Tiêm vắc xin 5 trong 1 sốt bao lâu

An toàn tiêm chủng không chỉ là vấn đề chất lượng vắc xin hay tuân thủ quy trình kỹ thuật của nhân viên y tế, mà nó còn phụ thuộc vào quá trình chăm sóc, theo dõi trẻ tại gia đình.

TS. Nguyễn Văn Cường, chuyên gia Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia [TCMR] lưu ý các bậc cha mẹ về việc không nên làm sau tiêm chủng, đó là sử dụng thuốc không theo chỉ định của cán bộ y tế, bao gồm sử dụng thuốc hạ sốt; chườm, đắp, bôi thuốc hoặc bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm, kể cả thuốc theo kinh nghiệm dân gian. Chuyên gia cũng lưu ý thêm, các bà mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ. Không có chống chỉ định tiêm vắc xin với các trẻ béo phì, các cháu suy dinh dưỡng. Cha mẹ cũng cần phải chủ động cho trẻ đi tiêm chủng phòng bệnh đúng lịch.

Theo TS. Nguyễn Văn Cường, phản ứng thông thường sau khi tiêm vắc xin là đau tại chỗ tiêm trong vòng 24 giờ, sốt nhẹ [dưới 38,5oC], một số vắc xin [như sởi - rubella có thể có phát ban 7 - 10 ngày sau tiêm chủng, chiếm khoảng 2% các trường hợp].

Hiếm gặp các phản ứng nặng: co giật, tím tái, khó thở sau tiêm vắc xin. Tuy nhiên, khi thấy có các biểu hiện bất thường khác nào về sức khỏe sau tiêm chủng hoặc khi phản ứng thông thường như: sốt, đau, hoặc sưng tấy tại chỗ tiêm, quấy khóc ...] kéo dài trên một ngày hoặc gia đình không yên tâm về sức khỏe của trẻ thì cần đưa ngay trẻ tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và xử trí.

 Bà mẹ cần lưu ý những hướng dẫn bảo đảm an toàn cho trẻ sau tiêm chủng

“Nguyên tắc chung” cho tiêm chủng an toàn

Tiêm chủng là cách tốt nhất để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em. Trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để phòng tránh những bệnh tật nguy hiểm như Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Viêm gan B, Bại Liệt, Sởi và Viêm phổi/Viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib... Các bậc cha mẹ cần giữ sổ và phiếu tiêm chủng đầy đủ để theo dõi lịch tiêm chủng của con mình. Các vắc xin sử dụng trong chương trình tiêm chủng là an toàn, 100% các lô sản phẩm được kiểm định. Để chăm sóc sức khỏe trẻ tốt hơn khi đi tiêm chủng các bà mẹ, người chăm trẻ cần lưu ý:

-  Không để trẻ bị đói trước khi đi tiêm chủng. Cho trẻ ăn uống bình thường sau tiêm.

- Cần chủ động thông báo với cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của con mình như: đang ốm, sốt, sinh non, tiền sử dị ứng, có phản ứng mạnh với lần tiêm chủng trước và đề nghị được cán bộ y tế kiểm tra sức khỏe của con mình trước khi tiêm chủng. Hỏi cán bộ y tế loại vắc xin trẻ được tiêm.

- Chú ý và thường xuyên theo dõi trẻ sau tiêm chủng: 30 phút tại điểm tiêm và ít nhất 24 giờ sau tiêm.

- Khi trẻ sốt, các bà mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt nhưng phải có chỉ định và hướng dẫn của cán bộ y tế.

 - Nếu cha mẹ không yên tâm về tình trạng sức khỏe của con mình sau khi tiêm cần liên lạc với cán bộ y tế để được tư vấn cách chăm sóc trẻ.

-  Nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường như sốt cao, quấy khóc kéo dài, co giật, bỏ bú, khó thở, tím tái ... các bà mẹ cần đưa  ngay trẻ tới cơ sở y tế. Những phản ứng nặng sau tiêm chủng thường hiếm gặp và sẽ qua khỏi nếu được phát hiện và xử trí kịp thời.

