Trình bày bản chất, chức năng của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trong bài Nguồn gốc, Bản chất, Đặc điểm và Hình thức của Nhà nước, chúng ta đã tìm hiểu các khái niệm chung nhất về Nhà nước như: bản chất, đặc điểm, kiểu Nhà nước và hình thức Nhà nước… Mỗi kiểu Nhà nước khác nhau có bản chất, chức năng và hình thức khác nhau. Vì vậy để hiểu rõ về Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu các khái niệm cơ bản nhất về Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như:

1. Sự ra đời của Nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam

Tháng 8 năm 1945, sau khi thực hiện thành công cuộc tổng khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã lập ra Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Sau đó lại tiếp tục công cuộc kháng chiến cho đến mùa xuân năm 1975 chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, thống nhất đất nước và tiến hành xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa như hiện nay.

Xem thêm bài viết:

2. Bản chất của Nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam

Bản chất của Nhà nước mang thuộc tính giai cấp. Vì vậy Nhà nước xã hội chủ nghĩa là Nhà nước do giai cấp công nhân và nhân dân lao động lãnh đạo, nhằm thực hiện những lợi ích của giai cấp mình và đồng thời mang lại lợi ích cho tất cả các tầng lớp khác trong xã hội.

Bản chất của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thể hiện cụ thể của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Theo Hiến pháp 1992 quy định: “Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”. Bản chất Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân được thể hiện như sau:

Nhà nước ta là Nhà nước của tất cả các dân tộc trong quốc gia Việt Nam, là biểu hiện tập trung của khối đoàn kết các dân tộc.

Quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, thể hiện qua việc thiết lập nên Nhà nước bằng quyền bầu cử các cơ quan quyền lực Nhà nước của nhân dân; thực hiện quyền lực Nhà nước bằng các hình thức giám sát, kiểm tra, khiếu kiện các quyết định của cơ quan Nhà nước làm thiệt hại quyền lợi của dân.

Nhà nước thể hiện bản chất dân chủ trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa và ý thức xã hội.

Bản chất Nhà nước thể hiện trong chính sách đối ngoại là theo phương châm Việt Nam làm bạn với tất cả các nước trên thế giới trên cơ sở hòa bình, hữu nghị, cùng có lợi và tôn trọng chủ quyền của nhau.

3. Chức năng của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam

Chức năng của Nhà nước là khái niệm quản lý mà qua đó nội dung và mục đích của quản lý Nhà nước được biểu hiện cụ thể.

Chức năng của Nhà nước xã hội chủ nghĩa là những phương diện hoạt động cơ bản của Nhà nước thể hiện bản chất giai cấp nhằm thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của Nhà nước.

Cần phân biệt chức năng với nhiệm vụ Nhà nước. Đây là 2 khái niệm gần nhau nhưng không đồng nhất với nhau. Nhiệm vụ là những vấn đề đặt ra mà Nhà nước cần phải giải quyết, có nhiệm vụ cấp bách, có nhiệm vụ lâu dài. Còn chức năng là những phương diện hoạt động có tính chất định hướng phù hợp với sự phát triển của Nhà nước.

Chức năng cơ bản của Nhà nước Việt Nam bao gồm: Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại.

3.1. Chức năng đối nội

Chức năng tổ chức và quản lý kinh tế, tạo lập và bảo đảm môi trường chính trị, luật pháp tạo điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế hoạt động có hiệu quả.

Chức năng tổ chức và quản lý về văn hóa xã hội, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, giáo dục và đào tạo nâng cao dân trí giúp phát triển đất nước.

Chức năng bảo đảm ổn định chính trị, an ninh trật tự, an toàn xã hội và quyền lợi chính đáng của công dân.

3.2. Chức năng đối ngoại

Chức năng bảo vệ tổ quốc, bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và ổn định hòa bình cho đất nước.

Chức năng củng cố, mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước theo nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, không can thiệp vào nội bộ của nhau.

4. Hình thức của Nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam

Xét theo khái niệm chung, hình thức Nhà nước gồm 3 yếu tố cấu thành là hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị.

Là Nhà nước xã hội chủ nghĩa nên hình thức Nhà nước Việt Nam là hình thức Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Các Nhà nước xã hội chủ nghĩa đều có cùng bản chất dân chủ.

