Ướt như chuột lột nghĩa là gì

Cùng điểm qua 7 câu thành ngữ quen thuộc nhưng hay bị nhầm lẫn:

Câu 1: "Ướt như chuột lột".

Chuột không thể nào "lột" được, chỉ có rắn mới "lột" được thôi.

Câu đúng: "Ướt như chuột lội" - chỉ một người bị ướt lướt thước, quần áo dính chặt vào người, giống một con chuột lội từ dưới nước lên.

Câu 2: "Dùi đục chấm mắm cáy".

Dùi đục là dụng cụ nghề mộc, không ăn được. Thế nên cấu "Dùi đục chấm mắm cáy" không có ý nghĩa gì.

Câu đúng: "Bầu dục chấm mắm cáy" - Bầu dục là món ăn ngon, nhưng lại chấm mắm cáy, thứ nước chấm "xoàng", chỉ sự kết hợp không hài hòa, bất cân xứng.

Câu 3: "Chân nam đá chân chiêu"

Thành ngữ này thể hiện thủ pháp "đối", nhưng "chiêu" có nghĩa là bên trái, còn "nam" không có nghĩa là bên phải.

Câu đúng: "Chân đăm đá chân chiêu" - chỉ dáng điệu say xỉn, tất tưởi, đi đứng không ngay ngắn, vững vàng.

Câu 4: "Râu ông nọ cắm cằm bà kia"

Câu này hàm ý chỉ sự nhầm lẫn, không hợp lý. Nghĩa này không sai, nhưng so với nghĩa gốc thì hoàn toàn khác nhau.

Câu đúng: "Dâu ông nọ chăn tằm bà kia" - ý chỉ việc lợi dụng những thứ thuộc về người khác để làm lợi cho mình.

Câu 5: "Ra ngô ra khoai"

Câu này vốn dùng để phân biệt những thứ gần giống nhau. Nhưng "ngô" với "khoai" thì hoàn toàn khác biệt, không thể nhầm lẫn.

Câu đúng: "Ra môn ra khoai" - nghĩa là phải làm rõ ràng, giống như phải làm rõ khoai môn với khoai sọ.

Câu 6: "Chủ vắng nhà gà mọc râu tôm"

Gà đến tuổi thì mọc lông mọc cánh, chứ không thể nào "mọc đuôi tôm" khi "chủ vắng nhà" được.

Câu đúng: "Chủ vắng nhà gà vọc niêu tôm" - ý rặng không có ai quản dễ sinh mấy trò phá phách, hư hỏng.

Câu 7: "Cao chạy xa bay"

"Bay xa" thì có lý, nhưng ai có thể "chạy cao".

Câu đúng: "Xa chạy cao bay" - hàm ý chỉ sự biệt tăm, trốn kỹ, khó có thể tìm thấy ngay lập tức.

Một số bài đăng khác của mình:

Chủ đề chính: #thành_ngữ

#thành_ngữ #dùng_sai #nhầm_lẫn #dùng_sai_cách #thành_ngữ_việt_nam

Hướng dẫn

Điều đáng băn khoăn ở thành ngữ này là tại sao lại có thể nói “Ướt như chuột lột?” Chuột lột thì có liên hệ gì đến sự ướt át? Theo nhiều ý kiến, dạng đích thực của thành ngữ “ướt như chuột lột” phải là “ướt như chuột lụt”. Trời mưa lụt, nước ngập trắng bão trắng đồng, lũ chuột đâu còn chỗ ẩn náu, buộc phải lóp ngóp bơi trong nước trông mới tang thương thảm hại làm sao! Người chạy lụt đã khổ, nhưng chuột chạy lụt lại càng khốn nạn hơn. Bởi vậy, nói “ướt như chuột lụt” mới lột tả được sự gian truân vất vả, sự ướt át và thực trạng đáng thương của tất cả những ai phải chịu cảnh dầm mưa dãi nắng. Nhưng tại sao từ chuột lụt lại chuyển sang chuột lột? Có lẽ do hình ảnh con chuột bị ướt trong những ngày lụt lội ít được người đời quan sát, nên không để lại ấn tượng đậm và phổ biến trong dân gian, dễ dàng di chuyển, bỏ qua. Mặt khác, do vần uột và ụt đứng kề tiếp nhau khó phát âm; theo nguyên tắc đồng hoá trượt, ụt được trượt sang ột dễ đọc hơn. Thứ ba, trong thành ngữ, nghĩa toàn phần có thể được nhận biết nhờ vào phần đứng đầu là ướt và người bản ngữ thấy có thể thoả mãn điều mình nói, mình nghe.

