Thuốc tẩy giun albendazol trẻ em

Các chuyên gia khuyến cáo, trẻ từ 2 tuổi trở lên cần uống thuốc tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần để loại bỏ giun ký sinh trong đường ruột, bảo vệ sức khỏe. Trên thị trường hiện có các loại thuốc tẩy giun dành cho trẻ rất đa dạng, hầu hết đều dễ sử dụng và an toàn, song cha mẹ cần lựa chọn đúng loại thuốc và sử dụng đúng cách mới đem lại hiệu quả tốt nhất.

1. Tại sao trẻ nhiễm giun đường ruột?

Nhiễm giun đường ruột không phải là tình trạng hiếm gặp ở trẻ nhỏ, song nhiều bậc phụ huynh còn chủ quan khiến bệnh kéo dài, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho trẻ như: sút cân, thiếu dinh dưỡng, đau bụng, thiếu máu, nôn mửa, rối loạn tiêu hóa,…

Trẻ nhiễm giun có triệu chứng cơ thể mệt mỏi, thiếu dinh dưỡng

Trẻ nhiễm giun đường ruột do nuốt phải trứng giun từ nhiều nguồn như:

1.1. Trứng giun sán có trong nguồn nước bị ô nhiễm

Tình trạng nguồn nước nhiễm trứng giun sán thường gặp ở các vùng nông thôn, điều kiện kinh tế và vệ sinh chưa đảm bảo. Việc nuôi trồng sử dụng phân người, phân động vật cũng làm tăng nguy cơ khiến trứng giun xâm nhập vào nguồn nước gây bệnh ở trẻ.

1.2. Trứng giun có trong đất

Trứng giun sán có thể tồn tại trong đất, khi trẻ chơi và tiếp xúc với đất này cũng dễ bị nhiễm giun hoặc trứng giun. Đây cũng là nguyên nhân thường gặp khiến trẻ nông thôn có nguy cơ nhiễm giun sán các loại cao hơn trẻ ở thành phố.

1.3. Trứng giun có trong thực phẩm

Nếu trẻ ăn phải các loại rau củ, thịt, trái cây có nhiễm trứng giun sán chưa được chế biến chín thì chúng hoàn toàn có thể xâm nhập vào cơ thể và ký sinh gây bệnh.

Trẻ có thể nhiễm giun do ăn phải trứng giun có trong thực phẩm

1.4. Trứng giun có trong vật nuôi

Vật nuôi hoàn toàn có thể trở thành vật trung gian khiến trẻ lây nhiễm giun sán.

Với những nguồn lây nhiễm trên, thường xuyên rửa tay sát khuẩn, giữ vệ sinh cơ thể và môi trường tốt, ăn chín uống sôi đảm bảo vệ sinh thực phẩm sẽ giúp ngăn ngừa tốt nguy cơ nhiễm giun sán. Tuy nhiên, việc ngăn ngừa kiểm soát ở trẻ nhỏ còn hạn chế, đối tượng này còn có hệ đường ruột yếu dễ nhiễm bệnh. Vì thế các chuyên gia khuyến cáo, trẻ từ 2 tuổi trở lên nên được uống thuốc tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần.

Nếu trẻ có các triệu chứng nhiễm giun cần cho trẻ dùng thuốc hoặc đưa trẻ đi khám bác sĩ để được xác định nguyên nhân. Các triệu chứng nhiễm giun thường gặp bao gồm: thiếu máu, sút cân, hay đau bụng, nôn, tiêu chảy, cơ thể mệt mỏi và tiêu chảy, đi tiểu thường xuyên,…

2. Các loại thuốc tẩy giun dành cho trẻ an toàn, hiệu quả

Các loại thuốc tẩy giun dành cho trẻ trên thị trường hiện rất đa dạng do nhiều công ty dược phẩm sản xuất và phân phối. Song có thể chia thành các nhóm thuốc tẩy giun chứa hoạt chất cơ bản như sau:

Thuốc tẩy giun Mebendazol được sử dụng phổ biến cho trẻ

2.1. Thuốc tẩy giun Mebendazol

Thuốc tẩy giun này được bào chế dạng viên nén 500mg, có vị ngọt trái cây giúp trẻ dễ uống. Để tẩy giun, trẻ chỉ cần uống một lần duy nhất gồm viên nén định lượng 500 mg vào buổi sáng để đạt hiệu quả tẩy giun tối ưu.