4.1. Hình thức Nhà nước Việt Nam dưới góc độ hình thức chính thể

Hình thức chính thể là cách thức tổ chức và trình tự thành lập các cơ quan Nhà nước tối cao. Đối với Nhà nước Việt Nam do Hiến pháp quy định về cách thức tổ chức thành lập các cơ quan Nhà nước và xác lập mối quan hệ giữa các cơ quan Nhà nước với nhau, đảm bảo có sự tham gia của Nhân dân vào việc tổ chức, thực hiện quyền lực Nhà nước. Từ Hiến pháp đầu tiên 1946 cho đến Hiến pháp 1992 hiện nay, khẳng định hình thức chính thể của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là chính thể cộng hòa dân chủ nhân dân.

Chính thể cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có những đặc điểm sau:

– Tổ chức và thực hiện quyền lực Nhà nước đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác -Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

– Quyền lực Nhà nước không theo nguyên tắc “tam quyền phân lập” mà theo nguyên tắc quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phân nhiệm, phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

– Bộ máy Nhà nước được tổ chức thể hiện bản chất Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

4.2. Hình thức Nhà nước Việt Nam dưới góc độ hình thức cấu trúc nhà nước

Hình thức cấu trúc nhà nước là sự cấu tạo nhà nước thành các đơn vị hành chính lãnh thổ và xác lập mối quan hệ qua lại giữa các cơ quan Nhà nước. Cấu trúc Nhà nước Việt Nam là Nhà nước đơn nhất, Nhà nước Việt Nam có chủ quyền quốc gia, có một lãnh thổ duy nhất, thống nhất không phân chia thành các Nhà nước tiểu bang. Nhà nước Việt Nam có một Hiến pháp, một hệ thống Pháp luật áp dụng chung trên toàn lãnh thổ và một hệ thống bộ máy Nhà nước.

4.3. Hình thức Nhà nước Việt Nam dưới góc độ chế độ chính trị

Chế độ chính trị là tổng thể những phương pháp và cách thức cơ quan Nhà nước sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước. Nhà nước Việt Nam sử dụng hệ thống các phương pháp và biện pháp dân chủ thực sự để tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, đảm bảo sự tham gia của nhân dân vào việc quản lý nhà nước và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm Pháp luật nhà nước.

TÓM LƯỢC

  • Bản chất Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
  • Chức năng cơ bản của Nhà nước Việt Nam bao gồm chức năng đối nội và chức năng đối ngoại. Chức năng đối nội gồm chức năng tổ chức và quản lý kinh tế; chức năng tổ chức và quản lý về văn hóa xã hội; chức năng bảo đảm ổn định chính trị, an ninh trật tự, an toàn xã hội. Chức năng đối ngoại gồm chức năng bảo vệ tổ quốc, bảo vệ độc lập dân tộc và chức năng mở rộng quan hệ hợp tác với các nước nhằm phát triển đất nước.
  • Hình thức Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là chính thể cộng hòa dân chủ nhân dân, cấu trúc nhà nước đơn nhất, chế độ chính trị dân chủ.

Tài liệu cùng môn học

Câu 18: Khái niệm, bản chất, chức năng, nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Phương hướng cải cách nhà nước ở nước ta hiện nay:

a. Khái niệm, bản chất, chức năng, nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa:

- Khái niệm về nhà nước xã hội chủ nghĩa:

Nhà nước xã hội chủ nghĩa là một trong những tổ chức chính trị cơ bản nhất của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, một công cụ quản lý mà Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo nhân dân tổ chức ra để qua đó là chủ yếu, nhân dân lao động thực hiện quyền lực và lợi ích của mình, cũng qua đó là chủ yếu mà giai cấp công nhân và Đảng của nó lãnh đạo xã hội về mọi mặt

Nhà nước xã hội chủ nghĩa nằm trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa nên nó là một loại hình nhà nước dân chủ

- Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa;

  Bản chất của bất kỳ nhà nước nào trong xã hội có giai cấp đều mang bản chất của giai cấp thống trị xã hội. Nên bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa [ nhà nước chuyên chính vô sản] do đó, trước hết mang bản chất giai cấp công nhân. Nhưng giai cấp công nhân lại là giai cấp thuộc nhân dân LĐ mà ra, đại biểu cho phương thức sản xuất mới hiện đại, có lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của toàn thể nhân dân lao động và dân tộc. Do đó, nhà nước XHCN không chỉ mang bản chất giai cấp công nhân mà còn có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc. Đảng CS VN và HCM từ lâu đã nêu ra quan điểm “ nhà nước của dân, do dân và vì dân” cũng nói lên 1 các tổng hợp về bản chất, thực chất của nhà nước ta- nhà nước XHCN. Trong sự nghiệp đổi đất nước hiện nay, đảng ta càng chú trọng phát triển, cụ thể hóa nhà nước của dân, do dân, vì dân.

