Ứng dụng công nghệ trong doanh nghiệp

Công nghệ thông tin phát triển khiến chúng có mặt ở khắp mọi nơi, trong các khía cạnh của cuộc sống. Hàng loạt sản phẩm, dịch vụ của công nghệ thông tin đã có mặt trong các doanh nghiệp với mục đích phục vụ quá trình sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng áp dụng một cách khôn ngoan. Cùng tìm hiểu việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị kinh doanh tại doanh nghiệp trong bài viết này!

Những ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị kinh doanh

Các doanh nghiệp luôn sẵn sàng đưa CNTT vào ứng dụng trong quản trị kinh doanh. Tuy nhiên, ứng dụng như thế nào để phát huy hết hiệu quả lại là một vấn đề rất lớn. Vấn đề giá cả của các sản phẩm CNTT thông phải là điều kiện tiên quyết mà sự đầu tư hợp lý mới là điều kiện quan trọng để các doanh nghiệp chọn mua các giải pháp CNTT.

Các doanh nghiệp Việt Nam thường lựa chọn các công nghệ vừa túi tiền, lại vừa phát huy được tối đa hiệu quả trong doanh nghiệp. Nắm rõ thực trạng và nhu cầu doanh nghiệp để đầu tư hợp lý là nguyên tắc cơ bản mà người lãnh đạo doanh nghiệp cần biết.

Trong thực tế 

Một số trường hợp doanh nghiệp đầu tư ứng dụng CNTT trong quản trị kinh doanh có thể kể đến như:

Một doanh nghiệp hoạt động sản xuất, sau khi thấy doanh nghiệp bạn ứng dụng công nghệ Enterprise Resource Planning – phần mềm hoạch định tài nguyên doanh nghiệp đã cải thiện được năng lực cạnh tranh. Ban lãnh đạo doanh nghiệp đã ngay lập tức đưa công nghệ này về áp dụng tại doanh nghiệp mình trong khi chưa rõ mục tiêu chiến lược, các bộ phận trong công ty chưa nắm được quy trình quản lý. Bỏ qua lời khuyên của nhà tư vấn về việc tái cấu trúc trước khi áp dụng ERP, họ đã có được hệ thống này nhưng lại không phù hợp với chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Tệ hơn là nó không tương thích với hệ thống CNTT hiện có tại doanh nghiệp. Vậy là chi phí bỏ ra để mua công nghệ này đã bị lãng phí.

Trong đầu tư hợp lý

Tùy vào quy mô và tính chuyên nghiệp trong hệ thống quản lý, CNTT trong doanh nghiệp có thể được áp dụng từ mức cơ bản [công cụ tác nghiệp, kết nối liên lạc, quảng bá, tiếp thị,…] đến nâng cao [sản xuất, cung ứng, kiểm soát, đo lường,…]. Vì thế, trước khi áp dụng CNTT vào doanh nghiệp mình, lãnh đạo cần nhìn thấy những lợi ích trước mắt mà CNTT mang lại  với công tác quản lý. Ví dụ:

  • Lập website để quảng bá hình ảnh thương hiệu, bán sản phẩm
  • Nâng cấp hệ thống CNTT để tăng khả năng hợp tác với các đối tác
  • Tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

4 giai đoạn đầu tư CNTT tại doanh nghiệp 

  • Xây dựng cơ sở hạ tầng: máy tính, mạng nội bộ, internet, hệ thống an ninh cơ bản [tường lửa, phần mềm diệt virus], công cụ tác nghiệp cơ bản [các phần mềm văn phòng, kế toán,..]
  • Nâng cao hiệu quả hoạt động: website, email, diễn đàn, blog, họp trực tuyến, làm việc từ xa,…
  • Tạo lợi thế cạnh tranh bền vững: các phần mềm quản trị nhân sự, tài liệu, dự án, chăm sóc khách hàng, cổng thông tin nội bộ,…
  • Biến đổi và phát triển doanh nghiệp: hoạch định tài nguyên doanh nghiệp, quản trị chuỗi cung ứng, quản lý quy trình kinh doanh.

