Thuốc thu liễm là gì

Thuốc cố sáp là những bài thuốc gồm các vị thuốc có tác dụng thu liễm như Phù tiểu mạch, Ngũ vị tử, Long cốt, Mẫu lệ có tác dụng cầm mồ hôi; Kim anh tử, Tang phiêu diêu, Sơn thù có tác dụng sáp tinh, cầm tiểu tiện; Khiếm thực, liên nhục, Xích thạch chi, Thạch lựu bì, Ô mai, Kha tử có tác dụng cầm tiêu chảy… Do vậy thường được dùng để chữa các chứng do âm dương khí huyêt hư tổn, chức năng tạng phủ bị rối loạn gây nên. Thực tế trên lâm sàng thường biểu hiện các triệu chứng như mồ hôi ra nhiều [ tự hãn hoặc đạo hãn], bệnh chứng tiêu chảy kiết lỵ kéo dài, di tinh, hoạt tinh, tiểu tiện nhiều lần không tự chu, các chứng bệnh phụ khoa như băng lậu, huyết trắng ra nhiều.

Những chứng bệnh trên thường do khí hư nên trong lúc dùng thường sử dụng kèm các loại bổ khí như Hoàng kỳ, Đảng sâm, Bạchtruật. Những trường hợp chứng thực như sốt do mồ hôi ra nhiều, kiết lỵ cấp tính , tiêu chảy cấp do thấp nhiệt, huyết trắng ra nhiều do thấp nhiệt đều không dùng các bài thuốc cố sáp.

  1. NGỌC BÌNH PHONG TÁN [Thế y đắc hiệu phương]

  • Thành phần bao gồm Hoàng kỳ 24g; Phòng phong 8g; Bạch truật 16g.
  • Cách dùng: Tất cả tán bột mịn, trộn lẫn, mỗi lần uống 8 – 12g, ngày 2 lần. Có thể dùng thuốc thang sắc uống, tùy chứng gia giảm. Tác dụng ích khí kiện tỳ, cố biểu, chỉ hãn.
  • Giải: Bài này chủ trị chứng biểu hư ra mồ hôi, khí hư dễ cảm mạo: Hoàng kỳ dùng liều cao  để ích khí cố biểu là chủ dược; Bạch truật để kiện tỳ; Phòng phong có tác dụng khu phong;
  • Trên lâm sàng: Bài thuốc dùng trị chứng biểu hư dễ cảm mạo đối với người hay bị cảm dùng bài này có thể nâng cao sức khỏe
    • Nếu ngoại cảm, biểu hư sợ gió, ra mồ hôi mạch hoãn gia Quế chi để giải cơ.
    • Nếu ra mồ hôi nhiều gia Mẫu lệ, lá dâu, Ngũ vi tử, ma hoàng căn để tăng cường cố biểu, cầm mồ hôi.
    • Trường hợp viêm mũi mạn tính hoặc do dị ứng gia Thương nhĩ tử, Bạch chỉ để sơ phong khai khiếu.
  1. MẪU LỆ TÁN [Hòa tễ cục phương]
  • Thành phần gồm Mẫu lệ nướng 20 – 40g; ma hoàng căn 12 – 20g; Hoàng kỳ 20 – 40g; Phù tiểu mạch 12 – 20g;
  • Cách dùng: Nguyên phương là dùng thuốc bột thô, sắc với Phù tiểu mạch để uống, có thể dùng thuốc thang sắc uống. Tác dụng Cố biểu, liễm hãn.
  • Giải: Bài thuốc chủ chứng khí hư, tự hãn, ngủ nhiều hơn, cho nên chữa trị dùng bài này ích khí cố biểu, liễm âm chỉ hãn.
    • Mẫu lệ liễm âm tiềm dương chỉ hãn là chủ Dược.
    • Hoàng kỳ ích khí cố biểu.
    • Phù tiểu mạch: liễm âm, chỉ hãn.
    • Ma hoàng căn: chỉ hãn có tác dụng giúp Hoàng kỳ, Mẫu lệ ích khí cố biểu, liễm âm chỉ hãn.
  • Trên lâm sàng: Bài thuốc này thường được dùng trị chứng ra mồ hôi trộm hoặc tự ra mồ hôi, do cơ thể hư yếu.
    • Trường hợp dương hư gia Bạch truật, Phụ tử để trợ dương cố biểu.
    • Trường hợp khí hư gia Đảng sâm, Bạch truật để kiện tỳ ích khí.
    • Nếu âm hư gia Can Đại hoàng, bạch thược để dưỡng âm.
    • Nếu huyết hư gia Thục địa để dướng huyết chỉ hãn.
  • Bài thuốc dùng với những bệnh nhân mắc bệnh nhiễm trùng thời kỳ hồi phục, khí hư ra mồ hôi nhiều hoặc bệnh lao phổi, khí âm hư ra mồ hôi nhiều, có thể dùng cho bệnh nhân nữ sau sinh cơ thể suy yếu, ra mồ hôi và trẻ em suy dinh dưỡng ra mồ hôi trộm.
  1. ĐƯƠNG QUY LỤC HOÀNG THANG [Lam thất bí tàng]

