Tính giá trị của biểu thức chứa căn lớp 9

Cập nhật lúc: 18:15 13-10-2018 Mục tin: LỚP 9

CHUYÊN ĐỀ: RÚT GỌN VÀ TÍNH GIÁ TRỊ BIỂU THỨC

A. Kiến thức cần nhớ

Để rút gọn biểu thức có chứa căn thức bậc hai ta vận dụng thích hợp các phép tính về căn thức và các phép biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn bậc hai. Khi phối hợp các phép biến đổi căn thức với các biến đổi biểu thức có dạng phân thức cần chú ý:

- Trước tiên cần tìm điều kiện xác định [ĐKXĐ] đối với căn thức cũng như đối với phân thức

\[\sqrt{A}\] có nghĩa khi \[A \geq 0\]

- Điều kiện để bỏ dấu giá trị tuyệt đối:

- Kết quả rút gọn để ở dạng nào là tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của bài toán.

B. Một số ví dụ

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Toán lớp 9 - Xem ngay

>> Học trực tuyến lớp 9 và luyện vào lớp 10 tại Tuyensinh247.com. , cam kết giúp học sinh lớp 9 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Cách tính giá trị của biểu thức chứa căn

Để tính được giá trị của một biểu thức chứa căn thức chúng ta cần phải nhớ các kiến thức về căn bậc hai, căn bậc ba và phép khai phương.

Nhắc lại lý thuyết:

– Căn bậc hai của một số a không âm là số $ x$ sao cho $ {{x}^{2}}~=\text{ }a$.

Số $ a>0$ có hai căn bậc hai là $ \sqrt{a}$ và $ -\sqrt{a}$ , trong đó $ \sqrt{a}$ được gọi là căn bậc hai số học của a.

– Căn bậc ba của một số thực a là số $ x$ sao cho $ {{x}^{3}}=\text{ }a$, kí hiệu $x=\sqrt[3]{a}$.

– Phép khai phương đơn giản:

$ \sqrt{{{{A}^{2}}}}=|A|$ [với $ \forall A$]

$ \sqrt{{AB}}=\sqrt{A}\cdot \sqrt{B}$ [với $ A,B\ge 0$]

$ \sqrt{{\frac{A}{B}}}=\frac{{\sqrt{A}}}{{\sqrt{B}}}$ [với ∀ $ {A,B}$]

$ \sqrt[3]{{AB}}=\sqrt[3]{A}\cdot \sqrt[3]{B}$ [với $ A\ge 0;B>0$]

$ \sqrt[3]{{\frac{A}{B}}}=\frac{{\sqrt[3]{A}}}{{\sqrt[3]{B}}}$ [với ∀ $ B\ne 0$]

Cách tính giá trị của biểu thức chứa căn

Chúng ta sử dụng các hằng đẳng thức để biến đổi biểu thức trong căn. Các em xem ví dụ dưới đây để nắm được phương pháp tính giá trị của biểu thức chứa căn.

Ví dụ 1:Tính:

a] Căn bậc hai của 100

b] $\displaystyle \sqrt{16+9}$

c] $\displaystyle \sqrt[3]{64}$

d] $\displaystyle \sqrt{16.9}$

Giải:

a] Căn bậc hai của 100 bằng 10.

b] $\displaystyle \sqrt{16+9}=\sqrt{25}=\sqrt{5^{2}}=5$

c] $\displaystyle \sqrt[3]{64}=\sqrt[3]{4^{3}}=4$

d] $\displaystyle \sqrt{16.9}=\sqrt{4^{2} \cdot 3^{2}}=\sqrt{[4.3]^{2}}=4.3=12$

Ví dụ 2:Tính:

a] $\displaystyle \sqrt{810.40}$

b] $\displaystyle \sqrt{\frac{12^{5}}{3^{5} \cdot 4^{3}}}$

c] $\displaystyle \frac{\sqrt{180}: \sqrt{5}}{\sqrt{200}}: \sqrt{8}$

d] $\displaystyle \frac{\sqrt[3]{8}+\sqrt[3]{27.125}}{\sqrt[3]{500.2}}$

Giải:

