Trường hợp nào sau đây sử dùng phương pháp chiết để tách chất

Trường hợp nào sau đây sử dùng phương pháp chiết để tách chất

Hệ thống lọc nước giếng bị nhiễm phèn

Trong tự nhiên, các chất thường tồn tại ở dạng các hỗn hợp khác nhau. Tùy vào mục đích sử dụng, người ta sẽ tách các chất ra khỏi nhau theo nhiều cách khác nhau.

2. Một số phương pháp đơn giản tách các chất ra khỏi hỗn hợp

Phương pháp lọc: Dùng để tách chất rắn không tan ra khỏi hỗn hợp lỏng

Phương pháp cô cạn: Dùng để tách chất rắn tan (không hóa hơi khi gặp nhiệt độ cao) ra khỏi dung dịch hỗn hợp lỏng.

Phương pháp chiết: Dùng để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp lỏng không đồng nhất.

@1763683@

3. Thực hành tách chất

Thí nghiệm 1: Tách sulfur (lưu huỳnh) ra khỏi hỗn hợp sulfur và nước

Trường hợp nào sau đây sử dùng phương pháp chiết để tách chất

Bước 1: Lắp dụng cụ như hình vẽ

Bước 2: Rót hỗn hợp theo đũa thủy tinh vào phễu có gấp giấy lọc.

Bước 3: Phần chất rắn màu vàng sulfur không tan sẽ ở lại trong phễu, nước sẽ chảy qua phễu xuống bình đựng nước lọc hứng dưới phễu.

Thí nghiệm 2: Tách muối ăn ra khỏi dung dịch muối 

Trường hợp nào sau đây sử dùng phương pháp chiết để tách chất

Bước 1: Lắp dụng cụ như hình vẽ

Bước 2: Đặt bát đựng dung dịch muối lên kiềng đun.

Bước 3: Đun sôi dung dịch cho đến khi cô cạn, nước bay hơi hết, thu được chất rắn là muối ăn.

Thí nghiệm 3: Tách dầu ăn ra khỏi nước

Trường hợp nào sau đây sử dùng phương pháp chiết để tách chất

Bước 1: Lắp dụng cụ như hình vẽ

Bước 2: Mở khóa cho nước chảy từ từ xuống bình tam giác.

Bước 3: Quan sát đến khi dầu ăn chạm khóa thì đóng khóa.

Các phương pháp lọc, cô cạn và chiết là những phương pháp đơn giản để tách các chất ra khỏi hỗn hợp. Tùy vào tính chất của các hỗn hợp mà chọn lựa phương pháp tách phù hợp.

Phương pháp cô cạn dùng để tách các chất rắn tan, không hóa hơi khi gặp nhiệt độ cao ra khỏi dung dịch hỗn hợp lỏng.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Chất tinh khiết có thành phần hóa học đồng nhất, ở quy mô nano, điều này chỉ áp dụng cho một chất được tạo thành từ một loại nguyên tử, phân tử hoặc hợp chất.

Trường hợp nào sau đây là chất tinh khiết?

A.Gỗ.

B.Nước khoáng.

C.Sodium chioride.

D.Nước biển.

Đáp án đúng C.

Trường hợp sau đây là chất tinh khiết là Sodium chioride, chất tinh khiết hoặc chất hóa học là vật liệu có thành phần không đổi và chúng có các đặc tính nhất quán trong toàn bộ mẫu.

Giải thích lý do chọn đáp án đúng là C

– Chất tinh khiết hoặc chất hóa học là vật liệu có thành phần không đổi (đồng nhất) và chúng có các đặc tính nhất quán trong toàn bộ mẫu.

Chúng tham gia phản ứng hóa học để tạo thành các sản phẩm có thể đoán trước được.

– Trong hóa học, một chất tinh khiết bao gồm một loại nguyên tử, phân tử hoặc hợp chất.

– Một số tính chất của chất tinh khiết

+ Chất tinh khiết có thành phần hóa học đồng nhất, ở quy mô nano, điều này chỉ áp dụng cho một chất được tạo thành từ một loại nguyên tử, phân tử hoặc hợp chất.

