Tính đồng bộ của hệ thống pháp luật là gì

Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình. Hệ thống pháp luật đóng vai trò quan trọng và là công cụ hữu ích để Nhà nước quản lý, điều chỉnh các quan hệ xã hội.

1. Hệ thống pháp luật là gì?

Hiện nay khái niệm về hệ thống pháp luật còn nhiều quan điểm khác nhau, cụ thể:

- Quan điểm 1: Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành. Hệ thống pháp luật gồm hai bộ phận:

+ Hệ thống cấu trúc bên trong.

+ Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

- Quan điểm 2: Hệ thống pháp luật là cấu trúc bên trong của pháp luật, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại và thống nhất với nhau được phân thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được quy định bởi tính chất, cơ cấu các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh.

Theo Giáo trình Lí luận chung về nhà nước và pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội [Chủ biên: Nguyễn Minh Đoan, Nguyễn Văn Năm; Nguyễn Văn Động…] thì Hệ thống pháp luật theo nghĩa chung nhất được hiểu là một chỉnh thể các hiện tượng pháp luật [mà cốt lõi là các quy phạm pháp luật, được thể hiện trong các nguồn pháp luật] có sự liên kết, ràng buộc chặt chẽ, thống nhất với nhau, luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau để thực hiện việc điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội.

2. Đặc điểm của hệ thống pháp luật

Hệ thống pháp luật có các đặc điểm cơ bản sau:

- Hệ thống pháp luật được hình thành một cách khách quan, phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước, các thành tố của hệ thống pháp luật là do chính các quan hệ xã hội mà chúng điều chỉnh xác lập, không phụ thuộc vào ý chí của các chủ thể ban hành pháp luật.

- Giữa các thành tố của hệ thống pháp luật luôn có mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất và phù hợp với nhau. Ngoài ra còn có sự tác động qua lại lẫn nhau, phối hợp với nhau, hỗ trợ cho nhau trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội.

- Hệ thống pháp luật luôn là một tập hợp động, tính ổn định chỉ là tương đối, nó luôn vận động thay đổi, phát triển từ thời kỳ này sang thời kỳ khác cho phù hợp với nhu cầu điều chỉnh pháp luật và tiến trình phát triển của đất nước [được bổ sung thêm các quy định, các nguồn pháp luật mới, cũng có các hiện tượng pháp luật khác trong hệ thống và loại bỏ dần những quy định, nguồn pháp luật, hiện tượng pháp luật đã trở nên lạc hậu, không còn giá trị trong hệ thống].

3. Ý nghĩa của hệ thống pháp luật

- Đối với hoạt động xây dựng pháp luật:

+ Khi xây dựng pháp luật phải luôn ý thức được rằng các quy định pháp luật, các nguồn pháp luật luôn có mối liên hệ, ràng buộc, gắn bó chặt chẽ với nhau và phải luôn nhất. Do vậy, các tổ chức và cá nhân có thẩm quyền khi ban hành bất kì một quy định pháp luật nào cũng phải chú ý đến tính hệ thống của nó, tránh trường hợp quy định hay nguồn pháp luật mới ban hành mâu thuẫn, không thống nhất với các quy định hay nguồn pháp luật hiện hành hoặc mới ban hành.

+ Trong hoạt động xây dựng pháp luật thì nguồn pháp luật có hiệu lực pháp lý thấp không được ban hành trái với nguồn pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn và tất cả chúng phải phù hợp với Hiến pháp - luật cơ bản có hiệu lực pháp lý cao nhất.

+ Việc ban hành quy định hay nguồn pháp luật phải chú ý đến khả năng thi hành nó trên thực tế, phải phù hợp với các thiết chế và cơ chế thực thi pháp luật hiện hành.

- Đối với hoạt động thực hiện pháp luật:

+ Xuất phát từ tính chất hệ thống của pháp luật đòi hỏi tất cả các quy định pháp luật hiện hành đều phải được thực hiện nghiêm minh, các hiện tượng pháp luật đều phải tối ưu.

+ Khi tiến hành thực hiện, áp dụng pháp luật phải ưu tiên các quy định của hiến pháp của các nguồn pháp luật có hiệu lực pháp luật cao hơn…

- Đối với hoạt động đào tạo luật và nghề luật:

Hệ thống pháp luật có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động đào tạo nguồn nhân lực pháp luật và nghề luật. Ở hầu hết các quốc gia các khoa học pháp lí, nhất là khoa học pháp lí chuyên ngành thường hình thành trên cơ sở việc phân định các ngành luật, chế định pháp luật. Với mỗi ngành luật, chế định pháp luật độc lập thường có một khoa học pháp lí chuyên ngành tương ứng. Có thể nói hệ thống pháp luật là đối tượng nghiên cứu của hệ thống khoa học pháp lí.

4. Hệ thống pháp luật Việt Nam

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam tồn tại khá nhiều các ngành luật như ngành luật hiện pháp, ngành luật hành chính, ngành luật dân sự, ngành luật tố tụng dân sự, ngành luật hình sự, ngành luật tố tụng hình sự, ngành luật tài chính, ngành luật ngân hàng, ngành luật hôn nhân và gia đình.

