Thuốc tiêu sợi huyết là thuốc gì

Vừa qua, Bệnh viện Bãi Cháy đã cứu sống thành công bệnh nhân bị đột quỵ do nhồi máu não nguy kịch bằng phương pháp tiêu sợi huyết mà không để lại bất kì di chứng nào.

Bệnh nhân Nguyễn Tiến G [61 tuổi, Hạ Long, Quảng Ninh] có tiền sử uống rượu nhiều, bị nhồi máu cấp giờ thứ 4, nhập viện trong tình trạng yếu liệt nửa người trái, cơ lực 1/5, nói ngọng, liệt nửa mặt trái. Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ Bệnh viện Bãi Cháy đã nhanh chóng thực hiện cấp cứu ban đầu, kết quả chụp cắt lớp sọ não cho thấy tình trạng nhồi máu não. 

Ngay lập tức, các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn và chỉ định dùng thuốc tiêu sợi huyết  Alteplase  đường tĩnh mạch cho bệnh nhân nhằm làm tan huyết khối. Ngay sau khi tiêm thuốc, chỉ khoảng 3-5 phút, bệnh nhân có dấu hiệu phục hồi tốt, cơ lực cải thiện, tay chân phía nửa người trái có thể cử động được và nói rõ ràng hơn. Sau 3 ngày, bệnh nhân gần như hồi phục sức khỏe hoàn toàn, không còn bị liệt người trái, có thể sinh hoạt, nói chuyện bình thường.


Bác sĩ thăm khám sức khỏe cho bệnh nhân sau sử dụng thuốc Tiêu sợi huyết

“Với các ca nhồi máu não như trường hợp bệnh nhân Nguyễn Tiến G nếu chưa có phương pháp tiêu sợi huyết bệnh nhân có thể tử vong hoặc nếu may mắn sống sót thì phải chịu di chứng nặng nề như liệt nửa người, nói ngọng, méo mồm…gây khó khăn cho sinh hoạt, lao động, thậm chí trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Tuy nhiên áp dụng phương pháp tiêu sợi huyết kịp thời đối với bệnh nhân nhồi máu cấp trong 4,5 giờ đầu không có chống chỉ định sẽ làm tan cục máu đông gây tắc mạch máu não, giúp bệnh nhân thoát khỏi tình trạng nguy kịch và phục hồi sức khỏe nhanh chóng.” - Bác sĩ Nguyễn Lâm – Khoa hồi sức tích cực, Bệnh viện Bãi Cháy cho biết.

Áp dụng phương pháp tiêu sợi huyết từ năm 2012 đến nay, Bệnh viện Bãi Cháy đã cứu sống từ 30-40 bệnh nhân đột quỵ não do nhồi máu cấp mỗi năm. Đây cũng là phương pháp tối ưu giúp hạn chế tối đa di chứng ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hệ vận động, giúp người bệnh nhồi máu não cải thiện các triệu chứng lâm sàng và phục hồi hoàn toàn để trở lại với sinh hoạt bình thường.


Bệnh nhân Nguyễn Tiến G gần phục hồi không để lại di chứng sau điều trị Tiêu sợi huyết

Tuy nhiên, “thời gian” là “chìa khóa” quyết định thành công bởi thuốc tiêu sợi huyết khối đường tĩnh mạch Alteplase có tác dụng tối ưu với bệnh nhân nhồi máu cấp tính trước 3,5h thậm chí 4,5h với một vài trường hợp tính từ lúc khởi phát triệu chứng. Vì vậy, ngay khi xuất hiện các dấu hiệu đột quỵ nhồi máu não như đau đầu, nôn, méo miệng, yếu liệt tay chân, ngôn ngữ bất thường, rối loạn ý thức…cần lập tức đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được điều trị hiệu quả bằng phương pháp tiêu sợi huyết trong thời gian ngắn nhất.

Nhồi máu não là một dạng của tai biến mạch máu não, xảy ra khi một mạch máu bị tắc, nghẽn, gây hoại tử và chết khu vực não không được cung cấp máu, dẫn đến chứng đột quỵ và đột tử. Nhồi máu não phân biệt với xuất huyết não – dạng tai biến mạch máu não khi mạch máu não vỡ ra, máu đột nhiên tràn vào mô não, gây tổn thương, phù não, tụ máu làm gia tăng áp lực lên các mô xung quanh và giết chết tế bào não.