Vì sự an toàn của trẻ các bà mẹ cần theo dõi trẻ sau tiêm chủng. Trẻ cần được theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng và tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng.

Dự án TCMR

Trong những năm đầu đời, tiêm vacxin mặc dù không thể bảo vệ trẻ khỏi bệnh tật hoàn toàn nhưng được xem là phương pháp tốt nhất giảm thiểu nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm, giảm tỷ lệ tử vong do bệnh tật. Phản ứng thông thường của trẻ sau khi tiêm vacxin 5 trong 1 là sốt nhẹ và câu hỏi được nhiều bố mẹ đặt ra là khi tiêm vacxin 5 trong 1 bị sốt mấy ngày?


Tại sao trẻ thường bị sốt sau khi tiêm vacxin 5 trong 1?

Lý giải cho dấu hiệu sốt sau khi tiêm vacxin  5 trong 1 ở trẻ là do thành phần ho gà trong vacxin được giữ nguyên cấu trúc vi khuẩn nên sẽ gây nhiều phản ứng cho trẻ sau khi tiếp nhận vacxin. Các phản ứng này đều ở mức độ nhẹ, phụ huynh không cần quá lo lắng bởi lẽ sốt được các chuyên gia đánh giá là biểu hiện hệ miễn dịch của trẻ đang đáp ứng với vacxin một cách hiệu quả.

Cùng với sốt sau khi tiêm vacxin 5 trong 1, trẻ sẽ có các biểu hiện kèm theo như sưng tấy đỏ, đau tại chỗ tiêm, quấy khóc, khó chịu, khó ngủ hơn bình thường, ăn ngủ kém, sốt nhẹ và thường không quá 38.5 độ C. Các phụ huynh cần theo dõi tình trạng của con, giảm bớt chăn quấn, quần áo khi trẻ bị sốt, chườm ấm cho trẻ [nhiệt độ nước thấp hơn nhiệt độ cơ thể 1 – 2 độ C], dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sỹ. Tình trạng này sẽ giảm trong 1 – 2 ngày sau khi tiêm.


Vacxin 5 trong 1 giúp trẻ phòng ngừa những bệnh gì?

Khi trẻ được 2, 4, 6 hay 18 tháng tuổi, mẹ có thể đưa trẻ đi tiêm vacxin 5 trong 1. Trẻ sẽ nhận được 1 mũi nhắc lại vào khoảng 4 – 6 tuổi. Để phòng ngừa cũng như bảo vệ bé trước nguy cơ bệnh tật, mẹ nên đưa con đi tiêm phòng đầy đủ và đúng thời điểm. Tốt nhất là mẹ nên ghi chép vào lịch hoặc sổ để không quên những thời khắc quan trọng này. Tiêm vacxin 5 trong sẽ giúp trẻ phòng ngừa được 5 căn bệnh nguy hiểm sau đây:

Vi khuẩn bạch hầu: khi đã xâm nhập sâu vào trong, chúng sẽ tấn công trực tiếp vào hệ thần kinh và thận. khoảng 1 trong 10 người mắc bệnh bạch hầu sẽ không thể qua khỏi, trong đó đa số là trẻ em.

Vi trùng uốn ván: thường phát triển mạnh khi cơ thể xuất hiện vết thương hở như vết xước hoặc bỏng. Đầu tiên, nó sẽ bắt đầu “làm ổ” ở vết thương, dần thâm nhập lên đến các dây thần kinh, sau đó là gây hại đến cơ bắp, làm cho các cơ trở nên co thắt và gây ra đau đớn.

Bệnh ho gà: khi vi trùng tấn công vào cổ họng và phổi, trẻ sẽ ho kéo dài và khó khăn khi hít thở, dẫn đến sốt cao, hôn mê. Khoảng 1 trong 400 trẻ mắc chứng bệnh ho gà thường không qua khỏi vì viêm phổi hoặc tổn thương não nghiêm trọng. Trẻ lớn hơn sẽ ho nặng khoảng 1 – 2 tuần, bệnh có thể kéo dài 6 – 12 tuần.