Đương quy

Thục địa

Sinh địa

Hoàng liên

8 – 12g

Hoàng bá

8 – 12g

Hoàng cầm

Hoàng kỳ

16 – 24g

  • Cách dùng: Tán bột mịn, mỗi lần uống 8 – 20g hoặc sắc nước uống, tùy tình hình bệnh gia giảm. Tác dụng là Tư âm thanh nhiệt, cố biểu chỉ hãn.
  • Giải: Bài thuốc chủ yếu trị chứng hư nhiệt ra mồ hôi có tác dụng tư âm thanh nhiệt, chỉ hãn. Đương quy, Sinh thục địa có tác dụng tư âm dưỡng huyết đều là chủ Dược; Hoàng liên, Hoàng bá, Hoàng cầm thanh nhiệt giáng hỏa để giữ âm; Hoàng kỳ để ích khí cố biểu.
  • Ứng dụng trên lâm sàng chủ trị âm hư hỏa vượng, ra mồ hôi. Biểu hiện lâm sàng là sốt, bứt rứt, ra mồ hôi, mặt đỏ, mồm khô, táo bón tiểu đỏ, lưỡi đỏ, mạch sác hoặc tế sác. Bài thuốc có thể gia thêm ma hoàng căn, Phù tiểu mạch tác dụng tốt hơn. Trường hợp sốt chiều, họng khô có thể gia thêm Tri mẫu, Quy bản để tư âm tiềm dương. Bài thuốc có nhiều vị gây nê trện nên thận trọng trong trường hợp tỳ vị hư nhược, chán ăn tiêu lỏng, cần gia giảm cho thích hợp.

Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.

Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!

THUỐC CỐ SÁP Những loại thuốc có tác dụng chủ yếu thu liễm cố sáp gọi là thuốc cố sáp. Thuốc cố sáp thường có vị chua xít, có tác dụng thu liễm, cố sáp, phân biệt sử dụng cho bệnh thể hư tự ra mồ hôi, mồ hôi trộm, phế hư ho lâu suyễn thở, tỳ hư đi lỏng mãi không khỏi, thận hư di tinh, xuất tinh sớm, đái vặt, tiểu són, thổ nục băng lậu lâu ngày khối lượng lớn, mụn nhọt vỡ lâu ngày không kín miệng. Thuốc tác dụng chỉ ho gọi là Hóa đờm chỉ khái, tác dụng cầm máu là lý huyết, chữa nhọt là thuốc dùng ngoài. Khi sử dụng thuốc cố sáp cần chú ý: 1. Đối với người bệnh lâu, thể hư, ngoại tà đã yếu không nên dùng thuốc cố sáp quá sớm, sợ hậu quả không tốt là lưu giữ tà khí lại. 2. Dùng thuốc cố sáp là một biện pháp chữa về ngọ, cần tùm ra nguyên nhân bệnh để phối ngũ với vị thuốc chữa về gốc, gốc ngọ đều chữa để đạt tới khỏi bệnh. Căn cứ vào tính năng thuốc cố sáp, có thể chia thành 3 loại là Liễm hãn, Cố tinh súc niệu, chỉ tả. I/ LOẠI LIỄM HẢN

Cơ thể có bệnh làm cho biểu khí không vững, dễ ra mồ hôi. Mồ hôi là tân dịch của tâm, tâm dương hư thì không lao động hoặc trời nóng, vô cớ mồ hôi ra giọt giọt là tự hãn; tâm âm hư mỗi khi ngủ ra mồ hôi, lúc tỉnh lại thôi là đạo hãn. Nên dùng các vị Phù tiểu mạch, Ngũ vị tử phối hợp với thuốc dưỡng tâm, ích khí để cố biểu liễm hãn.


