Toốc độ đô thị hóa nhà chọc trời hiện nay năm 2024

Dự án tòa nhà chọc trời cao 2 km sẽ được xây ở phía bắc thủ đô Riyadh bất chấp nhiều thách thức về mặt thiết kế và kinh phí khổng lồ.

Toốc độ đô thị hóa nhà chọc trời hiện nay năm 2024

Tòa nhà chọc trời do Foster + Partners xây dựng sẽ cao hơn gấp đôi tháp Burj Khalifa. Ảnh: Adobe Firefly

Công ty Foster + Partners lên kế hoạch thiết kế một tòa nhà chọc trời cao 2 km ở Riyadh, Arab Saudi, New Atlas hôm 4/5 đưa tin. Kế hoạch được ủng hộ bởi Quỹ đầu tư công cộng (PIF) của Arab Saudi. Tòa nhà sẽ cao hơn gấp đôi chiều cao của tháp Burj Khalifa ở Dubai (828 m), công trình hoàn thành năm 2010 và là tòa nhà cao nhất thế giới hiện nay.

Tòa nhà chọc trời 2 km cũng sẽ phá vỡ kỷ lục về thiết kế cao nhất thế giới của Foster + Partners tính đến nay. Đó là trụ sở Chase World của JPMorgan ở New York với chiều cao 423 m. Ngoài Foster + Partners và SOM, một số công ty thiết kế quốc tế nổi tiếng khác cũng cạnh tranh dự án tòa nhà siêu cao, dự kiến nằm ở phía bắc thủ đô Riyadh của Arab Saudi, gần sân bay quốc tế vua Khalid. Tuy nhiên, đơn vị thắng thầu là Foster + Partners.

Ngoài thông tin về chiều cao ấn tượng và vị trí xây dựng, nhà chức trách không tiết lộ nhiều về dự án đang ở giai đoạn đầu này. Tuy nhiên, dự án sẽ phải vượt qua nhiều trở ngại tiềm ẩn. Ví dụ, tải trọng gió ở độ cao lớn như vậy cực kỳ lớn. Thậm chí, nền móng ở mặt đất cần rất vững để chống đỡ trọng lượng công trình, do đó chi phí xây dựng sẽ ở mức khổng lồ.

Arab Saudi gần đây thu hút nhiều chú ý với những siêu dự án như The Line (Thành phố thẳng), Trojena, Oxagon, và tháp Mukaab. Trong số đó, siêu đô thị thông minh trị giá 500 tỷ USD NEOM sẽ bao gồm thành phố thẳng dài 170 km và cao 500 m The Line. Mặt khác, công ty kiến trúc Zaha Hadid Architects đang phát triển dự án tháp Discovery, một tòa nhà chọc trời trong Trojena, tổ hợp du lịch quanh năm mới, bao gồm làng trượt tuyết, khu nghỉ dưỡng gia đình siêu sang, cửa hàng bán lẻ và nhà hàng. Dự án Oxagon sẽ đóng vai trò cảng biển và trung tâm hậu cần cho NEOM.

(KTSG Online) – Thật khó hình dung hai tòa nhà chọc trời song song cao chừng 500 mét nhưng kéo dài đến 120 km, chạy qua sa mạc, xẻ qua núi, đủ chỗ để 5 triệu người sinh sống. Thế mà đó là dự án khổng lồ Saudi Arabia đang theo đuổi như giấc mơ xây dựng một kim tự tháp hiện đại.

  • Dè dặt với canh tác theo chiều thẳng

Theo kế hoạch và tài liệu tờ Wall Street Journal có được, dự án này mang tên Mirror Line sẽ xây dựng một cộng đồng dân cư sống trong một môi trường tách biệt với bên ngoài gồm hai dãy nhà chọc trời chạy song song, kết nối với nhau bằng các đường đi bộ. Bên dưới sẽ có một đường tàu tốc độ cao chạy suốt từ đầu đến cuối dãy nhà để bên trong sẽ chẳng còn xe hơi riêng hay các phương tiện di chuyển khác.

Toốc độ đô thị hóa nhà chọc trời hiện nay năm 2024
Saudi Arabia dự tính xây dựng hai tòa nhà chọc trời song song cao chừng 500 mét nhưng kéo dài đến 120 km

Để nuôi sống dân cư, dự án sẽ xây dựng nhiều nông trại “thẳng đứng” tích hợp vào hai dãy nhà (xem thêm Kinh tế Sài Gòn số 29-2022, bài “Dè dặt với canh tác theo chiều thẳng“). Còn giải trí thì Mirror Line có một sân vận động xây cách mặt đất 300 mét; dự án còn có một bến du thuyền nằm dưới một cổng vòm kết nối hai dãy nhà.

Mirror Line là một trong nhiều dự án táo bạo đầy tham vọng làm nên một địa danh mới có diện tích bằng cỡ bang Massachusetts được đặt tên là Neom với tổng vốn đầu tư lên đến 500 tỉ đô-la. Đây là ý tưởng của Thái tử Mohammed bin Salman nhằm thay đổi nền kinh tế Saudi Arabia khỏi phụ thuộc vào dầu mỏ trong một tương lai không sử dụng nhiên liệu hóa thạch nữa. Tình hình giá dầu tăng đang giúp nước này có thêm tiền để rót vào những dự án đắt đỏ như Mirror Line thông qua quỹ đầu tư nhà nước của Saudi Arabia hiện đang quản lý đến 620 tỉ đô-la.