Ngoài ra, thị trường còn có thuốc Mebendazol dạng viên nén 100g cho trẻ nhỏ tuổi hơn, uống trong 3 ngày hoặc dạng dung dịch uống nhưng không phổ biến.

2.2. Thuốc tẩy giun Pyrantel

Một trong các loại thuốc tẩy giun dành cho trẻ phổ biến là Pyrantel, được bào chế dạng viên nén 250mg hoặc 125mg, phù hợp với từng đối tượng trẻ khác nhau. Để tính toán liều dùng phù hợp, cha mẹ cần dựa trên cân nặng của trẻ với lượng tương ứng là 10mg cho mỗi kg cân nặng, trẻ cần uống 1 liều duy nhất để tẩy giun hiệu quả.

2.3. Thuốc tẩy giun Albendazole

Loại thuốc tẩy giun này được sản xuất ở dạng viên nén 400mg uống duy nhất 1 lần, được khuyến cáo nên sử dụng vào buổi sáng.

Các loại thuốc tẩy giun trên có hiệu quả khác nhau với từng loại giun ký sinh khác nhau, do đó bác sĩ sẽ thường cần kiểm tra xác định loại giun trẻ nhiễm phải để chỉ định thích hợp. Với trẻ nhiễm giun đũa, thuốc tẩy giun hiệu quả là Albendazole hoặc Mebendazol.

Lựa chọn thuốc tẩy giun đúng loại trẻ mắc phải

Pyrantel hoặc Praziquantel phù hợp với trẻ nhiễm sán dây, thuốc làm tê liệt và loại ký sinh trùng này sẽ được đẩy ra ngoài cùng phân. Trong trường hợp trẻ nhiễm giun kim, bác sĩ sẽ kê thuốc đặc trị phù hợp. Sau khi uống thuốc tẩy giun, giun sẽ được tiêu diệt và đẩy ra ngoài qua đường phân trong một vài ngày. Để tẩy giun hiệu quả, chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi cho trẻ là rất quan trọng.

3. Một số tác dụng phụ trẻ có thể gặp khi dùng thuốc tẩy giun

Thuốc tẩy giun có hiệu quả cao với trẻ bị nhiễm giun ký sinh đường ruột, ngoài ra khá an toàn với sức khỏe của trẻ. Trẻ sau khi dùng thuốc tẩy giun có thể gặp phải một số tác dụng phụ song đa phần là nhẹ, tự khỏi sau vài ngày như:

  • Đau đầu.

  • Buồn nôn hoặc nôn mửa.

  • Chóng mặt.

  • Rối loạn tiêu hóa.

  • Tiêu chảy, đau bụng.

Tuy nhiên, có những trường hợp cơ thể trẻ mẫn cảm, dị ứng với các thành phần của thuốc gây ra triệu chứng như: ngứa, phát ban, sốt cao, nổi mề đay, co giật,… Trong trường hợp này, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt. Phản ứng dị ứng có thể nguy hiểm với sức khỏe, song nếu được can thiệp sớm thì thường không gây vấn đề nghiêm trọng.

Cẩn thận triệu chứng dị ứng ở trẻ sau khi dùng thuốc tẩy giun

Các loại thuốc tẩy giun dành cho trẻ khác nhau sẽ có hướng dẫn sử dụng cụ thể để đạt hiệu quả tẩy giun tốt nhất. Song hầu hết các thuốc tẩy giun có thể dùng trong hoặc sau bữa ăn, không phải nhịn đói trong thời gian dài nên trẻ vẫn có thể học tập, hoạt động hàng ngày được.

Bên cạnh điều trị bằng các loại thuốc tẩy giun, cần lưu ý thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh bệnh cho trẻ nhỏ và cả gia đình bằng một lối sống an toàn, khỏe mạnh, đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Đừng quên tẩy giun định kỳ cho trẻ trên 2 tuổi mỗi 6 tháng, đưa trẻ đi khám nếu có những dấu hiệu nghi ngờ nhiễm giun.

