Tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh tăng huyết áp

Bài viết được viết bởi BSCK II Nguyễn Quốc Việt, Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Bệnh mạch vành là loại bệnh tim mạch rất thường gặp, do xơ vữa động mạch vành gây ra. Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ra bệnh. Việc điều trị bệnh mạch vành bao gồm loại bỏ các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được bằng thuốc, các thủ thuật để hạn chế những biến chứng nguy hiểm mà bệnh nhân có thể gặp phải.

Bệnh mạch vành thường do xơ vữa động mạch vành gây ra. Các yếu tố nguy cơ gây xơ vữa thường gặp như: tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, béo phì, đái tháo đường, hút thuốc lá, ít vận động, phụ nữ sau mãn kinh, lớn tuổi...

Trong bệnh mạch vành, động mạch vành thường bị hẹp hoặc tắc nên vùng cơ tim tương ứng không được cấp máu nuôi dưỡng đầy đủ. Triệu chứng hay gặp của bệnh mạch vành là đau thắt ngực ở nhiều mức độ khác nhau, và khó thở khi gắng sức hoặc cả khi nghỉ ngơi.

Việc điều trị bao gồm loại bỏ các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được, sử dụng thuốc và tái thông động mạch vành bằng cách đặt stent hoặc mổ bắc cầu nối chủ vành. Đồng thời người bệnh buộc phải tuân thủ điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa trong thời gian nằm viện và sau khi ra viện để phòng ngừa các biến chứng và nhồi máu cơ tim tái phát. Một số vấn đề mà người bệnh cần đặc biệt chú ý:

Tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh tăng huyết áp

Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành

  • Người bệnh và người nuôi bệnh phải chấp hành đúng nội quy khoa phòng và bệnh viện.
  • Giữ vệ sinh chung, tiết kiệm điện nước, không đun nấu trong buồng bệnh.
  • Không hút thuốc lá, ăn theo chế độ ăn bệnh lý, chế độ ăn ít muối.
  • Thăm nuôi theo giờ quy định, không gây ồn ào, mất trật tự.
  • Tuân thủ điều trị, mặc trang phục người bệnh đúng quy định.
  • Người bệnh nằm yên tại giường và chỉ có một người thân chăm sóc và không gây mất trật tự.
  • Thân nhân được bác sĩ giải thích về bệnh và chỉ định can thiệp, lên kế hoạch can thiệp mạch vành.

Tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh tăng huyết áp

Bệnh nhân khi nằm viện cần tuân thủ đúng quy định tại bệnh viện

  • Theo dõi các triệu chứng: đau ngực, khó thở, tiểu ít, táo bón, mất ngủ, vết chọc mạch ở cổ tay hoặc bẹn bị chảy máu... phải báo ngay cho nhân viên.
  • Hợp tác với điều dưỡng khi đo huyết áp, thực hiện y lệnh thuốc cũng như theo dõi bệnh nhân.
  • Nếu có biểu hiện bất thường như đau tức ngực, chảy máu vết chọc mạch, khó thở... hoặc các phản ứng bất lợi sau khi dùng thuốc phải báo cho bác sĩ để xử lý kịp thời.

  • Ăn theo chế độ ăn bệnh lý do Khoa dinh dưỡng cung ứng.
  • Hạn chế chất bột đường, chất béo và kiêng ăn mặn.
  • Cấm người nhà và người bệnh hút thuốc lá.
  • Tắm rửa thường xuyên, vệ sinh răng miệng hằng ngày.
  • Uống thuốc đều đặn đúng giờ quy định, không được tự ý bỏ thuốc nhất là thuốc chống đông máu.

Tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh tăng huyết áp

Bệnh nhân bệnh mạch vành cần hạn chế ăn mặn

Giáo dục phòng bệnh , tuân thủ điều trị nhằm hạn chế các biến chứng có thể xảy ra.