Theo các nghiên cứu y khoa, khoảng trên 50% số bệnh nhân đột quỵ là do nhồi máu não. Đa số ca đột quỵ có nguy cơ tử vong cao hoặc mang di chứng thần kinh, vận động nặng nề kéo dài nếu không được cấp cứu, xử trí kịp thời, đúng cách. Hiện nay, các phương pháp điều trị đã được nghiên cứu và áp dụng ở nhiều cở sở y tế đều hướng đến tái thông mạch máu trong khoảng thời gian ngắn nhất sau khi nhồi máu não. Trong đó, phương pháp tiêu huyết khối được triển khai sâu rộng tại nhiều bệnh viện tuyến trung ương và bệnh viện hàng đầu tuyến tỉnh. Hiệu quả điều trị tối ưu đối với bệnh nhân có thời gian nhồi máu não dưới 3.5 giờ, thậm chí có thể kéo dài tới 4.5 giờ tính từ thời điểm khởi phát bệnh.

Mạc Thảo - Đình Hải

Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba sau các bệnh lý tim mạch và ung thư. Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế. Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới, cứ 6 người thì có 1 người có nguy cơ sẽ bị đột quỵ.

Trên 3.300 người mắc đột quỵ mỗi ngày

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là bệnh lý tổn thương một phần não xảy ra đột ngột do mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc vỡ. Máu mang oxy và chất dinh dưỡng lên nuôi não. Khi thiếu máu nuôi, não sẽ ngưng hoạt động rồi chết đi trong vài giây đến vài phút. Biểu hiện lâm sàng của đột quỵ là liệt nửa người, tê và mất cảm giác nửa người, nói khó hoặc không nói được hoặc hôn mê…

TS. Vũ Đăng Lưu, Phó trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh cho biết: “Đột quỵ não bao gồm chảy máu não và nhồi máu não. Trong đó nhồi máu não chiếm từ 80-85% các trường hợp. Đây là tình trạng bệnh lý thường gặp ở người trên 40 tuổi, phổ biến nhất là những người có tiền sử bệnh lý tiểu đường, tim mạch, huyết áp, hay tăng cholesterol máu, hút thuốc lá... Ở các nước phát triển, đột quỵ não là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế và là nguyên nhân đứng hàng thứ ba gây tử vong, sau bệnh tim mạch và ung thư. Tỷ lệ đột quỵ não được dự báo sẽ tăng lên nhanh chóng và sẽ đạt 1,2 triệu người mắc mới mỗi năm vào năm 2025. Tại Việt Nam, cùng với mức sống của người dân ngày càng được cải thiện, lối sống thay đổi theo hướng giảm vận động, tuổi thọ tăng thì nguy cơ xuất hiện các bệnh lý đột quỵ não, đặc biệt là nhồi máu não cũng gia tăng.

Dấu hiệu nhận biết đột quỵ

Các dấu hiệu nhận biết đột quỵ bao gồm: nói ngọng, liệt mặt [méo miệng], liệt nửa người, đau đầu đột ngột, chóng mặt, mất thị lực đột ngột…Cách đơn giản là yêu cầu người bệnh: CƯỜI – NÓI – CHÀO VÀ QUAN SÁT”.

- Yêu cầu người bệnh cười và quan sát xem khuôn mặt có bị mất cân đối hay không.

- Yêu cầu người bệnh đưa hai tay lên và quan sát xem có tay bên nào bị yếu hoặc liệt không.

- Yêu cầu người bệnh lặp những từ đơn giản và nghe xem giọng nói có bị thay đổi, có méo giọng không?