+ Chúng là bất kỳ hỗn hợp đồng nhất nào, vật chất xuất hiện đồng nhất về hình dáng và thành phần, bất kể kích thước mẫu nhỏ đến đâu.

– Ví dụ về chất tinh khiết

+ Một số chất tinh khiết phổ biến hiện nay gồm có: Thiếc, lưu huỳnh, kim cương, nước, đường tinh khiết (sacaroza), muối ăn (natri clorua), muối nở (natri bicacbonat).

+ Thiếc, lưu huỳnh và kim cương là nguyên tố hóa học.

+ Đường, muối và muối nở là những chất tinh khiết là hợp chất.

+ Chất tinh khiết là tinh thể gồm: Muối, kim cương, tinh thể protein, tinh thể đồng sunfat.
+ Hỗn hợp đồng nhất có thể được coi là ví dụ của các chất tinh khiết như: dầu thực vật, mật ong và không khí.

– Cách xác định chất tinh khiết đơn giản

Để xác định một chất tinh khiết, thường dựa vào điểm sôi, điểm nóng chảy, độ dẫn điện, áp suất hơi và phản ứng hóa học. Cụ thể như sau: 

+ Điểm sôi, điểm nóng chảy của các chất tinh khiết đều cụ thể.

+ Về độ dẫn điện: Đồng nguyên chất được dùng trong hệ thống dây điện, còn nước tinh khiết lại dẫn điện kém do thiếu chất điện giải hỗ trợ cho việc dẫn điện.

– Một số phương pháp tách chất dựa vào tính chất vật lý

Dựa vào tính chất vật lý, hiện nay ta có thể tách chất một cách dễ dàng. Sau đây là một số phương pháp bạn có thể tham khảo: 

+ Phương pháp lọc (Dùng phễu lọc): Để tách rời các chất rắn không tan ra khỏi hỗn hợp. 

+ Phương pháp chưng cất: Để giúp tách các chất lỏng hòa tan với nhau ra khỏi hỗn hợp (nhiệt độ sôi của các chất lỏng khác nhau). 

+ Phương pháp chiết (Dùng phễu chiết): Để tách các chất lỏng không hòa tan với nhau ra khỏi hỗn hợp (như dầu ăn với nước). 

+ Phương pháp cô cạn: Để tách các chất rắn tan được ra khỏi hỗn hợp (như muối trong hỗn hợp nước muối). 

Ngoài ra, hiện nay cũng có thể tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng phương pháp hóa học.

Câu 1. Phương pháp lọc là:

A. Sự tách chất dựa vào sự khác nhau về kích thước hạt.

B. Sự tách chất dựa vào sự khác nhau ở mức độ nặng nhẹ.

C. Sự tách chất dựa vào sự khác nhau về tính bay hơi.

D. Sự tách chất dựa vào sự khác nhau về khả năng tan trong các dung môi khác nhau.

Câu 2. Phương pháp cô cạn là:

A. Sự tách chất dựa vào sự khác nhau về kích thước hạt.

B. Sự tách chất dựa vào sự khác nhau ở mức độ nặng nhẹ.

C. Sự tách chất dựa vào sự khác nhau về tính bay hơi.

D. Sự tách chất dựa vào sự khác nhau về khả năng tan trong các dung môi khác nhau.

Câu 3. Hình bên minh hoạ về việc sản xuất và thu hoạch muối. Để sản xuất muối, người ta cho nước biển vào các ruộng muối rối phơi khoảng 1 tuần thì thu được muối ở dạng rắn.

Người dân đã sử dụng phương pháp nào để thu được muối? 

A. Làm lắng đọng muối. 

B. Lọc lấy muối từ nước biển. 

C. Làm bay hơi nước biển. 

D. Cô cạn nước

Câu 4. Đâu là quá trình tách chất trong tự nhiên và trong đời sống?

A. Làm bay hơi muối biển, thu được muối ăn.

B. Phù sa trong nước sông lắng xuống, tách khỏi nước

C. Đãi vàng từ đất cát trong quặng vàng.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 5. Nếu không may làm đổ dầu ăn vào nước, ta dùng phương pháp nào để tách riêng dầu ăn ra khỏi nước? 

