Tiêu chuẩn đánh giá hệ thống tiếp địa năm 2024

Hiện nay, tiêu chuẩn nối đất chống sét TCVN 9385:2012 (BS 6651:1999). Liên quan đến vấn đề chống sét cho công trình xây dựng đang được áp dụng tại Việt Nam. Vậy tiêu chuẩn nối đất chống sét này là gì? Những nội dung trong tiêu chuẩn này được quy định như thế nào? Cùng đội ngũ kỹ sư của Công ty TNHH MTV ANO tìm hiểu nhé.

Nội dung bài viết

Hệ thống nối đất chống sét là gì?

Hệ thống nối đất chống sét (hệ thống tiếp địa chống sét). Có vai trò chính trong phân tán năng lượng quá áp và quá dòng xuống đất, giúp cân bằng điện thế. Qua đó, hệ thống này đóng một phần quan trọng trong việc bảo vệ an toàn cho tài sản và con người. Bởi những lý do trên mà hệ thống nối đất chống sét được coi là một phần không thể thiếu của mọi công trình chống sét.

Về cơ bản, hệ thống nối đất chống sét bao gồm các cọc dài có kích thước từ 1,2 – 2,5m được chôn xuống mặt đất. Những cọc thép này sẽ được kết nối với nhau bằng một mạng dây dẫn, từ đó hình thành nên một hệ thống nối đất tiêu chuẩn, thích hợp với nhiều mục đích sử dụng.

Hiện nay, tiêu chuẩn nối đất chống sét TCVN 9385:2012 (BS 6651:1999) liên quan đến vấn đề chống sét cho công trình xây dựng đang được áp dụng tại Việt Nam bao gồm các tiêu chuẩn về cọc nối đất chống sét, tiêu chuẩn thi công cọc nối đất và tiêu chuẩn đóng cọc nối đất.

Tiêu chuẩn về cọc nối đất chống sét

Về tiêu chuẩn về cọc nối đất chống sét có quy định cụ thể như sau:

Loại cọc Yêu cầu Cọc nối đất loại thanh kim loại tròn tối thiểu

  • Nếu là điện cực kim loại không phải thép (hoặc điện cực có lớp kim loại bọc ngoài không phải là chất liệu thép hay sắt): 12mm.
  • Điện cực thép: 16mm. Cọc nối đất thép góc
  • Có chiều dày không nhỏ hơn 4mm.
  • Được bảo vệ chống ăn mòn. Cọc nối đất ống kim loại
  • Chiều dày tối thiểu yêu cầu là 2,45mm
  • Đường kính tối thiểu yêu cầu là 19mm

Bên cạnh đó, về điện cực đất kiểu dạng cọc nhọn không sử dụng thanh cốt thép hoặc thanh thép gai.

Tiêu chuẩn thi công điện cực nối đất chống sét

Tiêu chuẩn thi công cọc nối đất chống sét được quy định trong phần 5 tại tiêu chuẩn nối đất chống sét TCVN 9385:2012 (BS 6651:1999), cụ thể như sau:

Mục thi công Yêu cầu Vị trí đóng cọc

  • Cọc được đóng tới độ sâu theo như thiết kế
  • Đất liền thổ cần chèn chặt lên toàn bộ chiều dài của điện cực đất.
  • Lựa chọn nơi có độ ẩm cao nhất với điều kiện thực tế Độ sâu lắp điện cực đất
  • Độ sâu lắp điện cực lớn phải dựa trên điện trở suất của đất
  • Điện cực đất thanh hay ống kim loại dạng cọc nhọn cần phải đóng sâu tối thiểu từ 0,5m đến 1,2m (được tính từ đỉnh cọc đến mặt đất liền thổ) Chiều dài cọc tiếp đất
  • Chiều dài tối thiểu 2,5m – 3m
  • Khi điện cực đất cần có chiều dài lớn hơn 3m thì có thể hàn nối tăng chiều dài điện cực miễn là không ảnh hưởng đến tính liên tục về điện và về cơ của điện cực.

Một số tiêu chuẩn nối đất chống sét cần được lưu ý

  1. Dây thoát sét và điện cực nối đất hay cọc tiếp địa cần được liên kết với nhau để nhanh chóng di chuyển năng lượng tia sét xuống đất. Điều này giúp cân bằng điện thế dây.
  1. Đảm bảo cọc tiếp đất hay điện cực nối đất chính hãng làm từ vật liệu chịu được nhiệt và điện năng lớn.
  1. Trị số điện trở tiếp đất của hệ thống điện cực tiếp đất không lớn hơn 10w
  1. Các điện cực nối đất chống sét là các điện cực được đóng thẳng đứng và nằm ngang phù hợp với điện cực thu sét thanh hoặc dây.

Lựa chọn hệ thống tiếp đất phụ thuộc vào

  • Điều kiện địa hình thi công. Mặt bằng nơi đóng cọc.
  • Điện trở suất đo được tại khu vực thi công.
  • Giá trị điện trở đất tiêu chuẩn.

Các loại hệ thống tiếp đất theo tiêu chuẩn

Thông thường các đơn vị thi công hệ thống chống sét thực hiện theo 3 hệ thống tiếp đất chính. Mỗi hệ thống có một đặc điểm riêng biệt và phụ thuộc vào đặc điểm của khu vực thi công

Hệ thống hỗn hợp

Hệ thống gồm các cọc tiêp địa đứng và các dải nằm ngang

  • Giá trị điện trở suất tại nơi thi công không lớn hơn 100W.m
  • Mặt bằng thi công rộng rãi và không bị hạn chế.
  • Điện trở đất tiêu chuẩn nhỏ. Đơn vị thi công tiến hành đo đạc trước khi tiến hành thi công.

Hệ thống tiếp đất nằm ngang

Là những dải nằm ngang sử dụng trong điều kiện

  • Giá trị điện trở suất tại khu vực thực hiện thi công không lớn hơn 100W.m. Độ sâu từ 1 – 2m đồng nhất
  • Điện trở tiếp đất từ 5 – 10 Ohm,
  • Mặt bằng thi công rộng.

Hệ thống tiếp đất chôn sâu

Trái ngược với 2 phương pháp trên. Hệ thống tiếp địa chôn sâu được sử dụng chủ yếu trong các khu vực thi công nhỏ, hẹp. Diện tích thi công ít và

  • Giá trị điện trở suất nhỏ dưới đất sâu
  • Điện trở tiếp đất nhỏ
  • Khu vực thi công nhỏ hẹp.

Trong nhiều trường hợp, khu vực thi công có điện trở đất không đạt ngưỡng an toàn. Đơn vị thi công sẽ tiến hành sử dụng hóa chất giảm điện trở đất để can thiệp. Đồng thời tiến hành khảo sát và đưa ra phương án tối ưu.

Liên hệ với Công ty TNHH MTV ANO – Để lựa chọn một nhà cung cấp thiết bị chống sét uy tín, chất lượng, tiết kiệm chi phí.

Bạn đang có nhà xưởng tại Hải Dương bạn đang cần tìm nhà cung cấp thiết bị chống sét (cột thu lôi, Kim Thu Sét Liva LAP, thiết bị chống sét lan truyền đường nguồn … ). Đơn vị chuyên thiết kế và thi công điện trở chống sét cho nhà xưởng? Hay cần tư vấn các cách thức tối ưu trong việc vận hành hệ thống chống sét công nghiệp cho nhà xưởng? Hãy yên tâm và liên hệ với ANO, quý khách sẽ được tư vấn miễn phí…