Xem thêm:  Giải thích câu tục ngữ: Niêu cơm Thạch Sanh

Theo Vanmauvietnam.com

Nhiều người thắc mắc Giải thích thành ngữ ướt như chuột lột có nghĩa là gì? Bài viết hôm nay chiêm bao 69 sẽ giải đáp điều này.

Bài viết liên quan:

Giải thích thành ngữ ướt như chuột lột có nghĩa là gì?

Ướt như chuột lột có nghĩa là gì?

Ướt: có nghĩa là bị vấy nước, bị dính nước lên cơ thể.
Chuột lột: Được hiểu là như chuột bị trụng nước sôi ướt đẫm cả cơ thể, chính vì vậy nên mới dễ lột lông chuột ra khoi cơ thể nó dễ dàng.

Thành ngữ ướt như chuột lột có nghĩa là bị ướt sũng – ướt nhẹp rất tội nghiệp, thông thường không phải loài có lông vũ thì con gì ướt cũng rất tội nghiệp. Thế nhưng tại sao lại ví như con chuột, vì chuột sống ở nơi ẩm ướt – tồi tàn cũng ám chỉ đến những con người tội nghiệp hay sống ở những nơi không có nhà ở phải sống chật vật ở ngoài đường.

Ướt như chuột lột tiếng Anh:

=> As wet as a drowned rat.

Đồng nghĩa ướt như chuột lột:

  • To sing like a bird…………..Hót như chim
  • To stick like a leech…………….Bám dai như đỉa
  • To swim like a fish……………Bơi như rái cá
  • As slow as a tortoise………….Chậm như rùa
  • As stink as a polecat………Hôi như chồn

Qua bài viết Giải thích thành ngữ ướt như chuột lột có nghĩa là gì? có giúp được gì cho các bạn không, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

“Chuột lột”, “chuột lụt” hay “chuột lội”?

“Ướt như chuột lột” là một thành ngữ khá quen thuộc trong ngôn ngữ tiếng Việt mà chúng ta thường bắt gặp trong văn nói cũng như văn viết.

Tuy nhiên, từ trước tới nay, dường như chưa có một sự giải thích về mặt từ nguyên nào có thể coi là thỏa đáng và có sức thuyết phục về gốc gác ngữ nghĩa của thành ngữ này. Chỉ vì một lẽ là khó có thể xác định được ý nghĩa đích thực của cụm từ “chuột lột”.

“Chuột lột” nghĩa là thế nào? Trong ngôn ngữ tiếng Việt, người ta có thể nói “rắn lột” [như tục ngữ ta có câu “Rắn già rắn lột”] chứ ở loài chuột không có hiện tượng lột xác như loài rắn. Vậy tại sao có thể ví một người bị ướt sũng cả quần áo từ đầu đến chân với hình ảnh “chuột lột” được?

Đã có lần, trên báo Y. ở mục “Nói chuyện chữ nghĩa” có tác giả đã bác bỏ câu “Ướt như chuột lột” vô ý nghĩa này để “đính chính” lại bằng câu “Ướt như chuột lụt” được giả định là đúng hơn. Tác giả lý giải: Ở các vùng đồng chiêm trũng thuộc một số tỉnh đồng bằng miền Bắc, đến vụ úng lụt thì họ hàng nhà chuột ở các vùng này nhất loạt phải “di tản” lên các vùng đất hoặc đồi cao để tránh lụt. Vì thế mới có câu “Ướt như chuột lụt”, sau này bị biến dạng thành “Ướt như chuột lột” - là một câu vô ý nghĩa nhưng vẫn được nhiều người dùng, lâu ngày thành thói quen.