a] $\displaystyle \sqrt{810.40}=\sqrt{81.10 .40}=\sqrt{81.400}$

$=\sqrt{9^{2} \cdot 20^{2}}=\sqrt{[9.20]^{2}}=9.20=180$

b] $\displaystyle \sqrt{\frac{12^{5}}{3^{5} \cdot 4^{3}}}=\sqrt{\frac{3^{5} \cdot 4^{5}}{3^{5} \cdot 4^{3}}}=\sqrt{4^{2}}=4$

c] $\displaystyle \frac{\sqrt{180}: \sqrt{5}}{\sqrt{200}}: \sqrt{8}=\frac{\sqrt{180: 5}}{\sqrt{200: 8}}=\frac{\sqrt{36}}{\sqrt{25}}=\frac{\sqrt{6^{2}}}{\sqrt{5^{2}}}=\frac{6}{5}$

d] $\displaystyle \frac{{\sqrt[3]{8}+\sqrt[3]{{27.125}}}}{{\sqrt[3]{{500.2}}}}=\frac{{\sqrt[3]{{{{2}^{3}}}}+\sqrt[3]{{{{3}^{3}}{{{.5}}^{3}}}}}}{{\sqrt[3]{{1000}}}}=\frac{{2+3.5}}{{10}}=\frac{{17}}{{10}}$

Ví dụ 3:Tính giá trị các biểu thức

a] $\displaystyle \sqrt{[1-\sqrt{2}]^{2}}-\sqrt{3+2 \sqrt{2}}+\sqrt{[-2]^{6}}$

b] $\displaystyle \sqrt{7+4 \sqrt{3}}+\sqrt{13-4 \sqrt{3}}$

c] $\displaystyle \sqrt[3]{5 \sqrt{2}-7}-\sqrt[3]{5 \sqrt{2}+7}$

d] $\displaystyle \sqrt[3]{2+\sqrt{5}}+\sqrt[3]{2-\sqrt{5}}$

Giải:

a] $\displaystyle \sqrt{[1-\sqrt{2}]^{2}}-\sqrt{3+2 \sqrt{2}}+\sqrt{[-2]^{6}}$

$=\sqrt{[1-\sqrt{2}]^{2}}-\sqrt{2+2 \sqrt{2}+1}+\sqrt{[-2]^{6}}$

$=\sqrt{[1-\sqrt{2}]^{2}}-\sqrt{[1+\sqrt{2}]^{2}}+\sqrt{[-2]^{6}}$

$=|1-\sqrt{2}|-|1+\sqrt{2}|+\left|[-2]^{3}\right|$

$=\sqrt{2}-1-[1+\sqrt{2}]+8$

$=\sqrt{2}-1-1-\sqrt{2}+8$

$=6$

b] $\displaystyle \sqrt{7+4 \sqrt{3}}+\sqrt{13-4 \sqrt{3}}$

$=\sqrt{3+2 \cdot \sqrt{3} \cdot 2+4}+\sqrt{[2 \sqrt{3}]^{2}-2 \cdot 2 \sqrt{3} \cdot 1+1}$

$=\sqrt{[\sqrt{3}+2]^{2}}+\sqrt{[2 \sqrt{3}-1]^{2}}$

$=|\sqrt{3}+2|+|2 \sqrt{3}-1|$

$=\sqrt{3}+2+2 \sqrt{3}-1$

$=3 \sqrt{3}+1$

c] $\displaystyle \sqrt[3]{5 \sqrt{2}-7}-\sqrt[3]{5 \sqrt{2}+7}$

$=\sqrt[3]{2 \sqrt{2}-3.2 \cdot 1+3 \cdot \sqrt{2} \cdot 1-1}-\sqrt[3]{2 \sqrt{2}+3 \cdot 2 \cdot 1+3 \cdot \sqrt{2} \cdot 1+1}$