4 giai đoạn này tạo thành 1 vòng tròn khép kín. Sau khi hoàn thành 4 bước, doanh nghiệp cần quay lại nâng cấp, tối ưu bước đầu tiên để bắt kịp với sự đổi mới của CNTT.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Lợi ích khi ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị kinh doanh 

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị kinh doanh mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích sau:

  • Làm thay đổi cách thức quản lý các giao dịch từ thủ công truyền thống sang giao dịch điện tử đã ảnh hưởng đến nhu cầu của đối tác và khách hàng của doanh nghiệp
  • Giúp phát triển sản phẩm nhờ các công nghệ tự động hóa. Nhờ đó cải tiến chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Nhờ có CNTT mà thị trường được mở rộng, các hình thức bán hàng mới mang lại hiệu quả với chi phí thấp.
  • Nâng cao năng lực quản lý và sản xuất, đầu tư và biến đổi doanh nghiệp, tạo lợi thế cạnh tranh
  • Thông qua sử dụng công nghệ thông tin và mạng Internet để lựa chọn thông tin, kết nối, chia sẻ nguồn thông tin giữa các doanh nghiệp. Đưa doanh nghiệp lên một tầm cao mới, kinh doanh toàn cầu và thực thi những chiến lược kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.

Trên đây là những lợi ích mà CNTT mang lại trong quản trị kinh doanh của doanh nghiệp. Tùy thuộc vào loại hình hoạt động và quy mô của doanh nghiệp mà sẽ có thêm những lợi ích khác. Nhà quản lý nên nắm rõ tình hình thực tế tại doanh nghiệp mình để có những quyết định chính xác.

Tham khảo thêm học ngành quản trị kinh doanh ra làm gì?

Trên đây là những vấn đề liên quan đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị kinh doanh. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã có cái nhìn toàn diện hơn về vai trò và những gì công nghệ thông tin mang lại trong hoạt động quản trị kinh doanh. Hãy đón đọc những bài viết tiếp theo của chúng tôi để không bỏ lỡ những thông tin hữu ích. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này.

[TBTCO] - Để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, nhiều doanh nghiệp Việt tích cực đầu tư đổi mới, ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Chia sẻ về ứng dụng công nghệ trong sản xuất, ông Nguyễn Văn Dũng - Giám đốc Công ty Sơn Hải Phòng cho biết, công ty từng đứng trên bờ vực phá sản, năm 2016, Quỹ đổi mới công nghệ Quốc gia giao cho công ty thực hiện đề tài "Hoàn thiện công nghệ và thiết bị sản xuất sơn Alkyd dung môi nước có hàm lượng VOC thấp, công suất 15.000 tấn/năm". Để đổi mới công nghệ thuận lợi, công ty đã xây dựng phòng thí nghiệm diện tích 800 m2 gồm 1 phòng chức năng, trên 30 kỹ sư chuyên ngành.

Doanh nghiệp Việt đang đẩy nhanh ứng dụng công nghệ để nâng cao sức cạnh tranh. Ảnh: TL.

Thực hiện dự án, công nghệ sản xuất được đổi mới, sản phẩm là loại sơn mới có giá giảm hơn so với sơn cũ từ 3-5% nhưng duy trì độ bóng và độ bền thời tiết cao hơn. Các tính năng này giúp sản phẩm sơn mới có khả năng cạnh tranh cao hơn. Nhờ vậy, Công ty Sơn Hải Phòng dần vực dậy và phát triển được 10 công ty thành viên khác.

Còn theo đại diện Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau [PVCFC], là một điển hình trong trích lập và sử dụng Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ tại tỉnh Cà Mau. Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ của công ty được thành lập từ tháng 10/2013, khoản trích hằng năm của quỹ từ 10-20 tỷ đồng. Với số tiền này, công ty dùng để xây dựng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động nghiên cứu phát triển [xây dựng vườn thực nghiệm, xưởng sản xuất phân bón thử nghiệm, phòng thí nghiệm vi sinh]; tổ chức các chương trình truyền thông nhằm thúc đẩy hoạt động sáng kiến - sáng chế - cải tiến kỹ thuật.

Ngoài ra, công ty còn dùng một phần kinh phí này để thực hiện việc nghiên cứu phát triển sản phẩm mới; xây dựng gói giải pháp dinh dưỡng cho cây trồng; nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm Urê hạt đục và hệ thống thiết bị của nhà máy…

Nhờ đầu tư xứng đáng và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào hoạt động kinh doanh của mình, nên PVCFC đã tiết giảm tối đa chi phí một cách hiệu quả giúp mang về lợi nhuận tối ưu, tăng 40% so với kế hoạch và tăng 55% so năm 2020.

