Thuốc tránh thai có giảm đau bụng kinh không

Em thấy khác lạ vì trước kỳ kinh đến rất nhẹ nhàng, không có cảm giác đau gì cả. Tháng 5/2014, em uống một viên ngừa thai khẩn cấp. Em chưa có chồng và việc uống thuốc là một sự cố khi em và bạn trai không quan hệ nhưng có đụng chạm bên ngoài và lo có thai. Một tuần sau khi uống thuốc, em có kinh và tháng sau bị trễ. Tháng tiếp đó, em uống một viên thuốc nữa và không uống viên thứ hai trong liều, do em lo bị ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này. Từ đó, em không uống thêm lần nào nữa. Kể từ sau đó em hay bị đau bụng kinh dữ dội. Em không biết đó có phải nguyên nhân không. Em có nên đi đến bác sĩ khám không hay việc đau bụng như vậy là chuyện bình thường ạ? [Mai Nhi]

Ảnh minh họa: Post.jagran.com.

Trả lời

Em thân mến,

Trước hết, tôi muốn khẳng định với em là thuốc tránh thai khẩn cấp không gây vô sinh. Nếu loại thuốc tránh thai khẩn cấp mà em uống có tên là Postinor thì bản chất của nó là một loại nội tiết tố nữ có tên là progesterone với hàm lượng cao. Đây chính là nội tiết tố được cơ thể người phụ nữ tiết ra để duy trì thai nghén nên nó không gây vô sinh. Tuy vậy sau khi uống viên tránh thai khẩn cấp em có thể gặp một số tác dụng phụ như ra máu không đúng chu kỳ, rối loạn chu kỳ kinh. Chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh uống thuốc tránh thai khẩn cấp gây đau bụng kinh. Hơn nữa, thuốc tránh thai khẩn cấp chỉ tồn tại trong cơ thể một thời gian ngắn, khi nó bị đào thải hết sẽ không còn có tác dụng tích cực cũng như tác dụng không mong muốn nữa.

Để chữa chứng đau bụng kinh, em có thể dùng bình chườm, chai đựng nước nóng đặt vào vùng bụng dưới [nhớ là đừng để bị bỏng nhé]; Hoặc em có thể dùng những loại thuốc giảm đau thông thường như paracetamol hay Ibuprofen [thuốc hay dùng khi đau đầu, cảm cúm] cũng rất hiệu quả. Lâu dài hơn, vừa để điều hòa kinh nguyệt đồng thời chữa chứng đau bụng kinh, em có thể dùng các loại thuốc đông y như cao ích mẫu hay hoàn điều kinh bổ huyết. Em nên chọn một môn thể dục phù hợp và luyện tập hàng ngày, đây là phương pháp lâu dài và rất hiệu quả em ạ.Trong các biện pháp tránh thai thì viên tránh thai phối hợp uống hàng ngày cũng có tác dụng điều hòa vòng kinh và làm giảm đau bụng kinh nếu em muốn áp dụng.

Nếu áp dụng những giải pháp trên vài ba tháng mà không thấy có hiệu quả thì em nên đi khám để tìm hiểu nguyên nhân và có điều trị phù hợp em nhé.

Chúc em khỏe và hạnh phúc.

Thạc sĩ, bác sĩ Phan Bích Thủy
Chuyên gia về Đào tạo và Dịch vụ Sức khỏe Sinh sản của Tổ chức Concept Foundation

Đau bụng kinh là hiện tượng thường gặp mỗi khi chị em phụ nữ chuẩn bị hoặc trong kỳ kinh nguyệt. Mặc dù đa phần tình trạng đau bụng kinh không nguy hiểm song ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, sinh hoạt và công việc của người bệnh. Đôi khi cơn đau nghiêm trọng khiến người bệnh phải tìm đến các thuốc giảm đau. Vậy các loại thuốc làm giảm đau bụng kinh tác dụng như thế nào, hiệu quả và rủi ro ra sao?

