Tỉ lệ đi học đúng tuổi cao đẳng đại học của Việt Nam tăng như nào trong năm 2009 2022

Trong 10 năm qua, giáo dục phổ thông đã có sự cải thiện rõ rệt về việc tăng tỷ lệ đi học chung và đi học đúng tuổi. Trong đó, bậc trung học phổ thông có sự cải thiện rõ ràng nhất. Tỷ lệ đi học chung của cấp tiểu học là 101,0%, cấp trung học cơ sở [THCS] là 92,8% và trung học phổ thông [THPT] là 72,3%. Tỷ lệ đi học đúng tuổi các cấp này lần lượt là 98,0%, 89,2% và 68,3%.

Việt Nam hiện có 8,3% trẻ em trong độ tuổi đi học phổ thông nhưng không đến trường, giảm 12,6 điểm phần trăm so với năm 1999 và giảm 8,1 điểm phần trăm so với năm 2009 [năm 1999: 20,9%; năm 2009: 16,4%]. Tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường ở khu vực nông thôn cao hơn gần hai lần khu vực thành thị [9,5% so với 5,7%]. Cấp học càng cao, tỷ lệ này càng lớn: Cấp tiểu học, cứ 100 em trong độ tuổi đi học cấp tiểu học thì có khoảng 1 em không được đến trường; con số tương ứng ở cấp THCS là gần 7 em, ở cấp THPT là 26 em.

Nguồn: Tổng cục thống kê

Ngày 17/5/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức cung cấp một số thông tin quan trọng trong lĩnh vực giáo dục, cho các phóng viên phụ trách lĩnh vực này tại các cơ quan thông tấn, báo chí ở khu vực phía Nam.

Lượng người học đại học ở Việt Nam vẫn còn rất thấp

Phát biểu tại buổi gặp gỡ, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Phạm Như Nghệ chia sẻ: Tổng chỉ tiêu xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng năm nay ở mức hơn 480.000 em, tăng 7,5% so với năm trước.

Cho dù tổng chỉ tiêu tuyển sinh tăng, nhưng ông Phạm Như Nghệ nói rằng, chỉ có 28% số người đi học đại học ở nước ta là trong độ tuổi đi học đi học đại học. Trong khi đó, tỷ lệ này ở Thái Lan, Malaysia là 43% hay 48%, còn tại những nước phát triển thì tỷ lệ này còn cao hơn nữa.

“Như vậy, số lượng người đi học đại học ở tại Việt Nam vẫn còn rất thấp so với các nước khác” – ông Phạm Như Nghệ kết luận.

Trong tổng số gần 900.000 thí sinh đăng ký dự thi trung học phổ thông quốc gia năm nay, chỉ có khoảng 400.000 em là có thể vào học ở các trường đại học, cao đẳng [đạt 82 đến 85% tổng chỉ tiêu đã đưa ra].

Có nghĩa rằng, còn khoảng 500.000 em học sinh nữa đã tốt nghiệp trung học phổ thông, nhưng không vào học các trường đại học, cao đẳng. chưa kể những em đã tốt nghiệp của những năm trước.

Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Phạm Như Nghệ chia sẻ tại buổi gặp gỡ phóng viên báo chí [ảnh: P.L]

Ngoài ra, còn khoảng 250.000 đến 300.000 em học sinh, đã tốt nghiệp trung học cơ sở nhưng không vào học trung học phổ thông.

Đại diện lãnh đạo Vụ Giáo dục đại học khẳng định, nguồn tuyển cho các trường thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp vẫn còn rất lớn, không hề lo thiếu. Vấn đề là các trường này có thể thu hút được học sinh hay không mà thôi?

Chỉ tiêu ngành sư phạm tăng khoảng 10.000 em

Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Phạm Như Nghệ nói: Tổng chỉ tiêu vào ngành sư phạm của các trường năm nay vào khoảng 46.000 em, tăng khoảng 10.000 em so với năm ngoái. Các chỉ tiêu này được xây dựng dựa trên nhu cầu nhân sự từ các địa phương gửi về.