$=\sqrt[3]{[\sqrt{2}-1]^{3}}-\sqrt[3]{[\sqrt{2}+1]^{3}}$

$=\sqrt{2}-1-[\sqrt{2}+1]$

$=-2$

d] $\displaystyle \sqrt[3]{2+\sqrt{5}}+\sqrt[3]{2-\sqrt{5}}$

$=\frac{1}{2} \cdot[2 \cdot \sqrt[3]{2+\sqrt{5}}+2 \sqrt[3]{2-\sqrt{5}}]$

$=\frac{1}{2} \cdot[\sqrt[3]{16+8 \sqrt{5}}+\sqrt[3]{16-8 \sqrt{5}}]$

$=\frac{1}{2} \cdot[\sqrt[3]{5 \sqrt{5}+3.5 \cdot 1+3 \cdot \sqrt{5} \cdot 1+1}+\sqrt[3]{5 \sqrt{5}-3 \cdot 5 \cdot 1+3 \cdot \sqrt{5} \cdot 1-1}]$

$=\frac{1}{2} \cdot[\sqrt[3]{[\sqrt{5}+1]^{3}}+\sqrt[3]{[\sqrt{5}-1]^{3}}]$

$=\frac{1}{2} \cdot[\sqrt{5}+1+\sqrt{5}-1]$

$=\frac{1}{2} \cdot 2 \sqrt{5}=\sqrt{5}$

Ví dụ 4: Tính giá trị biểu thức $ Q=\frac{1}{{\sqrt{{x+3}}\cdot \sqrt{{x-3}}}}+\sqrt{{{{x}^{2}}+7x+4}}$ tại $ x=5$

Giải:

Tại $ x=5$ ta có:

$\displaystyle \begin{aligned} \mathrm{Q} &=\frac{1}{\sqrt{5+3} \cdot \sqrt{5-3}}+\sqrt{5^{2}+7.5+4} \\ &=\frac{1}{\sqrt{8} \cdot \sqrt{2}}+\sqrt{64} \\ &=\frac{1}{\sqrt{8.2}}+8 \\ &=\frac{1}{4}+8=\frac{33}{8} \end{aligned}$

Bài tập tính giá trị của biểu thức chứa căn có lời giải

Bài 1:Căn bậc hai số học của 64 là:

A. 8 B. -8 C. 32 D. -32

Giải:

Căn bậc hai số học của 64 là 8 vì 82= 64.

⇒ Chọn đáp án A.

Bài 2:Căn bậc ba của -27 là:

A. 3 B. 9 C. -9 D. -3.

Giải:

Căn bậc ba của -27 là -3 vì [-3]3= -27.

⇒ Chọn đáp án D.

Bài 3: Giá trị biểu thức $3 \sqrt{5}-\sqrt{[1-\sqrt{5}]^{2}}$ bằng:

$\displaystyle \begin{array}{llll}\text { A. }-1+4 \sqrt{5} & \text { B. } 1+2 \sqrt{5} & \text { C. } 1-4 \sqrt{5} & \text { D. } \sqrt{5}-1\end{array}$

Giải:

$3 \sqrt{5}-\sqrt{[1-\sqrt{5}]^{2}}=3 \sqrt{5}-|1-\sqrt{5}|$

$=3 \sqrt{5}-[\sqrt{5}-1]=3 \sqrt{5}-\sqrt{5}+1=2 \sqrt{5}+1$

⇒ Chọn đáp án B.

Bài 4: Kết quả của phép tính $\displaystyle \sqrt{7-2 \sqrt{10}}-\sqrt{7+2 \sqrt{10}}$ là:

$\displaystyle \begin{array}{llll}\text { A. } 2 \sqrt{2} & \text { B. }-2 \sqrt{2} & \text { C. } 2 \sqrt{5} & \text { D. }-2 \sqrt{5}\end{array}$

Giải:

$\displaystyle \sqrt{7-2 \sqrt{10}}-\sqrt{7+2 \sqrt{10}}$

$=\sqrt{5-2 \cdot \sqrt{2} \cdot \sqrt{5}+2}-\sqrt{5+2 \cdot \sqrt{5} \cdot \sqrt{2}+5}$

$=\sqrt{[\sqrt{5}-\sqrt{2}]^{2}}-\sqrt{[\sqrt{5}+\sqrt{2}]^{2}}$

$=|\sqrt{5}-\sqrt{2}|-|\sqrt{5}+\sqrt{2}|$

$=[\sqrt{5}-\sqrt{2}]-[\sqrt{5}+\sqrt{2}]$

$=-2 \sqrt{2}$

⇒ Chọn đáp án B.