1. Cơn đau bụng kinh như thế nào nên dùng thuốc?

Chị em phụ nữ khi đến ngày “đèn đỏ” sẽ xuất hiện cơn đau bụng kinh cùng nhiều triệu chứng khó chịu khác ở mức độ khác nhau. Có những người hoàn toàn không đau hoặc chỉ bị đau, căng tức nhẹ vùng bụng dưới khi đến chu kỳ. Song cũng có những người cơn đau bụng kinh vô cùng dữ dội, khiến người bệnh không thể sinh hoạt và làm việc bình thường.

Đau bụng kinh nghiêm trọng khiến nhiều chị em phụ nữ tìm đến thuốc giảm đau

Khi những cơn đau bụng kinh nghiêm trọng, vượt quá giới hạn chịu đựng hoặc ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, công việc thì sử dụng thuốc giảm đau là cần thiết.

Đau bụng kinh nghiêm trọng thường xuất hiện ở bé gái tuổi dậy thì hoặc phụ nữ tiền mãn kinh do nội tiết tố trong cơ thể chưa ổn định. Đa phần trường hợp đau bụng kinh sinh lý này không nghiêm trọng, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và có thể hoàn toàn biến mất sau 1 thời gian, và chị em phụ nữ có thể chịu đựng hoặc đáp ứng tốt với các thuốc giảm đau.

Song đau bụng nghiêm trọng trong chu kỳ kinh nguyệt có thể do các bệnh lý phụ khoa như: lạc nội mạc tử cung, viêm vùng chậu, u nang buồng trứng,… Lúc này, thuốc giảm đau có thể không có tác dụng hoặc tác dụng không hiệu quả, bệnh nhân cần đi khám và điều trị bệnh lý phụ khoa. Sau đó, cơn đau mới được cải thiện tốt.

Đau bụng kinh nặng có thể do bệnh lý phụ khoa

2. Các loại thuốc làm giảm đau bụng kinh phổ biến thường dùng

Có 4 nhóm thuốc giảm đau bụng kinh chính được các y bác sĩ lựa chọn và chỉ định sử dụng:

2.1. Thuốc giảm đau đơn thuần

Bản chất cơn đau bụng kinh là sự co thắt đột ngột của tử cung trong kỳ kinh nguyệt để đẩy máu và các niêm mạc tử cung “già” bong ra ngoài. Vì thế, thuốc giảm đau đơn thuần cũng có tác dụng tốt, giúp làm dịu cơn đau và khó chịu gặp phải.

Trong đó, Paracetamol là thuốc giảm đau thường dùng nhất, hiệu quả với những bệnh nhân đau không quá nghiêm trọng và không thể sử dụng thuốc giảm đau NSAIDS. Những bệnh nhân thường bị buồn nôn, sức khỏe dạ dày không tốt cũng thường được chỉ định dùng thuốc giảm đau Paracetamol này.

Có thể sử dụng phối hợp Paracetamol với Cafein để tăng hiệu quả giảm đau, tuy nhiên cần có chỉ định của bác sĩ.

2.2. Thuốc kháng viêm NSAIDs

NSAIDs là một trong những nhóm thuốc đầu tiên được sử dụng để giảm đau bụng kinh. Thuốc tác dụng làm giảm tiết Prostaglandin - chất trung gian kích thích tử cung co bóp trong kỳ kinh nguyệt gây đau bụng kinh. Vì thế, thuốc có hiệu quả cao với liều dùng thấp nhưng nhược điểm là dễ gây kích thích dạ dày và dễ gây dị ứng với người có cơ địa mẫn cảm.

Thuốc kháng viêm NSAIDs có tác dụng giảm đau bụng kinh nhanh

Thuốc kháng viêm NSAIDs thường dùng để giảm đau bụng kinh gồm: Naproxen, Ibuprofen, Diclofenac, Acid mefenamic,… Để đạt hiệu quả giảm đau tốt nhất, nên uống thuốc NSAIDs chủ động trước khi hành kinh từ 1 - 2 ngày hoặc khi cơn đau đầu tiên xuất hiện.

