Vai trò và đặc trưng của tập thể học sinh

được biên tập bởi Thích Nhật Từ

Giới thiệu về cuốn sách này

Khái niệm và đặc điểm điểm của quá trình giáo dục từ lâu đã luôn là vấn đề khúc mắc của nhiều người. Rất khó để phân biệt được sự khác nhau giữa quá trình giáo dục và quá trình dạy học. Trong bài viết này, Luận Văn Việt sẽ cung cấp cho bạn những thông tin đầy đủ giúp bạn nhận thức rõ hơn về vấn đề này.

1. Khái niệm quá trình giáo dục là gì? 

Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, một quá trình, trong đó: Dưới tác động có mục đích, có kế hoạch, có phương pháp của người giáo viên, với tư cách là nhà giáo dục, nhà sư phạm,học sinh tự giác, tích cực tự giáo dục, tự tu dưỡng, rèn luyện nhằm hình thành thế giới quan và những phẩm chất nhân cách tốt đẹp của người công dân tương lai.

Như vậy, trong quá trình giáo dục, giáo viên giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức, điều khiển hoạt động giáo dục đối với học sinh. Vai trò chủ đạo của người giáo viên thể hiện đậm nét trong việc cụ thể hóa, mục đích, mục tiêu giáo dục, xác định nội dung cần phải giáo dục và giáo dục như thế nào, bằng những phương pháp, phương tiện và những hình thức giáo dục nào cho phù hợp.

Điều đó cần được cụ thể hóa, chi tiết hóa trong chương trình, kế hoạch, trong hoạt động tổ chức giáo dục học sinh. Quá trình giáo dục không phải chỉ có tác động một chiều mà là tác động hai chiều, tác động song phương.

Người học sinh trong quá trình giáo dục không phải chỉ tiếp thu ảnh hưởng, tác động từ phía giáo viên mà chính bản thân họ cũng thường xuyên tiến hành hoạt động cá nhân, tự giác, tích cực, chủ động tự giáo dục để từng bước hoàn thiện phẩm chất nhân cách của mình.

Do đó, trong quá trình giáo dục diễn ra sự tác động qua lại, thường xuyên, tích cực giữa chủ thể – nhà giáo dục và đối tượng của quá trình giáo dục là học sinh, vừa là khách thể, vừa là chủ thể tự giáo dục. Đó là mối quan hệ tương tác giữa giáo viên và học sinh giữa chủ thể và khách thể, giữa nhà giáo dục và người được giáo dục trong hoạt động giáo dục.

Nếu không có sự tác động qua lại đó thì chính bản thân quá trình giáo dục sẽ không tồn tại, không có quá trình giáo dục theo đúng nghĩa của nó. Nói cách khác trong quá trình giáo dục luôn diễn ra sự tác động qua lại tích cực và sự thống nhất biện chứng giữa hoạt động giáo dục và hoạt động tự giáo dục.

Vậy làm thế nào để nhận ra đâu là một quá trình giáo dục? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần phải đi tìm các đặc điểm của quá trình giáo dục.

Hiện tại Luận Văn Việt đang cung cấp dịch vụ viết thuê luận văn tiếng anh. Nếu bạn đang gặp bất kỳ khó khăn gì với bài luận của mình, hãy liên hệ với chúng tôi ngay đề được đội ngũ giảng viên giúp đỡ tận tình.

2. Những đặc điểm của quá trình giáo dục là gì?

Quá trình giáo dục có 5 đặc điểm cơ bản như sau:

  • Giáo dục là một quá trình hoạt động có mục đích, có kế hoạch, có nội dung, có phương pháp được diễn ra trong một thời gian dài

Đó là quá trình chuyển hóa những yêu cầu khách quan của xã hội thành nhu cầu phát triển chủ quan của mỗi cả nhân, trong đó các phẩm chất, các nét tính cách, các hành vi, thói quen về đạo đức, về nếp sống văn hóa, thẩm mĩ… của học sinh dần dần hình thành, phát triển.