Nếu thấy người bệnh có những dấu hiệu trên thì lập tức gọi cấp cứu 115 để đưa người bệnh đến bệnh viện. Thời gian vàng để xử trí hiệu quả bệnh đột quỵ là trong vòng 3 tiếng. Lý do phải đưa người bệnh vào viện ngay vì, trường hợp não người bệnh bị thiếu máu, thiếu oxy, hoặc bị chảy máu thì não sẽ bị hoại tử chết đi rất nhanh. Để càng lâu thì phần não bị chết càng lớn, không thể chữa trị phục hồi lại được. Do đó, phải đưa người bệnh vào viện càng nhanh càng tốt để có thể cứu sống kịp thời các phần não chưa chết nhưng đang bị thiếu máu nuôi, đang bị sưng hoặc bị chèn ép. Nếu người bệnh mắc đột quỵ không được đưa đến bệnh viện kịp thời có thể để lại di chứng kéo dài như: hôn mê, liệt nửa người, rối loạn ý thức, rối loạn nuốt, mất ngôn ngữ không thể tự ăn uống, sinh hoạt cá nhân được… mà đòi hỏi người trợ giúp lâu dài.

Tuyệt đối không tự ý điều trị cho người bệnh dù chỉ là bấm huyệt, châm cứu hay đánh gió vì những tác động này vô tình có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Không tự ý dùng thuốc huyết áp, chỉ dùng thuốc hạ huyết áp khi huyết áp > 180/100mmHg [không dùng thuốc hạ huyết áp dạng nhỏ dưới lưỡi].

TS. Mai Duy Tôn, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Đối với đột quỵ thiếu máu não [do tắc mạch máu não], bệnh nhân có thể được xử trí cấp cứu như dùng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch trong 4,5 giờ đầu, nếu bệnh nhân có tắc các động mạch não lớn có thể lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học qua đường động mạch trong 6 giờ đầu. Khi bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não được xử trí cấp cứu có thể giảm tỉ lệ tử vong cũng như tỉ lệ tàn phế.

Thuốc tiêu sợi huyết và lấy huyết khối cơ học – Cứu cánh cho bệnh nhân đột quỵ

TS. Vũ Đăng Lưu, Phó trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Trong điều trị bệnh đột quỵ hiện nay có 2 phương pháp chính được sử dụng thường quy. Phương pháp đầu tiên là điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết qua đường tĩnh mạch. Phương pháp này được thế giới nghiên cứu và công nhận là có hiệu quả từ năm 1995, áp dụng lần đầu tại Việt Nam năm 2007 và tại bệnh viện Bạch Mai từ năm 2009. Tuy nhiên cửa sổ điều trị ngắn nên chỉ áp dụng cho các bệnh nhân đến viện sớm trong vòng 4,5 tiếng đầu sau khởi phát do tắc các mạch máu vừa và nhỏ. Phương pháp thứ hai là điều trị can thiệp qua đường động mạch để lấy huyết khối bằng các dụng cụ cơ học. Đây là kỹ thuật hiện đại có tỷ lệ tái thông cao với cửa sổ điều trị mở rộng thành 6 tiếng với vòng tuần hoàn trước và 12 tiếng với vòng tuần hoàn sau. Có nhiều loại dụng cụ lấy huyết khối cơ học mà gần đây nhất là sự ra đời stent Solitaire vào năm 2010. Cho đến nay, lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học dạng Stent đã được triển khai trong rất nhiều các nghiên cứu - thử nghiệm tại các trung tâm lớn trên thế giới với hiệu quả rõ rệt và được đưa vào qui trình khuyến cáo sử dụng tại các nước phát triển. Ở Việt Nam, kỹ thuật này được áp dụng đầu tiên tại bệnh viện Bạch Mai tháng 5/2012 tại Khoa Chẩn đoán hình ảnh và được báo cáo lần đầu qua hai ca lâm sàng”.