Bệnh bại liệt: virus bại liệt xuất hiện gây ra các triệu chứng bao gồm sốt, đau họng, đau đầu, đau cơ, buồn ngủ, chán ăn, buồn nôn, đau dạ dày hoặc táo bón. Nó cũng có thể làm trẻ trở nên kiệt sức, tê cứng vùng cổ và lưng.

Bệnh Hib: vi khuẩn Hib thường bắt đầu tấn công từ mũi, họng, sau đó lây nhiễm sang hầu hết các bộ phận khác như phổi, tiêm, khớp, xương và da. Hậu quả nghiêm trọng chính là chứng viêm màng não.


Trẻ khi tiêm vacxin 5 trong 1 thường bị sốt mấy ngày?

Việc trẻ tiêm vacxin 5 trong 1 bị sốt mấy ngày còn phụ thuộc vào sức đề kháng của từng bé cũng như cách mẹ chăm sóc bé sau khi tiêm phòng về. Thông thường, trẻ sẽ có biểu hiện sốt nhẹ [38 – 38.5 độ], kèm theo đó là quấy khóc, bỏ bú, kém ăn hơn bình thường,…Những triệu chứng này thường kéo dài từ 1 – 2 ngày, sau đó sẽ bình thường trở lại.

Như đã nói ở trên thì trẻ đi tiêm vacxin 5 trong 1 về bị sốt là những phản ứng bình thường của cơ thể với thuốc, các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng. Thay vào đó, hãy chú ý theo dõi các biểu hiện của trẻ để xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, thực hiện những cách sau để giảm, hạ sốt cho bé, giảm sưng đau tại vết tiêm cũng như khó chịu trong người:

Chườm khăn ấm khi trẻ tiêm vacxin 5 trong 1 về bị sốt. Nhiều người thấy cơ thể trẻ nóng liền chườm lạnh nhưng đó là việc làm hoàn toàn sai lầm. Hãy chườm nóng hoặc lau người cho bé bằng khăn ấm, đặc biệt là phần bàn chân, bàn tay, nách,…

Các mẹ nên cho trẻ bú nhiều hơn: sữa mẹ chứa nhiều chất dinh dưỡng, giúp tăng sức đề kháng đồng thời giúp trẻ giảm sốt, bù nước cho cơ thể. Kết hợp với đó là vệ sinh cơ thể sạch sẽ, lau người cho trẻ thường xuyên bằng nước ấm để giảm sốt, tránh để cơ thể trẻ đổ nhiều mồ hôi, có thể dẫn đến cảm lạnh.

==============

PHÒNG TIÊM VACCINE TOÀN CẦU

Địa chỉ: 564B Hương Lộ 2, P. Bình Trị Đông, Q. Bình Tân, TP. HCM

Hotline: 0931 084 544

Website: www.tiemvaccine.com

Bài viết có thể bạn quan tâm: Tiêm vacxin 6 trong 1 có bị sốt không? Câu hỏi nhiều phụ huynh đặt ra

Trẻ tiêm 5 in 1 mũi 2 có sốt không? Trẻ vẫn CÓ SỐT sau tiêm 5 in 1 mũi 2 nhưng sốt nhẹ hơn lần 1 do cơ thể bé đã thích ứng với thành phần trong vacxin. Đây là biểu hiện bình thường nên mẹ đừng quá lo lắng. Để hiểu rõ hơn về mũi tiêm này cũng như cách chăm sóc cho trẻ bị sốt sau tiêm, mẹ tham khảo tư vấn của chuyên gia Dr.Papie trong bài viết dưới đây.

1. Trẻ tiêm 5 in 1 mũi 2 khi nào?

Trẻ sẽ được tiêm 5 trong 1 mũi 2 khi trẻ đủ 3 tháng tuổi.