Hiện nay, nhóm thuốc điều trị bệnh giun sán, đặc biệt là tình trạng nhiễm trùng sán dây tương đối đa dạng, một trong số những thuốc mang lại hiệu quả cao nhất là thuốc Albendazole.

Albendazole là một thuốc điều trị bệnh giun sán, được chỉ định cho các bệnh nhân nhiễm trùng sán dây [như neurocysticercosis và bệnh nang sán].

Thuốc Albendazole sử dụng qua đường uống, sau bữa ăn theo chỉ dẫn của bác sĩ, mỗi ngày uống 1 đến 2 lần. Với người lớn hoặc trẻ em gặp khó khăn khi nuốt toàn bộ viên nén, bệnh nhân có thể nghiền nát hoặc nhai viên thuốc và uống kèm với nhiều nước.

Đối với một số tình trạng nhiễm trùng sán dây [bệnh hydatid khi nhiễm trùng sán dây nhỏ], bác sĩ có thể hướng dẫn bệnh nhân dùng thuốc điều trị giun sán Albendazole theo một chu trình nhất định [ví dụ: uống 2 lần mỗi ngày sau ăn trong 28 ngày liên tiếp, sau đó ngừng thuốc trong 2 tuần]. Lưu ý bệnh nhân cần làm theo hướng dẫn của bác sĩ một cách cẩn thận. Liều lượng thuốc Albendazole tính theo cân nặng, phụ thuốc mức độ nhiễm trùng sán dây và khả năng đáp ứng với thuốc của từng người

Uống thuốc điều trị bệnh giun sán chó không đỡ

XEM THÊM: Sán dây bò trú ngụ trong nhiều món "khoái khẩu"

Bệnh nhân cần uống thuốc Albendazole đều đặn, thường xuyên để đạt hiệu quả cao nhất. Để giúp bệnh nhân ghi nhớ, hãy dùng nó vào cùng thời điểm mỗi ngày. Đối với trường hợp điều trị theo một chu trình, người sử dụng có thể đánh dấu vào lịch về những thời điểm sử dụng hoặc ngưng thuốc Albendazole.

Người bệnh cần tiếp tục dùng thuốc Albendazole theo đúng chỉ định của bác sĩ, không ngưng thuốc ngay cả khi các triệu chứng biến mất. Việc ngừng thuốc điều trị bệnh giun sán Albendazole quá sớm có thể khiến tình trạng nhiễm trùng sán dây trở lại.

XEM THÊM: Uống thuốc điều trị bệnh giun sán chó không đỡ là do đâu?

Một số biện pháp và thuốc điều trị bệnh giun sán khác kèm theo [như kháng viêm corticosteroid, thuốc chống động kinh] có thể sử dụng chung với Albendazole. Khi đó, bệnh nhân cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ về việc sử dụng các nhóm thuốc trên. Một lưu ý khi uống thuốc Albendazole là hạn chế ăn bưởi hoặc uống nước ép bưởi trừ khi bác sĩ hoặc dược sĩ cho phép và phải đảm bảo an toàn. Bưởi có thể làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ của thuốc Albendazole.

Các phản ứng phụ khi sử dụng thuốc Albendazole bao gồm:

  • Buồn nôn, nôn ói;
  • Đau bụng;
  • Đau đầu;
  • Rụng tóc tạm thời.

Nếu bất kỳ tác dụng nào kéo dài hoặc nặng hơn, hãy thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn.

Tình trạng vàng mắt, vàng da có thể là do tác dụng phụ của thuốc Albendazole

Một số tác dụng phụ khác nghiêm trọng hơn bao gồm:

  • Đau đầu dữ dội, kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm;
  • Thay đổi thị lực;
  • Vàng mắt, vàng da;
  • Đau bụng, nặng bụng, nước tiểu sẫm màu;
  • Mệt mỏi bất thường;
  • Dễ xuất hiện bầm tím hoặc chảy máu bất thường;
  • Dấu hiệu nhiễm trùng như đau họng kéo dài, sốt, ớn lạnh...
  • Bất thường liên quan đến thận như thay đổi lượng nước tiểu;
  • Lú lẫn;
  • Cổ cứng;
  • Co giật.

