Tiền béo phì là gì

Orlistat ức chế lipase ruột, giảm hấp thu chất béo và cải thiện đường và các lipid huyết. Vì thuốc orlistat không bị hấp thu nên các ảnh hưởng toàn thân là rất hiếm. Đầy hơi, phân sống, và tiêu chảy là thông thường nhưng có khuynh hướng hết trong năm thứ hai của điều trị. Một liều 120 mg đường uống 3 lần một ngày được dùng với các bữa ăn bao gồm chất béo. Vitamin bổ sung nên được dùng ít nhất 2 giờ trước hoặc sau khi dùng orlistat. Chứng kém hấp thu và ứ mật là chống chỉ định; hội chứng ruột kích thích và các rối loạn GI khác có thể làm cho orlistat khó chịu đựng. Orlistat có sẵn không cần kê đơn.

Phentermine là chất tác động lên trung ương ức chế sự thèm ăn được dùng trong ngắn hạn [≤ 3 tháng]. Liều khởi đầu thông thường là 15 mg x 1 lần/ngày và có thể tăng liều lên 30 mg x 1 lần/ngày, 37,5 mg x 1 lần/ngày, 15 mg x 2 lần/ngày hoặc 8 mg x 3 lần/ngày trước bữa ăn. Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm tăng huyết áp và nhịp tim, chứng mất ngủ, lo âu và táo bón. Không nên sử dụng Phentermine ở những bệnh nhân có các rối loạn tim mạch từ trước, kiểm soát huyết áp kém, cường giáp, hoặc có tiền sử lạm dụng thuốc hoặc nghiện. Dùng 2 lần/ngày có thể giúp kiểm soát sự thèm ăn tốt hơn suốt cả ngày.

Sự kết hợp của phentermine và topiramate [dùng để điều trị co giật và chứng đau nửa đầu] được cho phép sử dụng lâu dài. Sự kết hợp thuốc này làm giảm cân trong thời gian tới 2 năm. Liều khởi đầu của dạng phóng thích kéo dài [phentermine 3,75 mg/topiramate 23mg] có thể tăng lên 7,5 mg/46 mg sau 2 tuần; sau đó liều có thể dần dần tăng đến tối đa là 15 mg/92 mg nếu cần thiết để duy trì sự giảm cân. Bởi vì có nguy cơ gây ra các khuyết tật bẩm sinh, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ chỉ nên dùng hợp chất này nếu họ đang sử dụng phương pháp tránh thai và được kiểm tra hàng tháng xem có thai không. Các tác dụng phụ tiềm tàng bất lợi khác bao gồm các vấn đề về giấc ngủ, suy giảm nhận thức, và tăng nhịp tim. Các tác động dài hạn lên hệ tim mạch vẫn chưa được biết, các nghiên cứu sau khi tiếp thị đang được tiến hành.

Lorcaserin ức chế sự thèm ăn qua chủ vật chọn lọc chủ động các thụ thể serotonin 2C [5-HT2C] não. Không giống như các thuốc serotonergic trước đây được sử dụng để giảm cân, lorcaserin hướng chọn lọc tới các thụ thể 5-HT2C trong vùng dưới đồi, trong đó, khi nhắm mục tiêu, gây ra sự chán ăn; nó không kích thích các thụ thể 5-HT2B ở van tim. Trong các nghiên cứu lâm sàng, tỷ lệ mắc bệnh van tim không tăng đáng kể ở những bệnh nhân dùng lorcaserin so với dùng giả dược. Liều thông thường và tối đa của lorcaserin là 10 mg uống mỗi 12h. Các tác dụng phụ thường gặp nhất ở những bệnh nhân không măc đái tháo đường là nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, khô miệng và táo bón; những tác dụng phụ này thường tự giới hạn. Không nên sử dụng Lorcaserin cùng với các thuốc serotonergic, chẳng hạn như các chất ức chế thu lại serotonin chọn lọc [SSRIs], chất ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine [SNRI], hoặc chất ức chế monoamine oxidase [MAOI], bởi vì hội chứng serotonin Hội Chứng Serotonin là một nguy cơ.