Ngẫm suy, cách lý giải đó cũng không thỏa đáng về nhiều mặt. Trước hết, câu “Ướt như chuột lụt” xem ra lại còn khó nghe và có nhiều phần khiên cưỡng hơn câu “Ướt như chuột lột” vốn có từ trước do cấu trúc ngôn từ của nó khá xa lạ với ngôn ngữ tiếng Việt, đặc biệt là với lối nói nhuần nhị tự nhiên của thành ngữ dân gian Việt Nam [nếu “lụt” là danh từ thì thật vô nghĩa; nếu “lụt” là động từ hoặc tính từ... thì lại nghịch nhĩ quá!]. Do đó, về ngữ nghĩa, nó thiếu tính logic chặt chẽ và về hình thức cũng thiếu tính hình tượng sinh động tự nhiên mà ta thường thấy ở bất cứ câu “nói ví” nào trong dân gian. Mặt khác, nếu họ hàng nhà chuột ở những vùng ấy cứ đến vụ lụt lại “di tản” hết lên vùng đồi cao để tránh thì làm gì có cái hình ảnh “ướt át” phổ biến kiểu ấy, huống hồ đây đâu phải là một thành ngữ của riêng một số vùng đồng bằng chiêm trũng.

Theo chúng tôi, hình dạng gốc gác ban đầu của thành ngữ “Ướt như chuột lột” này chính là “Ướt như chuột lội”. Trong từ vựng tiếng Việt cổ, “lội” cũng có nghĩa là “bơi” [đồng nghĩa]. Thế nên có từ ghép “bơi lội”. Ở một số địa phương, từ “lội” thường được dùng thay cho từ “bơi”. Do đó, ta có thể xác định thành ngữ “Ướt như chuột lội” được dùng để ví hình ảnh một người [đi mưa hoặc ngã xuống nước chẳng hạn] bị ướt lướt thướt, quần áo sũng nước dính chặt vào người… với hình ảnh một con chuột bị sa xuống nước và lội [tức bơi] từ dưới nước lên, bộ lông ướt mèm dính bết vào mình mẩy, trông rúm ró…

Chỉ có cách lý giải như vậy về gốc gác của câu thành ngữ bị biến dạng nói trên thì mới là thỏa đáng. Nếu tra cứu thêm ở bộ “Từ điển Việt Nam” của Hội Khai Trí Tiến Đức xuất bản từ trước Cách mạng Tháng Tám [1945], chúng ta cũng sẽ bắt gặp dạng đích thực của thành ngữ đó là “Ướt như chuột lội” chứ không phải “Ướt như chuột lột” trong mục từ “ướt” của bộ từ điển này do các nhà nghiên cứu uyên thâm đi trước chúng ta một nửa thế kỷ đã biên soạn.

Cùng bạn đọc,

Thời gian qua, mục “Tiếng Việt tinh túy” của Báo Người Lao Động nhận được nhiều bài cộng tác mới hoặc góp ý, tranh luận... của các độc giả, nhà nghiên cứu, nhà ngôn ngữ. Một số bài đã được tòa soạn chọn đăng.

Tuy nhiên, còn có nhiều bài chưa đạt yêu cầu vì một số lý do như đã được in [toàn phần hoặc phần lớn] ở báo, tạp chí khác; luận giải chưa thuyết phục hoặc đề tài không mới, ít hấp dẫn…

Báo Người Lao Động chân thành cảm ơn và mong tiếp tục nhận được nhiều bài cộng tác hơn nữa. Bài gửi qua emai: , vui lòng đính kèm thông tin cá nhân của tác giả để tòa soạn tiện liên lạc.

NGUYỄN HOÀNG DUY [TP HCM]

Video liên quan

Chủ Đề