- Chức năng, nhiệm vụ của nhà nước XHCN:

  +Chức năng, nhiệm vụ đối nội:

Chức năng đối nội của nhà nước XHCN thể hiện ở việc tập trung quản lý xã hội trên tất cả các lĩnh vực của toàn xã hội, chủ yếu bằng pháp luật, chính sách, pháp chế XHCN và hệ thống cơ quan nhà nước từ trung ương đến cơ sở.

Nhà nước XHCN quán triệt và thể chế hóa quan điểm, đường lối  cách mạng, chủ trương lãnh đạo của Đảng CSVN thành Hiến pháp, pháp luật, pháp chế, chính sách, kế hoạch, biện pháp của nhà nước để chỉ đạo thực hiện thoog qua quá trình hoạt động của toàn Đảng, toàn dân và toàn quan trên mọi lĩnh vực.

Nhà nước XHCN thực hiện sự chuyên chính đối với mọi tội phạm và mọi kẻ thù để bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tạo điều kiện cơ bản để mở rộng dân chủ trong nhân dân.

Nhiệm vụ của nhà nước XHCN:

- Quản lý kinh tế, xây dựng và phát triển kin tế, nhất là xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật cào cảu CNXH gắn liền với cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

- Quản lý văn hóa- xã hội, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe của nhân dân, để hình thành con người mới XHCN

+ Chức năng đối ngoại:

Nhà nước XHCN thiết lập mối quan hệ và mở rộng quan hệ hợp tác, hữu nghị, bình đẳng, tin cậy lẫn nhau và cùng có lợi, vì sự phát triển và tiến bộ xã hội… đối với nhân dân tất cả các nước trên thế giới.

   b. Phương hướng cải cách nhà nước ở nước ta hiện nay:

  ĐH lần thứ IX Đảng CSVN đã đặc biệt chú ý đến việc lãnh đạo quá trình cải cách nhà nước ta theo hướng chung là: xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN

  Đảng ta chỉ rõ: Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp…

  Cải cách tổ chức và hoạt động của nhà nước gắn liền với xây dựng , chỉnh đốn Đảng, đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước. Xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức Đảng và các đảng viên trong cơ quan nhà nước

  - Trước hết, đối với Quốc Hội: trong bộ máy nhà nước, QH là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, có những quyền hạn quan  trọng, to lớn. Để QH tiếp tục hoàn thành tốt công việc của mình, Nghị quyết Hội nghị TW7, khóa VIII đã chỉ rõ: “ Đổi mới quy trình chuẩn bị và thông qua các dự án luật tại kỳ họp QH chính phủ, tòa án ND tối cao, viện kiểm sát nhân dân tối cao, từng bước tăng tỷ lệ đại biểu QH chuyên trách. Coi trọng việc lấy ý kiến nhân dân  trong quá trình xây dựng pháp luật và chuẩn bị những quyết sách của QH”

  Đối với chính phủ và cơ quan hành pháp phải chú trọng quá trình cải cách hành chính, coi cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm của việc thực hiện các quyền dân chủ, làm chủ, quyền con người, quyền lực của nhân dân trên mọi lĩnh vực

  Trong cải cách hành chính, trước hết là cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là các thủ tục liên quan trực tiếp tới công dân và các doanh nghiệp. Đối với việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và thu hành pháp luật cho rõ ràng, thống nhất, chặt chetx và dễ thực hiện có hiệu quả.

  - Thứ 2 là, phải cả cách bộ máy hành chính trước hết là bố trí lại cơ cấu tổ chức chính phủ cho tinh gọn, năng động và quản lý vĩ mô có hiệu quả cao hơn, từ đó điều chỉnh cơ cấu các bộ, nghành, ủy aban ND các cấp cũng theo hướng gọn nhẹ, năng động, hiệu quả trong thực thi pháp luật. Từng bước hiện đại hóa cơ quan hành chính các cấp, trong đó có vấn đề vai trò hoạt động “ tài chính công”

  - Thứ 3 là , đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức nhà nước: Bao gồm nâng cao chất lượng đào tạo, đạo tạo lại cán bộ, công chức theo yêu cầu mới của cải cách nhà nước. Đồng thời đổi mới việc quản lý, đánh giá cán bộ, công chức, sử dụng, đãi ngộ cán bộ, công chức.

Video liên quan

Chủ Đề