Tranh Đám cưới chuột vẽ trên giấy gì

Trắc nghiệm Tri thức | Đăng trắc nghiệm Tri thức

3.203 lượt xem

Tranh Đám cưới chuột vẽ trên giấy gì
Vui lòng chờ trong giây lát!

"Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp"Giáp Tết nên không khí khắp làng nhộn nhịp lắm. Giấy màu phơi trên các bờ tường, góc sân rực rỡ cả làng. Nhưng không phải cả làng làm tranh như trước.Giờ đây, Đông Hồ chỉ còn 3 người sống chết với nghề tranh là các ông Nguyễn Đăng Chế, Nguyễn Hữu Sam và Trần Văn Sở - những người đã được công nhận danh hiệu "Bàn tay vàng", trong đó, duy nhất ông Nguyễn Hữu Sam được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng danh hiệu "Nghệ nhân làng nghề Việt Nam".Các nghệ nhân sưu tầm, phục chế các bản khắc, tranh quý và cả phóng tác những bức nổi tiếng. Nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam đã ngoài 80 tuổi, nhưng hàng ngày, ông vẫn thảo những nét vẽ tinh sắc cho cô con dâu vờn thủy mặc.Bây giờ, đang mùa tranh Tết, trong nhà các nghệ nhân đầy ắp tranh. Tranh trên tường, trên giá, trên tủ, bàn, ghế… từng chồng, từng xấp. Khách đến mua tranh cũng rộn ràng. Nhiều người ở tận trong Nam ra mua tranh về làm quà tết tặng bạn bè, người thân.Hầu như ai cũng chọn bức "Đám cưới chuột" vốn nổi danh từ hàng trăm năm: "Mà bao năm tháng trong tranh Tết/Tiếng trống vinh quy vẫn rộn ràng" ("Đám cưới chuột" -Ngô Văn Phú). Nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam bảo, năm tới là Mậu Tý, nên khách đặt vẽ tranh "Đám cưới chuột" hay làm lịch rất nhiều. Không ai biết đích xác thời điểm ra đời của bức tranh ấy, chỉ biết rằng, nó đã được truyền từ đời này qua đời khác đến tận bây giờ. Tùy theo chú thích mà bức tranh có thể hiểu là "Đám cưới chuột" hay "Trạng chuột vinh quy".Nhưng cả 2 nội dung đều có không khí vui nhộn với kèn trống, cờ quạt, phù hợp với tâm thế mọi nhà trong dịp đầu năm nên luôn được ưa chuộng. Trên bức tranh còn có 2 hàng chữ đối nhau: "Thử bối đệ ngư: chí, chí, chí" (đàn chuột dâng cá kêu chí, chí, chí). "Miêu nhi thủ lễ: mưu, mưu, mưu" (chú mèo giữ lễ: meo, meo, meo). Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Hữu Sam, ngoài không khí tưng bừng, vui vẻ, bức tranh được truyền tụng qua nhiều đời chính bởi ý nghĩa sâu sắc của nó: nhìn vào đã thấy ngay cảnh cá lớn nuốt cá bé.Đám rước tưng bừng với đầy đủ nghi thức, lễ vật, có chàng chuột cưỡi ngựa đi trước, theo sau là kiệu rước nàng chuột, nhưng giữa đường lại có một lão mèo già to béo trấn giữ, đe dọa. Vì thế, một nhóm chuột phải mang cá, chim đến để cống nạp, lại kèm cả nhạc lễ để bày tỏ vui mừng, nhằm dọn đường cho đám rước đầu xuôi đuôi lọt.Nét độc đáo của tranh là tiếng cười hóm hỉnh, mỉa mai sâu cay của nhân dân lao động đối với bọn thống trị, cũng là thái độ phản ứng của nhân dân trước nạn tham ô, tham nhũng. Bức tranh như tái hiện cảnh người dân lành xưa thường phải chịu đựng sự áp bức của bọn quan tham. Đó chính là ý nghĩa xuyên thời đại của bức tranh mà vì thế, qua bao thế kỷ, "Đám cưới chuột" vẫn được người chơi tranh yêu thích.Hơn nữa, bức tranh được tạo nên không chỉ bởi màu sắc, hình khối, mà còn là những rung cảm tinh tế cùng trí tuệ, tài hoa, những triết lý nhân sinh mà các nghệ nhân xưa gửi trong từng đường nét.