A. Lọc. 

B. Dùng máy li tâm.      

C. Chiết. 

D. Cô cạn.

Câu 6. Phương pháp nào dưới đây là đơn giản nhất để tách cát lẫn trong nước

A. Lọc. 

B. Dùng máy li tâm.      

C. Chiết. 

D. Cô cạn.

Câu 7. Dựa vào tính chất nào có thể tách các chất ra khỏi hỗn hợp

A. Tính chất vật lí. 

B. Tính chất hóa học. 

C. Tính chất sinh học. 

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 8. Để tách nước ra khỏi không khí, máy điều hoà nhiệt độ đã hoạt động theo nguyên tắc nào?

A.Lọc

B.ngưng tụ

C.Bay hơi

D.Cô cạn

Câu 9. Một hỗn hợp gồm bột sắt và đồng, có thể tách riêng hai chất bằng cách nào sau đây?

A. Hòa tan vào nước.

B. Lắng, lọc.

C. Dùng nam châm để hút.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 10. Làm thế nào để tách riêng hỗn hợp đường và bột mì?

A. Lọc

B. Đun nóng

C. Chiết

D. Kết hợp Lọc và cô cạn

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1. Tác dụng chủ yếu của việc đeo khẩu trang là gì?

A. Tách hơi nước ra khỏi không khí hít vào. 

B. Tách oxygen ra khỏi không khí hít vào. 

C. Tách khí carbon dioxide ra khỏi không khí hít vào. 

D. Tách khói bụi ra khỏi không khí hít vào

Câu 2. Có một hỗn hợp gồm muối ăn và cát. Em sử dụng phương pháp nào sau đây để tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp?

A. Chiết 

B. Lọc     

C. Cô cạn 

D. Lọc và cô cạn

Câu 3. Vào mùa hè, nhiều hôm thời tiết rất oi bức khiến chúng ta cảm thấy ngột ngạt, khó thở. Thế nhưng sau khí có một trận mưa rào ập xuống, người ta lại cảm thấy dễ chịu hơn nhiều. Lí do là:

A. mưa đã làm giảm nhiệt độ môi trường. 

B. mưa đã làm chết các loài sinh vật gây bệnh. 

C. mưa đã làm giảm nhiệt độ môi trường và loại bớt khói bụi ra khói không khí. 

D. mưa đã làm giảm nhiệt độ môi trường và làm chết các loài sinh vật gây bệnh.

Câu 4. Việc làm nào sau đây là quá trình tách chất dựa theo sự khác nhau về kích thước hạt?

A. Giặt giẻ lau bảng bằng nước từ vòi nước. 

B. Dùng nam châm hút bột sắt từ hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh. 

C. Lọc nước bị vẩn đục bằng giấy lọc. 

D. Ngâm quả dâu với đường để lấy nước đâu.

Câu 5. Mẹ của bạn Lan là giáo viên môn Khoa học tự nhiên lớp 6. Trong một lần hai mẹ con làm bánh, mẹ bạn đã trộn đường trắng với bột mì, sau đó hỏi Lan: Dùng phương pháp nào để tách riêng hỗn hợp đường và bột mì? Em hãy giúp Lan trả lời câu hỏi này?

A. Phương pháp lọc      

B. Phương pháp cô cạn 

C. Phương pháp chiết 

D. Đầu tiên sử dụng phương pháp lọc, sau đó dùng phương pháp cô cạn.

Câu 6. Khí nitrogen và khí oxygen là hai thành phần chính của không khí. Trong kĩ thuật, người ta có thể hạ thấp nhiệt độ xuống dưới - 96°C để hoá lỏng không khí, sau đó nâng nhiệt độ đến đưới -183°C. Khi đó, nitrogen bay ra và còn lại là oxygen dạng lỏng. Phương pháp tách khí nitrogen và khí oxygen ra khỏi không khí như trên được gọi là:

A. phương pháp lọc. 

B. phương pháp chiết. 

C. phương pháp cô cạn. 

D. phương pháp chưng phân đoạn.

Câu 7. Ở nông thôn, để tách thóc lép ra khỏi thóc, người dân thường đổ thóc rơi trước một cái quạt gió. Những hạt thóc lép sẽ bị gió thổi bay ra, đó là do thóc lép có:

A. khối lượng nhẹ hơn.

B. kích thước hạt nhỏ hơn.

C. tốc độ rơi nhỏ hơn.

D. lớp vỏ trấu dễ tróc hơn.

Câu 8. Trong máy lọc nước có nhiều lõi lọc khác nhau. Trong đó, có một lõi làm bằng bông được ép rất chặt. Theo em, lõi bông đó có tác dụng g

A. Lọc chất tan trong nước. 

B. Lọc chất không tan trong nước. 

C. Lọc và giữ lại khoáng chất.

D. Lọc hoá chất độc hại.

Câu 9. Cho hình ảnh về dụng cụ bên:

 

Trường hợp nào sau đây sử dùng phương pháp chiết để tách chất

Theo em, dụng cụ này có thể được sử dụng để tách riêng các chất trong hỗn hợp nào dưới đây? 

A. Nước và rượu. 

B. Cát lẫn trong nước. 

C. Bột mì lẫn trong nước.

D. Dầu ăn và nước.

Câi 10. Nước giếng khoan thường lẫn nhiều tạp chất. Để tách bỏ tạp chất, người dân cho nước giếng khoan vào bể lọc, đáy bể lót các lớp cát mịn, sôi và than củi. Nước chảy qua các lớp này sẽ trong hơn. Nhận định nào sau đây là không đúng?

A. Lớp cát mịn có tác dụng giữ các hạt đất, cát ở lại. 

B. Lớp sỏi làm cho nước có vị ngọt. 

C. Lớp than củi có tác dụng hút các chất hữu cơ, vi khuẩn. 

D. Sau một thời gian sử dụng, ta phải thau rửa các lớp đáy bể lọc

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1. Loại bỏ cát lẫn trong nước ngầm là dùng phương pháp?

A. Phương pháp lọc

B. Phương pháp chiết

C. Phương pháp lắng,gạn

D. Không phương án nào

Câu 2. Tách calcium từ hỗn hợp của calcium carbonate và nước dùng phương pháp gì?

A. Phương pháp lọc

B. Phương pháp chiết

C. Phương pháp lắng, gạn

D. Phương pháp dùng máy li tâm

Câu 3. Ngày nay, máy điều hoà nhiệt độ là một thiết bị phổ biến đang được nhiều gia đình, nhà hàng và khách sạn sử dụng. Theo em, máy điều hoà nhiệt độ giúp tách những chất gì ra khỏi không khí?

A. Các vi sinh vật gây hại        

B. Bụi bẩn 

C. Hơi nước 

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4.  Để tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp gồm bột sắt, đồng và muối ăn, bạn Huyền làm như sau: 

- Dùng nam châm để hút riêng bột cắt ra khỏi hỗn hợp, đồng và muối ăn không bị nam châm hút. 

- Tiếp theo, đưa hoà tan hỗn hợp còn lại vào nước rồi cho qua phễu lọc. Do đồng không tan trong nước nên nằm trên phễu lọc và ta thu được dung dịch muối ăn. 

- Cô cạn dung dịch muối ăn vừa thu được, ta được muối ăn nguyên chất ở dạng rắn. 

Em hãy cho biết bạn Huyền đã dùng những phương pháp gì để tách chất ra khỏi hỗn hợp gồm bột sắt, đồng và muối ăn?

A. Phương pháp lọc, phương pháp chiết. 

B. Sử dụng nam châm, phương pháp lọc. 

C. Sử dụng nam châm, phương pháp lọc, phương pháp chiết

D. Sử dụng nam châm, phương pháp lọc, phương pháp cô cạn.

Câu 5. Cho biết nhiệt độ sôi của rượu (ethanol) là 78°C, của nước là 100°C. Em hãy để xuất giải pháp để tách rượu ra khỏi nước.

A. Phương pháp chiết. 

B. Phương pháp cô cạn. 

C. Phương pháp lọc. 

D. Phương pháp chưng cất.

4. VẬN DỤNG CAO ( 4 câu)

Câu 1. Vào dịp tết, mẹ bạn An làm mứt dừa cho cả nhà ăn. Khi cả nhà thưởng thức, bố An thấy mứt ngọt quá nên không muốn ăn vì bố bạn đang trong chế độ kiêng đường. Bạn An rất muốn tách bớt đường ra khỏi mứt dừa đã làm để bố có thể ăn được. Theo em, có cách nào để tách bớt đường từ mứt dừa đã làm không?

A. Cho mứt vào nước để hoà tan bớt đường. Sau đó vớt mứt ra và rang khô lại. 

B. Cho mứt vào nước để hòa tan bớt đường. Sau đó lấy giấy lau khô miếng mứt. 

C. Cho mứt vào ngăn mát tủ lạnh. Làm mứt lạnh sẽ bớt ngọt hơn. 

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 2. Để tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp gồm bột sắt, đồng và muối ăn, bạn Huyền làm như sau: 

- Dùng nam châm để hút riêng bột cắt ra khỏi hỗn hợp, đồng và muối ăn không bị nam châm hút. 

- Tiếp theo, đưa hoà tan hỗn hợp còn lại vào nước rồi cho qua phễu lọc. Do đồng không tan trong nước nên nằm trên phễu lọc và ta thu được dung dịch muối ăn. 

- Cô cạn dung dịch muối ăn vừa thu được, ta được muối ăn nguyên chất ở dạng rắn. 

Em hãy cho biết bạn Huyền đã dùng những phương pháp gì để tách chất ra khỏi hỗn hợp gồm bột sắt, đồng và muối ăn?

A. Phương pháp lọc, phương pháp chiết. 

B. Sử dụng nam châm, phương pháp lọc. 

C. Sử dụng nam châm, phương pháp lọc, phương pháp chiết

D. Sử dụng nam châm, phương pháp lọc, phương pháp cô cạn.

Câu 3. Dưới đây là sơ đồ mô tả thiết bị chưng cất tinh dầu như tình dầu quế, tinh dầu sả, tinh  dầu khuynh diệp,...

Nếu phần trước của bộ sinh hàn bị hở thì kết quả chiết xuất như thế nào? 

A. Không ảnh hưởng gì tới kết quả chiết xuất tinh dầu. 

B. Nếu phần trước của bộ sinh hàn bị hở thì hơi nước bay ra môi trường không khí, hiệu quả chiết xuất sẽ rất thấp

C. Nếu phần trước của bộ sinh hàn bị hở thì hơi nước và ống dầu sả bay ra môi trường không khí, hiệu quả chiết xuất sẽ rất thấp. 

D. Nếu phần trước của bộ sinh hàn bị hở thì hơi nước và ống dầu sả bay ra môi trường không khí, tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng đến kết quả chiết xuất

Câu 4. Chúng ta đều biết biển có rất nhiều nước nhưng là nước mặn (có lẫn muối). Vì vậy, ngư dân và các chiến sĩ hải quân vẫn phải mang theo nước ngọt từ đất liền để sử dụng. Chi phí cho việc vận chuyển nước ngọt khá cao và bình chứa sẽ chiếm mất nhiều thế tích trên tàu. Do đó, ở trên  biển ngư dân và các chiến sĩ hải quân phải sử dụng nước ngọt rất tiết kiệm. Một sản phẩm dự thi với đề tài tách lấy nước. Trước thực tế đó, trong cuộc thi Sáng tạo tạo Khoa học Kĩ thuật dành cho học sinh THCS và THPT, nhiều em học sinh đã tham gia với dự án tách nước ngọt từ nước biển đế cung cấp nước ngọt cho ngư dân trên biến và các chiến sĩ hải quản. Theo em, về nguyên tắc có thể tách lấy nước ngọt từ nước biển được không? Giảm 100% phí dịch vụ Bảng giá thích hợp cho mọi loại khách hàng từ phụ kiện đến hàng giá trị cao. 

A. Có. Về nguyên tắc hoàn toàn có thể tách nước ngọt từ nước biển bằng phương pháp làm bay hơi nước. 

B. Có. Về nguyên tắc hoàn toàn có thể tách nước ngọt từ nước biển bằng phương pháp làm bay hơi nước và chưng cất. 

C. Có. Về nguyên tắc hoàn toàn có thể tách nước ngọt từ nước biển bằng phươ

D. Có. Về nguyên tắc hoàn toàn có thể tách nước ngọt từ nước biển bằng phương pháp chiết.

Chỉ một số giáo viên đủ điều kiện mới xem được đáp án