Trong các nhân tố vô sinh ánh sáng nhiệt độ, độ ẩm nhân tố nào là quan trọng nhất vì sao

Câu 1: Trình bày mối quan hệ giữa ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm. Tại sao nói ánhsáng là nhân tố sinh thái vừa có tác dụng giới hạn vừa có tác dụng điều chỉnh?Trả lời:Mối quan hệ giữa ánh sánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm:Ánh sáng : Ánh sáng là một yếu tố sinh thái, ánh sáng có vai trò quan trọng đốivới các cơ thể sống. Ánh sáng là nguồn cung cấp năng lượng cho thực vật tiếnhành quang hợp. Một số vi sinh vật dị dưỡng [nấm, vi khuẩn] trong quá trìnhsinh trưởng và phát triển cũng sử dụng một phần ánh sáng. Ánh sáng điều khiểnchu kỳ sống của sinh vật.Đối với thực vật : Ánh sáng có ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống của thực vật từkhi hạt nảy mầm, sinh trưởng, phát triển cho đến khi cây ra hoa kết trái rồi chết.Ánh sáng có ảnh hưởng khác nhau đến sự nảy mầm của các loại hạt.Ánh sáng có ảnh hưởng nhất định đến hình thái và cấu tạo của cây. Những câymọc riêng lẽ ngoài rừng hay những cây mọc trong rừng có thân phát triển đều,thẳng, có tán cân đối. Những cây mọc ở bìa rừng hoặc trên đường phố có tườngnhà cao tầng, do có tác dụng không đồng đều của ánh sáng ở 4 phía nên tán câylệch về phía có nhiều ánh sáng. Đặc tính này gọi là tính hướng ánh sáng của cây.Ánh sáng còn ảnh hưởng đến hệ rễ của cây. Đối với một số loài cây có rễ trongkhông khí [rễ khí sinh] thì ánh sáng giúp cho quá trình tạo diệp lục trong rễ nênrễ có thể quang hợp như một số loài phong lan trong họ Lan [Orchidaceae]. Cònhệ rễ ở dưới đất chịu sự tác động của ánh sáng, rễ của các cây ưa sáng phát triểnhơn rễ của cây ưa bóng.Ngoài ra cây sinh trưởng trong điều kiện chiếu sáng khác nhau có đặc điểm hìnhthái, giải phẫu khác nhau.Liên quan đến cường độ chiếu sáng, thực vật được chiathành các nhóm cây ưa sáng, cây ưa bóng và cây chịu bóng. Liên quan đến độdài chiếu sáng, thực vật còn được chia thành nhóm cây ngày dài và cây ngàyngắn. Cây ngày dài là cây ra hoa kết trái cần pha sáng nhiều hơn pha tối, cònngược lại, cây ngày ngắn đòi hỏi độ dài chiếu sáng khi ra hoa kết trái ngắn hơn.Đối với động vật: Ánh sáng rất cần thiết cho đời sống động vật. Các loài độngvật khác nhau cần thành phần quang phổ, cường độ và thời gian chiếu sáng khácnhau. Tùy theo sự đáp ứng đối với yếu tố ánh sáng mà người ta chia động vậtthành hai nhóm : nhóm động vật ưa sáng và nhóm động vật ưa tối. Ở một số loàiđộng vật có khả năng tiếp nhận những tia sáng khác nhau của quang phổ ánhsáng mặt trời mà mắt người không tiếp thu được. Một số loài động vật thâm mềmdưới nước sâu và Rắn mai gầm có thể tiếp thu tia hồng ngoại. Ong và một số loàichim có thể phân biệt được mặt phẳng phân cực ánh sáng mà con người hoàntoàn không nhận biết, ngoài ra chúng còn có thể nhìn thấy được quang phổ vùngsóng ngắn trong đó có cả tia tử ngoại nhưng không nhận biết được tia sáng màuđỏ [có độ dài sóng lớn]. Nhiều loài động vật định hướng nhờ thị giác trong thờigian di cư. Đặc biệt nhất là chim, những loài chim trú đông bay vượt qua hàngngàn kilômét đến nơi có khí hậu ấm hơn nhưng không bị chệch hướng.Nhiệt độ:Nhiệt độ trên trái đất phụ thuộc vào năng lượng mặt trời và thay đổi theo vĩ độ[theo vùng địa lý và theo chu kỳ trong năm].Nhiệt độ là nhân tố khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến sinh vật, nhiệt độ tác độngtrực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình sống của sinh vật [sự sinh trưởng, pháttriển, sinh sản...], đến sự phân bố của các cá thể, quần thể và quần xã.Sự khác nhau về nhiệt độ trong không gian và thời gian đã tạo ra những nhómsinh thái có khả năng thích nghi khác nhau. Nhiệt độ còn ảnh hưởng đến các yếutố khác của môi trường như độ ẩm không khí, độ ẩm đất.Đặc điểm: toàn bộ lượng nhệt bị ảnh hưởng của bức xạ mặt trời, nhiệt độ thayđổi theo ánh sáng, chu kì, mùa, vĩ độ.