Theo lịch tiêm chủng mở rộng do được bộ Y tế thì lịch tiêm cụ thể vacxin 5 in 1 như sau:

  • Tiêm mũi 5 trong 1 lần 1: Tiêm khi trẻ được 2 tháng tuổi.
  • Tiêm mũi 5 trong 1 lần 2: Tiêm khi trẻ được 3 tháng tuổi.
  • Tiêm mũi 5 trong 1 lần 3: Tiêm khi trẻ được 4 tháng tuổi.
  • Tiêm nhắc lại mũi 5 in 1: Tiêm khi trẻ được 16 -18 tháng tuổi và phải tiêm xong trước khi trẻ được 24 tháng tuổi.

Tiêm mũi tiêm 5 in 1 cần đảm bảo đúng thời điểm sẽ giúp bé có đầy đủ sức đề kháng để  chống lại các bệnh ho gà, uốn ván, bại liệt và viêm màng não do vi khuẩn HIB. Đồng thời tiêm đúng thời gian còn giúp làm giảm nguy cơ biến chứng sau tiêm phòng.

2. Trẻ tiêm 5 in 1 mũi 2 có sốt không?

Sau khi tiêm vacxin 5 in 1 thì trẻ có thể bị sốt. Đây là một phản ứng hết sức bình thường của cơ thể do:

  • Cơ thể có những đáp ứng miễn dịch để chống lại sự xâm nhập của các yếu tố lạ [các kháng nguyên có trong vacxin 5 in 1].
  • Hệ miễn dịch của bé đã bắt đầu sản sinh ra các kháng thể tương ứng với các kháng nguyên có trong vacxin.

Khi tiêm mũi 5 in 1 lần 1 trẻ thường sẽ có biểu hiện sốt nhẹ [dưới 39 độ C], quấy khóc, một số trẻ có tình trạng vết tiêm bị sưng nhẹ. Những triệu chứng này sẽ tự khỏi sau 1 – 2 ngày.

Ở lần tiêm vacxin 5 in 1 lần 2, bé vẫn sẽ sốt sau tiêm tuy nhiên sốt sẽ nhẹ hơn lần 1 do cơ thể đã có những thích ứng với các thành phần có trong vacxin.

Nếu mẹ còn lo lắng về độ an toàn của vacxin 5 in 1. Mẹ có thể tham khảo video dưới đây


Tiêm vacxin 5 in 1 đúng lịch là điều mẹ nên làm để bé phòng tránh được các bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên trong một số trường hợp mẹ cần phải hoãn tiêm lần 2 mũi 5 in 1 cho trẻ:

  • Trẻ có biểu hiện sốc, sốt cao trên 39 độ, co giật xảy ra sau khi tiêm lần 1 về.
  • Trẻ bị sốt gần hoặc trong ngày tiêm theo lịch thì cần hoãn việc tiêm lại.
  • Trẻ đang điều trị bệnh bằng thuốc corticoid, kháng sinh… thì phải hỏi ý kiến của bác sĩ xem có nên hoãn tiêm hay không.

Có thể bạn quan tâm: Tiêm vacxin 6 trong 1 có bị sốt không? Thông tin chi tiết về mũi tiêm phòng 6 trong 1

3. Lưu ý trước khi tiêm mũi 5 trong 1 lần 2

Mẹ nên cho trẻ ăn nhẹ trước khi đi tiêm mũi 5 in 1

Ở lần tiêm thứ 2, mặc dù cơ thể bé đã có sự làm quen với các kháng nguyên có trong vacxin nhưng mẹ vẫn nên lưu tâm đến một số điều trước khi cho bé đi tiêm:

  • Không cho trẻ bú quá no hoặc để trẻ đói trước khi tiêm do:
    • Quá no khiến bé dễ bị nôn, trớ do quấy khóc gây nhầm tưởng bé bị sốc dẫn đến các phản ứng không đúng cách.
    • Trẻ đói dễ bị hạ đường huyết sau tiêm.
  • Tắm rửa cho bé sạch sẽ trước khi tiêm để phòng ngừa nhiễm trùng ở vết tiêm trên da.
  • Thông báo cho bác sĩ biết tình trạng sức khỏe của trẻ [sốt, ho, tiêu chảy, các bệnh mạn tính…],  loại thuốc mà trẻ đang phải sử dụng nếu có.

