Ty phuộc là gì

Phuộc xe là bộ phận không thể thiếu cho xe máy của bạn .Vậy phuộc xe máy là gì? Nên lựa chọn loại phuộc nào cho xe của mình? Hãy cùng tham khảo bài viết bên dưới để tìm hiểu về bộ phận này.

Bạn đang xem: Phuộc xe là gì

Phuộc xe máy còn được nhiều người biết đến với chức năng giảm xóc cho xe máy. Đây là thiết bị hỗ trợ cho xe mỗi khi qua những đoạn đường gồ ghề. Tùy từng loại xe mà phuộc xe có những cấu trúc khác nhau .

Phuộc xe máy

Phuộc trước xe máy bắt đầu được sử dụng phổ biến khoảng những năm đầu của thập niên 50. Đây là bộ phận nối giữa bánh trước và càng trước của xe, có tác dụng giảm xóc cho phần đầu và cổ xe. Nhờ có bộ phận này, khi xe đi qua những đoạn đường gồ ghề độ sóc tác động đến đầu xe được giảm đáng kể giúp cho lái xe dễ dàng điều khiển tay lái hơn.

Phuộc xe gồm 3 bộ phận cơ bản bao gồm trục, phần ống và chảng ba. Một số hãng có trang bị thêm phần cao su giúp cho phuộc không bị bám bụi và xước trong quá trình sử dụng.

Cấu tạo phuộc trước xe máy

Phuộc lồng

Đây là loại chống xóc phổ biến nhất hiện nay. Loại phuộc này sử dụng ống phuộc, bên trong có chứa một số chi tiết như lò xo, ty phuộc và dầu giảm chấn. Một số loại phuộc được các hãng trang bị thêm một phần cao su bọc ngoài với mục đích chống bụi bẩn có thể làm xước ty phuộc.

Vậy phuộc trước xe hoạt động như thế nào?

Giả sử bạn di chuyển trên đường cán phải một vật cản, khi đó bánh xe sẽ tác động lực lên hệ nhún. Khi đó ở bộ phận giảm dao động dầu được kích hoạt chảy nhanh từ khoang 1 sang 2 qua tiết diện lớn khiến lò xo nén nhanh từ đó hấp thụ rung động.

Khi bánh xe nằm trên vật cản, lò xo tác dụng lực đẩy trở lại. Khi đó dầu được đẩy ngược trở lại từ khoang 2 về khoang 1. Tuy nhiên như đã nói từ trước thiết diện của khoang 2 to hơn so với khoang 1 nên dầu được chảy từ từ qua đó lò xo được dãn từ từ về trạng thái lúc trước khi gặp vật cản.

Đây là loại phuộc được thiết kế đơn giản, các công đoạn lắp ráp tương đối dễ nên giá thành khá rẻ. Thêm vào đó khối lượng phuộc cũng đã được cắt giảm đáng kể so với các loại phuộc trước giúp xe nhẹ nhàng hơn, khiến cho việc điều khiển xe trở lên tương đối dễ dàng. Đặc biệt loại phuộc này nhìn tương đối sạch sẽ, dễ dàng cân chỉnh để phù hợp hơn với mục đích sử dụng của chủ xe.

Phuộc trước xe máy

Tuy nhiên, không phải tất cả các loại phuộc đều được trang bị ống cao su bảo vệ đó là lý do nhiều người gặp phải tình trạng xước ty, vỡ ty phuộc. Khi bạn gặp vật cản quá lớn dẫn đến lực tác dụng vào lò xo cao dầu trong phuộc có thể bị tràn ra bên ngoài.

Xem thêm: Router Là Gì – Các Loại Thiết Bị Router

Vì nằm trong phân khúc giá rẻ nên phuộc lồng dễ cong khi gặp phải va chạm tương đối mạnh, tuy nhiên như vậy không có nghĩa là phuộc không bền. Loại phuộc này khi sử dụng rất khó phát hiện hỏng hóc, điều này có thể khiến lốp của bạn cũng như khả năng điều khiển xe bị ảnh hưởng tương đối lớn.

Thông thường phuộc lồng được thiết kế với phần trụ được cố định vào chảng ba và phần ống được cố định vào lốp trước. Bạn có thể tham khảo hình bên dưới về cấu tạo của phuộc lồng.

Phuộc đảo

Chúng ta cùng tham khảo một loại phuộc khác là phuộc đảo. Loại phuộc này cũng có cầu tạo gồm 3 phần là phần ống, phần trụ và chảng ba. Tuy nhiên có sự đảo ngược về cấu tạo. Phần ống được cố định vào chảng ba còn phần trụ được cố định với bánh trước.