Mồ hôi ra không phải do thể hư mà do nhân tố khác kiêng dùng thuốc liễm hãn. Mồ hôi ra quá nhiều, xuất hiện mồ hôi lạnh đầm đìa, chân tay giá lạnh, mạch nhỏ muốn tuyệt, nên dùng các vị Nhân sâm, Phụ tử hồi dương cứu thoát, đơn đọc dùng thuốc chỉ hãn không công hiệu. Loại này gồm có 4 vị thông dụng là:

1. PHÙ TIỂU MẠCH Tên khác: lúa mì hạt lép Tên khoa học: Triticum Aestivum Bộ phận dùng : hạt. Tính vị: Vị ngọt tính mát Quy kinh: Vào kinh tâm Hoạt chất: Starch, proteins, carbohydrates, lipids, fiber, enzymes, vitaminsTác dụng: bổ khí và thanh nhiệt, cầm mồ hôi. Liều Dùng: 15 – 30g Chủ trị: Cơ thể yếu biểu hiện như ra mồ hội trộm hoặc vào ban đêm: Dùng Phù tiểu mạch với Mẫu lệ, Hoàng kỳ và Ma hoàng căn trong bài Mẫu Lệ Tán. Chủ trị: Cơ thể yếu biểu hiện như ra mồ hội trộm hoặc vào ban đêm: Dùng Phù tiểu mạch với Mẫu lệ, Hoàng kỳ và Ma hoàng căn trong bài Mẫu Lệ Tán. Liều dùng: 15-30g.

Bào chế: Ngâm vào nước, lựa bỏ những hạt lép, nhẹ rỗng nổi trên mặt nước, phơi khô.

2. NGŨ VỊ TỬ Tên khoa học: Fructus Schisandrae Nguồn gốc: Vị thuốc là quả chín đã phơi hay sấy khô của cây Ngũ vị Bắc [Schisandra chinensis Baill.], họ Ngũ vị [Schisandraceae]. Cây mọc hoang ở các nước phương Bắc, được trồng ở Trung Quốc. Nước ta chưa thấy cây này. Tính vị: Vị chua, tính ôn Quy kinh: Vào kinh tâm, phế, thận Hoạt chất: Verbealin, saonins, gomisin, sesquycarene, vitamin A, C, E, deoxyschizanrin, schzandrol, citral Thành phần hoá học chính: Tinh dầu, acid hữu cơ, vitamin C, đường, chất béo. Dược năng: Bổ can, thận, thu liễm phế khí, chỉ khái, liễm hãn, sáp trường, chỉ huyết Công dụng: Chữa ho, miệng khô, khát nước, mệt mỏi, di tinh, tả lỵ lâu ngày, mồ hôi trộm. Chủ trị: – Trị các chứng ho mạn tính, suyễn – Tác động đến hệ thần kinh trung ương, thần kinh ngoại biên, phế, tim mạch, tác dụng kháng khuẩn, điều trị suy nhược cơ thể. – Trị đổ mồ hôi ban đêm, hay khát nước, sinh tân dịch. – Cầm tiêu chảy do tỳ khí suy yếu, đại tiện sống – An thần, dưỡng tâm mạch, trị hay bị hồi hộp, giật mình Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 2-4g [có thể 12g] dạng thuốc sắc, cồn, bột, viên. Ghi chú: Nam ngũ vị tử là quả cây Nam ngũ vị hay còn gọi là cây Nắm cơm [Kadsura japonica L.], cùng họ Ngũ vị. Cây này ở Trung Quốc và Việt Nam đều có. Ở ta chưa thấy khai thác.