Để giảm kích thích đường tiêu hóa, nên uống thuốc NSAIDs trong hoặc ngay sau bữa ăn. Những người bị nhạy cảm với Aspirin nên cẩn trọng khi sử dụng thuốc NSAIDs, ngoài ra bệnh nhân viêm loét dạ dày cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ về tác hại của thuốc.

2.3. Thuốc chống co thắt

Do đau bụng kinh xuất hiện từ những cơn co thắt tử cung đột ngột nên các thuốc chống co thắt có tác dụng giảm đau tốt, thường dùng như:

  • Hyoscine: tác dụng nhanh làm giảm cơn quặn thắt do đau bụng kinh, nhưng có thể gây một vài tác dụng phụ như: khô miệng, táo bón, giảm tầm nhìn,… Ngoài ra, thuốc có thể gây dị ứng hoặc phản ứng chéo với 1 số thuốc điều trị nên cần có chỉ định của bác sĩ.

  • Alverin: thuốc có tác dụng ức chế cơn co thắt nên cũng có hiệu quả giảm đau bụng kinh, không sử dụng cho bệnh nhân huyết áp thấp.

2.4. Thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai là thuốc bổ sung hormone sinh dục nữ, vì thế nó cũng có tác dụng giữ ổn định nội tiết tố trong cơ thể, giảm kích thích niêm mạc tử cung đột ngột và từ đó giảm đau bụng kinh hiệu quả với khoảng 90% trường hợp.

Thuốc tránh thai bổ sung hormone, cân bằng nội tiết tố và giúp giảm đau bụng kinh

Tuy nhiên, thuốc tránh thai nếu dùng lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần như: đau ngực, đau đầu, thay đổi tâm trạng, buồn nôn,…

3. Lưu ý gì khi dùng các loại thuốc làm giảm đau bụng kinh?

Mặc dù có tác dụng giảm đau bụng kinh nhanh, có thể sử dụng cho mỗi lần đến chu kỳ kinh nguyệt song những nhóm thuốc giảm đau trên đều gây tác dụng phụ nhất định đến sức khỏe. Nếu lạm dụng, sức khỏe sinh sản sau này của người phụ nữ sẽ bị ảnh hưởng nên cần dùng khi thực sự cần thiết với chỉ định từ bác sĩ.

Các chuyên gia sức khỏe cho biết, nếu sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh, nên lưu ý bổ sung thêm dinh dưỡng như: Vitamin, chất khoáng, canxi, sắt,… Đồng thời, chị em nên uống nhiều nước để điều hòa cơ thể, tắm nước ấm hoặc chườm nóng vùng bụng để giảm cơn co thắt.

Trong những ngày kinh nguyệt này, không chỉ cơn đau bụng khó chịu mà sức khỏe thể chất và tinh thần của chị em phụ nữ cũng bị ảnh hưởng. Hãy dành thời gian nhiều hơn để nghỉ ngơi và thư giãn, nên ngủ đủ giấc trước 11 giờ.

Nếu dùng thuốc giảm đau bụng kinh một thời gian thấy thuốc không còn tác dụng hoặc xuất hiện triệu chứng bất thường khác, hãy sớm tới cơ sở y tế khám. Có thể nguyên nhân gây ra những cơn đau này là bệnh lý như: u xơ tử cung, viêm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung,… cần điều trị sớm để duy trì chức năng sinh sản.

Nếu dùng thuốc giảm đau không đỡ, hãy đi khám bệnh viện để tìm nguyên nhân

Các loại thuốc làm giảm đau bụng kinh là cách giảm đau nhanh và hiệu quả, song cải thiện sức khỏe từ bên trong cùng với các biện pháp chăm sóc, giảm đau tự nhiên nên được ưu tiên.

Chắc chắn các chị em phụ nữ đã không ít lần gặp phải tình trạng đau bụng kinh khi chuẩn bị hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt. Mức độ đau trong ngày “đèn đỏ” này ở mỗi chị em phụ nữ là khác nhau tùy vào cơ địa và tình trạng sức khỏe. Nhiều người bị đau bụng kinh vô cùng nghiêm trọng, khiến họ không thể vận động hay làm việc trong nhiều ngày. Với các chị em này, thường bác sĩ sẽ chỉ định giảm đau bụng kinh bằng thuốc.

1. Nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh

Đau bụng kinh xuất phát từ những nguyên nhân tự nhiên của cơ thể, gồm 2 nhóm sau:

1.1. Đau bụng kinh nguyên phát

Đây là tình trạng đau bụng kinh sinh lý, không xác định được chính xác nguyên nhân và là dạng thường gặp nhất. Ở mỗi người phụ nữ, mức độ đau bụng kinh nguyên phát là khác nhau, hơn nữa cũng không giống nhau ở những kỳ kinh.

Đau bụng kinh ở mỗi chị em phụ nữ sẽ khác nhau

Có những người hoàn toàn không xuất hiện triệu chứng đau hoặc cơn đau không nghiêm trọng nên có thể chịu đựng trong thời gian một vài ngày, hết chu kỳ kinh là hết đau. Song đau bụng kinh nguyên phát có thể rất nghiêm trọng, khiến chị em phải tìm đến biện pháp hỗ trợ, trong đó có uống thuốc giảm đau.

Với đau bụng kinh nguyên phát, thuốc tránh thai dạng uống hoặc thuốc kháng viêm không steroid thường được chỉ định để kiểm soát cơn đau.

1.2. Đau bụng kinh thứ phát

Đau bụng kinh thứ phát không phải là vấn đề sinh lý, nguyên nhân thường xuất phát từ các bệnh lý liên quan như: u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung,… Những bệnh lý này thường gây cơn đau nghiêm trọng, kéo dài ở cả kỳ kinh nguyệt lẫn bình thường song những thay đổi của thời kỳ này khiến mức độ đau nặng hơn.

Đau bụng kinh do bệnh lý thường nghiêm trọng hơn

Với đau bụng kinh thứ phát, để điều trị giảm đau triệt để, cần tìm ra chính xác nguyên nhân bệnh lý. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị hoặc can thiệp y tế để cải thiện cơn đau cùng các triệu chứng bệnh liên quan. Thuốc giảm đau cũng có thể sử dụng trong trường hợp này song không nên lạm dụng, nên dùng theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe mà vẫn đem lại cảm giác thoải mái hơn trong những ngày này.

Phụ nữ có thể đồng thời bị đau bụng kinh nguyên phát và thứ phát, khiến cơn đau nghiêm trọng hơn. Cần đến khám phụ khoa để tìm ra chính xác nguyên nhân và được tư vấn biện pháp khắc phục hiệu quả, không gây hại cho sức khỏe cũng như khả năng sinh sản.

2. Có nên giảm đau bụng kinh bằng thuốc?

Mức độ cơn đau bụng kinh ở mỗi người phụ nữ là khác nhau, nếu ở mức độ nhẹ thì chị em có thể cố gắng chịu đựng. Đồng thời, áp dụng các biện pháp giảm đau không dùng thuốc cũng có hiệu quả, giảm cảm giác đau và khó chịu ở bụng. Nhưng nếu đau bụng kinh, liên tục, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt thì cần thiết phải điều trị.

Có thể giảm đau bụng kinh bằng nhiều loại thuốc

Sử dụng thuốc giảm đau sẽ có tác dụng nhanh chóng, giúp chị em phụ nữ giảm bớt khó chịu, chịu đựng được cơn đau để sinh hoạt, làm việc bình thường. Song không nên lạm dụng thuốc giảm đau hoặc dùng không đúng liều, nó có thể gây hại cho dạ dày và sức khỏe. Nếu nguyên nhân đau bụng kinh là do bệnh lý, cần xác định chính xác bệnh và điều trị.

Tác dụng giảm đau của thuốc chống đau bụng kinh thường nhanh nhưng không kéo dài, bệnh nhân có thể phải uống duy trì trong thời gian vài ngày. Cơ chế giảm đau của những thuốc này là làm giãn cơ tử cung, khi đó co thắt tử cung sinh lý sẽ giảm xuống, cơn đau cũng không còn nghiêm trọng. Ngoài ra, thuốc đau bụng kinh còn có tác dụng ức chế tổng hợp prostaglandin - hormone kích thích cơn co thắt tử cung nên cũng giúp người bệnh giảm bớt khó chịu trong những ngày đèn đỏ.