Ông Sam giải thích thêm: Nhiều người cho rằng, bức tranh còn chứa đựng tinh thần phản kháng của người dân Việt Nam xưa với kẻ thù truyền thống phương Bắc.

Tham khảo ý kiến từ các trả lời trước đó (+)

A. Giấy đỏ

183 phiếu

B. Giấy polure

142 phiếu

C. Giấy văn

68 phiếu

D. Giấy điệp

285 phiếu

Tổng cộng:

678 trả lời

Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi ý kiến bình luận tại đây:

Đăng câu hỏi Trắc nghiệm tri thức của bạn >>

Like và Share Page Lazi để đón nhận được nhiều thông tin thú vị và bổ ích hơn nữa nhé!

Học và chơi với Flashcard

Tranh Đám cưới chuột vẽ trên giấy gì

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Tags: Tranh Đám cưới chuột được vẽ trên loại giấy nào,Giấy điệp

Trắc nghiệm khác:

Trắc nghiệm mới nhất:

Lazi - Người trợ giúp bài tập về nhà 24/7 của bạn

  • Hỏi 15 triệu học sinh cả nước bất kỳ câu hỏi nào về bài tập
  • Nhận câu trả lời nhanh chóng, chính xác và miễn phí
  • Kết nối với các bạn học sinh giỏi và bạn bè cả nước

Tranh Đám cưới chuột vẽ trên giấy gì

Lazi - Người trợ giúp bài tập về nhà 24/7 của bạn

  • Hỏi 15 triệu học sinh cả nước bất kỳ câu hỏi nào về bài tập
  • Nhận câu trả lời nhanh chóng, chính xác và miễn phí
  • Kết nối với các bạn học sinh giỏi và bạn bè cả nước

Trong các dòng tranh dân gian Việt Nam, bức tranh Đám cưới chuột là một đề tài thú vị được dân gian ưa chuộng. Không chỉ có hình thức tạo hình khá đặc biệt mà còn nội dung của các tác phẩm này cũng gây nhiều tranh cãi. Liệu ngoài ý nghĩa châm biếm đả kích mang đến từ nội dung câu chuyện, thì cái tưng bừng rộn rã, cái hóm hỉnh vui tươi của lũ chuột trong tranh ấy còn đem đến những thông điệp gì khác của cha ông gửi thế hệ mai sau?

Trong kho tàng tranh dân gian Việt Nam, tranh Đám cưới chuột nổi tiếng nhất là tranh dân gian Đông Hồ. Tuy nhiên đề tài này không chỉ có mỗi Đông Hồ khắc in, mà nó được cả các nghệ nhân Hàng Trống sáng tác. Và, cũng không chỉ có một mẫu hình, mà có đến ít nhất 6 phiên bản khác nhau.

Theo nhiều học giả nghiên cứu về tranh dân gian cho rằng, Đám cưới chuột của Đông Hồ vốn là tác phẩm được rập khuôn từ mẫu hình tranh Niên Họa Trung Hoa. Ở tranh Niên Họa Đám cưới chuột cũng không chỉ có một bức duy nhất mà có hàng trăm mẫu hình từ tranh khắc, tranh tô màu, tranh vẽ tay đến tranh trổ giấy. Các bức tranh này gắn liền với phong tục năm mới của người Hoa. Chúng minh họa cho câu chuyện “chuột già gả con gái cho mèo”, hoặc “lão chuột lấy vợ”. Khi cả đoàn họ hàng nhà chuột thổi kèn đánh trống, rước dâu đến cửa nhà mèo, thì bị mèo đớp một miếng nuốt sạch cả bọn vào bụng. Có những bức tranh mô tả cảnh mèo chén sạch đàn chuột tan hoang ngay trong đám cưới, hoặc bọn cống lễ tán loạn vì mèo. Tuy vậy cũng có những bức tranh trổ giấy mô tả đàn chuột rước dâu xênh xang, không có con mèo hay cảnh cống lễ.

