Thuốc tránh thai Mifentras 10 khi cho con bú

Thuốc Mifentras được dùng là biện pháp tránh thai cuối cùng khi các biện pháp khác không đem lại tác dụng.

Thành phần

  • Dược chất chính: Mifepriston 10mg

  • Loại thuốc: Thuốc Hocmon và thuốc tác động vào hệ thống nội tiết

  • Dạng thuốc, hàm lượng: Viên nén 10mg, hộp 1 vỉ x 1 viên

Công dụng 

Thuốc Mifentras được chỉ định chủ yếu dùng trong trường hợp:

  • Không muốn mang thai, dùng thuốc trong vòng 120 giờ kể từ khi quan hệ tình dục khi bạn đã sử dụng các biện pháp tránh thai khác mà không hiệu quả hoặc quên không sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn. 

  • Thuốc Mifentras 10mg nên được dùng là biện pháp tránh thai cuối cùng khi các biện pháp khác không đem lại tác dụng.

Liều dùng 

Cách dùng: 

Mifentras được sử dụng bằng đường uống cùng với một lượng nước sôi để nguội. 

Liều dùng:

  • Dùng 1 viên Mifentras 10mg trong vòng 120 giờ sau khi giao hợp. Tuy nhiên, dùng càng sớm hiệu quả càng cao.

  • Không dùng thuốc 2 lần trong một kỳ kinh.

Tác dụng phụ 

  • Ngoài trễ kinh, các tác dụng ít xảy ra và nhẹ. Các tác dụng phụ thường là: xuất huyết [19%], buồn nôn [14%], nôn [1%], tiêu chảy [5%], đau bụng dưới [14%], mệt [15%], nhức đầu [10%], chống mặt [9%], căng ngực [8%].

  • Hơn 50% phụ nữ có kỳ kinh lệch khoảng 2 ngày so với dự kiến và khoảng 9% phụ nữ trễ kinh hơn 7 ngày.

  • Dùng thuốc nhiều lần có thể ảnh hưởng xấu đến tử cung, về lâu dài có thể dẫn đến vô sinh. Vì vậy, chỉ nên dùng thuốc khi đã sử dụng các biện pháp tránh thai khác mà không đem lại hiệu quả.

  • Nếu bạn gặp phải bất cứ tác dụng phụ nào hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và khắc phục kịp thời.

Lưu ý

Chống chỉ định

  • Không dùng thuốc cho người bị bệnh suy thượng thận mãn tính, suy thận, suy gan.

  • Người đang điều trị với corticosteroid trong thời gian dài.

  • Không dùng thuốc cho người có tiền sử dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc.

  • Người bị bệnh hen nặng hoặc các vấn đề bệnh lý gây khó thở.

  • Người bị rối loạn quá trình chuyển hóa porphyrin do di truyền.

  • Không dùng thuốc cho phụ nữ đang mang thai khi không có ý định phá thai, vì thuốc có thể gây dị dạng thai nhi.

  • Không dùng thuốc cho phụ nữ đang cho con bú.

Thận trọng khi sử dụng

  • Tránh thai khẩn cấp là một biện pháp tình thế, chỉ dùng trong trường hợp khẩn cấp và không thể thay thế cho biện pháp tránh thai dùng thường xuyên. Những người dùng biện pháp tránh thai khẩn cấp nhiều lần nên cân nhắc dùng biện pháp tránh thai lâu dài.

  • Phương pháp tránh thai khẩn cấp không thể đạt hiệu quả mong muốn trong mọi trường hợp. Nếu không chắc chắn về thời gian xảy ra cuộc giao hợp không bảo vệ hoặc nếu người phụ nữ đã có một cuộc giao hợp không bảo vệ lâu hơn 120 giờ trong cùng một chu kỳ kinh nguyệt, thì có thể mang thai. Vì thế, điều trị bằng mifepriston 10 mg sau lần giao hợp thứ hai có thể không có tác dụng ngừa thai. Nếu kỳ hành kinh xảy ra muộn hơn 5 ngày, hoặc xuất huyết bất thường vào ngày dự kiến hành kinh hoặc nghi ngờ mang thai vì bất cứ lý do nào khác, bệnh nhân phải xác định là không bị mang thai.