Quá trình đó không thể diễn ra trong chốc lát mà đòi hỏi phải có thời gian. Bởi lẽ trong quá trình giáo dục, giáo viên không thể chỉ dừng lại ở chỗ làm cho học sinh hiểu được những yêu cầu và chuẩn mực của xã hội đối với cá nhân mà quan trọng hơn là phải hình thành những niềm tin, những xúc cảm tích cực đặc biệt là phải rèn luyện những hành vi và thói quen tương ứng.

  • Quá trình giáo dục diễn ra với những tác động phức hợp

Giáo dục là một quá trình tổ chức các loại hình hoạt động phong phú, phức tạp nhằm hình thành phẩm chất, những nét tính cách ổn định và bền vưng ở người được giáo dục. Đó là cả một quá trình phát triển và giải quyết hàng loạt các mâu thuẫn đan xen nhau trong đời sống nội tâm của đối tượng giáo dục.

Dể hình thành một nét tính cách, một hành vi, một thói quen phù hợp với chuẩn mực của xã hội cần có sự tác động phối hợp từ nhiều lực lượng  giáo dục như nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội.

Đây là một đặc điểm rất quan trọng trong các đặc điểm của quá trình giáo dục.

  • Quá trình giáo dục là quá trình phát triển biện chứng

Giáo dục là một hiện tượng xã hội và đồng thời là một quá trình nên nó không ngừng vận động và phát triển theo quy luật phổ biến của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Thực chất của hoạt động giáo dục là quá trình liên tục phát hiện và giải quyết những tình huống sư phạm nảy sinh trong các lĩnh vực giáo dục đạo đức, giáo dục lối sống văn hóa thẩm mĩ của hoc sinh trong môi trường sư phạm của nhà trường, gia đình và xã hội.

  • Quá trình giáo dục có tính cá biệt

Trong thực tiễn cuộc sống muôn hình muôn vẻ quanh ta cũng như trong môi trường giáo dục, mỗi con người, mỗi học sinh là một thế giới riêng với những đặc điểm riêng về tâm – sinh lí, về nhận thức, tình cảm,… môi con người đều có cuộc sống và thế giới nội tâm riêng.

Vì vậy, trong quá trình giáo dục, với những tác động sư phạm như nhau, mỗi cá nhân có thể lĩnh hội theo cách riêng của mình với những mức độ khác nhau.

  • Quá trình giáo dục gắn liền và thống nhất với quá trình dạy học

Trong các loại hình trường, hoạt động giáo dục [theo nghĩa hẹp] và hoạt động dạy học là hai hoạt động được tiến hành song song với các chức năng, đặc trưng riêng của mình.

Hoạt động dạy học nhằm tổ chức, điều khiển để người học chiếm lĩnh có chất lượng, có hiệu qủa nội dung học vấn; hoạt động giáo dục nhằm hình thành những phẩm chất đạo đức, hành vi, thói quen, lối sống, hành vi văn minh,… Hai hoạt động đó không thể tách biệt mà thống nhất, bổ sung, bổ trợ, hỗ trợ cho nhau, góp phần hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách cho thế hệ trẻ.

Cả 5 đặc điểm của quá trình giáo dục trên đều vô cùng quan trọng, nếu thiếu 1 trong 5 đặc điểm trên thì 1 hoạt động sẽ không thể trở thành quá trình giáo dục.

Trên đây là những kiến thức về “khái niệm quá trình giáo dục là gì” và “ đặc điểm của quá trình giáo dục”. Chúc các bạn học tập tốt!

Nếu trong quá trình bạn nghiên cứu hay làm bài luận văn gặp phải bất kì khó khăn nào, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua hotline 0915 686 999 để được đội ngũ chuyên gia của Luận Văn Việt giúp bạn hoàn thành bài tiểu luận một cách tốt nhất.