Bài 5: Giá trị biểu thức $\displaystyle \sqrt{x^{2}+2 \sqrt{x^{2}-1}}-\sqrt{x^{2}-2 \sqrt{x^{2}-1}}$ tại $ x=4$ là:

$\displaystyle \begin{array}{llll}\text { A. } 2 \sqrt{15} & \text { B. }-2 \sqrt{15} & \text { C. } 2 & \text { D. }-2 .\end{array}$

Giải:

Tại $ x=4$ thì:

$\displaystyle \sqrt{x^{2}+2 \sqrt{x^{2}-1}}-\sqrt{x^{2}-2 \sqrt{x^{2}-1}}$

$=\sqrt{4^{2}+2 \sqrt{4^{2}-1}}-\sqrt{4^{2}-2 \sqrt{4^{2}-1}}$

$=\sqrt{16+2 \sqrt{15}}-\sqrt{16-2 \sqrt{5}}$

$=\sqrt{15+2 \sqrt{15}+1}-\sqrt{15-2 \sqrt{15}+1}$

$=\sqrt{[\sqrt{15}+1]^{2}}-\sqrt{[\sqrt{15}-1]^{2}}$

$=|\sqrt{15}+1|-|\sqrt{15}-1|$

$=[\sqrt{15}+1]-[\sqrt{15}-1]$

$=2$

⇒ Chọn đáp án C.

Bài 6: Viết các biểu thức sau thành bình phương của biểu thức khác:

$\displaystyle \begin{array}{lll}\text { a] } 4-2 \sqrt{3} & \text { b] } 7+4 \sqrt{3} & \text { c] } 13-4 \sqrt{3}\end{array}$

Giải:

a] $4-2 \sqrt{3}=3-2 \sqrt{3}+1=[\sqrt{3}-1]^{2}$

b] $7+4 \sqrt{3}=4+2 \cdot 2 \cdot \sqrt{3}+3=[2+\sqrt{3}]^{2}$

c] $13-4 \sqrt{3}=[2 \sqrt{3}]^{2}-2 \cdot 2 \sqrt{3}+1=[2 \sqrt{3}-1]^{2}$

Bài 7: Tính giá trị của các biểu thức:

a] $A=\sqrt{4.8 .16 .32}$

b] $\displaystyle \mathrm{B}=\sqrt{\frac{3}{15}}: \sqrt{\frac{36}{45}}$

c] $C=\sqrt[3]{-0,5} \sqrt[3]{1,25} \cdot \sqrt[3]{\frac{16}{10}}$

Giải:

a]

$A=\sqrt{4.8 .16 .32}=\sqrt{2^{2} .2^{3} \cdot 2^{4} \cdot 2^{5}}$

$=\sqrt{2^{14}}=\sqrt{\left[2^{7}\right]^{2}}=2^{7}=128$
b]

$\displaystyle \mathrm{B}=\sqrt{\frac{3}{15}}: \sqrt{\frac{36}{45}}=\sqrt{\frac{3}{15}: \frac{36}{45}}$

$=\sqrt{\frac{3}{15} \cdot \frac{45}{36}}=\sqrt{\frac{1}{4}}=\sqrt{\left[\frac{1}{2}\right]^{2}}=\frac{1}{2}$
c]

$C=\sqrt[3]{-0,5} \sqrt[3]{1,25} \sqrt[3]{\frac{16}{10}}=\sqrt[3]{[-0,5] \cdot 1,25 \cdot \frac{16}{10}}$