Tranh Đám cưới chuột vẽ trên giấy gì
Đám cưới chuột Hàng Trống
Tranh Đám cưới chuột vẽ trên giấy gì
Bản in khắc tranh dân gian Đông Hồ

Trong tranh Đông Hồ/Hàng Trống Đám cưới chuột dường như được diễn ra tưng bừng. Cảnh trên là bốn con chuột đang điếu đóm con mèo những sản vật như chim, cá; cảnh dưới cô dâu ngồi kiệu, chú rể cưỡi ngựa cờ quạt tưng bừng. Trong 6 phiên bản tranh Đám cưới chuột kể trên, cùng dạng thức bố cục hàng trên hàng dưới, có thể thành 2 loại chủ đề chính. Chủ đề thứ nhất là một đám cưới thông thường với tân lang, tân nương. Chủ đề thứ hai là đám cưới chuột diễn ra cùng với lễ vinh qui tức nội dung câu chuyện còn được lồng gắn thêm câu chuyện đỗ trạng nguyên chuột võng lọng về làng. Như vậy nội dung các bức tranh đã ít nhiều khác với tranh Niên Họa. Theo luận giải của các nhà nghiên cứu hiện đại cho rằng, ẩn ý của các bức tranh chuột biếu quà cho mèo để lấy vợ, hay vinh qui mang đầy tính châm biếm xã hội. Mèo đại diện cho thế lực cường hào ác bá ở nông thôn, còn chuột là dân nghèo bị áp bức, bóc lột. Các bức tranh tuy mô tả quang cảnh đám cưới vui nhộn nhưng thực tế là sự phê phán thói đời và tầng lớp phong kiến xưa.

Tuy nhiên, nếu ngẫm sâu hơn và tách bạch ngữ nghĩa hiện đại mà người đời sau áp đặt lên bức tranh về tầng lớp quan lại tham ô nhũng nhiễu, thì ta có thể thấy hiện ra một câu chuyện khác. Một câu chuyện rất Tết. Đó câu chuyện về sự no đủ,về sự đầm ấm hạnh phúc. Con mèo no đủ với cống lễ là cá, là chim và biết đâu lại là chính con chuột mang đồ đến biếu. Còn đám cưới tưng bừng phía dưới lại cho thấy sự hạnh phúc tràn trề. Về chi tiết các nhân vật có lẽ không thể bỏ qua hai anh chàng chuột thổi kèn, nếu tinh ý một chút ta sẽ nhận ra đó là những chiếc kèn đám ma. Vậy cống lễ ở đây cũng chính là cống lễ/ hiến thân.

Tranh Đám cưới chuột vẽ trên giấy gì
Đám cưới chuột – tranh dân gian Đông Hồ
Tranh Đám cưới chuột vẽ trên giấy gì
Đám cưới chuột – tranh dân gian Hàng Trống

Phải chăng thâm ý của người xưa từ bức tranh này không đơn giản là bàn về chuyện đời, mà thông qua hình ảnh mấy con chuột và con mèo họ muốn gửi gắm thông điệp về sự sinh diệt, tiêu trưởng của vũ trụ; về cái lẽ thường hằng của nhân sinh. Mèo ăn thịt chuột và đồ cống lễ là sự tiêu; Chuột đám cưới là sự trưởng. Ngoài ra, câu chuyện mèo chuột thì muôn đời vẫn thế, nên ở đây còn có thêm ngữ nghĩa về sự cộng sinh. Tất cả điều này, nếu nhìn tranh trên góc độ tranh châm biếm kể trên ta sẽ không bao giờ nhận thấy. Tương tự như vậy, nếu đám cưới chuột chỉ là một bức tranh châm biếm thì vào thời khắc quan trọng nhất của một năm, khởi đầu cho vạn sự, người Việt sẽ không quá ưa chuộng để đề cao. Họ ngưỡng vọng những giá trị khác mà con giáp này của năm đem lại. Ngoài ngữ nghĩa về sự no đủ, hạnh phúc, thì đám cưới chuột còn nhấn mạnh đến biểu tượng đông con nhiều cháu từ đặc tính của loài sinh đàn đẻ lũ này. Đám cưới cũng là thời khắc khởi đầu cho câu chuyện con đàn cháu đống.