Cùng với sự phát triển của đất nước, các quan hệ xã hội phát sinh ngày càng nhiều hơn, đa dạng, phức tạp hơn, đòi hỏi phải được điều chỉnh bằng pháp luật chặt chẽ, chính xác hơn, dẫn đến số lượng quy phạm pháp luật ngày một nhiều hơn và các ngành luật mới lần lượt được hình thành, phát triển như ngành luật lao động, ngành luật đất đai, ngành luật kinh tế, ngành luật môi trường,…

Một số ngành luật điển hình là:

* Luật hiến pháp: là hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội quan trọng nhất gắn liền với việc tổ chức quyền lực nhà nước của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

* Luật hành chính: là hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

* Luật hình sự: là hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm xác định những hành vi nguy hiểm nào cho xã hội là tội phạm đồng thời quy định các hình phạt đối với những người có hành vi phạm tội.

* Luật tố tụng hình sự: là hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử và quá trình kiểm sát việc điều tra, truy tố, xét xử những vụ án hình sự.

* Luật dân sự: là hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hoá tiên tệ và một số quan hệ nhân thân trên nguyên tắc bình đẳng, độc lập của các chủ thể tham gia vào các quan hệ đó.

* Luật tố tụng dân sự: là hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa toà án, viện kiểm sát, các đương sự và những người tham gia tố tụng khác trong quá trình điều tra và giải quyết vụ án dân sự .

* Luật hôn nhân và gia đình: là hệ thống các quy định điều chỉnh những quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản phát sinh do việc kết hôn giữa nam và nữ.

* Luật kinh tế: là hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức quản lí và thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau và với các cơ quan quản lí nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường nhiều người chuyển sang nghiên cứu sâu hơn về các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động thương mại và xác định ngành luật thương mại là bộ phận chủ yếu của ngành luật kinh tế.

* Luật lao động: là hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa người lao động và người sử dụng lao động [cá nhân, tổ chức].

* Luật đất đai: là hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến việc sở hữu, quản lí, bảo vệ và sử dụng đất.

Ngoài các ngành luật nói trên, còn một số ngành luật khác nữa như Luật bảo hiểm xã hội, Luật an sinh xã hội, Luật môi trường, Luật ngân hàng,…

Tài liệu tham khảo: Giáo trình Lí luận chung về nhà nước và pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội; Chủ biên: Nguyễn Minh Đoan, Nguyễn Văn Năm; Nguyễn Văn Động…

Để quản lý xã hội, các nhà nước hiện đại đều phải ban hành một khối lượng lớn văn bản pháp luật. Các văn bản pháp luật đó chứa đựng các quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung để điều chỉnh các quan hệ xã hội cụ thể. Những quy phạm pháp luật đó không tồn tại một cách rời rạc mà có mối liên hệ hữu cơ với nhau, hợp thành một chỉnh thể thống nhất – một hệ thống pháp luật. Hệ thống pháp luật có những đặc điểm chung sau đây: 

Thứ nhất: Có sự thống nhất, nhất quán trong hệ thống 

Sự thống nhất của hệ thống pháp luật được thể hiện trong sự thống nhất giữa các quy phạm pháp luật với nhau cũng như giữa các văn bản pháp luật trong hệ thống ấy. Tính thống nhất là thuộc tính chung của hệ thống pháp luật của mọi nhà nước, nhưng mức độ của sự thống nhất ấy lại phụ thuộc vào bản chất, đặc điểm của mỗi kiểu nhà nước. Trong hệ thống pháp luật của Nhà nước ta, các quy phạm pháp luật trong các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp dưới phải phù hợp và không được trái với quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp trên, tất cả các quy phạm pháp luật của toàn hệ thống không đuợc trái với các quy phạm pháp luật trong Hiến pháp và Luật của Quốc hội. Sự thống nhất, nhất quán ấy, suy cho cùng được quy định bởi sự thống nhất của quan hệ sản xuất tạo thành cơ sở kinh tế của xã hội, sự thống nhất trong ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thể hiện trong pháp luật. 

Thứ hai: Sự phân chia hệ thống pháp luật thành các bộ phận cấu thành

Cũng như mọi hệ thống khác, hệ thống pháp luật cũng được chia thành các bộ phận cấu thành của nó. Sự phân chia này là tất yếu bởi tổng thể quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, với những tính chất, đặc điểm khác nhau, mỗi lĩnh vực quan hệ xã hội ấy lại bao gồm nhiều nhóm quan hệ xã hội với tính chất, đặc điểm không giống nhau, tồn tại một cách độc lập tương đối với nhau. 