Kiêng kỵ: Tiểu giắt, bí tiểu do thấp nhiệt không dùng

3. LONG CỐT Tên khác: phấn long cốt, hoa long cốt, thổ long cốt. Tên khoa học Os Dracois, [Fossilia Ossis Mastodi], Os Dracois nativus. Long cốt là một vị thuốc do kết quả hoá thạch [hoá đá] của xương một số loài động vật thời cổ đại như voi mamut, tê giác, lợn rừng, v.v… Cho đến nay chúng ta vẫn phải nhập vị thuốc này của Trung Quốc. Tại đây người ta xác định long cốt có thể do nhiều động vật cổ đại khác nhau như loài tê giác Trung Quốc Rhinoceros sinensis Owen hay một loài tê giác khác Rhinoceros indet, loài trâu Bovidae indet v.v… A. Thu hoạch và chế biến Long cốt có thể thu hoạch quanh năm. Khi đào được cần bọc kỹ ngay vì ra khí trời thường dễ tả rời ra. B. Thành phần hoá học Năm 1958, hệ dược của trường đại học Bắc Kinh đã nghiên cứu phân tích loại long cốt tiêu thụ trên thị trường Bắc Kinh thấy có rất nhiều Ca2+, CO23,PO53-, một lượng nhỏ Fe3+, Fe2+, Al3+, Mg2+ và SO42-, cl: Tính vị: Vị ngọt, sáp, tính bình Quy kinh: Vào kinh tâm, can, đởm, thận Hoạt chất: Calcium carbonat, calcium phosphate, Fe, potasium sulfate Dược năng: Trấn kinh, thu liễm, cố sáp, sinh cơ Liều Dùng: 9 – 30g Chủ trị: – Trấn tâm an thần, bình can, tiềm dương, thu sáp, cố thoát, chỉ huyết. Trị hồi hộp lo sợ, mất ngủ, hay quên, chóng mặt, mồ hôi trộm, di tinh, tiểu nhiều, tiêu chảy lâu ngày. – Kinh giản, di tinh, bạch đới, tự đổ mồ hôi, đi tả, đi lỵ, nên nhọt không kín miệng [rửa sạch chỗ đau, tán bột thật nhỏ rắc vào]. – Can thận âm hư kèm can dương vượng biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, mờ mắt hoặc kích thích: dùng Long cốt với Mẫu lệ, Đại giả thạch và Bạch thược trong bài Trấn Can Tức Phong Thang. – Xuất tinh do thận suy: Dùng Long cốt với Mẫu lệ, Sa uyển tử và Khiếm thực. – Hồi hộp và mất ngủ: Dùng Long cốt với Mẫu lệ, Viễn chí và Toan táo nhân. – Khí hư do Thận suy: Dùng Long cốt với Mẫu lệ, Sơn dược và Ô tặc cốt. – Ra mồ hôi trộm và ra mồ hôi ban đêm: Dùng Long cốt với Mẫu lệ và Ngũ vị tử.

Kiêng kỵ: Mồ hôi tự ra, tiêu chảy thuộc về nhiệt uất tích trệ không dùng.

4. MẪU LỆ Vị thuốc: Mẫu Lệ Tên khác: Vỏ con trai [perl] Vỏ hà, vỏ hàu Tên Latin: Concha Ostreae Nguồn gốc: Vỏ khô của nhiều loại Hàu [Ostrea sp.], họ Mẫu lệ [Ostreidae]. Đa số các loài hàu này sống ở các vùng biển ấm. Thành phần hoá học chính: Calci carbonat [80-95%], calci phosphat và sulfat, còn có Mg, Al, Fe. Tính vị: Vị mặn, tính mát Quy kinh: Vào kinh can, thận Hoạt chất: Calcium carbonate, calcium phosphate, calcium sulfate, magnesium, aluminum, ferric oxide Công dụng: Trấn kinh, dưỡng âm, cố tinh, giảm ung, giảm đau, Chữa đau dạ dày, cơ thể suy nhược, băng huyết, chữa mụn nhọt, lở loét. Bột Mẫu lệ nung [Đoạn mẫu lệ] dùng bôi ngoài chữa nụn nhọt mới sưng, chưa thành mủ. Cách dùng, liều lượng: Mẫu lệ khô, khi dùng rửa sạch, làm khô, tán vụn thành bột hoặc nung rồi mới tán bột. Ngày uống 3-6g. Chủ trị: – Chủ trị chứng hồi hộp, lo âu, hay cáu gắt, mất ngủ, nhức đầu, hoa mắt do âm hư dương vượng – Bệnh do sốt giai đoạn cuối kèm âm suy kiệt và kiệt nước gây thiểu dưỡng gân và cơ biểu hiện co thắt hoặc co giật: Dùng Mẫu lệ với Qui bản, A giao, Bạch thược và Miết giáp. – Lao hạch do đàm và hỏa: Dùng Mẫu lệ với Huyền sâm. – Ra mồ hôi tự phát và ra mồ hôi ban đêm do cơ thể suy yếu: Dùng Mẫu lệ với Hoàng kỳ, Ma hoàng căn và Phù tiểu mạch trong bài Mẫu Lệ Tán. – Mộng tinh do thận suy: Dùng Mẫu lệ với Sa uyển tử, Khiếm thực. – Chảy máu tử cung: Dùng Mẫu lệ với Long cốt, Sơn dược và Ngũ vị tử. Kiêng kỵ: – Sốt cao, không có mồ hôi không dùng

– Không dùng chung với các vị: Bối mẫu, Cam thảo, Ngưu tất, Viễn chí, Ma hoàng, Tế tân, Ngô thù du

Lương Y Nguyễn Hùng
Chủ biên Blog Sức Khỏe

Cùng Danh Mục:

Video liên quan

Chủ Đề