Cụ thể, những thuốc giảm đau bụng kinh thường được chỉ định gồm:

  • Thuốc chống co thắt hướng cơ: có tác dụng làm giãn cơ tử cung, giảm đau bụng kinh chứa các thành phần như alverin, dipropylin, drotaverin.

  • Thuốc ức chế prostaglandin [thuốc chống viêm không steroid] chủ yếu dùng cho phụ nữ bị đau bụng kinh chưa quan hệ tình dục, phổ biến như Acid Mefenamic, Naproxen, Ibuprofen,…

  • Thuốc nội tiết tố sinh dục nữ: thường kết hợp bổ sung estrogen và progesterone như dạng thuốc tránh thai để giảm đau bụng kinh nhanh chóng và hiệu quả.

Thuốc giảm đau có thể gây tác dụng phụ nếu dùng không đúng cách

Như vậy, để trả lời chính xác có nên giảm đau bụng kinh bằng thuốc hay không, hãy trao đổi với bác sĩ về tình trạng bản thân gặp phải. Nếu vượt quá giới hạn chịu đựng và cơn đau bụng kinh ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe thì việc dùng thuốc là cần thiết. Tuy nhiên không nên lạm dụng thuốc giảm đau này tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, nội tiết tố cơ thể.

3. Các biện pháp hỗ trợ giảm đau bụng kinh không dùng thuốc

Bên cạnh dùng thuốc điều trị, một số biện pháp chăm sóc đơn giản, an toàn và có thể thực hiện ngay tại nhà sau cũng giúp bạn cải thiện cơn đau bụng kinh.

3.1. Tắm nước nóng hoặc chườm ấm

Một trong những nguyên nhân khiến tử cung co thắt mạnh hơn gây ra cơn đau bụng kinh nghiêm trọng là nhiệt độ cơ thể xuống thấp. Nhiệt độ cao sẽ giúp tử cung co thắt nhịp nhàng hơn, khí huyết được đẩy ra ngoài thuận lợi và từ đó làm giảm cơn đau. Có thể làm ấm bằng các biện pháp như: tắm nước ấm, dùng miếng dán nóng, dùng túi chườm hoặc chai nước nóng,…

3.2. Massage

Chỉ cần thực hiện một vài động tác massage nhẹ nhàng vùng bụng theo hướng vòng tròn, cơn đau bụng kinh sẽ dịu đi nhanh chóng. Tác dụng của việc massage là giúp cơ bụng giãn ra, từ đó giảm những cơn co thắt đột ngột kích thích dây thần kinh.

3.3. Dùng gừng tươi

Một ly nước gừng ấm cũng giúp làm ấm cơ thể, giảm đau bụng kinh cùng triệu chứng khó chịu. Ngoài ra, bạn có thể dùng gừng tươi đắp trực tiếp lên vùng bụng dưới để giảm co bóp cơ tử cung đột ngột, giảm cơn đau.

Chườm ấm vùng bụng dưới giúp giảm đau bụng kinh

3.4. Chế độ ăn

Khi chuẩn bị hoặc trong kỳ kinh nguyệt, bạn nữ nên lưu ý hơn về chế độ ăn như: ít dầu mỡ, nhiều chất xơ, nhiều hoa quả giàu Vitamin và khoáng chất tốt. Đặc biệt, các nhóm chất như Vitamin E, Vitamin B6, Vitamin B1, kẽm, Magie, Acid béo Omega - 3 có tác dụng rất tốt trong giảm đau bụng kinh, giảm sự căng cơ và phản ứng viêm.

Bên cạnh đó, tâm trạng và thể lực tốt cũng là hai yếu tố giúp giảm đau bụng kinh ở phụ nữ. Dù có tác dụng tốt nhưng chị em phụ nữ nên thận trọng, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi giảm đau bụng kinh bằng thuốc.

Video liên quan

Chủ Đề