Loại phuộc này thường được ưu tiên áp dụng cho một số dòng xe thể thao hiện đại. Khi đảo ngược các thành phần của phuộc, các thành phần bên trong phuộc được thay thế bằng các loại vật liệu nhẹ hơn. Do đó trọng lượng của phuộc đảo nhỏ hơn nhiều so với phuộc lồng. Việc đảo ngược cấu tạo phuộc giúp cho độ êm ái , đàn hồi của xe khi có phuộc cao hơn so với một số loại phuộc khác. Tuy nhiên việc này khiến cho lực từ chảng ba đến phần ồng nhiều hơn dẫn đến tình trạng vỡ ống xảy ra tương đối thường xuyên với loại phuộc này.

Phuộc trước xe máy

Có khá nhiều cách để phục hồi lại phuộc của bạn sau một thời gian sử dụng. Bạn có thể tiến hành đổ thêm dầu nếu phuộc phát ra tiếng kêu khi đang di chuyển và gặp vật cản. Tuy nhiên loại dầu và lượng dầu đổ vào cần đúng với quy định của hãng.

Một số người truyền tai nhau cách bơm khí gas vào phuộc sẽ khiến phuộc hoạt động êm hơn, mượt mà hơn cho xe của bạn. Tuy nhiên chúng ta cần biết phuộc xe là bộ phận tương đối quan trọng cho xe cũng như độ an toàn của bạn bởi vậy bạn nên thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ tại những cơ sở uy tín, tin cậy đảm bảo khả năng hoạt động tốt cho các thiết bị của xe.

Để phân định đâu là loại phuộc xe máy tốt nhất khá khó khăn cho cả người tiêu dùng và các cơ sở sản xuất. Với chức năng giảm xóc cho xe đa phần loại phuộc nào cũng làm tốt nhiệm vụ của mình. Vậy nên có thể nói phuộc hoạt động tốt hay không bị ảnh hưởng rất lớn từ cách sử dụng cũng như chu kỳ kiểm tra, bảo dưỡng của người dùng.

Có thể bạn quan tâm:

Yamaha Town là gì? Tiêu chuẩn của một Yamaha Town là gì?

Nếu bạn thường xuyên lái xe tại môi trường gồ ghề đồng nghĩa với việc phuộc của bạn phải hoạt động nhiều hơn nên quá trình kiểm tra bảo dưỡng phải được diễn ra thường xuyên hơn và ngược lại. Tuy nhiên có một lời khuyên cho bạn là nên chọn những loại phuộc có bọc cao su bên ngoài để tăng độ bảo vệ cho bộ phận này.

Xem thêm: Cách Làm Dreamcatcher Cung Hoàng Đạo Đẹp Đơn Giản, Nhà Của Minh

Trên đây là một số thông tin mà bạn quan tâm. Mong rằng bài viết trên có thể giúp ích cho bạn.

Chuyên mục: Hỏi đáp

Shop2banh chuyên bán Phụ tùng xe máy, Phụ kiện, Đồ chơi xe máy HCM, giao hàng trên toàn quốc khắp 63 tỉnh thành: TP Hồ Chí Minh, Quận 1, Quận 2, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 9, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Gò Vấp, Bình Thạnh, Tân Phú, Phú Nhuận, Tân Bình, Thủ Đức, Bình Tân, Nhà Bè, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Cần Giờ, Biên Hòa, Đồng Nai, Thuận An, Dĩ An, Bình Dương, Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Thừa Thiên Huế, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Lâm Đồng, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Tiền Giang, Kiên Giang, Huế, Bình Thuận, Ninh Thuận, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Phước, Cà Mau, Hậu Giang, Bình Định, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Hải Dương, Hòa Bình, Hà Giang, Hưng Yên, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Bình, Sơn La, Thái Bình, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Phú Yên, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Cao Bằng, Hà Nam.

Phuộc xe máy là bộ phận kết nối giữa càng trước xe và bánh trước giúp hạn chế tối đa sự rung xóc của phần cổ xe khi di chuyển trên những đoạn đường xấu. Nhờ có bộ phận này mà phần tay lái dễ điều khiển hơn, giảm thiểu tình trạng tê, mỏi tay và vai khi lái xe đường dài. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về cấu tạo, phân loại, nguyên lý hoạt động và lỗi thường gặp của bộ phận này. 

1. Phuộc hơi xe máy là gì?

Phuộc hơi xe máy hay còn gọi là phuộc nhún, giảm xóc xe máy. Đây là bộ phận có chức năng gia tăng khả năng bám đường, giảm xóc và giảm rung chấn khi đi qua những đoạn đường xấu.    