  • Giao hợp không an toàn sau khi điều trị có thể làm tăng nguy cơ có thai ngoài ý muốn.

  • Không nên điều trị lặp lại trong cùng chu kỳ kinh vì có thể gây rối loạn kinh nguyệt.

  • Nên dùng thận trọng ở bệnh nhân hen ít nghiêm trọng hay bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính, xuất huyết, có bệnh tim mạch hay các yếu tố nguy cơ liên quan, thiếu máu.

  • Nên dùng thận trọng ở bệnh nhân đang điều trị dài hạn với corticosteroid; có thể cần dùng thuốc corticosteroid nếu nghi ngờ nghẽn tuyến thượng thận cấp.

  • Cũng cần thận trọng ở bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông vì có thể làm tăng nguy cơ chảy máu nặng.

  • Không nên dùng aspirin và các NSAID cùng với mifepriston vì theo lý thuyết các chất ức chế tổng hợp prostaglandin có thể làm thay đổi tác dụng của mifepriston.

  • Không được dùng thuốc cho phụ nữ có thai và thuốc không có tác dụng phá thai.

  • Liều 10 mg không đủ để gây sẩy thai nhưng không thể loại trừ xuất huyết có thể xảy ra trong vài trường hợp nếu phụ nữ đang có thai.

  • Mifepriston được bài tiết qua sữa mẹ. Do tác động của mifepriston trên trẻ em chưa được biết, phụ nữ cho con bú nên hỏi ý kiến bác sĩ để quyết định có nên nặn bỏ sữa mẹ một vài ngày sau khi dùng thuốc.

  • Ảnh hưởng của thuốc trên khả năng lái xe và vận hành máy móc: Chưa biết

  • Nếu sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp mà vẫn có những dấu hiệu có thai, bạn nên đi khám ngay lập tức để xác định chính xác xem mình có thai hay không. Thuốc có khả năng gây dị tật thai nhi nhưng vẫn có nhiều trường hợp đứa trẻ sinh ra vẫn bình thường. Hãy đi khám ở nơi uy tín để nghe theo sự tư vấn của bác sĩ.

Tương tác thuốc

  • Nồng độ của mifepristone huyết tương bị tăng khi kết hợp thuốc Mifentras với một trong các thuốc: Ketoconazol, itraconazol, erythromycin sẽ làm tăng.

  • Uống nước ép nho cũng sẽ làm tăng nồng độ mifepristone huyết tương, cần chú ý.

  • Ngược lại, nồng độ của mifepristone huyết tương sẽ giảm khi kết hợp thuốc Mifentras với một trong các thuốc: Rifampicin, dexamethason và một số thuốc chống động kinh.

  • Chú ý khi đang dùng thuốc Mifentras mà dùng thêm các thuốc kháng viêm không steroid như aspirin, hiệu quả tránh thai sẽ bị giảm.

  • Hạn chế uống rượu, bia và các đồ uống có cồn khác vì có thể làm giảm hiệu quả tránh thai, tăng khả năng xuất huyết, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Sau sinh 6 tuần, phụ nữ đã có khả năng mang thai trở lại. Nếu không ngừa thai, bạn có thể bị “vỡ kế hoạch” khi cơ thể chưa phục hồi. Sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày và thuốc tránh thai khẩn cấp là lựa chọn được nghĩ đến hàng đầu. Thế nhưng, nếu đang cho con bú thì uống thuốc tránh thai có sao không?

Cho con bú có uống thuốc tránh thai được không?