ảnh hưởng tới sinh vật: Ở sinh vật có hai hình thức trao đổi nhiệt :+ Các sinh vật tiền nhân [vi khuẩn, vi khuẩn lam], Protista, nấm, thực vật, độngvật không xương sống, cá, lưỡng thê, bò sát không có khả năng điều hòa nhiệtđộ cơ thể, do đó nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường và luôn biếnđộng. Người ta gọi nhóm sinh vật này là sinh vật biến nhiệt [ Poikilotherm] haynhóm ngoại nhiệt [ Ectotherm].+ Các sinh vật có tổ chức cao như các loài động vật chim, thú nhỏ sự phát triểnhoàn chỉnh cơ chế điều hòa nhiệt độ và sự hình thành trung tâm điều hòa nhiệt ởnão đã giúp chúng duy trì được nhiệt độ cực thuận thường xuyên của cơ thể,không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường ngoài. Người ta gọi nhóm động vậtnày là động vật đẳng nhiệt [động vật máu nóng] [ Homeotherm] hay nhóm nộinhiệt [Endotherm], chúng điều hoà nhiệt nhờ sự sản sinh nhiệt từ bên trong cơthể của mình.Trung gian giữa hai nhóm này có nhóm thứ ba, các loài sinh vật thuộc nhóm nàyvào thời kỳ không thuận lợi chúng ngủ hoặc ngừng hoạt động, nhiệt độ cơ thể hạthấp nhưng không bao giờ xuống dưới 10 - 130C.Nhóm này gồm một số loài gặmnhắm như sóc đất, sóc mác mốt, nhím, chuột sóc, chim én, dơi, chim hút mật.Sự sinh sản của nhiều loài động vật chỉ tiến hành trong một phạm vi nhiệt độthích hợp nhất định. Nếu nhiệt độ môi trường không thích hợp [cao hoặc thấp]so với nhiệt độ cần thiết sẽ làm giảm cường độ sinh sản hoặc làm cho quá trìnhsinh sản đình trệ, là vì nhiệt độ môi trường đã ảnh hưởng đến chức năng của cơquan sinh sản. Nhiệt độ môi trường lạnh quá hoặc nóng quá có thể làm giảm quátrình sinh tinh và sinh trứng ở động vật.Độ ẩm:Dưới tác dụng của nhiệt độ nước bốc hơi từ mọi bề mặt, kểĐộ ẩm ảnh hường nhiều đến sinh trường và phát triển của sinh vật. Có sinh vậtthường xuyên sổng trong nước hoặc trong môi trường ầm ướt như ven các bờsông suối, dưới tán rừng rậm, trong các hang động... Ngược lại, cũng có nhữngsinh vật sống nơi có khí hậu khô như ờ hoang mạc, vùng núi đá...Tùy vào mức ảnh hưởng của độ ẩm đối với sinh vật mà ta chia thành: thực vật ưaẩm và thực vật chịu hạn. động vật ưa ẩm và động vật ưa khô. Như vậy, ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm đều là các yếu tố sinh thái vô sinh.Các yếu tố không bao giờ tác động riêng lẻ mà luôn tác đọng kết hợp vớinhau. Nhân tố sinh thái nào cũng trở thành nhân tố hạn chế trong khônggian hoặc thời gian. Các mối quan hệ này đều có mối quan hệ mật thiếtvới nhau, ánh sáng với các cường độ tác động khác nhau có thể làm tănghoặc giảm nhiệt độ môi trường, khi nhiệt độ thay đổi thì độ ẩm cũng thayđổi. Ảnh hưởng phối hợp của nhiệt độ và độ ẩm có vai trò quyết định đếnsự phân bố của sinh vật. Có thể hai nơi có cùng lượng mưa, nhưng nhiệtđộ khác nhau thì phân bố các kiểu thảm thực vật hoàn toàn khác nhau. Vàngay các cá thể trong cùng một loài nhưng ở các vùng địa lý khác nhaucũng thích nghi những nơi sống khác nhau. Khả năng thích nghi của cácloài sống trong những điều kiện khí hậu khác nhau càng lớn thì ảnh hưởngKhoa học môi trường DH08QM_Nhóm 2 Trang 16 của khí hậu ở những nơisống cụ thể tác động lên chúng càn yếu. Khi thay đổi chỗ ở, từng loài đãchon tổ hợp các nhân tố phù hợp nhất với sinh thái trị của nó. Bằng cáchđó mới có thể khắc phục được những giới hạn của khí hậu.Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm ảnh hưởng mạnh đến quá trình sinh lí thực vật, và cóthể ảnh hưởng tới tập tính của các loài.Ánh sáng là nhân tố sinh thái vừa có tác dụng giới hạn vừa có tác dụngđiều chỉnh đối với đời sông sinh vật, đặc biệt là động vật.Ánh sáng trực tiếp tham gia vào quá trình quang hợp, là nguồn dinh dưỡng củacây cỏ và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của động vật. Một số sinh vật dịdưỡng trong quá trình sinh trưởng và phát triển cũng sử một phần ánh sáng. Ánhsáng điều khiển chu kỳ sống của sinh vật. Tùy theo cường độ và chất lượng củaánh sáng mà nó ảnh hưởng nhiều hay ít đến quá trình trao đổi chất và năng lượngcùng nhiều quá trình sinh lí của các cơ thể sống. Ngoài ra ánh sáng còn ảnhhưởng đến các nhân tố khác như nhiệt độ, độ ẩm, không khí đất và địa hình. Ánhsáng phân bố không đều theo không gian và thời gian, cường độ và thành phầnphổ ánh sáng giảm dần từ xích đạo đến hai cực của trái đất.

Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái sau: mức độ ngập nước, kiến, độ dốc của đất, nhiệt độ không khí, ánh sáng, độ ẩm không khí, rắn hổ mang, áp suất không khí, cây gỗ, gỗ mục, gió thổi, cây cỏ, thảm lá khô, sâu ăn lá cây, độ tơi xốp của đất, lượng mưa. Hãy sắp xếp các nhân tố đó vào từng nhóm nhân tố sinh thái.

Có hai nhóm nhân tố sinh thái chính:

 

- Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh [sống]: kiến, rắn hổ mang, cây gỗ, cây cỏ, sâu ăn lá cây.

 

- Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh [không sống]: mức độ ngập nước, độ dốc của đất, nhiệt độ không khí, ánh sáng, độ ẩm không khí, áp suất không khí, gỗ mục, gió thổi, thảm lá khô, độ tơi xốp của đất, lượng mưa.

Ghi nhớ

 Môi trường sống của sinh vật bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật. Nhân tố sinh thái là những yếu tố của mổi trường tác động tới sinh vật. Các nhân tố sinh thái được chia thành hai nhóm : nhóm nhân tố sinh thái vô sinh và nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh. Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm nhân tố sinh thái con người và nhân tố sinh thái các sinh vật khác. 

Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định. 

Câu 23: Nhân tố nào là nhân tố vô sinh?

a. Ánh sáng

b. Nhiệt độ

c. Nước và độ ẩm.

d. Cả a, b, c đúng.

Câu 24: Nhân tố nào thuộc nhân tố hữu sinh?

a. Con người

b. Các sinh vật khác

c. Cả a, b đúng.

d. Cả a, b sai.

Câu 25: Ánh sáng tác động tới đời sống của thực vật:

a. Làm thay đổi những đặc điểm sinh thái.

b. Làm thay đổi đặc điểm sinh lý.

c. Cả a, b sai.

d. Cả a, b đúng.

Câu 28:Tự thụ phấn ở thực vật và giao phối gần ở động vật gây ra thoái hoá giống, nhưng trong chọn giống vẫn sử dụng vì:

a. Củng cố tình trạng mong muốn và tạo ra dòng thuần.

b. Tạo ra dòng lai.

c. Câu a và b sai.

d. Câu a và b đúng.

Câu 32: Mật độ quần thể phụ thuộc vào những yếu tố nào?

a. Thay đổi theo mùa, năm và chu kỳ sống của sinh vật.

b. Phụ thuộc vào nguồn thức ăn.

c. Phụ thuộc vào những biến động bất thường của điều kiện sống.

d. Ba câu trên đều đúng.

Video liên quan

Chủ Đề