 Trong những năm gần đây, điều trị đột quỵ nhồi máu não cấp đã thay đổi đáng kể. Thuốc tiêu sợi huyết rtPA đã chứng minh có hiệu quả kéo dài thời gian chỉ định tới 4,5 tiếng sau bị nhồi máu não cấp. Tuy nhiên hạn chế chính của dùng thuốc rtPA đường tĩnh mạch là khoảng thời gian được chỉ định rất hẹp, nguy cơ chảy máu não và chảy máu toàn thân, và tái thông khi tắc mạch lớn chỉ đạt từ 13 đến 50%. Các dụng cụ lấy huyết khối dạng Stent hay hút huyết khối đã phát triển làm gia tăng số bệnh nhân được điều trị bằng can thiệp nội mạch. Các nghiên cứu gần đây như ESCAPE, EXTEND, MR CLEAN, SWIFT đã chứng minh hiệu quả khi dùng dụng cụ cơ học lấy huyết khối với tỉ lệ tái thông tốt đạt 72,4%, và hồi phục tốt đạt 53,0%.  Mặc dù đạt tỉ lệ tái thông cao, nhưng có một tỉ lệ bệnh nhân không cải thiện lâm sàng. Các yếu tố ảnh hưởng được đưa ra như sự chậm chễ được can thiệp [cứ 30 phút trì hoãn, thì làm tiến triển lâm sàng xấu đi chiếm 14%], vấn đề chọn lựa bệnh nhân dựa trên hình ảnh giúp cứu sống vùng nhu mô còn có thể hồi phục hay tránh những biến chứng do tổn thương quá rộng. 

Đánh giá về hiệu quả của stent Solitaire trong điều trị lấy huyết khối, GS.TS. Phạm Minh Thông, Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Hiệu quả của stent Solitaire khi so với hệ thống lấy huyết khối Merci được khẳng định là tốt hơn có ý nghĩa thống kê. Theo SWIFT, một nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên với hai nhóm song song, được tiến hành năm 2012 trên 103 bệnh nhân trong đó có 55 trường hợp điều trị bằng Solitaire và 48 trường hợp điều trị bằng Merci. Tỷ lệ tái thông trong nhóm lấy huyết khối bằng Solitaire đạt 83,3%, cao hơn gấp gần 2 lần khi so với tỷ lệ này trong nhóm điều trị bằng Merci, chỉ có 48,1% [p = 0.0002]. Đánh giá phục hồi lâm sàng và tử vong sau 3 tháng, nhóm Solitaire cũng có kết quả khả quan hơn với tỷ lệ phục hồi tốt [mRS ≤ 2] là 58,2% và tử vong là 17,2% so với kết quả này trong nhóm Merci tương ứng là 33,3% và 38,2%. Nghiên cứu SWIFT đã cho thấy lấy huyết khối bằng stent Solitaire có tỷ lệ phục hồi lâm sàng tốt cao hơn 1,7 lần và giảm tỷ lệ tử vong gần 55% so với điều trị bằng Merci.

GS. TS. Phạm Minh Thông phát biểu trong Hội thảo khoa học chuyên đề “Điều trị bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cấp”

Đến thời điểm hiện tại, lấy huyết khối bằng dụng cụ dạng Stent [Solitaire, Trevor..] và sử dụng ống thông siêu mềm lòng rộng để hút trực tiếp đã đang được sử dụng rộng rộng rãi tại bệnh viện Bạch Mai, BV TƯ Quân đội 108, BV Nhân dân 115 [thành phố Hồ Chí Minh] và một số bệnh viện lớn khác với kết quả khả quan.

Bài: Đỗ Hằng

Page 2

Bất ngờ bị viêm cơ tim khiến Nguyễn Thị Thúy [25 tuổi, ở Gia Lộc, Hải Dương] phải vào viện cấp cứu trong tình cảnh hết sức nguy kịch. Hoàn cảnh gia đình khó khăn mà chi phí chữa bệnh lại tốn kém, những tưởng em sẽ không vượt qua được. Nhưng điều kì diệu đã đến, em đã được cứu sống nhờ sự tận tâm của các thầy thuốc Khoa Hồi sức tích cực, sự quyết tâm của gia đình và sự chung tay của cộng đồng thông qua phòng CTXH - Bệnh viện Bạch Mai.

Bệnh nhân Thúy trong những ngày nguy kịch, một mình em phải sử dụng nhiều máy móc hỗ trợ

“Cứu người như cứu hỏa”

Chồng của Thúy, anh Nguyễn Đình Quân bàng hoàng kể lại: “Vợ em mới sinh cháu được 5 tháng, bỗng nhiên có dấu hiệu khó thở, tức ngực và buồn nôn. Em đưa vợ đi khám nhưng không phát hiện ra bệnh gì, bản thân em cũng nghĩ là do trời nắng nóng nên nhà em mệt. Cho đến buổi trưa hôm 8/6/2016, khi cả nhà đang nghỉ ngơi thì vợ em lên cơn co giật, tím tái toàn thân, đến bệnh viện Bạch Mai cấp cứu được bác sĩ cho biết vợ em bị viêm cơ tim cấp”.