Tham gia thiết kế dự án Mirror Line là hãng kiến trúc Mỹ Morphosis Architects do kiến trúc sư nổi tiếng Thom Mayne sáng lập. Hiện nay các nhà lập kế hoạch đô thị hóa cho khu vực này đang phải giải nhiều bài toán hóc búa. Thứ nhất Saudi Arabia đặt ra cột mốc hoàn thành là năm 2030 nhưng một đánh giá tác động ban đầu thực hiện vào đầu năm 2021 cho rằng dự án phải được triển khai thành nhiều giai đoạn và có thể mất đến 50 năm mới hoàn chỉnh.

Sau đại dịch, thuyết phục mọi người vào sống trong một môi trường khép kín, trong các dãy nhà cao tầng không phải là chuyện dễ. Kích cỡ khổng lồ của dự án cũng sẽ có thể tác động lên dòng chảy nước ngầm bên dưới sa mạc cũng như ảnh hưởng lên hệ sinh thái bên trên vì độ cao có thể hạn chế sự di chuyển của các đàn chim và các động vật khác.

Khi hoàn thành dự án Mirror Line sẽ chạy dài bắt đầu từ Vịnh Aqaba, xẻ đôi một rặng núi chạy ra biển, tiếp tục kéo dài về hướng đông qua một khu nghỉ dưỡng trên núi, qua một khu phức hợp hiện đang là trụ sở của chính quyền Saudi Arabia đến một khu đô thị “hàng không” ở trên miền đất phẳng ngoài sa mạc.

Toốc độ đô thị hóa nhà chọc trời hiện nay năm 2024
Dự án sẽ sử dụng nguồn năng lượng tái tạo và sẽ bảo vệ thiên nhiên cho những khu vực phía tây bắc chưa ai đụng đến.

Thật ra ước muốn xây dựng một khu dân cư chạy thẳng theo hướng đó đã nằm trong tâm trí nhiều nhà phát triển đô thị trong hơn một thế kỷ nay. Lúc đó họ chỉ hình dung các cụm dân cư sống dọc theo con đường này. Nay công nghệ cho phép họ xây dựng một khu khép kín, không xe hơi, không gây ô nhiễm, không có khí phát thải như một cuộc cách mạng trong đô thị hóa. Đi hết chiều dài Mirror Line bằng xe lửa cao tốc sẽ chỉ mất 20 phút.

Trong một video giới thiệu dự án, Thái tử Mohammed cho rằng dự án sẽ sử dụng nguồn năng lượng tái tạo và sẽ bảo vệ thiên nhiên cho những khu vực phía tây bắc chưa ai đụng đến. Họ hình dung thực phẩm từ các nông trại thẳng đứng sẽ được thu hoạch rồi đóng gói, chuyển đến các nhà ăn cộng đồng nơi dân cư sẽ trả tiền hàng tháng để được phục vụ ngày ba bữa, khỏi lo chuyện nấu ăn. Ý tưởng nghe thì hay nhưng thực tế có làm được không; con người với đủ khẩu vị, đủ ý thích có chịu ăn “bếp tập thể” không lại là một việc khác.

Các nhà thiết kế còn phải giải bài toán bóng râm: tức hai dãy nhà chọc trời cao hơn cả tòa nhà Empire State Building chạy song song nhau sẽ tạo ra bóng râm không thể tránh được. Cứ ở trong nhà suốt, không có ánh nắng mặt trời sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Một bài toán khác là độ cong của trái đất. Người ta tính toán thấy cứ 1,6 km thì mặt đất sẽ cong chừng 20,3 cm nên không thể xây dài 120 km liên tục. Họ dự tính cứ dài 800 mét sẽ chừa ra một khoảng trống trên đỉnh của tòa nhà để uống cong tòa cao ốc chọc trời theo đường cong của trái đất.

Dự án tổng thể Neom, ngoài Mirror Line ra còn có bốn dự án cũng hoành tráng không kém gồm Vịnh Neom, Khu Aqaba, Núi Neom và Thành phố Công nghệ Neom bao quanh hai dãy nhà chọc trời cũng như một khu nghĩ dưỡng trên triền núi gọi là Vault.

Quỹ đầu tư nhà nước của Saudi Arabia đã rót ít nhất 1 tỉ đô-la vào các hạ tầng ban đầu, làm kế hoạch tổng thể, thuê tư vấn và các chi phí nhân sự. Cạnh đó thành phố Dubai đã xây dựng thành công những dự án ấn tượng như tòa nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa, cao 828 mét, một quần đảo nhân tạo hình cây cọ gồm hàng trăm khách sạn cao cấp, các căn hộ, biệt thự sang trọng… Saudi Arabia muốn lập lại thành tích này trên đất nước mình với những kỷ lục mới nhưng hiện đang gặp những trở ngại không nhỏ.

Tòa nhà cao nhất thế giới hiện nay cao bao nhiêu mét?

Danh sách các toà nhà cao nhất thế giới.

Landmark 81 là tòa nhà cao thứ mấy thế giới?

Landmark 81 là tòa nhà cao nhất Việt Nam, toà nhà cao thứ hai Đông Nam Á (bị phá kỉ lục là toà nhà cao nhất bởi Merdeka 118 vào năm 2022), và là toà nhà cao thứ 17 trên thế giới.

Tòa nhà cao nhất Việt Nam có bao nhiêu tầng?

Landmark 81 ở quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh hiện là tòa nhà đã hoàn thành cao nhất ở Việt Nam và là tòa nhà cao thứ 2 khu vực Đông Nam Á. Tòa nhà có chiều cao 461,2 mét với 81 tầng, được khởi công xây dựng vào ngày 13 tháng 12 năm 2014 và đã hoàn thành vào ngày 27 tháng 7 năm 2018.

Tòa nhà cao nhất Đông Nam Á ở đâu?

Tòa nhà cao nhất.