Các viên nén phóng thích Naltrexone/bupropion kéo dài có thể được sử dụng như một chất giảm cân bổ sung. Naltrexone [được sử dụng để giúp cai rượu] là một chất đối kháng opioid và được cho là ngăn chặn phản hồi tiêu cực đối với các con đường cảm giác no trong não. Bupropion [được sử dụng để điều trị chứng trầm cảm và để giúp cho việc cai thuốc lá] có thể gây ra chứng chán ăn qua hoạt động adrenergic và dopaminergic ở vùng dưới đồi. Liều khởi đầu là một viên duy nhất naltrexone 8 mg/bupropion 90mg; liều được chuẩn độ trên 4 tuần tới liều tối đa 2 viên 2 lần/ngày. Các tác dụng phụ thường gặp nhất gồm buồn nôn, nôn, nhức đầu, và tăng huyết áp tâm thu và tâm trương từ 1 đến 3 mmHg. Các chống chỉ định đối với thuốc này bao gồm tăng huyết áp không kiểm soát và có tiền sử hoặc đang có các yếu tố nguy cơ gây co giật bởi vì bupropion làm giảm ngưỡng co giật.

Liraglutide là một chất chủ vận GLP-1 được sử dụng ban đầu của điều trị đái tháo đường týp 2. Liraglutide làm tăng giải phóng insulin trung gian glucose từ tuyến tụy để tạo ra kiểm soát đường huyết; liraglutide cũng kích thích cảm giác no và giảm khối lượng thực phẩm ăn vào. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng liraglutide 3mg hàng ngày dẫn đến giảm 12,2% cân nặng sau 56 tuần. Liều khởi đầu là 0,6mg một lần/ngày; tăng liều 0,6 mg/tuần tới liều tối đa 3mg x 1 lần/ngày. Liraglutide phải được dùng bằng đường tiêm. Các tác dụng phụ bao gồm buồn nôn và nôn; liraglutide có các cảnh báo bao gồm viêm tụy cấp và nguy cơ của khối u tế bào C tuyến giáp.

Nên ngừng dùng thuốc giảm cân nếu các bệnh nhân không thấy giảm cân rõ sau 12 tuần điều trị.

Hầu hết các thuốc giảm cân không kê đơn đều không được khuyến cáo bởi vì chúng không chỉ ra hiệu quả. Các ví dụ cho loại thuốc này là brindleberry, l-cititine, chitosan, pectin, chiết xuất từ hạt nho, hạt dẻ ngựa, chromium picolinate, fucus vesiculosus, và gingko biloba. Một số [ví dụ, caffeine, ephedrine, guarana, phenylpropanolamine] có nhiều tác dụng bất lợi hơn là lợi ích của chúng. Ngoài ra, một số loại thuốc này được pha hoặc chứa các chất độc hại bị FDA cấm [ví dụ, ephedra, cam đắng, sibutramine].

Thừa cân – béo phì là gì

            Hiện nay, béo phì được coi là 1 vấn đề sức khoẻ quan trọng trên toàn cầu vì gia tăng tỷ lệ thừa cân- béo phì làm tăng nguy cơ 1 số bệnh mãn tính không lây…

            Thừa cân – béo phì tăng [đặc biệt béo bụng] liên quan chặt chẽ  với gia tăng Hội chứng rối loạn chuyển hoá là cảnh báo quan trọng với các bệnh không lây nhiễm, đặc biệt là bệnh tim mạch.

            Béo phì là kết quả của một cân bằng năng lượng dương tính giũa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao, là một trạng thái bệnh lí được đặc trưng bởi sự tích tụ mỡ nhiều quá mức cần thiết cho những chức năng tối ưu của cơ thể và làm tổn hại đến sức khoẻ, hay số lượng mỡ tăng cao bất thường đủ để gây nguy hiểm.

            Thừa cân là tình trạng cân nặng cơ thể quá mức so với cân nặng  chuẩn tương ứng với chiều cao.

            Làm thế nào để biết có bị béo phì hay không?

                           Cân nặng

            BMI =   ————— 

                         [Chiều cao]2

Trong đó :      Cân nặng tính bằng kg

                       Chiều cao tính bằng m

            Bảng phân loại béo phì ở người lớn theo BMI

Giá trị BMIPhân loại theo WHOGiá trị BMIPhân loại theo hội đái tháo đường  Châu Á [2000]
   < 18,5Cân nặng thấp [gày] 40BP độ IV> 35Béo phi nặng

            Nguyên nhân:

            Làm việc nhẹ, tĩnh tại,  lối sống ít năng động, ít hoạt động thể lực

            Những người có thói quen thích ăn các loại thức ăn xào, rán, hay ăn thức ăn béo,  ngọt, uống nhiều rượu bia, hay đi ăn tiệm, nhà hàng, hay có thói quen ăn vặt

            Sống ở các thành phố lớn có nhiều tiện nghi trong sinh hoạt và đời sống :

            Những người ở tuổi trung niên, đặc biệt phụ nữ sau tuổi mãn kinh, phụ nữ sau sinh con

            Trẻ em trong các gia đình có bố mẹ, ông bà bị béo phì do yếu tố di truyền hoặc do nếp sống, thói quen ăn uống của gia đình.

            Béo phì có tác hại như thế nào?

            Người béo phì có nhiều nguy cơ cao mắc các bệnh sau đây :

            Tăng mỡ trong máu dẫn đến xơ vữa động mạch làm tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não

            Mắc bệnh đái tháo đường [ tiểu đường]

            Sỏi mật, rối loạn tiêu hoá, táo bón…

            Viêm khớp, thoái hoá cột sống do các khớp và cột sống luôn phải chịu sức nặng quá tải của cơ thể.

            Tuổi thọ trung bình thấp

            Cách phòng ngừa và điều trị thừa cân-  béo phì

            Cách phòng béo phì như thế nào?

            Thường xuyên theo dõi cân nặng

            Chỉ nên ăn khi thật sự cảm thấy đói, khi có cảm giác no thì nên dừng lại ngay

            Ăn hợp lí, cân đối, ít chất béo, đủ chất đạm, ăn nhiều rau xanh, hoa quả ăn ở mức vừa phải,

            Giữ lối sống năng động, thường xuyên luyện tập thể thể thao:

            Tóm lại để không bị béo phì  phải ăn uống điều độ và thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.

            Chế độ ăn cho người thừa cân – béo phì

            Người béo phì nên ăn uống như thế nào?

            Hãy ăn ít năng lượng hơn trước

            Không nên ăn cố, ăn hết những thức ăn còn dư lại sau mỗi bữa ăn do “tiếc của”

            Giảm bớt những thức ăn cung cấp nhiều năng lượng

            Nên uống nước sôi để nguội, nước trà xanh, nước rau luộc, nước quả tươi không đường. Nên uống từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày

            Tăng cường rau xanh trong mỗi bữa ăn, ăn quả chín ở mức vừa phải không quá 500g/ngày

            Nên ăn thịt nạc, cá, tôm, cua, đậu phụ, hạn chế óc, thận, tim, gan, lòng đỏ trứng

            Khi chế biến thức ăn nên chế biến dưới dạng luộc, hấp, hạn chế xào,

            Nên ăn nhiều vào bữa sáng, giảm về trưa, ăn hạn chế về buổi tối, nên ăn đều đặn không nên bỏ bữa. 

            Các bữa ăn phụ nên chọn hoa quả ít ngọt hoặc các loại thức ăn nghèo năng lượng Thực hiện chế độ ăn uống không nên giảm đột ngột, mà giảm từ từ mỗi ngày một ít

            Khi ăn nên ăn chậm và nhai kĩ

            Hạn chế ăn tiệm và hàng quán, bớt dự tiệc chiêu đãi, liên hoan 

            Chế độ ăn cho người béo phì tuy giảm năng lượng nhưng vẫn phải đảm bảo đủ chất đạm, vitamin và muối khoáng

            Người béo nên nên ăn những loại thực phẩm nào?