***QUAN TRỌNG: Sau khi tiêm, mẹ nên cho bé ở lại nơi tiêm ít nhất là 30 phút để các bác sĩ có thể theo dõi. Nếu có các biểu hiện bất thường như sốt trên 40 độ, co giật, quấy khóc, khó thở, tím tái… thì các bác sĩ sẽ kịp thời xử lý, điều trị cho bé.

Có thể bạn quan tâm: Chuyên gia hướng dẫn cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng

4. Cách chăm sóc trẻ sau mũi tiêm 5 trong 1 lần 2 nếu có sốt

Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ sau khi tiêm phòng giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và hạn chế được các tác dụng phụ của vacxin đặc biệt là sốt

Sau tiêm lần 2 khoảng 3 – 4 tiếng thì trẻ có thể bị sốt dưới trên 39 độ kèm theo quấy khóc.

Mẹ nên

  • Bù nước cho trẻ: Tiếp tục cho trẻ bú hoặc uống thêm nhiều nước nhằm bù lượng nước đã mất do sốt, tránh các biến chứng xấu có thể xảy ra do mất nước: sốc, đột quỵ…
  • Lau chườm toàn thân để hạ sốt an toàn cho bé. Có 2 phương pháp lau chườm được áp dụng là:
    • Chườm ấm bằng khăn mềm thông thường: Sử dụng khăn nhúng nước ấm [37 – 38 độ C] để lau toàn thân cho bé. Cách này sẽ giúp bé hạ nhiệt từ từ, an toàn, tuy nhiên vì nhiệt độ cơ thể đang cao nên bé có thể tỏ ra không thoải mái với nước ấm.
    • Sử dụng khăn hạ sốt chuyên dụng: Khăn hạ sốt Dr.Ppapie giúp bé hạ sốt nhanh hơn do được tẩm sẵn dịch của các thảo dược  có tác dụng hạ sốt. Cùng với đó, khăn mát khiến bé thấy thoải mái, dễ chịu ngay tức thời.
  • Sử dụng thuốc để hạ sốt: Sốt trên 38.5 độ C có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ như: co giật, trụy tim mạch… Lúc này, mẹ cần sử dụng thuốc hạ sốt  cho bé để hạ sốt nhanh, tránh biến chứng nguy hiểm.

Lưu ý:

  • Thời gian giãn cách liều giữa 2 liều hạ sốt là 6 tiếng. Nếu trong khoảng thời gian giãn cách mà trẻ bị sốt thì nên sử dụng cách hạ sốt bằng chườm ấm hoặc chườm mát bằng khăn hạ sốt.
  • Nếu bé sốt cao trên 39 độ kèm theo các triệu chứng quấy khóc kéo dài, khó thở, tím tái… thì mẹ cần đưa bé đến ngay các cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

Mẹ tìm hiểu kỹ hơn cách hạ sốt cho trẻ sốt sau tiêm phòng 5 in 1 qua bài viết: Hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng 5 trong 1

5. Kết luận

Như vậy, trẻ có thể bị sốt sau khi tiêm mũi 5 in 1 lần 2 nhưng sẽ sốt nhẹ hơn lần 1. Mẹ cần theo dõi thường xuyên nhiệt độ cơ thể bé sau tiêm kết hợp hạ sốt đúng cách cho trẻ theo hướng dẫn chuyên gia đã nêu trên. Lưu ý: Nếu trẻ sốt trên 39 độ và không hạ sốt sau khi đã sử dụng các thao tác trên, mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để tránh biến chứng nguy hiểm.

Nếu cần tư vấn thêm về cách chăm sóc cho trẻ sau tiêm 5 in 1, mẹ hãy để lại câu hỏi bên dưới hoặc liên hệ hotline 0911225336 chuyên gia Dr.Papie để được giải đáp chính xác nhất.

Dược sĩ Lê Quân tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn dược lâm sàng, đặc biệt là tư vấn chăm sóc sức khoẻ mẹ và bé, hiện đang đảm nhiệm vị trí tư vấn chuyên môn tại DrPapie.

Video liên quan

Chủ Đề