Về thủ pháp tạo hình, bức tranh được chia làm 2 cảnh trên – dưới, nhưng dường như với cách bố cục các nhân vật đã mở ra một không gian rộng hơn nhiều so với những cái ta quan sát được. Hàng dưới, hai con chuột đi sau kiệu cô dâu đang ngoái lại, hành động này gợi ý rằng cái đám rước còn dài nữa vượt ra ngoài khổ tranh. Hàng trên, con chuột cuối vắt chiếc đuôi vào mép tranh cũng có ngữ nghĩa như vậy.

Tranh Đám cưới chuột vẽ trên giấy gì
Đám cưới chuột Trung Quốc
Tranh Đám cưới chuột vẽ trên giấy gì
Chuột vinh quy
Tranh Đám cưới chuột vẽ trên giấy gì
Chuột vinh quy

Ngoài ra, nội dung các chữ hán, nôm ghi chú trên các bức tranh cũng thêm thắt cho câu chuyện này những ý nghĩa thú vị. Tiêu biểu cho bức tranh Đám cưới chuột của Hàng Trống, một bức có ghi: “Thử bối nghinh ngư chí chí chí/ Miêu nhi thủ lễ mưu mưu mưu” có nghĩa chuột già dâng cá chí chí chí/ Mèo con nhận lễ mưu mưu mưu. Từ mưu và từ chí ở đây vừa là sự minh họa cho tiếng mèo và tiếng chuột, nhưng đồng thời còn ngụ ý về sự mưu trí của lão chuột với mèo con. Hay ở bức chuột vinh qui khác, chữ đề trước con mèo: “mèo già hóa cáo” ý rằng lũ chuột hãy coi chừng. Dẫu có khá nhiều tứ nghĩa khác nhau từ các bức tranh mèo – chuột này, nhưng rõ ràng đám cưới vẫn diễn ra rất linh đình, vui vẻ. Mèo vui, mà chuột cũng vui.

So sánh một số bức tranh chuột có hình thức khá tương đồng giữa Niên Họa Trung Quốc và tranh Đông Hồ Việt Nam, ta còn nhận ra khá nhiều sự khác biệt. Trong tranh Niên Họa, Đám cưới chuột như thể luôn mô tả cái nhịp điệu vội vã, đến sắp náo loạn của lũ chuột. Hàng trên, các con chuột mang cống lễ đến, dẫu thổi kèn thổi sáo tưng bừng, nhưng chúng lại được miêu tả quay lưng hẳn về phía con mèo ở tư thế bỏ chạy. Một vài con vội vàng ngã quay lơ. Hàng dưới, chuột chú rể cầm quạt tưởng như thư thái, nhưng chiếc cổ lại ngoái lại phía sau với tâm trạng đầy lo âu, hối giục bọn chuột rước dâu. Tất cả như đang cắm đầu về phía trước để bước mau mau. Trong khi đó cái Đám cưới chuột của tranh dân gian Đông Hồ lại nhẩn nha, ung dung, í ới rộn ràng. Chú rể đàng hoàng cưỡi trên con ngựa thả bộ từng bước, lọng rước xênh sang. Nếu tranh Niên Họa Trung Quốc chú trọng đến ý nghĩa trừ tịch của đêm giao thừa từ câu chuyện chuột gả con, mèo chén sạch cả đàn, tức tiêu trừ đi cái sự nhiễu nhương hoành hành của bọn chuột bọ để bước sang năm mới đón những điều tốt lành. Tranh của người Việt lại mang tính nhân văn hơn. Người Việt dùng hình tượng con chuột để biểu trưng cho năm mới tốt lành, sung túc, gửi gắm ở đó những triết lý về sự thường hằng, về đời sống nhân sinh. Hình tượng con chuột trong tranh dân gian là sự ký thác những tầng lớp ngữ nghĩa sinh động vừa nhẹ nhàng vừa sâu lắng, trao gửi những ước vọng của người Việt vào thời khắc chuyển giao đầy ý nghĩa.

Trang Thanh Hiền