$=\sqrt[3]{\frac{-1}{2} \cdot \frac{5}{4} \cdot \frac{16}{10}}=\sqrt[3]{-1}=-1$

Bài 8: Rút gọn các biểu thức:

a] $\displaystyle \frac{\sqrt{7}+\sqrt{5}}{\sqrt{7}-\sqrt{5}}+\frac{\sqrt{7}-\sqrt{5}}{\sqrt{7}+\sqrt{5}}$

b] $\displaystyle \sqrt{\frac{3+\sqrt{5}}{3-\sqrt{5}}}+\sqrt{\frac{3-\sqrt{5}}{3+\sqrt{5}}}$

c] $\displaystyle \frac{2}{\sqrt{3}+1}-\frac{1}{\sqrt{3}-2}+\frac{6}{\sqrt{3}+3}$

Giải:

a] $\displaystyle \frac{\sqrt{7}+\sqrt{5}}{\sqrt{7}-\sqrt{5}}+\frac{\sqrt{7}-\sqrt{5}}{\sqrt{7}+\sqrt{5}}=\frac{[\sqrt{7}+\sqrt{5}]^{2}+[\sqrt{7}-\sqrt{5}]^{2}}{[\sqrt{7}+\sqrt{5}][\sqrt{7}-\sqrt{5}]}$

$=\frac{12+2 \sqrt{35}+12-2 \sqrt{35}}{7-5}$

$=\frac{24}{2}=12$

b] $\displaystyle \sqrt{\frac{3+\sqrt{5}}{3-\sqrt{5}}}+\sqrt{\frac{3-\sqrt{5}}{3+\sqrt{5}}}=\frac{\sqrt{3+\sqrt{5}}}{\sqrt{3-\sqrt{5}}}+\frac{\sqrt{3-\sqrt{5}}}{\sqrt{3+\sqrt{5}}}$

$=\frac{[\sqrt{3+\sqrt{5}}]^{2}+[\sqrt{3-\sqrt{5}}]^{2}}{\sqrt{3-\sqrt{5} \cdot \sqrt{3+\sqrt{5}}}}$

$=\frac{3+\sqrt{5}+3-\sqrt{5}}{\sqrt{4}}$

$=\frac{6}{2}=3$

c] $\displaystyle \frac{2}{\sqrt{3}+1}-\frac{1}{\sqrt{3}-2}+\frac{6}{\sqrt{3}+3}$

$=\frac{2}{\sqrt{3}+1}-\frac{1}{\sqrt{3}-2}+\frac{2 \sqrt{3} \cdot \sqrt{3}}{\sqrt{3}[\sqrt{3}+1]}$

$=\frac{2}{\sqrt{3}+1}-\frac{1}{\sqrt{3}-2}+\frac{2 \sqrt{3}}{\sqrt{3}+1}$

$=\frac{2+2 \sqrt{3}}{\sqrt{3}+1}-\frac{1}{\sqrt{3}-2}$

$=2-\frac{1}{\sqrt{3}-2}$

$=\frac{2 \sqrt{3}-4-1}{\sqrt{3}-2}$

$=\frac{2 \sqrt{3}-5}{\sqrt{3}-2}$

$=\frac{[2 \sqrt{3}-5][\sqrt{3}+2]}{[\sqrt{3}-2][\sqrt{3}+2]}$

$=\frac{-4-\sqrt{3}}{-1}=4+\sqrt{3}$

Bài 9:Tính:

a] $\displaystyle \sqrt{4+2 \sqrt{3}}$

b] $\displaystyle \sqrt{5-\sqrt{13+\sqrt{48}}}$

c] $\displaystyle \sqrt{\sqrt{5}-\sqrt{3-\sqrt{29-12 \sqrt{5}}}}$

Giải:

a] $\displaystyle \sqrt{4+2 \sqrt{3}}=\sqrt{3+2 \cdot \sqrt{3} \cdot 1+1}=\sqrt{[\sqrt{3}+1]^{2}}=\sqrt{3}+1$

