hao phí của người sản xuất vào bên trong hàng hóa (Ảnh minh hoạ)

Để hiểu hơn về giá trị hàng hóa, ta có một ví dụ sau: 1 mét vải = 5kg gạo.

Câu hỏi đặt ra là tại sao vải và thóc là hai loại hàng hóa khác nhau mà lại có thể trao đổi được với nhau theo tỷ lệ 1:5 như vậy? Bởi vì 02 loại hàng hóa này có một điểm chung đều là sản phẩm của lao động, đều là kết tinh của hao phí lao động. Hao phí lao động là cơ sở để đánh giá tỷ lệ trao đổi của 02 loại hàng hóa này, điều này có nghĩa là thời gian lao động để sản xuất ra 1 mét vải bằng với thời gian lao động để sản xuất 5kg gạo nên giá trị hàng hóa của 2 loại sản phẩm này tương đương nhau.

Như vậy, ta có thể kết luận hàng hóa có hao phí lao động càng cao thì giá trị hàng hóa sẽ càng lớn và ngược lại. Ngoài ra, nếu hàng hóa không tạo ra từ hao phí lao động thì hàng hóa đó không có giá trị.

Hao phí lao động bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau từ bên trong lẫn bên ngoài, dẫn đến giá trị hàng hóa cũng sẽ bị ảnh hưởng theo, cụ thể là 3 yếu tố sau đây:

  • Đầu tiên là năng suất lao động: Năng suất lao động là tổng số lượng hàng hóa mà một người sản xuất được trong một khoảng thời gian nhất định. Ưu điểm là khi năng suất lao động càng cao thì số lượng hàng hóa tăng theo. Tuy nhiên, giá trị hàng hóa sẽ bị giảm vì khi sản xuất càng nhiều thì thời gian và công sản xuất bỏ ra càng ít.
  • Yếu tố cường độ lao động: Yếu tố thể hiện mức độ hao phí của người sản xuất khi sản xuất hàng hóa. Giá trị hàng hóa sẽ không đổi bởi cường độ lao động do yếu tố này chỉ ảnh hưởng đến hao phí lao động.
  • Độ phức tạp của hàng hóa: Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến giá trị hàng hóa, hàng hóa có mức độ thi công, sản xuất càng phức tạp thì giá trị hàng hóa càng cao và ngược lại.

2. Đặc trưng của giá trị hàng hóa

Vậy thì đặc trưng của giá trị hàng hóa là gì? Giá trị hàng hóa sẽ có những đặc trưng sau đây:

  • Giá trị là yếu tố thuộc tính chất xã hội của hàng hóa.
  • Giá trị là một phạm trù lịch sử, giá trị chỉ có thể tồn tại khi có sự sản xuất và trao đổi hàng hóa ở những phương thức sản xuất.
  • Giá trị hàng hóa là biểu hiện của quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất với nhau. đó là biểu hiện của quan hệ sản xuất trong xã hội. Trong nền kinh tế dựa trên chủ yếu là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất làm cho quan hệ kinh tế giữa con người trở thành quan hệ giữa vật với vật gây ra sự sùng bái hàng hóa. Còn khi xuất hiện tiền tệ thì sự sùng bái hàng hóa này sẽ bị biến tướng thành sự sùng bái tiền tệ.
  • Giá trị là cơ sở để xác định giá trị trao đổi, giá trị thay đổi kéo theo giá trị trao đổi cũng thay đổi.

3. Các thuộc tính của giá trị hàng hóa

Giá trị hàng hóa có 2 thuộc tính cơ bản gồm: giá trị sử dụng và giá trị trao đổi. Mỗi thuộc tính đều mang đặc trưng riêng.

Giá trị sử dụng

Giá trị sử dụng là những lợi ích, công dụng mà hàng hóa đem lại cho con người khi sử dụng; là khả năng thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người, có thể là trong tiêu dùng cá nhân. Giá trị sử dụng của hàng hóa chỉ được thể hiện ra bên ngoài khi con người sử dụng hoặc tiêu dùng hàng hóa, của cải, chúng cấu thành nên bản chất của mọi của cải không ngoại trừ hình thái xã hội của của cải đó. Ví dụ: giá trị sử dụng của lò vi sóng là hâm nóng, rã đông thực phẩm vì chức năng của nó là hâm nóng và rã đông.

Giá trị sử dụng mang những đặc trưng sau đây:

  • Một hàng hóa không nhất thiết chỉ có một giá trị mà có nhiều giá trị khác nhau.
  • Thuộc tính tự nhiên của vật thể sẽ quyết định giá trị sử dụng hàng hóa, vì vậy đây là một phạm trù vĩnh viễn.
  • Sự phát triển không ngừng của khoa học - kỹ thuật dẫn theo sự đa dạng của hàng hóa ngày càng tăng, vì vậy mà giá trị hàng hóa ngày càng cao.
  • Đây là yếu tố chỉ có thể trở thành hiện thực khi được sử dụng hoặc tiêu dùng.