2. Cấu tạo phuộc hơi xe máy

Tùy thuộc vào từng hãng sản xuất mà bộ phận phuộc hơi xe máy có cấu tạo khác nhau. Nhưng cơ bản, giảm xóc xe máy được cấu tạo từ các bộ phận như:

  • Lò xo.
  • Ty phuộc.
  • Cao su bảo vệ ty phuộc.
  • Ống phuộc.
  • Dầu giảm chấn.

3. Phân loại phuộc hơi xe máy

Xét theo cấu tạo thì phuộc hơi xe máy được chia thành một số loại như sau:

  • Phuộc lồng: Đây là một trong những bộ phận được sử dụng phổ biến hiện nay với ưu điểm là dễ lắp ráp, nhẹ, dễ căn chỉnh theo mục đích sử dụng. Nhưng nếu có va chạm mạnh thì lực nén lớn, ty sẽ dễ bị cong và dẫn đến tình trạng dầu thủy lực bên trong ống phuộc bị chảy.
  • Phuộc giò gà: Đây là loại phuộc có chảng ba liên kết với bánh xe trước qua một khớp xoay và thanh nối. Ngoài ra, một đầu trên chảng ba có chốt để gắn bộ phuộc nhún và đầu còn lại gắn vào bánh xe trước.
  • Phuộc nhíp: Sử dụng hệ thống nhún đàn hồi, lá nhíp sắt với ưu điểm là độ bền cao, giá rẻ, dễ thay thế và sửa chữa. Tuy nhiên, nhược điểm của phuộc nhíp là hoạt động kém hiệu quả khi xe di chuyển qua những đoạn đường xấu.
  • Phuộc lò xo: Loại phuộc hơi xe máy này có hệ nhún như ống ty và lò xo được đặt trong vỏ phuộc. Ưu điểm là hiệu quả cao, giá rẻ và dễ nhận biết khi hư hỏng. Nhược điểm là mất ổn định khi đi đường dốc và có độ bền kém.
  • Phuộc tay đòn xa: Bộ giảm xóc tay đòn xa này được thiết kế tinh tế gắn liền với sườn xe và hệ thống nhún đặt trên cánh tay đòn nhằm hạn chế dằn xóc tối đa cho người lái. Ưu điểm của loại phuộc này là hạn chế tình trạng trượt bánh xe khi gặp đường xóc hoặc phanh gấp. Nhược điểm là làm cho người lái khó cảm nhận được độ nhún của bánh trước.
  • Phuộc tay đòn đôi: Phuộc này được thiết kế bộ giảm xóc gắn với càng trước xe bởi 2 tay đòn. Ngoài ra, có một khớp bản lề giữa 2 tay đòn giúp nối càng xe với phần trục cổ xe. Ưu điểm của bộ giảm xóc này là tạo cảm giác êm ái cho người lái.
  • Phuộc hành trình ngược: Hệ thống phuộc hơi xe máy loại này được thiết kế phần trụ nằm phía trên, siết chặt vào chảng ba với ống phuộc và cố định vào lốp trước. Ưu điểm của loại phuộc nhún này là bền bỉ, êm ái và giảm tải cho bộ giảm xóc. Nhược điểm là dễ bị rò rỉ dầu thủy lực và dễ bị vỡ ống chứa dầu trong ống ra ron.

Khách hàng có thể xem thêm bài viết sự khác biệt giữa giảm xóc đơn và giảm xóc đôi để hiểu chi tiết về ưu nhược điểm của từng loại phuộc xe hơi xe máy.

4. Nguyên lý hoạt động

Khi xe máy đi qua ổ gà hay gờ mép vật cản sẽ gặp phản lực từ mặt đường tạo ra một lực tác động lên bộ phận piston được gắn cố định ở bánh xe trước. Lúc này, ma sát từ dầu giảm chấn và không khí đã tạo ra áp suất bên trong ty phuộc kín. Tiếp sau đó, áp suất này bị thay đổi do piston vận hành đẩy dầu lên phía trên.

Sau khi xung lực qua đi, lò xo bên trong ty phuộc nhún đàn hồi và đẩy ty trở lại trạng thái ban đầu khi xe đi trên đoạn đường thẳng. Lúc này, phần ty phuộc được gắn với đầu xe là bộ phận chuyển động. Trong đó, một bộ phuộc hơi xe máy chất lượng thường đạt các tiêu chí như hạn chế cảm giác xóc khi điều khiển xe, hấp thu tốt xung lực tức thời hoặc liên tục, phuộc xe có đàn hồi tốt.