Hiện tại tôi đang đảm nhiệm vị trí Content Leader tại Luận Văn Việt. Tất cả các nội dung đăng tải trên website của Luận Văn Việt đều được tôi kiểm duyệt và lên kế hoạch nội dung. Tôi rất yêu thích việc viết lách ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Và đến nay thì tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm viết bài.

Hy vọng có thể mang đến cho bạn đọc thật nhiều thông tin bổ ích về tất cả các chuyên ngành, giúp bạn hoàn thành bài luận văn của mình một cách tốt nhất!

JavaScript không được bật trong trình duyệt của bạn, vì vậy không thể mở tệp này. Hãy bật và tải lại.

a] Khái niệm

Cá nhân là thuật ngữ mô tả sự độc lập tự do, không lặp lại của mỗi con người, là sự thống nhất hai mặt sinh học và xã hội.

về mặt sinh học, cá nhân là một cơ thể sống đơn nhất có cấu trúc thân thể và đặc điểm sinh lý riêng, do đó mới có sự khác nhau về năng lực, trình độ, phẩm chất, lối sống của mỗi cá nhân.

về mặt xã hội, bàn chất của mỗi cá nhân là tổng hoà các mối quan hệ xã hội, do đó mới có khả năng tư duy, lao động, ngôn ngữ, giao tiếp...

Tập thể là chỉnh thể gồm các cá nhân có quan hệ với nhau trong từng nhóm xã hội trên cơ sở những quan điểm chung về nhu cầu, về lợi ích trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng. Từ đó hình thành nên các gia đình, lớp học, cơ quan, xí nghiệp, câu lạc bộ...

Ý nghĩa các khái niệm trên là để phân biệt các cá nhân với nhau, tôn trọng tính độc lập của mỗi cá nhân, không được coi mọi cá nhân đều như nhau. Khi đánh giá, hoặc giao công việc cho mỗi người cần dựa vào những đặc điểm cụ thể trên cả hai mặt cá nhân và xã hội. Mỗi cá nhân với sự nỗ lực phấn đấu cao và được rèn luyện trong tập thể và môi trường xã hội có thê vươn tới những giới hạn trên cả bản thân mình.

b] Mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể

-  Xuất phát từ bản chất của xã hộị là các quan hệ giữa các con người với nhau nên giữa cá nhân và tập thể có mối quan hệ gắn bó, thống nhất hữu cơ, ảnh hưởng và tác động lẫn nhau. Quan hệ đó vừa thống nhất, vừa đối lập với nhau trong mối quan hệ mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người.

Đây là quan hệ khách quan giữa đơn nhất, độc lập và chỉnh thể, thống nhất; giữa cái riêng và cái chung. Cá nhân là số ít, là cá thể với những suy nghĩ và cuộc sống riêng. Cá nhân nào cùng tồn tại trong tập thể và phát huy tính độc lập, đa dạng của mình trong tập thể đó. Mỗi cá nhân có nhiệm vụ và trách nhiệm khác nhau, họ cống hiến năng lực, tâm huyết, sức lực làm việc vì tập thể, trong đó cũng là vì mình.

Tập thể nào cũng hình thành bởi các cá nhân và chỉ phát triển bền vững khi mọi cá nhân cống hiến hết mình vì mục đích chung của tập thể. Cá nhân gắn với tập thể, trong tập thể có cá nhân. Tập thể mạnh khi có nhiều cá nhân xuất sắc. Tập thể ổn định thì cá nhân sẽ vững vàng. Lợi ích chung của tập bảo đảm thì lợi ích riêng của cá nhân được thoả mãn. Mỗi tập thể lớn nhanh góp vào xây dựng tập thể lớn hơn và toàn xã hội phát triển.