Giá trị trao đổi

Giá trị trao đổi được hiểu là số hàng hóa hoặc dịch mà ta có thể đổi được từ một loại hàng hóa hoặc dịch vụ khác trên thị trường, đây là quan hệ về số lượng. Có thể hiểu giá trị trao đổi là giá của hàng hóa. Các loại hàng hóa khác nhau có thể trao đổi với nhau là do chúng có chung một thuộc tính là đều là sản phẩm lao động, được tạo ra từ hao phí lao động. Khi ta trao đổi hàng hóa, thực chất là ta đang trao đổi hao phí lao động của hàng hóa đó. Lấy ví dụ như khi trao đổi 1 mét vải với 10kg gạo, thật chất ta đang trao đổi 5 giờ làm ra 1 mét vải với 5 giờ sản xuất ra 10kg gạo.

Đặc trưng của giá trị trao đổi:

  • Giá trị trao đổi là yếu tố mang tính xã hội của hàng hóa
  • Giá trị trao đổi là phạm trù lịch sử vì chỉ khi có sản xuất và trao đổi thì giá trị này mới tồn tại.
  • Giá trị trao đổi có mối quan hệ mật thiết với giá trị sử dụng: cái này thay đổi thì cái kia cũng thay đổi.
  • Giá trị trao đổi biểu hiện quan hệ xã hội, tức là quan hệ giữa những người sản xuất.

Thước đo giá trị hàng hóa là gì năm 2024
Giá trị hàng hóa có 2 thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị trao đổi (Ảnh minh hoạ)

4. Giá trị hàng hóa được tạo ra từ đâu?

Giá trị hàng hóa được hình thành từ nhiều yếu tố khác nhau, cụ thể là những yếu sau đây:

  • Lượng giá trị hàng hóa: Là lượng thời gian và công sức bỏ ra khi sản xuất hàng hóa của người sản xuất. Ví dụ như người thợ A chỉ mất khoảng 3 giờ để dệt 1 mét vải, người thợ B lại mất 5 giờ để hoàn thành 1 mét vải.
  • Lượng giá trị đặc biệt: Là bản nâng cấp của lượng giá trị hàng hóa do lượng giá trị hàng hóa của mỗi người sản xuất là khác nhau tùy theo tay nghề của từng người.
  • Lượng giá trị xã hội: Ngoài dựa vào yếu tố thời gian và công sức trong quá trình sản xuất ra, chúng ta còn phải xét đến trình độ, tay nghề của mỗi người sản xuất. Người sản xuất có kỹ thuật tốt hơn sẽ có lợi thế lớn hơn.
  • Thời gian sản xuất lao động: Thông thường, thời gian sản xuất của một loại hàng hóa sẽ được xác định dựa vào thời gian trung bình sản xuất ra hàng hóa đó của xã hội.

5. Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua đâu?

Nếu thắc mắc biểu hiện của giá trị hàng hóa thì câu trả lời chính là giá trị trao đổi của hàng hóa. Nếu là hàng hóa thì phải có giá trị sử dụng, nhưng không phải vật nào có giá trị sử dụng cũng là hàng hóa. Hàng hóa phải là sản phẩm của lao động được sản xuất và trao đổi, buôn bán, nói cách khác là phải có giá trị trao đổi. Như vậy, giá trị hàng hóa chỉ được thực hiện khi hàng hóa đó có giá trị trao đổi đúng với quan điểm của Kinh tế chính trị Mác:

Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người và dùng để trao đổi với nhau

Khái niệm lượng giá trị hàng hóa là gì?

Trong kinh tế chính trị Marx-Lenin, lượng giá trị của hàng hóa là một đại lượng được đo bằng lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hóa đó, lượng lao động tiêu hao đó được tính bằng thời gian lao động, cụ thể là thời gian lao động xã hội cần thiết.

Giá trị của hàng hóa được đo bằng gì?

Giá trị của hàng hóa được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó trong điều kiện sản xuất trung bình của xã hội. Giá trị là cơ sở và nội dung của giá trị trao đổi, là yếu tố quyết định tỷ lệ trao đổi giữa các loại hàng hóa khác nhau.

Chức năng thước đo giá trị là gì?

- Thước đo giá trị: Tiền tệ được dùng để đo lường giá trị của hàng hóa, dịch vụ. - Phương tiện cất trữ giá trị: Tiền tệ được sử dụng để cất trữ giá trị của hàng hóa, dịch vụ.

Giá trị hàng hóa được hiểu như thế nào?

Khái niệm. Giá trị của hàng hoá là một thuộc tính của hàng hoá, đó chính là lao động hao phí của người sản xuất để sản xuất ra nó đã được kết tinh vào trong hàng hoá. Để hiểu khái niệm này, phải đi từ sự trao đổi và giá trị trao đổi.