Thi tốt nghiệp năm nay thí sinh, phụ huynh đừng nghĩ có thể gian lận được

Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi công văn tới các địa phương, yêu cầu lãnh đạo rà soát nhu cầu về giáo viên cụ thể ở từng ngành học, từng trình độ, yêu cầu có báo cáo, để Bộ có căn cứ đưa ra chỉ tiêu cho ngành.

Về vấn đề các trường công khai không đầy đủ thông tin tuyển sinh của trường mình trên cổng thông tin tuyển sinh của Bộ, ông Phạm Như Nghệ khẳng định, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã kiểm tra các khâu rất chặt chẽ trước khi đăng lên cổng thông tin tuyển sinh.

Nhưng muốn có các thông tin chi tiết, đầy đủ thì các em phải vào cổng thông tin của từng trường.

Cả nước có khoảng 400 cơ sở xét tuyển đại học, cao đẳng, mà nguồn nhân lực của Bộ thì không đủ, nên mỗi năm cũng chỉ có thể kiểm tra khoảng 20 cơ sở giáo dục, đi trường nào cũng cần phải có sự tính toán.

Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo Mai Văn Trinh bổ sung: “Chúng tôi có một phần mềm liên quan đến vấn đề này. Nếu rà soát thấy trường nào tăng chỉ tiêu đột biến, thì chúng tôi sẽ xem xét, kiểm tra kỹ”.

Phương Linh

Ngày 11/7, Ban Chỉ đạo điều tra dân số và nhà ở Trung ương đã tổ chức Hội nghị trực tuyến công bố kết quả sơ bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019.

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ - Trưởng Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương chủ trì hội nghị.

Ảnh minh họa: Đỗ Thơm

Cùng tham dự Hội nghị tại điểm cầu Hà Nội có Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; ông Nguyễn Bích Lâm – Phó trưởng ban Chỉ đạo Trung ương, Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê; bà Astrid Bant – Trưởng đại diện Quỹ dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam.

Đáng chú ý, báo cáo kết quả sơ bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 cho thấy những kết quả tốt về giáo dục.

Trình độ dân trí đã được cải thiện, tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết tăng mạnh; hầu hết trẻ em trong độ tuổi đi học phổ thông đang được đến trường, tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường giảm mạnh trong thập kỷ qua.

Theo kết quả sơ bộ Tổng điều tra dân số, toàn quốc có khoảng 91,7% dân số trong độ tuổi đi học phổ thông hiện đang đi học.

Tỷ lệ này của nữ cao hơn so với nam, tương ứng là 92,5% và 90,8%.

Trong vòng 20 năm qua, tỷ trọng dân số trong độ tuổi đi học phổ thông hiện không đi học [chưa bao giờ đi học hoặc đã thôi học] giảm đáng kể, từ 20,9% năm 1999 xuống còn 16,0% năm 2009 và còn 8,3% năm 2019].

Tỷ lệ đi học chung của bậc Tiểu học là 101,0%, bậc Trung học cơ sở là 92,8%, bậc Trung học phổ thông là 72,3%.

Ở cấp Tiểu học, không có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn về tỷ lệ đi học chung [100,9% so với 101,0%].

Cấp học càng cao thì khoảng cách chênh lệch về tỷ lệ đi học chung của khu vực thành thị cao hơn tỷ lệ đi học chung của khu vực nông thôn là 3,4 điểm phần trăm; mức chênh lạch này ở cấp Trung học phổ thông là 13,0 điểm phần trăm.

Cả nước có 95,8% người dân từ 15 tuổi trở lên biết đọc biết viết, tăng 1,8 điểm phần trăm so với năm 2009.

Tỷ lệ nam giới biết đọc, biết viết đạt 97,0%, cao hơn 2,4 điểm phần trăm so với tỷ lệ này ở nữ giới.