“Mặc dù từ đầu năm nay dịch Covid - 19 diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương, dẫn tới ảnh hưởng doanh thu của cộng đồng doanh nghiệp, nhưng PVCFC vẫn vươn lên, khi lần đầu lọt top “50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất 2021” do Forbes Việt Nam bình chọn” - đại diện PVCFC cho hay.

Tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2022 của Bộ Khoa học và Công nghệ vừa được tổ chức, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Xuân Định cho biết, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đã đóng góp hiệu quả trong nâng cao năng suất, chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, phát triển kinh tế. Trong đó, chỉ số giá trị sản phẩm công nghệ và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt trên 50% GDP.

Trong đó, chất lượng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ không ngừng được nâng cao, nhiều nhà khoa học có uy tín, được thế giới công nhận. Một số tổ chức khoa học và công nghệ tiên tiến tầm quốc tế đã được thành lập cả ở khu vực công và tư.

Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam bắt đầu được hình thành và phát triển mạnh mẽ, tạo ra một thế hệ doanh nghiệp mới kinh doanh dựa trên tài sản trí tuệ và đủ năng lực tiếp cận thị trường toàn cầu. Hạ tầng thông tin, thống kê khoa học và công nghệ có bước phát triển mạnh, cơ sở dữ liệu về công nghệ và chuyên gia được hình thành.

Theo Thứ trưởng Lê Xuân Định, các ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số tích cực được triển khai, thích ứng nhanh trong điều kiện dịch bệnh. Hệ thống tiêu chuẩn đo lường chất lượng tiếp tục được củng cố, góp phần tạo môi trường kinh doanh công bằng cho doanh nghiệp và ngày càng hài hòa với các tiêu chuẩn thế giới và khu vực.

Hệ thống bảo hộ, thực thi quyền sở hữu trí tuệ ngày càng hoàn thiện, phục vụ đắc lực cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và bảo vệ kết quả hoạt động sáng tạo và phù hợp với cam kết quốc tế. Hoạt động hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ ngày càng được mở rộng ra các đối tác để cùng phối hợp giải quyết các nhiệm vụ trọng tâm đặt ra trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là việc tận dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Trong năm 2021, Việt Nam tiếp tục duy trì xếp hạng trong nhóm 45 quốc gia dẫn đầu toàn cầu về chỉ số đổi mới sáng tạo [GII]. “Trong báo cáo GII 2021 do WIPO phát hành, Việt Nam tiếp tục là quốc gia đạt tiến bộ về đổi mới sáng tạo một cách có hệ thống và có tiềm năng lớn./.

Báo cáo kết quả hoạt động 5 năm [2015-2020], Quỹ Đổi mới Công nghệ quốc gia cho biết, đã tiếp nhận trên 1.000 ý tưởng đổi mới công nghệ do các doanh nghiệp đề xuất thuộc 35 tỉnh, thành phố. Quỹ đã đánh giá, tư vấn giúp các doanh nghiệp bước đầu xây dựng thành công gần 300 nhiệm vụ, chọn được 184 nhiệm vụ với tổng kinh phí đề xuất thực hiện khoảng 5.752 tỷ đồng. Trong số này hỗ trợ từ ngân sách nhà nước khoảng 1.668 tỷ đồng, thu hút nguồn vốn do doanh nghiệp đầu tư thực hiện nhiệm vụ khoảng 4.083 tỷ đồng. Thông qua các dự án khoa học công nghệ, đã huy động được 782 tỷ đồng của doanh nghiệp đầu tư cho đổi mới công nghệ.

Theo Quỹ Đổi mới Công nghệ Quốc gia, với các nhiệm vụ đang đề xuất, dự kiến huy động được 4.083 tỷ đồng từ doanh nghiệp có dự án đổi mới công nghệ tham gia. Doanh thu của các doanh nghiệp hàng năm sau khi đổi mới công nghệ tăng thêm 4.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 800 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 300 tỷ đồng/năm.

Video liên quan

Chủ Đề