Nếu gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng trên, bệnh nhân cần liên hệ ngay với bác sĩ để được xử trí kịp thời. Thuốc Albendazole có tỷ lệ rất thấp gây ra các phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân phát ban hoặc sưng phù kèm ngứa mặt môi họng, hãy thông báo cho nhân viên y tế càng sớm càng tốt. Bệnh nhân có thể gặp các tác dụng phụ không mong muốn ngoài các dấu hiệu liệt kê ở trên. Khi đó hãy thông báo tình trạng cho bác

Thuốc Albendazole có thể gây ra các tác dụng đến chức năng gan

Khi sử dụng thuốc điều trị bệnh giun sán, bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ về tiền sử dị ứng với Albendazole, các loại thuốc tẩy giun sán benzimidazole khác [như mebendazole] hoặc bất kỳ bệnh dị ứng nào khác. Một số tiền sử bệnh lý cần quan tâm trước khi sử dụng thuốc Albendazole để chữa nhiễm trùng sán dây:

  • Bệnh gan;
  • Các vấn đề về đường mật [như tắc nghẽn đường mật];
  • Rối loạn về tạo máu hoặc bất thường tủy xương.

Thuốc Albendazole có thể gây ra các tác dụng không mong muốn liên quan đến chức năng gan. Sử dụng rượu kèm theo làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề này, do đó nên hạn chế đồ uống có cồn trong khi sử dụng thuốc điều trị bệnh giun sán này.

Cần thông báo cho bác sĩ nếu bệnh nhân đang mang thai hoặc dự định có thai. Người bệnh không nên có thai khi sử dụng thuốc Albendazole. Thuốc chữa nhiễm trùng sán dây này Albendazole có thể gây hại cho thai nhi. Do đó, trước khi bắt đầu điều trị, bác sĩ có thể yêu cầu kiểm tra về khả năng mang thai của bệnh nhân. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần áp dụng các biện pháp ngừa thai đáng tin cậy trong khi sử dụng và ít nhất 3 ngày sau khi ngừng thuốc Albendazole. Đối với phụ nữ có thai, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về những rủi ro có thể xảy ra cho em bé. Thuốc Albendazole có thể đi vào sữa mẹ, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi dùng cho mẹ đang cho con bú.

Bệnh nhân cần xét nghiệm chức năng gan và công thức máu toàn bộ trước khi bắt đầu sử dụng thuốc Albendazole

Tương tác thuốc là yếu tố làm thay đổi hoạt động của thuốc, ảnh hưởng tác dụng chính hoặc tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng. Liệt kê và chia sẻ danh sách tất cả các sản phẩm đang sử dụng [bao gồm thuốc kê đơn, không kê đơn và các sản phẩm thảo dược] với bác sĩ và dược sĩ của bạn. Không bắt đầu, ngừng hoặc thay đổi liều lượng của bất kỳ loại thuốc nào, trong đó có thuốc Albendazole khi bác sĩ chưa chỉ định.

Thuốc Albendazole chỉ được sử dụng cho tình trạng nhiễm trùng sán dây hiện tại của người bệnh. Không tự ý sử dụng cho một bệnh nhiễm trùng khác trừ khi bác sĩ yêu cầu.

Bệnh nhân cần khám và thực hiện một số xét nghiệm [chẳng hạn như xét nghiệm chức năng gan, công thức máu toàn bộ] trước khi bắt đầu và trong quá trình sử dụng thuốc Albendazole. Bệnh nhân cần tái khám định kỳ và thực hiện lại các xét nghiệm để theo dõi tình trạng bệnh và các tác dụng phụ. Nếu người bệnh bỏ lỡ một liều thuốc, hãy dùng nó càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Nếu gần đến thời điểm của liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều tiếp theo lịch trình bình thường. Bảo quản thuốc Albendazole ở điều kiện nhiệt độ phòng, tránh khỏi ánh sáng trực tiếp và độ ẩm cao, tránh xa trẻ em và vật nuôi.

Thuốc Albendazole là một thuốc điều trị bệnh giun sán, được chỉ định cho các bệnh nhân nhiễm trùng sán dây. Để việc sử dụng thuốc hiệu quả, bệnh nhân cần thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám bệnh lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec [áp dụng từ 1/8 - 30/9/2022]. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề