Tiểu luận đánh giá doanh lợi và rủi ro trên thị trường chứng khoán

Tải miễn phí bài Tiểu luận: Phân tích cơ bản mã chứng khoán CII của Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, các bạn có thể tải về kham khảo miễn phí, đây là đề tài tiểu luận môn Tài chính doanh nghiệp được giới thiệu cho các bạn sinh viên đang tìm kiếm tài liệu, ngoài ra các bạn có thể kham khảo thêm các bài tiểu luận về Phân tích cơ bản mã chứng khoán và tiểu luận về Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh trên chuyên mục tiểu luận Tài chính doanh nghiệp.

Lưu ý: Trong quá trình viết tiểu luận Môn Tài chính doanh nghiệp nếu các bạn không có thời gian và cần hỗ trợ viết bài hoàn chỉnh, chất lượng tốt, các bạn có thể liên hệ với dịch vụ viết tiểu luận chất lượng qua Zalo: //zalo.me/0932091562

Chương I: Tổng quan về Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh [CII]

I.   Giới thiệu chung về công ty

1.      Lịch sử hình thành

Nhóm ngành: Phát triển Hạ tầng giao thông

Vốn điều lệ: 2,738,346,370,000 đồng

KL CP đang niêm yết: 273,834,637 cp

KL CP đang lưu hành: 240,273,127 cp

Trước nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật ngày càng gia tăng của thành phố Hồ Chí Minh, trong khi nguồn vốn ngân sách Nhà nước và nguồn vốn tín dụng vẫn còn hạn chế, tháng 12/2001 Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Tp.HCM [CII] đã được thành lập với tư cách là một tổ chức đầu tư tài chính, hoạt động theo mô hình công ty cổ phần đại chúng. Việc ra đời của CII đã góp phần thực hiện chủ trương xã hội hoá đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của Nhà nước, thông qua việc hình thành một kênh huy động vốn trung và dài hạn của các tổ chức tài chính, cũng như vốn nhàn rỗi trong dân và các thành phần kinh tế khác.

    Ngày 18/05/2006, CII đã thực hiện niêm yết 30 triệu cổ phiếu lần đầu tiên trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM [HOSE].

    Ngày 15/09/2006, CII phát hành thành công 131,5 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi, thời hạn 03 năm, lãi suất 8%/năm, tỷ lệ chuyển đổi 1:76 [1 trái phiếu chuyển đổi thành 76 cổ phiếu].

    Ngày 24/01/2007, khối lượng trái phiếu chuyển đổi trên được niêm yết trên HOSE với mã chứng khoán BCI40106

    Tháng 1/2011, Công ty đã hoàn tất việc phát hành riêng lẻ 25 triệu USD trái phiếu chuyển đổi cho các nhà đầu tư do Goldman Sachs Asset Management quản lý và 71,079 tỷ trái phiếu chuyển đổi cho Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước Tp.HCM [HFIC].

    Tháng 4/2011, Công ty đã hoàn tất việc phát hành riêng lẻ 15 triệu USD trái phiếu chuyển đổi cho các nhà đầu tư do Goldman Sachs Asset Managent quản lý.

    Tháng 4/2013, Công ty đã hoàn tất phát hành riêng lẻ 1.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp để đầu tư dự án Cầu Sàn Gòn 2.

    Tháng 2/2014, Công ty đã hoàn tất phát hành riêng lẻ 650 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp để tăng quy mô vốn hoạt động và tái cấu trúc nợ vay của công ty.[ tiểu luận: Phân tích cơ bản mã chứng khoán CII của Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh ]

2.   Ngành nghề kinh doanh:

  •     Đầu tư xây dựng, khai thác, kinh doanh hạ tầng kỹ thuật đô thị theo phương thức hợp đồng xây dựng -kinh doanh – chuyển giao [BOT]; hợp đồng xây dựng –chuyển giao [BT].
  •     Nhận quyền sử dụng đất để xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy hoạch, xây dựng nhà ở để chuyển quyền sử dụng đất.
  •     Sản xuất, mua bán các thiết bị chuyên dùng trong lĩnh vực thu phí giao thông và xây dựng.
  •     Dịch vụ thu phí giao thông.
  •     Sản xuất mua bán các thiết bị chuyên dùng trong lĩnh vực thu phí giao thông và xây dựng
  •     Xây dựng công trình dân dụng, công trình công nghiệp, công trình giao thông, công trình ống cấp thoát nước, san lấp mặt bằng
  •     Dịch vụ thiết kế, trồng, chăm sóc vườn hoa, cây cảnh, hòn non bộ
  •     Kinh doanh nhà vệ sinh công cộng, nhà vệ sinh lưu động, thu gom rác thải
  •     Cung cấp nước sạch
  •     Kinh doanh nhà ở
  •     Tư vấn đầu tư, tư vấn tài chính

3.      Địa bàn kinh doanh

    Hiện nay, Công ty CII vẫn đang tập trung đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và đang nghiên cứu để mở rộng đầu tư dự án ở các tỉnh miền Trung và miền Nam.

Địa chỉ: 50 Tôn Thất Đạm, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1, T.P Hồ Chí Minh

Điện thoại: 84-[3] 914 1904 Fax: 84-[3] 914 1910

Người công bố thông tin: Nguyễn Thị Thu Trà –

Email:

Website: //www.cii.com.vn/

II.    Bộ máy tổ chức [Tiểu luận: Phân tích cơ bản mã chứng khoán CII của Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh]

Họ và tên Chức vụ
• Ông Lê Vũ Hoàng CTHĐQT
• Ông Đặng Ngọc Thanh Phó CTHĐQT
• Ông Dominic Scriven TVHĐQT
• Ông Gerardo C. Ablaza, Jr TVHĐQT
• Ông Gerardo C. Ablaza, Jr. TVHĐQT
• Ông Lê Quốc Bình TGĐ/TVHĐQT
• Bà Nguyễn Mai Bảo Trâm TVHĐQT/Phó TGĐ
• Ông John Eric T. Francia TBKS
• Ông Nguyễn Hồng Sơn Thành viên HĐQT
• Ông Nguyễn Quang Thanh Trường phòng thẩm định
• Ông Đoàn Minh Thư TBKS
• Bà Trần Thị Tuất Thành viên BKS
• Bà Trịnh Thị Ngọc Anh Thành viên BKS

III.   Thông tin cổ phiếu niêm yết và lưu hành

Mã cổ phiếu: CII

– Ngày niêm yết 18/05/2006
–  Giá ngày GD đầu tiên 50,000
–  KL Niêm yết lần đầu 30,000,000
–  KL Niêm yết hiện tại 273,834,637
–  KL Cổ phiếu đang lưu hành 240,273,127

Nguồn: //s.cafef.vn/hose/CII/thong-tin-chung.chn

Chương II: Phân tích lĩnh vực kinh doanh của công ty CII và vị thế của công ty trong trên thị trường

I. Phân tích lĩnh vực kinh doanh:

1.  Hoạt động đầu tư dự án cơ sở hạ tầng

Việt Nam là quốc gia đang phát triển với nhu cầu vô cùng lớn trong việc thiết lập hệ thống hạ tầng. Hạ tầng cầu đường hiện đang đảm nhận 60% khối lượng vận tải trong nước. Tăng trưởng kinh tế, lưu lượng giao thông tại các vùng đô thị cùng với khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng tăng đã dẫn đến nhu cầu vô cùng cấp thiết về xây dựng hệ thống cầu đường tại Việt Nam. Do đó, hạ tầng là lĩnh vực được ưu tiên đầu tiên của đất nước. Với nguồn vốn ngân sách còn hạn hẹp, việc tham gia của doanh nghiệp tư nhân vào đầu tư hạ tầng đang được khuyến khích nhằm cải thiện chất lượng và hiệu quả đầu tư cho các dự án hạ tầng. Công ty CII phát triển hoạt động đầu tư vào các dự án hạ tầng kỹ thuật và xã hội ngoài lĩnh vực giao thông có nguồn thu như: cấp thoát nước, viễn thông, xây dựng hạ tầng khu đô thị mới, khu công nghiệp, cơ sở y tế, trường học, thể thao…[ tiểu luận: Phân tích cơ bản mã chứng khoán CII của Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh ]

Công ty CII tham gia làm chủ đầu tư hoặc đồng chủ đầu tư các dự án hạ tầng kỹ thuật và xã hội trọng điểm của Thành phố Hồ Chí Minh bằng các hình thức: Thành lập các đơn vị dưới dạng công ty TNHH hoặc công ty cổ phần để đầu tư vận hành dự án BO, BOT, BOO, BT

2.  Lĩnh vực đầu tư dự án

Do  tình hình kinh tế  trong những năm gần đây có nhiều biến động, công ty xác định lại mục tiêu trở thành “nhà đầu tư tài chính chuyên nghiệp trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng”, từ năm 2012 Công ty chỉ tập trung vốn để đầu tư cho các dự dự án, từng bước rút khỏi việc đầu tư tài chính vào doanh nghiệp khác.

3.  Hoạt động thu phí giao thông

Với nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng rất lớn trong khi ngân sách còn hạn chế nên từ khá sớm, TPHCM đã đề ra nhiều chính sách thông thoáng nhằm thu hút nhiều nguồn lực xã hội đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Theo đó, hình thức thu phí giao thông là hoạt động nhằm huy động vốn cho các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng của Thành phố Hồ Chí Minh.

Công ty CII tập trung khai thác các dự án có nguồn thu từ phí giao thông theo hình thức:

  • Mua lại quyền thu phí giao thông dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách đã được hoàn thành – dự án chuyển giao quyền thu phí giao thông 2 tuyến đường Điện Biên Phủ, Kinh Dường Vương. Sau khi tiếp nhận dự án, CII đã đề ra nhiều biện pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý, điều hành hoạt động thu phí giao thông. CII là đơn vị đầu tiên của cả nước sử dụng công nghệ hồng ngoại và công nghệ mã vạch thay cho phương thức thu phí thủ công trước đây.
  • Đầu tư vốn xây dựng hạ tầng giao thông và thu hồi vốn bằng thu phí giao thông theo hình thức xây dựng – kinh doanh- chuyển giao [BOT] như: dự án mở rộng Xa lộ Hà Nội, dự án cầu đường BÌnh Triệu.
  • Tham gia là cổ đông sáng lập hình thành các công ty cổ phần để làm chủ đầu tư dự án cơ sở hạ tầng như: dự án BOO nước Thủ Đức, Nhà máy nước Kênh Đông, Nhà máy nước Đồng Tâm,…[ tiểu luận: Phân tích cơ bản mã chứng khoán CII của Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh ]

XEM THÊM ==> DỊCH VỤ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN

II. Vị thế của công ty trong ngành

Sau 14 năm hoạt động, CII đã trở thành công ty đầu tư tư nhân lớn nhất trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng tại Việt Nam. Hoạt động đầu tư tập trung vào 3 mảng chính, bao gồm: Lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng [chiếm 80% tổng vốn đầu tư];

Vị thế của CII trong lĩnh vực hạ tầng giúp doanh nghiệp luôn giành được những dự án hấp dẫn, với nhiều ưu đãi như thu phí giao thông để hoàn trả vốn đầu tư cầu Bình Triệu 2  tháng 11/ 2006 và đến tháng 3/2009 ký hợp đồng BOT, CII làm chủ đầu tư dự án BOT cầu đường Bình Triệu phần 1 giai đoạn 2, chủ đầu tư Dự án xây dựng đường Liên tỉnh lộ 25B – giai đoạn 2.

Ngoài những dự án CII trực tiếp làm chủ đầu tư, hiện nay CII còn tham gia góp vốn đầu tư cho các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm khác như dự án BOT cầu Phú Mỹ, Dự án BOT cầu Đồng Nai mới, ứng vốn đầu tư cầu Rạch Chiếc mới trên XLHN

CII cũng là đơn vị đi tiên phong triển khai các dự án sản xuất nước sạch áp dụng công nghệ xử lý nước hiện đại, tiên tiến nhất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Xác định được nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân tại Thành phố, các khu công nghiệp, khu dân cư mới rất bức thiết và luôn có chiều hướng tăng theo thời gian nên CII đã mạnh dạn tham gia vào lĩnh vực sản xuất nước sạch với 3 dự án chính: dự án Nhà máy BOO nước Thủ Đức, Nhà máy BOO nước Đồng Tâm [Tiền Giang], Nhà máy cấp nước Kênh Đông [Củ Chi].

Cổ đông sáng lập của CII là Quỹ Đầu tư Phát triển đô thị thành phố Hồ Chí Minh [HIFU] nay là Công ty Đầu tư tài chính Nhà nước thành phố Hồ Chí Minh [HFIC]. HFIC là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu 100% vốn, được tổ chức theo mô hình công ty mẹ-con trên cơ sở tổ chức lại HIFU vốn đã hoạt động được 12 năm. HFIC có vốn điều lệ 5.000 tỉ đồng và hoạt động theo Luật doanh nghiệp. HIFU luôn sẵn sàng  hỗ trợ CII rất nhiều trong việc lấy dự án và tìm nguồn tín dụng ưu đãi.[ tiểu luận: Phân tích cơ bản mã chứng khoán CII của Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh ]

III. Các nhân tố rủi ro

1.      Rủi ro chính sách

Mức thu phí giao thông không phải do công ty chủ động mà phụ thuộc vào chính sách của UBND Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, điều này được khắc phục bởi điều khoản các hợp đồng BOT của CII cho phép công ty điều chỉnh thời gian thu phí nếu doanh thu thu phí hàng năm bị ảnh hưởng đến khả năng hoàn vốn đầu tư.

2.      Rủi ro huy động vốn

Do quy mô vốn đầu tư cho các dự án cơ sở hạ tầng thường rất lớn, trong khi đó, thị trường tài chính Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập nên công ty có những khó khăn trong việc huy động nguồn vốn. Công ty vẫn cố gắng lựa chọn các dự án phụ hợp để duy trì hoạt động đầu tư để nâng cao kinh nghiệm vai trò chủ đầu tư và tạo ra uy tín đối với thành phố cũng như củng cố thương hiệu cho công ty. Công ty đã chủ động phát hành trái phiếu chuyển đổi và hợp tác có hiệu quả với một số tập đoàn tài chính.

3.      Rủi ro từ thị trường bất động sản

Thị trường bất động sản ngày một khó khăn nên công ty có một số biện pháp để hạn chế ảnh hưởng của rủi ro này như dừng đầu tư ở một số dự án khu dân cư và giãn tiến độ triển khai cao ốc 152 Điện Biên Phủ.

  1. Rủi ro từ các đối thủ cạnh tranh mới [Tiểu luận: Phân tích cơ bản mã chứng khoán CII của Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh]

Hiện nay với việc Chính phủ đang kêu gọi các thành phần kinh tế tư nhân cùng tham gia đầu tư cơ sở hạ tầng, trong tương lai sẽ có nhiều đơn vị tư nhân và các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào lĩnh vực này. Do đó dài hạn có thể xuất hiện thêm đối thủ cạnh tranh với CII. Tuy nhiên, với kinh nghiệm đầu tư cũng như kinh nghiệm huy động vốn để thực hiện dự án, cùng với sự am hiểu về các chính sách đầu tư, mối quan hệ với các tổ chức tín dụng,… sẽ giúp được CII giữ được lợi thế cạnh tranh của mình.

Chương III: Phân tích tình hình tài chính – hiệu quả kinh doanh của công ty CII và đưa ra quyết định đầu tư vào mã chứng khóa CII của công ty

I.                    Phân tích nhóm chỉ số tăng trưởng

Nhóm chỉ số tăng trưởng  ĐVT 2010  2011  2012  2013 2014 2015
Doanh thu thuần % -2.25% 0.41% 19.26% 197.95% 268.91% -32.82%
Lợi nhuận gộp % -7.37% -3.52% 0.19% 179.63% 8.16% 15.80%
Lợi nhuận trước thuế % 29.33% -70.57% 361.86% -74.07% 269.44% 56.04%
Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ % 19.35% -58.86% 168.57% -79.34% 350.98% 60.91%
Tổng tài sản % 41.30% 41.30% 32.76% 20.77% 12.71% 66.74%
Nợ dài hạn % 43.57% 86.46% 12.89% 11.47% -4.29% 154.87%
Nợ phải trả % 61.76% 80.41% 32.99% 20.85% -3.36% 79.16%
Vốn chủ sở hữu % 16.28% -13.41% 21.54% 10.48% 64.37% 73.10%

Bảng 1: Nhóm tỷ số tăng trưởng [Tiểu luận: Phân tích cơ bản mã chứng khoán CII của Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh]

1.   Tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần

Tăng trưởng doanh thu thuần  = Doanh thu thuần của kỳ này – Doanh thu thuần của kỳ trước
Doanh thu thuần của kỳ trước

Tốc độ tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp năm 2010 thấp sau đó dần phục hồi 2015 và tăng mạnh vào năm 2012 [19,26%]  và tiếp tục tăng trong năm 2013 do  hoạt động thu phí giao thông vẫn tiếp tục được duy trì hoạt động  tốt. Nguyên nhân là nhờ CII tăng doanh thu từ phí giao thông và ghi nhận 2 lần quyết toán công trình xây dựng cầu Sài gòn.

2.    Tăng trưởng lợi nhuận

Tăng trưởng lợi nhuận  = Lợi nhuận của kỳ này – Lợi nhuận của kỳ trước
Lợi nhuận của kỳ trước

Lợi nhuận tăng mạnh vào năm 2012 và tiếp tục ổn định trong năm 2013 do thu nhập từ hoạt động đầu tư tài chính tăng đáng kể. Trong năm 2012, CII đã hoàn tất 2 giai đoạn của Hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài và Công ty con là Công ty Cổ phần Đầu tư xấy dựng cầu đường Bình Triệu đã chuyển nhượng thành công 10% cổ phiếu CII cho nhà đầu tư nước ngoài. Lợi nhuận từ khoản đầu tư này góp phần gia tăng lợi nhuận đáng kể cho CII trong năm 2012 so với các năm trước [ lợi nhuận trước thuế tăng 362% so với năm 2011]. Bên cạnh đó là việc thoái vốn thành công cho các khoản đầu tư của công ty. Điều này chứng minh cho khả năng của CII trong việc nghiên cứu các dự án tiềm năng.

3.  Tăng trưởng tổng tài sản

Tăng trưởng tổng tài sản  = tổng tài sản  của kỳ này – tổng tài sản   của kỳ trước
tổng tài sản  của kỳ trước

Tổng tài sản của công ty tăng mạnh từ năm 2010 đến năm 2012 và tới ngày 30/9/2013 đạt 8.078.088 tr đồng do việc phát hành cổ phiểu thưởng cho cổ đông cho lợi nhuận kinh doanh chưa phân phối.

Sau đây là Bảng Các chỉ tiêu tài chính của CII 2011 – 2015, dựa vào các số liệu trong bảng sau để đánh giá các chỉ số tài chính ảnh hưởng đến hoạt động của công ty CII. [ tiểu luận: Phân tích cơ bản mã chứng khoán CII của Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh ]

Bảng 2 : Các chỉ tiêu tài chính của CII 2011 – 2015

Các tỷ lệ 2011 2012 2013 2014 2015
NI [Lãi ròng, LNST]       155,127,065,862      488,376,018,963       118,779,884,257      544,284,669,971       791,610,771,582
Tổng tài sản cố định bình quân [A]    1,693,380,907,296   2,832,288,428,696    3,781,888,207,567   3,257,480,549,189    2,372,371,624,997
EBIT       297,682,087,978      779,403,913,645       325,486,541,127      831,533,444,997    1,385,771,783,567
Các tỷ lệ đánh giá khả năng thanh toán [ĐVT: lần]
Tỷ lệ lưu động 1.86 0.79 0.74 1.26 2.80
Tỷ lệ thanh toán nhanh 1.70 0.68 0.56 1.04 2.35
Các tỷ lệ đánh giá hiệu quả hoạt động
Hiệu quả sử dụng tài sản cố định 0.12 0.08 0.19 0.80 0.74
Vòng quay tồn kho 0.23 0.40 0.74 4.40 1.83
Kỳ thu tiền bình quân 757.29 754.69 300.24 178.58 482.46
Các tỷ lệ tài trợ
Tỷ lệ nợ/ tổng tài sản [D/A] 74.92% 75.05% 75.10% 64.40% 69.19%
Tỷ lệ thanh toán lãi vay [ICR] 1.84 5.10 2.00 3.60 3.09
Nguyên giá tài sản    1.107.229.116.946   1.292.947.629.465         1.957.967.366.929        1.995.963.084.107     3.336.121.519.139
Khấu hao tài sản       899.401.170.069   1.028.062.756.315              51.929.633.744           553.183.237.408     1.088.859.878.938
Tỷ số khả năng trả nợ                             0,31                            0,37                                  0,10                                  0,58                               0,33
Các tỷ lệ đánh giá khả năng sinh lợi
Doanh lợi gộp bán hàng và dịch vụ GPM 0.84 0.71 0.67 0.20 0.34
Doanh lợi ròng [ROS]                           78.02                        175.70                           12.18                          14.89                           35.67
Sức sinh lợi cơ bản [BEP] 0.18 0.28 0.09 0.26 0.58
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản [ROA] 3.10 6.28 1.07 4.30 4.15
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu [ROE] 12.77 28.22 5.28 14.48 13.46
Các tỷ lệ đánh giá theo góc độc thị trường
EPS [lợi nhuận của một cổ phiếu]                           2,064                          3,969                               768                          3,353                           2,959
Giá đóng cửa                         21,600                        23,300                         19,300                        20,300                         21,300
Tỷ lệ P/E 10.47 5.87 25.13 6.05 7.20
Tài sản cố định vô hình       198,105,794,336      185,609,737,817    1,622,281,693,895   1,356,033,918,314    1,842,897,761,132
Giá trị ghi sổ                           4,232                          5,373                                 37                          5,516                         11,647
Tỷ lệ P/B                             5.10                            4.34                         517.53                            3.68                             1.83

II.     Phân tích nhóm các tỷ lệ đánh giá khả năng thanh toán.

1.      Tỷ lệ lưu động

Một trong những thước đo khả năng thanh toán của một công ty được sử dụng rộng rãi nhất là tỷ lệ lưu động

CR=TSNH/NNH

XEM THÊM ==> DOWNLOAD 999+ TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Tài sản ngắn hạn bao gồm các khoản vốn bằng tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn,các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác.

Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải trả trong năm bao gồm: vay ngắn hạn, vay dài hạn đến hạn trả và các khoản phải trả khác.

Tỷ lệ lưu động của công ty CII từ 2011-2015 như sau:

R2011 = 1.86 cho thấy năm 2011 CII có 1.86 đồng đảm bảo cho một đồng nợ đến hạn trả.

R2012 = 0.79 cho thấy 2012 CII có 0.79 đồng đảm bảo cho một đồng nợ đến hạn trả.

R2013 = 0.74 cho thấy 2013 CII có 0.74 đồng đảm bảo cho một đồng nợ đến hạn trả.

R2014 = 1.26 cho thấy 2014 CII có 1.26 đồng đảm bảo cho một đồng nợ đến hạn trả.

R2015 = 2.80 cho thấy 2015 CII có 0.79 đồng đảm bảo cho một đồng nợ đến hạn trả.

Từ năm 2011 – 2015 tỷ lệ lưu động của CII biến động không đều. Cụ thể, tại thời điểm 2011 CII luôn sẵn sàng để trả các khoản nợ thì đến thời điểm 2012 – 2013 tỷ lệ lưu động giảm xuống chỉ còn 0.74 đồng cho thấy khả năng thanh toán giảm và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn về tài chính sẽ xảy ra. Đến 2014 – 2015 tỷ lệ lưu động tăng trở lại đạt 2.80 vào 2015 cho thấy CII đã khắc phục được và đang luôn sẵn sang để trả các khoản nợ khi đến hạn thanh toán.[ tiểu luận: Phân tích cơ bản mã chứng khoán CII của Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh ]

2.      Tỷ lệ thanh toán nhanh.

Tỷ số thanh toán nhanh được tính toán dựa trên những tài sản ngắn hạn có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, đôi khi chúng được gọi là “Tài sản có tính thanh khoản”. Mà “Tài sản có tính thanh khoản” là bao gồm tất cả tài sản ngắn hạn trừ hang tồn kho.

QR= [TSNH-TK]/NNH

Tỷ số này cho thấy khả năng thanh toán thực sự của công ty.  Tỷ số thanh toán nhanh của CII giai đoạn 2011 – 2015 như sau:

QR2011 = 1.70 [170%] cho thấy rằng CII có 170% tài sản có tính thanh khoản cho mỗi đồng nợ đến hạn. Tỷ lệ thanh toán nhanh 1.70 cho biết rằng nếu hàng tồn kho của công ty CII ứ đọng, không đáng giá thì công ty CII sẽ không lâm vào khó khăn tài chính gọi là “không có khả năng chi trả”.

QR2012 = 0.68 [68%] cho thấy rằng CII có 68% tài sản có tính thanh khoản cho mỗi đồng nợ đến hạn.

QR2013 = 0.56 [56%] cho thấy rằng CII có 56% tài sản có tính thanh khoản cho mỗi đồng nợ đến hạn

QR2014 = 1.04 [104%] cho thấy rằng CII có 104% tài sản có tính thanh khoản cho mỗi đồng nợ đến hạn.

QR2015 = 2.35 [235%] cho thấy rằng CII có 235% tài sản có tính thanh khoản cho mỗi đồng nợ đến hạn.

Thời diểm 2012 – 2015, tỷ lệ thanh toán nhanh nhỏ hơn 1 cho biết rằng nếu hàng tồn kho của công ty CII ứ đọng, không đáng giá thì công ty CII sẽ phải lâm vào khó khăn tài chính gọi là “không có khả năng chi trả”.

Tỷ số khả năng thanh toán nhanh nhỏ hơn 1 cho thấy tài chính của doanh nghiệp đang trong tình trạng suy yếu nghiêm trọng, có khả năng không thể đáp ứng các nhu cầu thanh toán các khoản nợ trong ngắn hạn. Tỷ số thanh toán nhanh của CII giảm tử năm 2011[1,7 lần] xuống còn 0,68 lần vào năm 2012. Nguyên nhân là do các dự án mà công ty đầu tư đang trong quá trình thi công dự án làm cho tài sản cố định tăng mạnh. Bên cạnh đó, công ty tiếp tục thực hiện góp vốn điều lệ vào các công ty con- là các công ty thực hiện dự án mà CII làm chủ đầu tư nên các khoản đầu tư tài chính dài hạn năm 2012  tăng khoảng 216 tỷ đồng so với năm 2011. Tổng tài sản năm 2012 của CII tăng lên mức 6637745tr đồng trong khi đó tài sản ngắn hạn giảm hơn 250 tỷ còn tải sản dài hạn tăng mạnh ở mức 57% lên đến 5 239,860 tr đồng.

Đánh giá chung, tỷ lệ thanh toán nhanh của CII nhìn chung đều thấp hơn tỷ lệ lưu động, cho thấy tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào hàng tồn kho[ tiểu luận: Phân tích cơ bản mã chứng khoán CII của Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh ]

III.    Phân tích nhóm các tỷ lệ đánh giá hiệu quả hoạt động

Các tỷ số hoạt động đo lường hoạt động kinh doanh của một công ty. Để nâng cao tỷ số hoạt động, các nhà quản trị phải biết là những tài sản chưa dùng hoặc không dùng không tạo ra thu nhập vì thế công ty cần phải biết cách sử dụng chúng có hiệu quả hoặc loại bỏ chúng đi.

1.      Hiệu quả sử dụng tài sản cố định

Tỷ số này nói lên một đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Qua đó đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định ở công ty.

TAT = TNS/A

TNS : Tổng doanh thu thuần

A : Tài sản cố định bình quân [ đầu kỳ cộng cuối kỳ chia 2]

TAT2011 = 0.12 cho thấy tại công ty VII năm 2011 một đồng tài sản cố định đã tạo ra được 0.12  đồng doanh thu.

TAT2012 = 0.08 cho thấy tại công ty VII năm 2012 một đồng tài sản cố định đã tạo ra được 0.08  đồng doanh thu.

TAT2013 = 0.19 cho thấy tại công ty VII năm 2013 một đồng tài sản cố định đã tạo ra được 0.19  đồng doanh thu.

TAT2014 = 0.80 cho thấy tại công ty VII  năm 2014 một đồng tài sản cố định đã tạo ra được 0.80  đồng doanh thu.

TAT2015 = 0.74 cho thấy tại công ty VII  năm 2015 một đồng tài sản cố định đã tạo ra được 0.74  đồng doanh thu.

Nhìn chung, từ 2011 – 2015 công ty CII có hiệu quả sử dụng tài sản cố định biến động không đều qua các năm TAT các năm thậm chí đều nhỏ hơn 1 cho thấy công ty CII có hiệu quả sử dụng tài sản cố định thấp.[ tiểu luận: Phân tích cơ bản mã chứng khoán CII của Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh ]

2.      Số Vòng quay tồn kho

Số vòng quay hàng tồn kho là một tiêu chuẩn đánh giá công ty sử dụng hàng tồn kho của mình hiệu quả như thế nào.

Vòng quay hàng tồn kho [IT] = Giá vốn bán hàng [Csx]/Tồn kho [TK]

IT2011 = 0.23 cho thấy trong năm 2011 hàng tồn kho công ty CII luân chuyển 0.23 vòng.

IT2012 = 0.40 cho thấy trong năm 2012 hàng tồn kho công ty CII luân chuyển 0.40 vòng.

IT2013 = 0.74 cho thấy trong năm 2013 hàng tồn kho công ty CII luân chuyển 0.74 vòng.

IT2014 = 4.40 cho thấy trong năm 2014hàng tồn kho công ty CII luân chuyển 4.40  vòng.

IT2015 = 1.83 cho thấy trong năm 2015 hàng tồn kho công ty CII luân chuyển  1.83 vòng.

3.      Kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình quân cho thấy khoảng thời gian trung bình cần thiết để một công ty thu hồi các khoản nợ từ khách hàng.

Kỳ thu tiền bình quân [ACP]= Khoản phải thu [KPT]*360/ Doanh thu thuần [NS]

ACP2011 = 757.29 ngày cho thấy đến 757,29 ngày công ty mới thu hồi được nợ.

ACP2012 = 754.69 ngày cho thấy đến 754.69  ngày công ty mới thu hồi được nợ.

ACP2013 = 300.24 ngày cho thấy đến 300.24 ngày công ty mới thu hồi được nợ.

ACP2014 =  178.58 ngày cho thấy đến 178.58 ngày công ty mới thu hồi được nợ.

ACP2015 =  482.46 ngày cho thấy đến 482.46 ngày công ty mới thu hồi được nợ.

Từ 2011 – 2015 kỳ thu tiền bình quân của CII nhìn chung giảm tốt, chứng tỏ công ty quản lý tốt trong khâu quản lý công nợ. Khả năng thu hồi nợ phải thu của khách hàng cao, làm tăng dòng tiền và tăng tính thanh khoản của công ty.[ tiểu luận: Phân tích cơ bản mã chứng khoán CII của Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh ]

IV.               Phân tích nhóm các tỷ lệ tài trợ.

1.      Tỷ lệ nợ/ tổng tài sản [D/A]

Tỷ số này cho thấy bao nhiêu phần trăm tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn vay.

D/A= Tổng  nợ/Tổng tài sản

D/A2011 = 74.92%  cho thấy 74.92% tài sản của công ty CII được tài trợ bằng vốn vay.

D/A2012 = 75.05% cho thấy 75.05% tài sản của công ty CII được tài trợ bằng vốn vay.

D/A2013 = 75.10% cho thấy 75.10% tài sản của công ty CII được tài trợ bằng vốn vay.

D/A2014= 64.40% cho thấy 64.40% tài sản của công ty CII được tài trợ bằng vốn vay.

D/A2015 = 69.19% cho thấy 69.19% tài sản của công ty CII được tài trợ bằng vốn vay.

Từ 2011 – 2015 tỷ số nợ của công ty CII có xu hướng giảm nhưng không  nhanh. Cụ thể, năm 2011 tỷ số nợ là 74.92% đến 2015 giảm còn 69.19%. Tại thời điềm 2012 -2013 tỷ số này có tăng nhẹ sau đó giảm. [ tiểu luận: Phân tích cơ bản mã chứng khoán CII của Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh ]

XEM THÊM 99+==> LỜI MỞ ĐẦU TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

2.      Tỷ lệ thanh toán lãi vay [ICR]

IRC = EBIT/Lãi Vay [I]

Hệ số này cho biết một công ty có khả năng đáp ứng được nghĩa vụ trả nợ lãi của nó đến mức nào.

IRR2011 =  1.84 Tức là thu nhập của công ty CII cao gấp 1.84 lần chi phí trả lãi.

IRR2012 =  5.10 Tức là thu nhập của công ty CII cao gấp .510 lần chi phí trả lãi.

IRR2013 = 2.00 Tức là thu nhập của công ty CII cao gấp 2.00 lần chi phí trả lãi.

IRR2014=  3.60 Tức là thu nhập của công ty CII cao gấp 3.64 lần chi phí trả lãi.

 IRR2015 = 3.09 Tức là thu nhập của công ty CII cao gấp 3.09 lần chi phí trả lãi.

Tỷ số IRR tăng qua các năm, đồng thời lớn hơn 1 chứng tỏ CII hoàn toàn có khả năng trả lãi vay.

Như đã phân tích ở trên công ty sử dụng một lượng vốn vay khá lớn để đầu tư cho các dự án mà CII tham gia vì vậy chỉ tiêu này rất quan trọng vì nó đánh giá khả năng trả lãi vay của công ty. Khả năng thanh toán lãi vay của công ty trong năm 2012 tăng mạnh so với năm 2011 là do lợi nhuận của công ty tăng. Cùng với đó, trong năm 2011, công ty phát hành một lượng trái phiếu chuyển đổi dài hạn khoảng gần 900 tỷ làm cho hệ số nợ dần dần được điều chỉnh.

3.      Tỷ số khả năng trả nợ.

Tỷ số khả năng trả lãi chưa thật sự phản ánh hết trách nhiệm nợ của công ty, vì ngoài lãi ra công ty còn phải trả nợ gốc và các khoản khác, chẳng hạn như tiền thuê tài sản. Do đó để đo lường khả năng trả nợ nên sử dụng tỳ số khả năng trả nợ. Tỷ số này cho biết để chuẩn bị cho mỗi đồng trả nợ gốc và lãi, doanh nghiệp có bao nhiêu đồng có thể sử dụng để trả nợ của công ty.

Tỷ số khả năng trả nợ = [GVHB + Khấu hao + EBIT]/ [Nợ gốc + Chi phí lãi vay].

Tỷ số khả năng trả nợ 2011 : 0.31 cho thấy 1 đồng  nợ gốc và lãi thì công ty CII có 0.31 đồng có thể sử dụng để trả nợ của công ty.

Tỷ số khả năng trả nợ 2012 : 0.37 cho thấy 1 đồng nợ gốc và lãi thì công ty CII có 0.37 đồng có thể sử dụng để trả nợ của công ty.

Tỷ số khả năng trả nợ 2013 : 0.10 cho thấy 1 đồng nợ gốc và lãi thì công ty CII có 0.10 đồng có thể sử dụng để trả nợ của công ty.

Tỷ số khả năng trả nợ 2014 : 0.58 cho thấy 1 đồng  nợ gốc và lãi thì công ty CII có 0.58 đồng có thể sử dụng để trả nợ của công ty.

Tỷ số khả năng trả nợ 2015 : 0.33 cho thấy 1 đồng nợ gốc và lãi thì công ty CII có 0.33 đồng có thể sử dụng để trả nợ của công ty.[ tiểu luận: Phân tích cơ bản mã chứng khoán CII của Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh ]

V.   Phân tích nhóm các tỷ lệ đánh giá khả năng sinh lợi.

1.      Doanh lợi gộp bán hàng và dịch vụ [GPM].

GPM = [LN gộp] / [Doanh thu thuần] = [Doanh thu thuần – chi phí vốn hàng bán] / Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu thuần từ bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận nếu không tính đến chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.

GPM2011  = 0.84 cho thấy có 0.84 đồng lợi nhuận được tạo ra từ 1 đồng doanh thu thuần.

GPM2012  = 0.71 cho thấy có 0.71 đồng lợi nhuận được tạo ra từ 1 đồng doanh thu thuần.

GPM2013  =  0.67 cho thấy có 0.67 đồng lợi nhuận được tạo ra từ 1 đồng doanh thu thuần.

GPM2015  = 0.20 cho thấy có 0.20 đồng lợi nhuận được tạo ra từ 1 đồng doanh thu thuần.

GPM2016  = 0.34 cho thấy có 0.34 đồng lợi nhuận được tạo ra từ 1 đồng doanh thu thuần.

Từ 2011 – 2015 công ty có tốc độ tăng chi phí cao hơn so với doanh thu, tỷ số GPM của công ty CII giảm dần đều qua các năm; công ty CII cần kiểm soát tốt các chi phí của mình.

2.      Doanh lợi ròng [ROS]

Tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ.

ROS  = [100% x Lợi nhuận ròng [hoặc lợi nhuận sau thuế]]/Doanh thu

ROS2011 = 78.02 ; ROS2012 = 175.07;  ROS2013 = 12.08 ;  ROS2014 = 14.89 ; ROS2015 = 35.67

Tỷ số ROS của công ty CII dương chứng tỏ công ty kinh doanh có lãi. Năm 2012, ROS tăng cao từ 78.02 năm 2011 tăng lên 175.07 tăng gấp 2.2 lần so với cùng kỳ năm trước. Nhưng ROS lại giảm mạnh ở năm 2013 – 2015, cụ thể là xấp xỉ 5 lần so với cùng kỳ.

3.      Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản [ROA]

Chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mà không quan tâm đến cấu trúc tài chính. Chỉ số này cho biết công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một đồng tài sản.[ tiểu luận: Phân tích cơ bản mã chứng khoán CII của Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh ]

ROA = Lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ/Tổng cộng tài sản

ROA2011 =3.10 ; ROA2012 =6.28;  ROS2013 = 1.07 ;  ROS2014 = 4.30 ; ROS2015 = 4.15

Nhìn chung, tỷ số ROA của công ty CII đều lớn hơn 0 cho thấy CII làm ăn có lãi. Đánh giá qua các năm từ 2011 – 2015, thì năm 2012 ROA của công ty tăng mạnh, từ 3.10 nhảy vọt lên 6.28. Nhưng đến 2013 lại giảm mạnh xuống  chỉ còn 1.07 do năm 2013 công ty lợi  nhuận sau thuế giảm mạnh trong khi đó tổng tài sản vẫn tiếp tục tăng cao.

4.      Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu [ROE]

Cho biết cứ 1 đồng vốn chủ sở thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

ROE = Lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ/Vốn chủ sở hữu

ROE2011 = 12.77% cho thấy 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 0.1277 đồng lợi nhuận.

ROE2012 = 28.22%  cho thấy 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 0.2822 đồng lợi nhuận.

ROE2013 = 5.28% cho thấy 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 0.0528 đồng lợi nhuận.

ROE2014 = 14.48% cho thấy 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 0.1448 đồng lợi nhuận.

ROE2015 = 13.46% cho thấy 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 0.1346 đồng lợi nhuận.

Theo Warren Buffett, ROE > 20% được coi là hợp lý. Theo số liệu tính toán trên thì ROE của công ty CII tăng lên từ 2011 -2015. Tuy nhiên, giai đoạn 2012n- 2013 giảm mạnh, giảm từ 28,22% xuống còn 5.28% tức là giảm 22,94% cho thấy CII đã không sử dụng tốt dồng vốn trong thời kỳ này.[ tiểu luận: Phân tích cơ bản mã chứng khoán CII của Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh ]

VI.   Phân tích nhóm các tỷ lệ đánh giá theo góc độc thị trường

1.      EPS [lợi nhuận của một cổ phiếu].

Là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường. EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp.

EPS2011 = 2064 ; EPS2012 = 3969 ; EPS2013 = 768 ; EPS2014 = 3353 ; EPS2015 = 2959

Tỷ số EPS của công ty CII nhìn chung tăng từ 2011 -2015, tăng từ 2064 VND đến 2959 VND, cho thấy năng lực kinh donh của công ty tăng, khả năng trả cổ tức tăng. EPS của công ty CII vào năm 2012 tăng gần gấp đôi so với năm 2011 và ở mức cao so với binh quân ngành Xây dựng và bất động sản [653đ] [ tiểu luận: Phân tích cơ bản mã chứng khoán CII của Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh ]

2.      Tỷ lệ P/E

Dùng để đánh giá mối liên hệ giữa thị giá hiện tại của một cổ phiếu [giá cổ phiếu ở chợ chứng khoán] và tỷ số thu nhập trên cổ phần, hay cho biết nhà đầu tư sẵn sàng trả giá bao nhiêu cho một cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

P/E = Giá đóng cửa/EPS

P/E2011 = 10.47 ; P/E2012 = 5.87 ; P/E2013 = 25.13; P/E2014 = 6.05 ; P/E2015 = 7.20

P/E năm 2012 của công ty giảm so với năm 2011 tuy nhiên tính đến năm 2013, tỷ số P/E lên tới mức 25,13 cho thấy công ty đang có tốc độ tăng trưởng cao.

Nhưng đến 2015, P/E của công ty lại giảm mạnh xuống còn 7.20 cho thấy tốc độ tăng trưởng của công ty đang suy giảm dần.

3.      Tỷ lệ P/B

Là tỷ lệ được sử dụng để so sánh giá cổ phiếu so với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó.

P/B2011 = 5.10; P/B2012 = 4.34 ; P/B2013 = 517.53 ; P/B2014 = 3.68 ; P/B2015 = 1.83

Chỉ số P/B của CII luôn ở mức lớn hơn 1 cho thấy công ty làm ăn khá tốt, thu nhập trên tổng tài sản cao.

Trên đây là tiểu luận môn Tài chính doanh nghiệp đề tài: Phân tích cơ bản mã chứng khoán CII của Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, dành cho các bạn đang làm tiểu luận môn học chuyên ngành: còn nhiều bài mẫu tiểu luận môn học các bạn tìm kiếm trên chuyên mục nhé. 

Lưu ý: Có thể trên website không có tài liệu đúng như các bạn mong muốn để hoàn thiện bài làm hoàn toàn mới và chất lượng tốt các bạn có thể cần tới sự hỗ trợ của dịch vụ viết tiểu luận để kham khảo bảng giá và quy trình làm việc các bạn có thể trao đổi với mình qua SDT/Zalo: //zalo.me/0932091562

DOWNLOAD FILE

Video liên quan

Chủ Đề