Đang cho con bú có uống thuốc tránh thai được không? Đang cho con bú uống thuốc tránh thai có sao không? Đây là những thắc mắc rất thường gặp của mẹ bỉm bởi có nhiều thông tin cho rằng hormone chứa trong thuốc ngừa thai sẽ ảnh hưởng đến bé thông qua sữa mẹ. Thực tế, mẹ bỉm vẫn có thể dùng thuốc tránh thai, tuy nhiên nên chọn những loại thuốc phù hợp với người cho con bú hoặc dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Đa phần trong thời gian cho con bú, rất nhiều mẹ bỉm sẽ lựa chọn dùng thuốc tránh thai hàng ngày. Hiện thuốc tránh thai hàng ngày có 2 loại là:

– Thuốc chỉ chứa progestin [POC]

Đây là thuốc tránh thai mà mẹ đang cho bú nên lựa chọn. Loại thuốc này chỉ chứa một lượng nhỏ progesterone, do đó không làm ảnh hưởng đến việc tiết sữa cũng như chất lượng sữa. Theo khuyến cáo của WHO, phụ nữ nên dùng sau khi sinh khoảng 6 tuần vì lúc này sự tiết sữa đã hoạt động tốt. Tuy nhiên, nếu uống thuốc tránh thai POC khi cho con bú, bạn cần chú ý uống đúng thời điểm, thậm chí nếu trì hoãn khoảng 3 – 4 giờ cũng có thể gây ra vấn đề.

– Thuốc tránh thai phối hợp

Đây là loại thuốc không được khuyến khích sử dụng bởi dù có khả năng tránh thai cao nhưng chứa 2 hormone là estrogen và progesterone. Dù 2 hormone này không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé nhưng lại làm giảm việc sản xuất sữa mẹ đến 41,9%.

Nếu có ý định sử dụng, tốt nhất, bạn nên chờ cho đến khi con được 6 tháng, bởi nửa năm đầu tiên là khoảng thời gian mà bé cần rất nhiều sữa mẹ. Khi bước vào giai đoạn tập ăn dặm, lượng sữa mẹ dù bị giảm cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến bé.

Uống thuốc tránh thai khẩn cấp khi cho con bú được không?

Đang cho con bú có uống thuốc tránh thai được không? Kể cả thuốc ngừa thai khẩn cấp? Bạn vẫn có thể sử dụng thuốc ngừa thai khẩn cấp nhưng chỉ dùng trong những trường hợp thật sự cần thiết. Nếu có thể áp dụng các biện pháp tránh thai khác an toàn, hiệu quả hơn thì không nên lạm dụng thuốc thường xuyên. Tuy nhiên, nếu sử dụng 1 viên thuốc ngừa thai chỉ chứa progestin ít thì cũng không gây hại cho con yêu.

Thuốc tránh thai khẩn cấp có 2 loại là:

– Thuốc chứa hoạt chất levonorgestrel [tên thương mại là Postinor 1 hoặc Postinor 2], một “phiên bản nhân tạo” của hormone progesterone tự nhiên do buồng trứng sản xuất có tác dụng trì hoãn quá trình rụng trứng. Bạn có thể uống loại thuốc tránh thai này trong vòng 72 giờ kể từ khi quan hệ tình dục.

Thuốc chứa hoạt chất mifepriston 10mg [tên thương mại Mifestad 10, Mifentra 10]: có tác dụng ngăn cản quá trình rụng trứng và sự tạo ổ của trứng. Từ đó, tạo nên công dụng tránh thai khẩn cấp với 1 liều duy nhất trong vòng 120 giờ sau khi có quan hệ tình dục.

Cả 2 loại thuốc tránh thai khẩn cấp trên đều có tác dụng ngừa thai rất hiệu quả nhưng nếu uống thuốc tránh thai khẩn cấp khi cho con bú thì mẹ chỉ nên dùng thuốc chứa hoạt chất levonorgestrel. Mặc dù, một lượng nhỏ hormone trong thuốc này có thể đi vào sữa mẹ nhưng nó không gây hại cho bé. Trong khi, các loại thuốc chứa hoạt chất mifepriston thường chống chỉ định cho bà mẹ đang cho con bú.

Video liên quan

Chủ Đề