Trong 20 năm qua, tỷ lệ biết đọc, biết viết của nữ tăng 7,7 điểm phần trăm; khoảng cách chênh lệch về tỷ lệ biết đọc, biết viết giữa nam và nữ được thu hẹp đáng kể.

Năm 1999, tỷ lệ biết đọc, biết viết của nam là 93,9%, cao hơn tỷ lệ này của nữ là 7,0 điểm phần trăm.

Đến năm 2019, tỷ lệ biết đọc, biết viết nam đạt 97,0% cao hơn tỷ lệ của nữ 2,4 điểm phần trăm.

Đỗ Thơm

Theo báo cáo, Việt Nam có hệ thống giáo dục quốc dân khá hoàn chỉnh, thống nhất và phong phú với đầy đủ các cấp học, các loại hình giáo dục và trình độ đào tạo từ mầm non đến sau đại học; mạng lưới các trường phổ thông, dạy nghề và đào tạo chuyên nghiệp được xây dựng rộng khắp trên toàn quốc.

Tỷ lệ dân số 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết năm 2014 đạt 94,7%, tỷ lệ này tăng 4,2% giữa khu vực thành thị và nông thôn [97,5% ở thành thị và 93,3% ở nông thôn]. Đồng bằng sông Hồng cao nhất ở mức 98,1%; trung du miền núi phía Bắc thấp nhất, mức 89,0%. Tỷ trọng dân số từ 5 tuổi trở lên chưa bao giờ đi học chỉ còn 4,4%. Trên phạm vi cả nước, tỷ trọng dân số 5 tuổi trở lên chưa học xong tiểu học vẫn ở mức 21,5%. Tỷ lệ này ở các vùng cũng rất khác nhau: Đồng bằng sông Hồng 14,3%; đồng bằng sông Cửu Long 32,6%. Chênh lệch thành thị và nông thôn cũng khá rõ ràng với tỷ lệ tương ứng là 17,0% và 23,9%.

Trình độ học vấn cao nhất đạt được cũng có sự chuyển dịch, hiện tỷ trọng dân số đạt được trình độ cao nhất là tiểu học giảm so với năm 2009 là 1,4%. Tuy nhiên, tỷ lệ đạt được ở các cấp học cao hơn đã tăng lên: THPT đạt 26,5% năm 2014, cao hơn so với 20,8% năm 2009.

Về trình độ chuyên môn, nhiều năm qua việc phát triển đào tạo chuyên môn kỹ thuật của Việt Nam đã có những bước cải thiện đáng kể. Kết quả điều tra cho thấy, tỷ trọng dân số 15 tuổi trở lên có chứng chỉ, bằng cấp chuyên môn kỹ thuật tăng lên sau 5 năm, tương ứng 18,0% năm 2014 so với 13,3% năm 2009. Trong đó, đáng lưu ý là tỷ trọng này giảm ở nhóm người có trình độ chứng chỉ sơ cấp nghề [1,8% năm 2014 so với 2,6% năm 2009] và tăng lên ở nhóm người đạt bằng cấp có trình độ cao hơn. Tỷ lệ người có trình độ cao nhất là đại học và trên đại học đã tăng lên 2 lần sau 5 năm: từ 4,4% năm 2009 lên 7,3% năm 2014. Khoảng cách về tỷ lệ dân số có trình độ chuyên môn kỹ thuật ở nông thôn so với thành thị còn khá lớn. Với các trình độ đạt được từ cao đẳng trở xuống, tỷ trọng này ở thành thị cao gấp 2 lần so với nông thôn. Riêng trình độ đại học và trên đại học, tỷ lệ này gấp đến 5 lần: 15,1% ở thành thị so với 3,3% ở nông thôn.

Theo đánh giá, số liệu thống kê lần này được thực hiện theo những phương pháp hiện đại, tính chuẩn xác cao. Do đó việc hoạch định chính sách trên số liệu thống kê sẽ rất sát thực với đời sống.

Video liên quan

Chủ Đề