- Sự đối lập giữa cá nhân và tập thể xuất phát từ bản chất độc lập, tự : :. đơn nhất của cá nhân nên khuynh hướng khách quan của cá nhân là đối lập với những ràng buộc, quy định của tập thể. Trong tập thể, cá nhân dù là đạo, nhân viên cũng đều mong muốn cống hiến sức lực, trí tuệ để đơn vị mình đoàn kết, phát triển, hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Trước nền kinh tế thị trường, cá nhân thường tìm cách vụ lợi, hưởng vụ... Từ đó dễ có sự thờ ơ, hoặc ý nể nang, ngại va chạm, ngại đấu tranh trước cái sai, cái xấu vì sợ ảnh hưởng, liên luỵ đến danh tiếng, khen thưởng,thu  nhập...

Mối quan hệ cá nhân, tập thể phát triển tất yếu do các quan hệ kinh tế, chính trị quy định. Quan hệ kinh tế tạo động cơ thúc đẩy con người hành động nhằm thoả mãn lợi ích, Lợi ích càng lớn thì càng hấp dẫn nhu cầu,cuốn hút cá nhân hành động, cần phải giải quyết thoả đáng giữa cống hiến và hưởng thụ, kết hợp hài hoà lợi ích và địa vị cá nhân và tập thể. Tập thể phải bảo vệ quyền lợi, quan tâm đến cá nhân về mọi mặt, động viên, khích lệ cá nhân vượt lên chính mình.

Nếu chỉ nhấn mạnh cá nhân sẽ sa vào chủ nghĩa cá nhân, làm gì cũng nghĩ đến lợi ích riêng mình, ngại khổ, ngại khó, tham nhũng, lãng phí, xa hoa; tham danh vị, quyền hành, tự cao, tự đại, coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán, chuyên quyền; quan liêu, mệnh lệnh... Chủ nghĩa cá nhân là cội nguồn của những thói hư tật xấu, là “giặc nội xâm”, cần chống chủ nghĩa cá nhân,

Cá nhân phải tôn trọng tập thể, có trách nhiệm, nghĩa vụ vì tập thể, có quan hệ bình đẳng, thân ái, giúp đỡ giữa các cá nhân trong tập thể. Nói tóm lại là có ý thức và tinh thần tập thể.

Những câu ca dao “Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, “Núi cao bởi có đất bồi. Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu.

Trăm dòng sông đổ biển sâu. Biển chê sông bé, biển đâu nước còn” là hình ảnh nhân cách hoá quan hệ giữa cá nhân và tập thể.                                                 Mỗi người đều có tính cách riêng, sở trường riêng, đời sống riêng của bản thân và gia đình mình. Nếu lợi ích cá nhân đó không trái với lợi ích của tập thể thì không phải là xấu... Ai cũng muốn ấm no, hạnh phúc, dân chủ, tự do. Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là xoá bỏ, hy sinh lợi ích cá nhân; nhưng lợi ích cá nhân phải phù hợp với lợi ích của tập thể, lợi ích của bộ phận phải phù hợp với lợi ích toàn thể, lợi ích trước mắt phải phù hợp với lợi ích lâu dài.

Nếu chỉ đề cao tập thể sẽ làm cho cá nhân mất động lực phấn đấu, nảy sinh tư tưởng bình quân chủ nghĩa, ỷ lại tập thể. Sự phát triển tự do, toàn diện của mỗi người là điều kiện phát triển của tất cả mọi người. Cá nhân cần tôn trọng các quyết định đúng đắn của tập thể; có ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ trước tập thể; có tinh thần đoàn kết, ý thức tập thể, đoàn kết, thân ái xây dựng tập thể.

Trong xã hội, các lợi ích riêng và lợi ích tập thể, lợi ích xã hội có thể phù hợp, hoặc không phù hợp, thậm chí trái ngược nhau. Để những hành vi và hoạt động của cá nhân không triệt tiêu nhau và làm rối loạn xã hội cần giải quyết hài hoà lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội.

Quan hệ giữa cá nhân và tập thể hiểu rộng ra trên phạm vi quốc tế là quan hệ giũa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế. Tích cực và chủ động hội nhập quốc tế nhưng phải giữ bản sắc dân tộc, không hoà tan, đánh mất mình, trở thành “cái bóng ” của người khác...

Video liên quan

Chủ Đề