  • Giảm cân nặng nếu thừa cân.
  • Hạn chế ăn mặn 2-4g muối mỗi ngày.
  • Hạn chế rượu bia 15- 20ml ethanol mỗi ngày.
  • Hạn chế chất béo, nên ăn dầu thực vật.
  • Bỏ hút thuốc lá, thuốc lào.
  • Ăn nhiều rau quả củ, ngũ cốc, tăng cường khoáng chất.
  • Tránh các xúc cảm mạnh, tránh lạnh đột ngột.
  • Tăng cường vận động 30-45 phút đi bộ mỗi ngày hoặc về sau có thể tập những môn thể thao yêu thích trong khả năng gắng sức.
  • Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh tăng huyết áp

Ăn nhiều rau xanh giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh mạch vàng

  • Đo huyết áp tại nhà bằng máy điện tử
  • Đừng do dự liên hệ tư vấn với bác sĩ điều trị khi cần thiết.
  • Không được tự ý thay đổi hoặc ngưng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tim mạch. Trong trường hợp cần thiết thì liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.
  • Khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Khi bị đau ngực trở lại hoặc có triệu chứng bất thường thì nên nhập viện hoặc tư vấn bác sĩ chuyên khoa để có hướng xử trí kịp thời.

Để bảo vệ sức khỏe tim mạch nói chung và phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh lý tim mạch, khách hàng có thể đăng ký Gói Sàng lọc Tim mạch - Khám Tim mạch cơ bản của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Gói khám giúp phát hiện sớm nhất các vấn đề của tim mạch thông qua các xét nghiệm và các phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại. Gói khám dành cho mọi độ tuổi, giới tính và đặc biệt rất cần thiết cho những người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

1. Nhắc lại các mục tiêu

➔Trong khi tăng huyết áp thường không có triệu chứng, điều trị thường hướng đến ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Từ 60 đến 80 tuổi, việc điều trị giúp giảm tỷ lệ nhồi máu cơ tim, suy tim và/hoặc thận, đột quỵ và nguy cơ mất trí nhớ. Sau 80 tuổi, lợi ích chủ yếu chỉ có trên ngăn ngừa đột quỵ.

➔ Mức huyết áp cần đạt :

  • THA ở bệnh nhân > 18 tuổi, mức hạ HA chung: <140/90 mmHg
  • THA ở bệnh nhân > 80 tuổi, mức hạ HA < 150/90. Nếu có đái tháo đường, bệnh thận mạn mức hạ HA là <140/90 mmHg.

2. Chế độ ăn uống

Tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh tăng huyết áp

➔Giảm muối: hạn chế lượng muối tiêu thụ ở mức 6g muối/ngày (mức tiêu thụ trung bình hiện nay là 8-12 g/ngày). Tránh các muối trong đồ ăn sẵn, một số loại nước, bánh mì, thịt, mứt, phô mai …

Tuy nhiên, không khuyến cáo hạn chế muối ăn ở bệnh nhân trên 80 tuổi.

➔ Tránh muối ăn kiêng. Chúng chứa kali, không phù hợp khi dùng một số thuốc điều trị hoặc trong trường hợp mắc kèm suy thận.

➔Hạn chế cà phê và cam thảo do liên quan đến tăng huyết áp.

➔Mỗi ngày ăn ít nhất năm loại trái cây và rau quả và ba đồ ăn chứa sữa giúp làm giảm căng thẳng.

3. Ba điều cần tránh

Rượu, thuốc lá và béo phì là yếu tố góp phần làm tăng huyết áp.

➔ Hạn chế rượu: tối đa hai cốc mỗi ngày cho phụ nữ và ba đối với nam giới.

➔Ngừng thuốc lá, có thể sử dụng sản phẩm thay thế nicotine.

➔ Giảm cân nếu cần thiết. Việc giảm 10% trọng lượng ban đầu được đề nghị và đôi khi có thể là đủ để khôi phục huyết áp.

4. Giải trí, hoạt động thể dục theo khả năng

Hoạt động thể chất giúp làm giảm huyết áp, hoạt động tùy khả năng của từng người nhưng lưu ý:

➔ Sau cơn nhồi máu cơ tim, tiếp tục hoạt động dưới sự giám sát y tế;

➔Tập thể dục thường xuyên, 2-3 lần một tuần, mỗi lần ít nhất 30 phút;

➔ Nên tập các hoạt động bền bỉ như đi bộ, bơi lội, đạp xe, làm vườn, chơi với cháu;

➔Không bao giờ tập luyện đến mức khó thở.

5. Thận trọng khi điều trị

• Quy tắc bắt buộc

➔ Không bao giờ ngừng điều trị đột ngột;

➔ Uống thuốc mỗi ngày vào cùng một giờ. Tránh quên thuốc bằng cách kết hợp với một hoạt động hàng ngày như ăn uống, đánh răng …

➔ Cẩn thận với đợt điều trị 28 viên nén và nhớ đi mua thuốc theo đơn lại định kì;

➔Nếu quên thuốc, không tăng gấp đôi liều lượng. Uống thuốc ngay khi nhớ ra nếu quên trong vòng 12 tiếng.

• Nhận biết các tác dụng phụ:

Sự xuất hiện của các cơn nóng bừng, buồn ngủ, phù nề, ho khan hoặc tụt huyết áp tư thế (chóng mặt khi thay đổi để đứng) có thể đòi hỏi thay đổi điều trị và phải được thông báo cho bác sĩ.

• Thường xuyên đánh giá

Các xét nghiệm máu (creatinine huyết thanh, natri huyết thanh, kali huyết thanh) giúp theo dõi chức năng thận xem có bị ảnh hưởng bởi thuốc hay không: được thực hiện ngay khi bắt đầu điều trị và được thực hiện ít nhất hai lần một năm. Nên kiểm tra huyết áp thường xuyên vào trước hoặc sau mỗi khi có thay đổi về điều trị, sau đó ít nhất mỗi 6 tháng, hay mỗi 3 tháng trong trường hợp nguy cơ tim mạch cao.

6. Không điều chỉnh điều trị khi không có tư vấn y tế

➔ Các chế độ ăn ít natri và thuốc lợi tiểu gây loại bỏ nước và nguy cơ mất nước của người cao tuổi. Trong đợt nắng nóng, thảo luận với bác sĩ về việc giảm một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu hoặc ngừng tạm thời chế độ ăn giảm muối.

➔ Ngừng điều trị khi cảm thấy đỡ căng thẳng là việc làm nguy hiểm: Mặc dù căng thẳng có thể gây tăng các số đo huyết áp nhất thời, nó không phải là nguyên nhân thực thụ của bệnh tăng huyết áp. Rối loạn hoạt động mạch máu không biến mất khi tránh được nguyên nhân gây căng thẳng (nghỉ hưu,…)

7.Sự nguy hiểm của việc tự dùng thuốc

➔Các NSAID có thể làm tăng huyết áp động mạch do tăng giữ natri và có thể can thiệp vào cơ chế hoạt động thuốc như thuốc lợi tiểu và ACEI làm tăng nguy cơ tác dụng phụ trên thận. Hỏi ý kiến nhân viên y tế trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào.

➔ Tránh dạng thuốc sủi có chứa nhiều muối. Một liều tối đa hàng ngày của một số thuốc giảm đau có thể cung cấp hơn 2 g muối mỗi ngày.

8. Sử dụng tốt máy đo huyết áp cá nhân

Lựa chọn máy nào?

➔ Máy băng ở tay (sử dụng đáng tin cậy hơn) và máy đo cổ tay (thuận tiện hơn nhưng quy tắc sử dụng nghiêm ngặt). Luôn phải đảm bảo sử dụng thiết bị nằm trong danh sách các thiết bị đã được phê duyệt (www .afssaps.sante.fr).

Đo huyết áp lúc nào?

➔ Sau khi ngồi nghỉ 5 phút.

Đo huyết áp bằng cách nào?

➔ Máy băng ở tay: đặt đúng hướng (ống bơm hướng xuống) trên cẳng tay trần đặt xuống bàn.

➔ Máy đo cổ tay: sau khi đặt máy đo lên cổ tay, gập cánh tay để di chuyển cổ tay ngang tầm với tim.

➔ Trong khi bơm hơi và xả hơi, không di chuyển, không nói chuyện, thư giãn và không nắm tay.

9. Đo HA vào thời gian nào trong ngày?

➔ Các buổi sáng từ lúc dậy đến khi ăn sáng trước lúc uống thuốc.

➔ buổi tối trước khi đi ngủ, trước khi dùng thuốc.

10.  Mức độ thường xuyên?

➔ Khi huyết áp không ổn định, cần thăm khám bác sĩ.

➔ Theo quy tắc bộ ba: đo 3 lần mỗi sáng và 3 lần mỗi tối, mỗi lần cách nhau ít nhất 1 phút trong 3 ngày liên tiếp. Nếu thiết bị không có bộ nhớ điện tử, lưu ý ghi rõ kết quả tự đo kèm theo ngày, thời gian và thuốc đang dùng. Đưa các số liệu này cho bác sĩ xem khi đến khám.

Nguồn: https://www.nhipcauduoclamsang.com