            Nhóm cung cấp chất đạm : nên ăn thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, các nạc, tôm, cua, đậu phụ, lòng trắng trứng

            Nhóm cung cấp chất béo: nên ăn dầu thực vật ở mức vừa phải

            Nhóm cung cấp năng lượng : nên ăn số lượng vừa phải, tăng cường ăn các loại còn nguyên hạt

            Nhóm cung cấp vitamin và chất khoáng : các loại rau xanh,các loại quả ít ngọt : dưa hấu, thanh long, cam, quýt, mận, lê, táo, nho ta

            Những loại thực phẩm nào người béo nên hạn chế:

            Mỡ động vật, thịt mỡ, bơ, pho mát, lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật : tim, gan, thận, óc, dạ dày, tràng

            Nước giải khát có đường, các loại kẹo, bánh ngọt

            Các loại sữa bột nguyên kem, sữa đặc có đường

Các loại hoa quả quá ngọt : chuối, mít, na, xoài, vải nhãn, nho mỹ

            Lời khuyên

            Bệnh béo phì là một bệnh liên quan đến lối sống: năng lượng ăn vào nhiều hơn năng lượng tiêu hao dẫn đến tích trữ dưới dạng mỡ gây nên béo phì. Về cơ chế hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng béo phì khi mà ta giảm năng lượng ăn vào và tăng cường vận động để tiêu hao năng lượng.

            Nhưng thực tế nhiều người đã áp dụng các biện pháp kiêng khem kể cả dùng thuốc giản cân [rất độc hại] nhưng vẫn chưa thành công. Ở đây ta chỉ dùng từ “chưa thành công” chứ không dùng từ thất bại, bởi về nguyên lý thì nếu áp dụng và tuân thủ đúng quy trình “giảm cân” thì không thể “thất bại”. Nhưng vì phải thay đổi lối sống, thay đổi nếp sinh hoạt, thay đổi sở thích ăn uống trong một thời gian dài nên nhiều người đã không tuân thủ được đúng quy trình kiêng khem và hoạt động thể lực dẫn tới “chưa thành công”. Do đó để thực hiện giảm cân thành công thì bản thân người Béo phì phải thực sự có quyết tâm giảm cân, phải xây dựng cho mình một kế hoạch “dài hơi” cho quá trình thực hiện, đó là kế hoạch tuân thủ quy trình thực hiện chế độ ăn, thay đổi nếp sinh hoạt và quy trình thực hiện vận động thể lực.

– Giảm năng lượng ăn vào và cải thiện chất lượng bữa ăn, đủ vitamin, khoáng chất và chất xơ.

– Tạo sự cân bằng năng lượng thông qua sự tạo cân bằng năng lượng âm tính: Năng lượng tiêu hao – năng lượng ăn vào = 500 đến 1000 kcalo/ ngày.

+ Sự thiếu hụt này sẽ dẫn tới giảm 10% trọng lượng cơ thể trong vòng 6 tháng.

+ Giảm khẩu phần ăn từng bước một mỗi tuần giảm khoảng 300 kcalo so với khẩu phần bình thường hàng ngày của bệnh nhân.

– Lipid: Giảm nguồn năng lượng đưa vào từ chất béo. Tránh dùng thực phẩm nhiều chất béo: Thịt mỡ, nước luộc thịt, bơ, thịt chân giò…

  + Tránh dùng thực phẩm nhiều cholesterol: óc, tim, gan, bầu dục, lòng lợn…

– Protein: chọn thực phẩm giàu protein như: Thịt nạc, cua, cá, giò nạc, format, trứng, sữa chua làm từ sữa gầy, đậu đỗ …

– Glucid: Nên sử dụng các loại glucid có nhiều có nhiều chất xơ: Bánh mỳ đen, ngũ cốc nguyên hạt, khoai củ …

– Tránh các thức ăn giàu năng lượng: đường, mật, kẹo ngọt, socola, nước ngọt…

– Đủ vitamin và khoáng chất, rau quả chín: 500g/ ngày.

– Muối: hạn chế < 6g/ ngày. Nếu tăng huyết áp thì 2-4 g/ngày.

– Thói quen ăn uống điều độ: nên ăn 3 bữa/ ngày.

– Không dùng rượu, bia, đồ uống có chất kích thích.

3. Hoạt động thể lực.

– Bao gồm hoạt động liên quan đến công việc hàng ngày, liên quan đến hoạt động thể lực và luyện tập thể dục thể thao.

– Luyện tập thể thao tuỳ mỗi người lựa chọn một hình thức thích hợp, duy trì chế độ này ít nhất 30 phút/ ngày với các hình thức : Đi bộ, bơi, xe đạp.

Luyện tập đúng phương pháp, tăng dần thời gian luyện tập.

                                  Th.S Lê Huy Lực – Trưởng Khoa Dinh dưỡng

Video liên quan

Chủ Đề