Về ca bệnh này, bác sĩ Phạm Thế Thạch - Khoa Hồi sức tích cực, BV Bạch Mai chia sẻ: “BN Thúy được chẩn đoán bị viêm cơ tim phải sử dụng đến phương pháp tim phổi nhân tạo [ECMO] với chi phí lên đến gần 200 triệu/ tuần. Hoàn cảnh của bệnh nhân lại hết sức khó khăn. Với tinh thần “còn nước còn tát”, “cứu người như cứu hỏa”, gia đình không đủ tiền để đóng viện phí trong tình huống bệnh nhân có thể tử vong sau vài giờ nếu không được can thiệp kịp thời, bác sĩ của khoa đã phải đứng ra để bảo lãnh với hãng cho bệnh nhân được mua thiết bị để thực hiện kỹ thuật này. “Phải cứu người trước đã, còn tiền nong tính sau”, bác sĩ Thạch nhấn mạnh.

Về phần anh Quân cũng cho biết, “Không thể trăm sự nhờ bác sĩ được, Bệnh viện đã hết lòng cứu chữa, gia đình cũng phải nỗ lực đi hỏi vay tiền khắp mọi nơi. Vợ chồng làm công nhân ở quê với đồng lương 4 triệu/tháng, tất cả vốn liếng từ lúc cưới đến giờ được 20 triệu đều mang nộp viện phí cả nhưng không thấm vào đâu bởi số tiền chữa cho vợ đã lên đến hàng trăm triệu đồng rồi.

Kiệt quệ và bất lực, anh lại càng như ngồi trên đống lửa bởi con ở nhà ốm vì quấy khóc nhớ mẹ nhiều. Anh bảo bình thường con vẫn được ti mẹ, giờ phải dứt ra đột ngột như vậy, con lại không thấy mẹ đâu nên nó khóc ra rả cả ngày. Càng nghĩ anh lại càng thấy điên đầu vì bế tắc, vợ còn cơ hội sống mà phải tước đi vì không còn tiền nữa anh bảo điều này còn đau hơn là bắt anh phải chết, nhưng phải làm sao…làm thế nào anh cũng không biết nữa.

 Trở về từ cõi chết

Thương cảm trước hoàn cảnh của anh chị, với trách nhiệm của những người “Nối vòng tay, trao yêu thương” Phòng Công tác xã hội - Bệnh viện Bạch Mai đã đến với vợ chồng Thúy và chính thức phát đi lời kêu gọi ủng hộ cho bệnh nhân Nguyễn Thị Thúy từ ngày 15/6/2016. Với sự chung tay giúp sức của các cơ quan báo đài, sự ủng hộ của các nhà hảo tâm, tính đến thời điểm bệnh nhân ra viện [ngày 29/6/2016], tổng số tiền ủng hộ Thúy đã lên tới 177.000.000 đồng [một trăm bảy mươi bảy triệu đồng chẵn: Chương trình Tiếp sức Hồi sinh 25 triệu đồng; Tập đoàn Vingroup 10 triệu đồng; Một nhà hảo tâm ở Hải Phòng 10 triệu đồng; Bạn đọc báo Dân trí 132 triệu đồng]. Rất may mắn là bệnh nhân Thúy có BHYT nên được thanh toán tới 80% viện phí [tương đương 280 triệu đồng]. Số tiền bệnh nhân phải thanh toán chỉ còn 73 triệu đồng, cộng với hai quả tim nhân tạo giá khoảng 160 triệu đồng. Do đó, số tiền được các nhà hảo tâm ủng hộ không chỉ giúp gia đình thanh toán chi phí điều trị mà còn là nguồn động lực vô cùng lớn lao để vợ chồng Thúy vượt qua thời điểm khó khăn nhất của cuộc đời.