Mỗi hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia có một cách phân chia thành các bộ phận cấu thành khác nhau phù hợp với kết cấu kinh tế – xã hội của quốc gia đó. Xã hội loài người đã từng biết đến sự phân chia thành pháp luật cho chủ nô và pháp luật cho nô lệ trong hệ thống pháp luật của nhà nước chủ nô; pháp luật cho quý tộc, pháp luật cho tăng lữ trong hệ thống pháp luật của nhà nước phong kiến; công pháp và tư pháp trong hệ thống pháp luật của một số nước tư sản. 

Hệ thống pháp luật của Nhà nước ta được phân chia thành ngành luật và trong mỗi ngành luật có thể chia thành các chế định pháp luật. Ngành luật là tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh một lĩnh vực quan hệ xã hội với những đặc điểm chung nhất định. Chẳng hạn, ngành luật lao động điều chỉnh quan hệ lao động giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động và những quan hệ liên quan trực tiếp với quan hệ lao động. Những quan hệ lao động này có những đặc điểm riêng khác với những quan hệ hôn nhân và gia đình, quan hệ lao động của các cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước.

Chế định pháp luật là những nhóm quy phạm pháp luật thuộc một ngành luật, điều chỉnh những nhóm quan hệ xã hội nhỏ hơn, có đặc điểm giống nhau hơn hoặc điều chỉnh từng mặt, từng khía cạnh cụ thể của các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của ngành luật đó. Chẳng hạn, chế định hợp đồng lao động, chế định tiền lương vv… là những chế định điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội về tuyển dụng lao động, về trả công của ngành luật lao động. Mỗi ngành luật có thể bao gồm nhiều chế định pháp luật. 

Thứ ba: Tính khách quan của hệ thống pháp luật 

Sự thống nhất và sự phân chia hệ thống pháp luật thành các bộ phận cấu thành không thể thực hiện một cách tuỳ tiện, chủ quan mà phải xuất phát từ sự phát triển của các quan hệ xã hội đang tồn tại một cách khách quan trong xã hội. Cũng cần thấy rằng, trong những điều kiện nhất định, yếu tố chủ quan của nhà nước, của nhà làm luật cũng có những ảnh hưởng nhất định đến việc hình thành các ngành luật.

Chẳng hạn, do sự quan tâm xây dựng pháp luật hình sự cho nên ở nước ta, pháp luật hình sự được sớm pháp điển hoá và trở thành một ngành luật độc lập, trong lúc đó, pháp luật dân sự lại được pháp điển hoá muộn hơn. Tuy nhiên, ngay cả trong các trường hợp đó, yếu tố khách quan vẫn giữ vai trò quyết định tính chất cấp thiết của một ngành luật hình sự trong điều chỉnh quan hệ xã hội]. 

Từ sự phân tích các đặc điểm của hệ thống pháp luật, có thể kết luận rằng: Hệ thống pháp luật là cơ cấu bên trong của pháp luật, thể hiện sự thống nhất nội tại của các quy phạm pháp luật và sự phân chia một cách khách quan các quy phạm pháp luật trong hệ thống ấy thành các ngành luật và chế định pháp luật phù hợp với tính chất, đặc điểm của các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh.

Những căn cứ để phân chia ngành luật 

Như trên đã nói, mỗi quốc gia có thể chia hệ thống pháp luật một cách khác nhau nhưng nhìn chung, căn cứ để phân chia ngành luật vẫn là sự khác biệt của các lĩnh vực quan hệ xã hội mà tổng thể quy phạm pháp luật điều chỉnh. Lĩnh vực quan hệ xã hội đó gọi là đối tượng điều chỉnh của ngành luật. Mỗi ngành luật có một đối tượng điều chỉnh với những tính chất đặc điểm riêng, khác với đối tượng điều chỉnh của ngành luật khác. Đối tượng điều chỉnh là căn cứ chủ yếu để phân chia ngành luật. 

Bên cạnh đối tượng điều chỉnh, các ngành luật còn được phân biệt bởi phương pháp điều chỉnh là cách thức mà nhà nước sử dụng trong pháp luật để tác động lên cách xử sự của những người tham gia vào các quan hệ xã hội đó. Do lĩnh vực quan hệ xã hội [đối tượng điều chỉnh] có đặc điểm, tính chất khác nhau cũng như có vai trò khác nhau trong đời sống xã hội nên cách thức, biện pháp [phương pháp điều chỉnh] mà nhà nước tác động vào lĩnh vực quan hệ xã hội ấy cũng khác nhau.

Nếu đối tượng điều chỉnh là căn cứ chủ yếu để phân chia ngành luật thì phương pháp điều chỉnh được coi là căn cứ bổ sung vì suy cho cùng, một ngành luật sử dụng phương pháp điều chỉnh nào là ở điều chỉnh của ngành luật đó quy định. Hiện nay, phương pháp mệnh lệnh và phương pháp thoả thuận là hai phương pháp chủ yếu được sử dụng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Mỗi ngành luật có một đối tượng điều chỉnh riêng nhưng mỗi ngành luật có thể sử dụng một hoặc cả hai phương pháp điều chỉnh nói trên.

Video liên quan

Chủ Đề