Tưa lưỡi là gì

Tưa lưỡi màu trắng là tình trạng khá nhiều người gặp phải hiện nay, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh. Bệnh tuy không gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy đâu là nguyên nhân gây nên tình trạng tưa đầu lưỡi và phương pháp xử lý là gì? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu ngay.

Tưa lưỡi được xem là một biểu hiện bệnh tưa miệng gặp khá phổ biến hiện nay ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên không phải ai cũng có đủ kiến thức và hiểu biết để xử lý vấn đề này.

Tưa lưỡi là tình trạng phổ biến dễ bắt gặp nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Bệnh viêm tưa lưỡi xuất hiện chủ yếu do nấm Candida Albicans. Những em bé mới chào đời, trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ hàng đầu dễ mắc tưa lưỡi nhất. Tình trạng này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như thói quen hàng ngày của trẻ.

Vì thế khi nhận thấy bệnh, bạn không được chủ quan mà cần đưa con đi khám để được chẩn đoán và điều trị sớm. Nếu không, nấm Candida Albicans sẽ có cơ hội lây lan rộng trong niêm mạc lưỡi, vòm họng và gây khó chịu cho con.

Tưa lưỡi dễ gặp nhưng những biểu hiện của bệnh ít người có thể nhận thức rõ. Ở giai đoạn đầu, bệnh tưa lưỡi không có bất kỳ triệu chứng cụ thể nào. Khi tình trạng nấm phát triển mạnh mẽ hơn, bạn có thể quan sát thấy một hoặc nhiều dấu hiệu như sau:

  • Lưỡi, má lợi hoặc môi trẻ xuất hiện các mảng màu trắng hoặc vàng nhạt.
  • Lưỡi chảy máu khi dù bị tác động nhẹ hay chà xát mạnh.
  • Khoang miệng nóng rát và đau nhức.
  • Khóe miệng của trẻ bị khô, nứt.
  • Việc nhai, nuốt của trẻ gặp khó khăn.
  • Trẻ biếng ăn, quấy khóc.

Với đối tượng bị tưa lưỡi là trẻ em, do bé chưa thể nói được nên cha mẹ cần đặc biệt lưu ý. Nếu quan sát thấy những mảng trắng trên lưỡi bé, bé quấy khóc liên tục hoặc bỏ bú thì cần đi khám ngay vì khả năng rất cao bé đã bị tưa lưỡi.

Trẻ bị tưa lưỡi gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bé cũng như cuộc sống hàng ngày của của trẻ. Vì thế nhiều cha mẹ không giấu được sự lo lắng khi thấy con mình không may mắc bệnh.

Để có biện pháp điều trị đúng và đảm bảo an toàn, việc nắm rõ những nguyên nhân gây ra bệnh là vô cùng quan trọng. Cụ thể, tưa lưỡi hình thành do các yếu tố chính sau:

Tưa lưỡi có thể hình thành do sự phát triển quá mức của nấm Candida albicans. Thông thường khi hệ miễn dịch khỏe mạnh, loại nấm này vẫn tồn tại ở khoang miệng với một số lượng rất nhỏ.

Hình ảnh nấm Candida albicans – thủ phạm chính gây ra bệnh

Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch bị suy yếu hoặc hệ vi sinh trong cơ thể bị mất cân bằng, loại nấm này có thể phát triển vượt mức. Các tác nhân chính gây ra tình trạng này là:

  • Do dùng quá nhiều thuốc kháng sinh, từ đó làm suy giảm số lượng lợi khuẩn trong cơ thể.
  • Mắc các bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch như cảm cúm.
  • Dùng thuốc corticoid đường uống.
  • Gặp các vấn đề về răng miệng trong thời gian dài như sún răng, khô miệng do dùng thuốc.
  • Thói quen vệ sinh răng miệng kém khiến các loại vi khuẩn có điều kiện phát triển mạnh.

Một yếu tố khác khiến trẻ nhỏ thường dễ bị tưa lưỡi đó là do người lớn chưa biết cách chăm sóc răng miệng đúng cách. Các bé hầu như chưa tự vệ sinh được khoang miệng cho chính mình. Vì vậy, bạn cần chủ động vệ sinh miệng cho con cẩn thận, đặc biệt là sau khi bú hoặc ăn dặm.

Cha mẹ cũng cần chú ý tìm hiểu những thực phẩm phù hợp với con. Một số trường hợp bị bệnh tưa lưỡi là do sử dụng thức ăn không phù hợp, đồ ăn quá cứng hoặc quá khô gây nên tình trạng kích ứng lưỡi.

Tưa lưỡi hoàn toàn có thể lây từ mẹ sang con nếu nguyên nhân gây bệnh do nấm. Nấm Candida albicans sẽ lây truyền theo đường bé bú mẹ hoặc mẹ có những tiếp xúc gần gũi như hôn hay thơm con.