Nhớ lại lúc đưa vợ vào viện trong cơn thập tử nhất sinh, anh Quân nghẹn ngào chia sẻ: Khi nghe các bác sỹ nói tình trạng của vợ 10 phần chỉ còn 1, mọi thứ xung quanh em như sụp đổ. Hôm nay vợ em được sống, khỏe mạnh trở về với 2 bố con, không biết nói gì hơn bằng tất cả tấm lòng của mình, em xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy thuốc của Khoa HSTC, các tấm lòng của các nhà hảo tâm cùng toàn thể các anh chị của phòng Công tác xã hội đã không quản ngại khó khăn, bằng tất cả tấm lòng và lương y của người thầy thuốc để cứu chữa và giúp đỡ cho vợ chồng em. Bố mẹ đã sinh ra vợ em nhưng mạng sống của vợ em đã được các bác sỹ và mọi người mang lại.

Nụ cười tươi rói của bệnh nhân Thúy trong ngày ra viện

Bệnh nhân Thúy và mẹ trong ngày ra viện 

Mừng vui vì Thúy đã sống lại, em nở nụ cười thật tươi nói lời cám ơn cho dù vẫn còn phải nằm nghỉ trên giường. “Con còn nhỏ quá chưa biết gì nhưng thấy mẹ được trở về cháu vui lắm. Thằng bé cứ dụi mặt vào ngực mẹ đòi bú nhưng mà em hết sữa rồi nên giờ hoàn toàn cho cháu ăn ngoài. Nhìn con thế thì tội lắm nhưng em được sống lại, được trở về với con là em mừng lắm rồi. Em xin cảm ơn các thầy thuốc của Bệnh viện Bạch Mai, các anh chị phòng CTXH và các nhà hảo tâm gần xa đã cho em được sống thêm 1 lần nữa”- Thúy giãi bày nỗi lòng của mình.

M.Thanh

Page 3

Thông tin về lịch sinh hoạt khoa học, các hội nghị, hội thảo chuyên đề được tổ chức tại Bệnh viện Bạch Mai

Chi tiết Tin hoạt động Bệnh viện Được viết: 25 Tháng 3 2022 Lượt xem: 34

Trong những năm qua, công tác tư vấn hỗ trợ việc làm cho sinh viên luôn được Nhà trường quan tâm và chú trọng. Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi tư vấn việc làm cho sinh viên tạo cơ hội tiếp xúc giữa các nhà tuyển dụng với sinh viên. Ngoài ra, các thông tin tuyển dụng do các nhà tuyển dụng gửi đến trường luôn được Nhà trường thông báo tới các em sinh

Xem tiếp...

Chi tiết Tin hoạt động Bệnh viện Được viết: 25 Tháng 3 2022 Lượt xem: 28

Nói đến tháng 3 là lại gợi cho ta hình ảnh về những bóng tình nguyện, màu xanh của sức sống, tuổi trẻ đầy hoài bão, những khát khao cống hiến. Phát huy tinh thần “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh [26/3/1931-26/3/2022] và hưởng ứng tháng thanh niên năm

Xem tiếp...

Chi tiết Tin hoạt động Bệnh viện Được viết: 24 Tháng 3 2022 Lượt xem: 155

Ngày 24/3/2022, Bệnh viện Bạch Mai tổ chức Lễ cắt băng khánh thành quầy thông tin chỉ dẫn phục vụ người bệnh và người nhà khi đến khám chữa bệnh tại Bệnh viện. Tham dự cắt băng có PGS.TS. Đào Xuân Cơ - Phó giám đốc phụ trách điều hành bệnh viện; đ/c Vũ Văn Hồng - Phó giám đốc phụ trách tài chính; TS. Đỗ Văn Thành - Phó bí thư phụ trách Đảng ủy bệnh viện; TS. Đoàn Thu Trà

Xem tiếp...

Chi tiết Tin hoạt động Bệnh viện Được viết: 09 Tháng 3 2022 Lượt xem: 1739

* Khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu phục vụ khám cho mọi đối tượng [từ 16 tuổi trở lên]:- Mệt mỏi, sức khỏe có dấu hiệu bất thường cần đi khám.- Công việc bận rộn, bạn cần sắp xếp lịch để chủ động- Hậu Covid khiến bạn đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, hụt hơi, đau mỏi tứ chi… và cần đi khám. Nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và giảm thời gian chờ đợi của nhân dân, Khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu triển khai đặt lịch

Xem tiếp...