Trong trường hợp phanh gấp ở tốc độ dưới 70km/h, lực ma sát của bố thắng, vỏ xe tiếp xúc với mặt đường làm phân tán lực quán tính không bị dồn vào bánh trước. Phuộc trước hoạt động hiệu quả giúp bánh ít bị trượt hoặc nếu có cũng không làm xe bị mất lái.

5. Các lỗi thường gặp và hướng xử lý

Do bộ phận phuộc hơi xe máy hoạt động thường xuyên và được cấu tạo bởi nhiều bộ phận gắn kết với nhau nên thường mắc phải nhiều lỗi như:

Phuộc cứng, đàn hồi kém

Khi chuyển động lên, xuống ở tần suất thấp, phuộc hơi xe máy đàn hồi kém vẫn hoạt động nhưng phản ứng chậm với lực tác động. Khi hoạt động ở tần suất lớn hơn, phuộc bị mất khả năng đàn hồi, tạo độ xóc lớn cho xe. Đặc biệt, khi qua những đoạn đường xấu thì phản lực từ mặt đường tác động lên tay lái khiến người điều khiển khó kiểm soát và dễ gây tai nạn.

Nguyên nhân chính dẫn đến phuộc xe bị cứng kém đàn hồi là do thường bị va chạm khi tham gia giao thông làm cho ty phuộc bị cong, phớt cao su trên vỏ phuộc bị hỏng. Điều này làm mất khả năng ngăn vật lạ, bụi bẩn vào bên trong ty phuộc làm cho bộ phận giảm xóc ngày càng xuống cấp. 

Ngoài ra khi chạy xe tốc độ cao trên đoạn đường không bằng phẳng sẽ làm cho piston đẩy lò xò tạo áp lực nén mạnh. Nếu quá trình này lặp lại nhiều lần sẽ khiến ty phuộc giảm tuổi thọ và nhanh hư hỏng. 

Dầu thủy lực tràn ra ngoài vỏ phuộc

Phớt cao su có kích thước vừa khít với ty giảm xóc, có tác dụng ngăn bụi bẩn, nước hoặc các vật thể khác vào trong vỏ phuộc. Nếu phớt hỏng, thì tạp chất sẽ lẫn vào dầu hoặc bám vào vỏ phuộc. Lúc này, quá trình chuyển động của ty phuộc sẽ tạo ra vết xước trên phớt ngăn dầu và trên ty phuộc, làm dầu chảy ra ngoài vỏ phuộc. 

Phuộc có tiếng kêu

Khi có một tác động quá lớn làm cho cấu trúc ban đầu của các bộ phận lệch thẳng, bởi vì phuộc trước xe máy kết nối với các bộ phận theo phương thẳng. 

Ngoài ra phuộc có tiếng kêu còn có khả năng là do phớt cao su trên vỏ phuộc bị hỏng. Khi đó, tạp chất có thể bị lẫn vào khiến cho ty và vỏ phuộc hoặc piston với phần bên trong ty phuộc ma sát với nhau tạo ra tiếng kêu khi xe di chuyển.

Lệch tay lái

Khi một trong các bộ phận như ty, piston, vỏ phuộc bị gãy hay biến dạng có thể dẫn đến tình trạng lệch tay lái, khiến cho người điều khiển gặp khó khăn. Ngoài ra người lái xe cũng nên chú ý đến các khớp nối giữa phuộc với bánh xe hay tay lái khi cảm thấy xe khó giữ thăng bằng.

Tùy thuộc vào mức độ hư hỏng của phuộc hơi xe máy, người dùng có thể lựa chọn các địa điểm sửa chữa xe máy như: cửa hàng chuyên phục hồi, cửa hàng bảo hành chính hãng. 

Hiện nay, các dòng xe máy điện của VinFast như Ludo, Klara S, Impes, Feliz đều được trang bị bộ giảm xóc Kaifa đáp ứng các tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và ISO/TS 16949:2002 áp dụng cho ngành công nghiệp ô tô - xe máy.  

>> Tham khảo: Tìm hiểu về Kaifa đối tác cung cấp bộ giảm xóc VinFast.

Ghé thăm hệ thống showroom VinFast trên toàn quốc để tham khảo các mẫu xe điện với mức giá ưu đãi hấp dẫn. Để tham khảo kỹ hơn các sản phẩm xe máy điện VinFast cũng như các chính sách mua hàng ưu đãi hấp dẫn từ VinFast hiện nay, vui lòng liên hệ với chúng tôi: 

*Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo.

Video liên quan

Chủ Đề