Vậy nên cha mẹ cần hết sức chú ý những vấn đề này để hạn chế nguy cơ em bé bị mắc bệnh. Ngoài ra, việc tiếp xúc gần với những người thân cũng cần kiểm soát ở mức tối đa để bé không bị lây từ nguồn bên ngoài.

Tưa lưỡi thường gặp rất nhiều ở trẻ nhỏ, vậy tình trạng này có nguy hiểm không? Các bác sĩ cho biết đây là bệnh lành tính, nhưng nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm có thể gây ra một số biến chứng khó lường và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ:

Bệnh không được phát hiện và kiểm soát sớm có thể gây nấm lan ra toàn khoang miệng
  • Nhiễm nấm toàn khoang miệng: Tưa lưỡi có cơ chế tự lây nhiễm. Vì vậy nếu không được điều trị kịp thời, vùng nấm sẽ có cơ hội lây lan nhanh chóng đến niêm mạc vùng má, vòm họng, nướu, amidan hay môi.  Từ đó khiến vùng tổn thương lan rộng và thời gian điều trị kéo dài hơn.
  • Viêm phế quản, suy hô hấp: Bệnh hoàn toàn có thể lây lan từ lưỡi xuống cơ quan hô hấp như khí quản, phế quản hay phổi của trẻ. Tình trạng viêm nhiễm nặng sẽ làm suy giảm chức năng hô hấp.
  • Suy dinh dưỡng: Tình trạng tưa đầu lưỡi gây cảm giác khó chịu, đau đớn. Vì thế trẻ thường có biểu hiện bỏ bú, biếng ăn, quấy khóc. Nấm có thể lây từ khoang miệng xuống thực quản gây khó nuốt, nôn trớ và tức ngực. Tình trạng này kéo dài sẽ làm trẻ bị thiếu chất, còi xương và chậm lớn.

Xem thêm: Tưa miệng khi mang thai: Mẹ cần nhận biết sớm để điều trị kịp thời

Tưa lưỡi không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị, bệnh có thể lây lan và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do đó, việc thăm khám và chữa bệnh từ sớm có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của con.

Sau khi chẩn đoán tình trạng tưa lưỡi, bác sĩ sẽ đưa cho bạn một vài phác đồ điều trị thích hợp nhất. Những hướng chữa bệnh cơ bản hiện nay là áp dụng mẹo dân gian tại nhà, sử dụng thuốc Đông y hoặc các loại thuốc Tây y.

Dưới đây là một vài cách chữa tưa lưỡi mọc dài bạn có thể tham khảo!

Nếu trẻ nhỏ đang bị tưa lưỡi và quấy khóc mỗi ngày, bạn đừng vội lo lắng. Đây là biểu hiện dễ gặp và hướng xử lý đầu tiên bạn có thể tham khảo chính là áp dụng các mẹo dân gian chữa tại nhà.

Nước lá trà xanh có công dụng cực kỳ tốt trong việc điều trị tưa lưỡi cho bé tại nhà

Các mẹo nhỏ này sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên. Vì vậy cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm áp dụng cho trẻ mà không lo dị ứng hay tác dụng phụ nguy hiểm.

  • Nước trà xanh: Lá trà xanh có công dụng sát khuẩn, tiêu viêm cực kỳ tốt và an toàn. Bạn có thể dùng nguyên liệu này trị tưa lưỡi cho trẻ bằng cách rửa sạch và đun sôi [thêm vài hạt muối]. Sau đó lấy khăn thấm vào nước trà đã nguội để lau lưỡi cho bé. Tuy nhiên, do một số tinh chất đặc biệt trong trà xanh nên phương pháp này chỉ phù hợp dùng với trẻ nhỏ trên 6 tháng tuổi.
  • Trị tưa lưỡi cho bé bằng lá hẹ: Lá hẹ là loại cây quen thuộc với người Việt Nam và có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm và làm sạch lưỡi rất an toàn. Dù trẻ sơ sinh cũng có thể áp dụng phương pháp này một cách hiệu quả mà không lo biến chứng. Bạn chỉ cần rửa sạch lá hẹ, đập dập, sau đó cho nước sôi vào khuấy đều và loại bỏ bã. Dùng tinh chất lá hẹ để rửa lưỡi cho bé đều đặn 2 lần mỗi ngày sẽ cho công dụng đáng kinh ngạc.
  • Dùng rau ngót: Rau ngót là một trong những loại cây dễ trồng và xuất hiện ở khắp mọi nơi. Đây cũng là nguyên liệu được nhiều mẹ áp dụng để chữa bệnh tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà. Bạn lấy một nắm nhỏ rau ngót, rửa sạch và tráng bằng nước sôi để nguội. Sau đó dùng cối giã nhỏ rau ngót lấy nước, thấm khăn phần dung dịch này để lau lưỡi cho bé. Chỉ sau một vài lần, bạn sẽ nhận thấy tình trạng tưa lưỡi được cải thiện đáng kể.

Mẹo dân gian điều trị tưa lưỡi khá đơn giản nhưng cha mẹ cần chú ý đến vấn đề làm sạch nguyên liệu. Hãy cho các loại lá ngâm trong nước muối loãng khoảng 3 – 5 phút trước khi thực hiện để loại bỏ vi khuẩn.

Ngoài ra, hiệu quả của các mẹo dân gian trên còn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác nhau. Vì vậy cha mẹ cần kiên trì tiến hành đều đặn mỗi ngày, tránh bỏ dở giữa chừng.

Đông y chữa tưa lưỡi cho trẻ cũng là phương pháp được khá nhiều người áp dụng hiện nay. Đây được xem là hướng chữa trị hiệu quả, an toàn, không có tác dụng phụ và đảm bảo không gây nóng trong người.

Đông y trị tưa lưỡi an toàn, hiệu quả tận gốc

Một số bài thuốc Đông y trị tưa lưỡi phổ biến:

  • Bài thuốc số 1: 10g hoàng liên, 20g cỏ mực, 20g rau má, 10g hoàng bá, 16g tang diệp, 12g sài hồ, 12g thục địa, 10g trúc diệp và 16g cam thảo đất. Cho tất cả các nguyên liệu vào sắc, thu lấy nước cốt để vệ sinh miệng cho trẻ mỗi ngày.
  • Bài thuốc số 2: Gạo tẻ 100g nấu thành cháo loãng, sau đó tiến hành cho 50g bột cát căn vào nấu chín. Cha mẹ chú ý cho trẻ dùng cháo này ăn liên tục trong khoảng 1 tuần để cải thiện tình trạng tưa lưỡi.
  • Bài thuốc số 3: 150g bí ngô, 25g hạt sen, 50g gạo tẻ, 30g đậu đen, 20g gạo nếp. Cho tất cả các nguyên liệu đã được rửa sạch và thái miếng vào hầm cho chín kỹ. Bạn có thể bổ sung thêm một vài lát gừng đập dập vào khuấy đều. Trẻ nhỏ hoàn toàn có thể sử dụng loại cháo này để ăn dặm và điều trị bệnh hiệu quả.

Những bài thuốc Đông y trên chỉ phù hợp cho trẻ khoảng 6 – 8 tháng tuổi trở lên. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần chia tỷ lệ các nguyên liệu sao cho hợp lý. Thời gian để dược tính của thuốc Đông y phát huy tác dụng khá lâu, vì thế hãy kiên trì sử dụng.

Các loại thuốc Tây y chữa tưa lưỡi được xem là sự lựa chọn hàng đầu của các bậc phụ huynh hiện nay khi con nhỏ gặp phải tình trạng này. Bởi các loại kháng sinh tây y chữa viêm lưỡi cho hiệu quả tại chỗ nhanh chóng.

Hơn thế nữa, với phương pháp này, bạn cũng tiết kiệm được tối đa thời gian. Tuy nhiên trước khi cho trẻ sử dụng, cha mẹ cần nghe tư vấn của bác sĩ để đảm bảo an toàn. Một vài loại thuốc phổ biến bạn có thể tham khảo như sau:

  • Clotrimazole
  • Fluconazole
  • Nystatin
  • Itraconazole
  • Tưa lưỡi nghiêm trọng có thể sử dụng Amphotericin B
Khi bệnh ở mức độ nặng, cần phải dùng thuốc Tây dược tính mạnh để can thiệp điều trị

Khi bạn bắt đầu cho trẻ dùng thuốc Tây, tình trạng tưa lưỡi khó chịu sẽ hết sau vài tuần. Một số trường hợp ít gặp thì bệnh vẫn có thể tái phát lại.

Đối với tình trạng tái phát không rõ nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định đưa trẻ đến bệnh viện để thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên sâu. Từ đó tìm ra vấn đề tiềm ẩn đe dọa đến sức khỏe nhằm kịp thời điều trị.

Khi tưa miệng ở trẻ trở nặng hoặc hệ miễn dịch suy giảm nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng nấm. Tùy theo tình trạng tưa lưỡi và độ tuổi của bé, bạn có thể tham khảo dùng thuốc ở các dạng viêm ngậm hoặc viên uống.

Khám tưa lưỡi ở đâu an toàn và tốt nhất cho bé là vấn đề rất được phụ huynh quan tâm. Dưới đây là một số địa chỉ uy tín cha mẹ có thể đưa con đến khám khi thấy bé có những dấu hiệu tưa lưỡi, nấm lưỡi:

Bệnh viện Nhi Trung Ương – Hà Nội

Đây là bệnh viện tuyến đầu trên cả nước chuyên về Nhi khoa. Bệnh viện Nhi Trung Ương là địa chỉ đầu tiên bố mẹ có thể ghé đến để khám bệnh lý tưa miệng cho con trẻ. Nơi đây quy tụ rất nhiều bác sĩ giỏi, trình độ chuyên môn cao và tâm huyết. Các bác sĩ rất ân cần, chu đáo và thân thiện đối với trẻ nhỏ, các bé sẽ không cảm thấy sợ sệt khi thăm khám tại đây.

Bệnh viện Nhi mỗi ngày tiếp nhận rất nhiều lượt bệnh nhân đến khám, bạn nên đặt lịch trước để tránh chờ lâu
  • Địa chỉ: Số 18/ 879 đường Đê La Thành, Phường Láng Hạ, Đống Đa.
  • Thời gian làm việc: Bệnh viện làm việc 24/7 tất cả các ngày trong tuần.
  • Số điện thoại: 024 6273 8900.

Khám bệnh tại khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Quân y 103

Địa chỉ tiếp theo khám và điều trị tưa lưỡi cho trẻ rất tốt đó chính là bệnh viện Quân y 103 – chuyên khoa Tai Mũi Họng. Tại đây được chú trọng đầu tư về cơ sở vật chất, thiết bị y tế phục vụ khám chữa tân tiến nhất. Cùng với đó là đội ngũ chuyên gia, bác sĩ, điều dưỡng giàu kinh nghiệm ân cần và chu đáo.

  • Địa chỉ: Số 261 Phùng Hưng, Phúc La, thuộc địa phận quận Hà Đông, Hà Nội.
  • Giờ thăm khám: 8h00 – 16h30 các ngày hành chính trong tuần.
  • Số điện thoại: 0967 811 616.

Bệnh viện Tai Mũi Họng TP Hồ Chí Minh

Một địa chỉ khám chữa tưa lưỡi, nấm miệng hiệu quả cho các bé trong khu vực phía Nam chính là bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM. Đội ngũ y bác sĩ của bệnh viện đều tốt nghiệp tại các trường đại học danh tiếng, nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm khi cho con nhỏ đến khám tại đây.

  • Địa chỉ: 155B mặt phố Trần Quốc Thảo, Quận 3.
  • Số điện thoại: 028 3931 7381.
  • Lịch làm việc: Theo giờ hành chính 7h00 – 16h30 từ thứ 2 đến thứ 6.

Tưa lưỡi là tình trạng bất kỳ ai cũng có thể gặp phải, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, khả năng cao bệnh sẽ tái phát dai dẳng. Vậy nên bạn cần chú ý một số vấn đề về răng miệng khi trẻ bị tưa lưỡi như sau:

Học cách vệ sinh khoang miệng cho bé mỗi ngày để phòng tránh tưa lưỡi
  • Nhiều người chưa hiểu rõ về tưa lưỡi, luôn muốn tìm mọi cách để cạo sạch những đốm trắng này. Điều này vô cùng nguy hiểm và dễ dẫn đến xuất huyết.
  • Hạn chế việc dùng gạc hoặc khăn xô chà xát mạnh vào lưỡi bé vì như vậy có thể gây tổn thương niêm mạc lưỡi.
  • Vệ sinh răng miệng cho trẻ sạch sẽ mỗi ngày.
  • Trường hợp bạn dùng thuốc kháng sinh cho bé cần chú ý lau miệng thật sạch, đặc biệt là phần lưỡi sau mỗi lần uống thuốc.
  • Chị em chú ý vệ sinh cơ thể trước và sau khi cho con bú để tránh vi khuẩn gây hại cho bé.
  • Trong quá trình mang thai, nếu phát hiện bản thân mắc các bệnh viêm nhiễm vùng kín, chị em cần thăm khám và điều trị kịp thời. Tránh việc vi khuẩn theo đường sinh thường sẽ lây nhiễm cho trẻ.
  • Khi cho trẻ dùng thuốc trị nấm, cha mẹ chú ý dùng kèm với nước súc miệng hàng ngày để thu được hiệu quả nhanh nhất. Cần chú ý bổ sung lợi khuẩn probiotics cho trẻ bằng sữa chua. Đây là thói quen lành mạnh giúp cân bằng hệ vi sinh tự nhiên của cơ thể và tăng cường hiệu quả chữa tưa lưỡi.
  • Không để mọi người xung quanh hôn môi và má trẻ vì đây là nguồn lây nhiễm nấm vô cùng nguy hiểm.

Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn về bệnh lý tưa lưỡi, nguyên nhân và giải pháp xử lý an toàn. Hy vọng với những thông tin hữu ích này, bạn đã xác định được hướng điều trị phù hợp.

Hữu ích với bạn:

Video liên quan

Chủ Đề