b] $\displaystyle \sqrt{5-\sqrt{13+\sqrt{48}}}=\sqrt{5-\sqrt{13+4 \sqrt{3}}}$

$=\sqrt{5-\sqrt{[2 \sqrt{3}]^{2}+2.2 \sqrt{3}+1}}$

$=\sqrt{5-\sqrt{[2 \sqrt{3}+1]^{2}}}=\sqrt{5-[2 \sqrt{3}+1]}$

$=\sqrt{4-2 \sqrt{3}}$

$=\sqrt{3-2 \sqrt{3}+1}=\sqrt{[\sqrt{3}-1]^{2}}=|\sqrt{3}-1|$

$=\sqrt{3}-1$

$\displaystyle \sqrt{29-12 \sqrt{5}}=\sqrt{20-2 \cdot 2 \sqrt{5} \cdot 3+9}$

Ta có:

$\displaystyle \sqrt{29-12 \sqrt{5}}=\sqrt{20-2.2 \sqrt{5} .3+9}$

$=\sqrt{[2 \sqrt{5}-3]^{2}}=|2 \sqrt{5}-3|=2 \sqrt{5}-3$

Do đó:

$\displaystyle \begin{aligned} \sqrt{\sqrt{5}-\sqrt{3-\sqrt{29-12 \sqrt{5}}}} &=\sqrt{\sqrt{5}-\sqrt{3-[2 \sqrt{5}-3]}} \\ &=\sqrt{\sqrt{5}-\sqrt{6-2 \sqrt{5}}} \\ &=\sqrt{\sqrt{5}-\sqrt{5-2 \sqrt{5}+1}} \\ &=\sqrt{\sqrt{5}-\sqrt{[\sqrt{5}-1]^{2}}} \\ &=\sqrt{{\sqrt{5}-\left| {\sqrt{5}-1} \right|}} \\ &=\sqrt{\sqrt{5}-[\sqrt{5}-1]} \\ &=\sqrt{1}=1 \end{aligned}$

Bài 10: Rút gọn biểu thức $A=\sqrt{15+\sqrt{60}+\sqrt{140}+\sqrt{84}}$

Giải:

Ta thấy:

$\displaystyle \sqrt{60}=2 \sqrt{15}=2 \sqrt{5} \cdot \sqrt{3}$

$\displaystyle \sqrt{140}=2 \sqrt{35}=2 \sqrt{5} \cdot \sqrt{7}$

$\displaystyle \sqrt{84}=2 \sqrt{21}=2 \sqrt{7} \cdot \sqrt{3}$

Và $15=3+5+7$

Áp dụng hằng đẳng thức:

$a^{2}+b^{2}+c^{2}+2 a b+2 b c+2 c a=a^{2}+b^{2}+c^{2}$

$A=\sqrt{15+\sqrt{60}+\sqrt{140}+\sqrt{84}}$

$=\sqrt{3+5+7+2 \sqrt{3} \cdot \sqrt{5}+2 \cdot \sqrt{5} \cdot \sqrt{7}+2 \cdot \sqrt{3} \cdot \sqrt{7}}$

$=\sqrt{[\sqrt{3}+\sqrt{5}+\sqrt{7}]^{2}}$

$=\sqrt{3}+\sqrt{5}+\sqrt{7}$

Bồi dưỡng Toán 9 - Tags: biểu thức, căn thức
  • Cách tìm điều kiện xác định của biểu thức chứa căn

  • Một số bài tập giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình

  • Đề cương ôn tập HK2 môn Toán 9 năm 2019-2020

  • Bài tập giải bài toán bằng cách lập phương trình lớp 9 có lời giải

  • Các dạng bài tập về đường tròn – Toán lớp 9

  • Bài tập áp dụng góc nội tiếp chứng minh tứ giác nội tiếp đường tròn có lời giải

  • Cách giải phương trình bậc 2 và tính nhẩm nghiệm PT bậc 2

Video liên quan

Chủ Đề