Chi tiết Tin hoạt động Bệnh viện Được viết: 07 Tháng 3 2022 Lượt xem: 753

Ngày 7/3/2022, Lễ Công bố quyết định bổ nhiệm Phó giám đốc phụ trách kinh tế Bệnh viện Bạch Mai đã diễn ra tại Hội trường Nhà P, Bệnh viện Bạch Mai. Tham dự buổi lễ, về phía Bộ Y tế có PGS.TS. Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế; TS. Nguyễn Hồng Sơn, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ; Về phía Kiểm toán Nhà nước có đ/c Vũ Đức Họa, Phó tổng Kiểm toán Nhà nước; Về phía Bệnh viện Bạch Mai có TS. Dương Đức Hùng

Xem tiếp...

Chi tiết Tin hoạt động Bệnh viện Được viết: 25 Tháng 2 2022 Lượt xem: 870

Sáng ngày 25/2/2022, trong không khí phấn khởi mừng ngày thành lập Đảng [03/02], mừng xuân mới Nhâm Dần, mừng kỷ niệm 111 năm thành lập, Bệnh viện Bạch Mai long trọng tổ chức Lễ Mít tinh kỷ niệm 67 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam [27/02/1955 – 27/02/2022], ngày hội truyền thống thiêng liêng của Ngành y tế.Tới tham dự buổi lễ có đồng chí Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động

Xem tiếp...

Chi tiết Tin hoạt động Bệnh viện Được viết: 05 Tháng 2 2022 Lượt xem: 790

Trước thời khắc giao thừa của năm Nhâm Dần 2022, đoàn công tác gồm các lãnh đạo chủ chốt của Bệnh viện Bạch Mai do PGS.TS Đào Xuân Cơ - Phó giám đốc phụ trách điều hành Bệnh viện làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc Tết kíp trực.Thăm và chúc Tết kíp trực của Trung tâm Cấp cứu A9, PGS.TS Đào Xuân Cơ biểu dương tinh thần hết lòng vì người bệnh của các

Xem tiếp...

Chi tiết Tin hoạt động Bệnh viện Được viết: 28 Tháng 1 2022 Lượt xem: 729

“Sau một tháng trực tiếp hỗ trợ, cầm tay chỉ việc cho nhân viên y tế quận Đống Đa, thời gian tới Bệnh viện Bạch Mai sẽ tăng cường hỗ trợ trong phân tuyến, chuyển tuyến, hội chẩn, đào tạo cho tầng 2, tầng 3 của Đống Đa”.Đó là kết luận của PGS.TS Đào Xuân Cơ - Phó Giám đốc phụ trách Bệnh viện Bạch Mai trong buổi làm việc với lãnh đạo Sở y tế Hà Nội, Quận Đống Đa, các Bệnh viện tầng 2, tầng 3 của Đống Đa vào

Xem tiếp...

Chi tiết Tin hoạt động Bệnh viện Được viết: 21 Tháng 1 2022 Lượt xem: 672

Chiều ngày 20/1/2022, Văn phòng Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản [JICA] tại Việt Nam tổ chức Lễ trao trao tặng Bằng khen của Chủ tịch JICA năm 2021 cho Bệnh viện Bạch Mai vì những đóng góp trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.Lễ trao trao tặng Bằng khen của Chủ tịch JICA năm 2021 cho Bệnh viện Bạch Mai Tại lễ trao tặng, Trưởng đại diện JICA tại Việt Nam, ông Shimizu Akira gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Lãnh đạo cùng tập thể đội ngũ nhân

Xem tiếp...

Chi tiết Tin hoạt động Bệnh viện Được viết: 13 Tháng 1 2022 Lượt xem: 851

Sáng ngày 13/1/2022, trong không khí cả nước tưng bừng thi đua “Mừng Đảng, Mừng Xuân Nhâm Dần 2022”, Bệnh viện Bạch Mai tổ chức Hội nghị cán bộ viên chức để tổng kết những kết quả hoạt động Bệnh viện đạt được trong năm 2021 và đề ra phương hướng hoạt động, giải pháp xây dựng Bệnh viện trong năm 2022.Tham dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Phạm Thị Thanh Thủy - Phó Chủ tịch Công đoàn ngành y tế Việt Nam. Về

Xem tiếp...

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề