Vật liệu nào có thể lợp mái nhà

Mái ngói đất nung

Ngói đất nung hay còn gọi là mái ngói đỏ đã trở nên phổ biến và được ưa chuộng ở nước ta. Bởi với khí hậu nóng ẩm, thiết kế lượn sóng của ngói cho phép không khí bên dưới dễ dàng lưu thông, từ đó làm mát nhà.

Lợp mái ngói đất nung - vật liệu truyền thống của Việt Nam [Đồ họa: Trang Thiều]

Ngoài ra, độ bền của vật liệu làm mái này cũng rất ưu việt, bởi ngói đỏ được làm từ đất sét và được nung ở nhiệt độ rất cao giúp ngói cứng, không bị thấm nước, chịu được trời mưa.

Mái tôn

Mái tôn có độ bền cao và dễ dàng thi công so với các vật liệu khác. Chúng có thể lắp đặt trên khung mở, bề mặt rắn hay trên một ngôi nhà đã thi công xong. Trọng lượng nhẹ cũng giúp bạn dễ dàng vận chuyển, phù hợp với các công trình nhà ở dân dụng.

Mái tôn là vật liệu có tuổi thọ cũng như độ bền lâu dài. [Đồ họa: Kim Nhung]

Bên cạnh đó, sử dụng mái tôn sẽ giảm thiểu được kinh phí, đồng thời chi phí bảo trì gần như không đáng kể, nên mái tôn được rất nhiều hộ gia đình ưa chuộng.

Mái kim loại

Trên thực tế, ở vùng khí hậu nóng ẩm như nước ta, mái kim loại tạo thành vùng không khí đệm giữa trần và mái, giúp ngăn cản nhiệt thâm nhập vào nhà tương đương như ngói đất nung. Đặc biệt, lớp đệm không khí này có thể làm giảm tới 20% lượng điện tiêu thụ cho mục đích làm mát nhà.

Mái kim loại có độ bền cao, ít cần bảo trì. [Đồ họa: Trang Thiều]

Hơn nữa, mái kim loại còn được coi là một loại vật liệu xanh bền vững do phần lớn được sản xuất từ vật liệu tái chế. Giá thành không quá chênh lệch so với mái tôn nhưng lại bền bỉ và ít cần bảo trì hơn.

Mái ngói ximăng

Ngói ximăng có thể được đúc thành dạng tấm phẳng hoặc dạng hình chữ S giống như ngói đất nung. Ngói ximăng có ưu điểm là chống gió tốt và ít thấm nước.

Vật liệu ngói xi măng vững chắc. [Đồ họa: Trang Thiều]

Đặc biệt, ngói ximăng còn phù hợp với những vùng khí hậu lạnh nhờ khả năng chống chịu được sương giá. Ngói ximăng có khả năng cách nhiệt tuyệt vời bởi chất liệu này phải mất một thời gian khá lâu để hấp thụ nhiệt, giúp ngôi nhà của bạn mát mẻ hơn.

Mái tre

Từ xưa tới nay, tre là vật liệu phổ biến trong xây dựng, đặc biệt còn sử dụng để sản xuất ngói lợp hiện đại. Ngoài ra, tre cũng là vật liệu hữu ích cho kiến trúc mái trong những ngôi nhà mang phong cách nhiệt đới.

Mái tre đậm nét đẹp dân tộc. [Đồ họa: Trang Thiều]

Sử dụng tre trong xây dựng chắc chắn sẽ rẻ và thân thiện với môi trường. Hơn nữa, đặc tính nhẹ, mỏng, chống nước tốt cũng khiến tre trở thành lựa chọn lý tưởng để làm mái nhà.

Những vật liệu nào dùng để lợp mái nhà tốt, phù hợp là thắc mắc của nhiều người khi thi công, xây dựng nhà mới. Cùng tham khảo ngay 7 vật liệu lợp mái nhà được ưa chuộng nhất năm 2022 để có thể lựa chọn loại tốt nhất cho công trình của mình.

Mái nhà là phần kiến trúc quan trọng, góp phần tạo nên tổng thể hoàn thiện của một căn nhà. Việc nắm rõ những vật liệu nào dùng để lợp mái nhà cụ thể sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn loại mái phù hợp với ngôi nhà của mình.

Nội dung dưới đây sẽ gợi ý 7 loại vật liệu lợp mái được sử dụng nhiều nhất cho các công trình nhà ở để bạn tham khảo và áp dụng:

Mái ngói đất nung

Nhắc đến vật liệu dùng để lợp nhà thì không thể không kể đến mái ngói - một trong những vật quen thuộc từ xưa đến nay mà người Việt thường sử dụng. Mái ngói ngày nay được chia thành nhiều loại, truyền thống nhất là ngói đất nung, sau đó đến ngói bê tông, xi măng và các loại ngói mới như ngói composite, ceramic,... được gia giảm trọng lượng và thuận tiện khi thi công hơn.

Nguồn: istockphoto

Trong đó, ngói đất nung là loại được nhiều người sử dụng và ưa chuộng nhất hiện nay. Ngói đất nung [ngói đỏ] được chế tạo chủ yếu từ đất sét, loại mái ngói truyền thống này thường có kết cấu đặc với khối lượng khá nặng. Do đó, những công trình nhà ở muốn lợp ngói đất nung cần có kết vững chắc, với hệ thống xà gồ, kèo đủ điều kiện nâng đỡ phần mái.

Với khí hậu nóng ẩm của Việt Nam, thiết kế lượn sóng của ngói đất nung cho phép không khí bên dưới dễ dàng lưu thông, từ đó làm mát công trình bên dưới. Ngoài ra, độ bền của vật liệu này cũng rất ưu việt, bởi ngói đỏ được làm từ đất sét và được nung ở nhiệt độ rất cao giúp ngói cứng, không bị thấm nước, chịu được trời mưa.

Tuy nhiên, ngói đất nung vẫn tồn tại một vài nhược điểm. Trước hết đó là chi phí tương đối đắt đỏ do nguồn nguyên liệu đầu vào là đất sét ngày càng khan hiếm. Hơn nữa, ngói đất nung tương đối nặng nên sẽ không phù hợp với những cấu trúc mái có độ dốc thấp.

Mái kính

Mái kính là chất liệu xây dựng hiện đại, thường được sử dụng để làm lợp mái sảnh, mái tum, mái giếng trời,… của các căn nhà phân lô, nhà liền kề hoặc nhà mặt phố. Với đặt tính trong suốt do được tạo thành từ kính cường lực, vậy nên mái kính thường mang lại vẻ đẹp vô cùng ấn tượng và sang trọng cho những công trình được lợp mái.

Lớp kính trong suốt giúp mở rộng không gian một cách hiệu quả và lấy sáng giúp tiết kiệm điện năng. Với việc tạo độ nghiêng cho các tấm kính, bạn còn có thể điều chỉnh lượng ánh sáng khúc xạ vào nhà theo ý muốn của mình.

Nguồn: istockphoto

Tuy có nhiều ưu điểm nổi trội, nhưng lợp mái bằng kính cũng có những nhược điểm mà bạn cần lưu tâm khi lựa chọn, đó là giá thành của loại vật liệu này khá đắt đỏ và tốn kém. Thêm vào đó khi thi công mái kính, công trình cần có kết cấu khung chắc chắn để kết nối các tấm kính với nhau. Đây cũng là khoản chi phí kèm theo không hề nhỏ mà gia đình cần cân nhắc khi chọn lợp mái bằng kính.

Ngoài ra, đặc tính của kính đó là hấp thụ nhiệt song song với việc lấy sáng, ngôi nhà của bạn sẽ trở nên thừa nhiệt nếu lắp ngói kính ở sai vị trí. Đồng thời, để đảm bảo mỹ quan thì bạn sẽ cần vệ sinh các tấm kính một cách thường xuyên.

Mái bê tông cốt thép

Mái bê tông cốt thép thường được sử dụng cho những công trình quy mô lớn như biệt thự, biệt phủ, bệnh viện, tòa nhà cao tầng. Đây là loại vật liệu lợp mái vô cùng chắc chắn với khả năng chống cháy tốt, tiết kiệm thép, tạo khuôn tốt, tính ổn định cao,... nên được nhiều người yêu thích và sử dụng.

Nguồn: istockphoto

Hiện nay, mái bê tông thường được kết hợp với các loại mái nhà khác, ví dụ như ngói, tấm lợp, mái nhựa,... để tăng độ thẩm mỹ và độ bền của mái ngói căn nhà. Một số nhược điểm mà bạn cần biết khi sử dụng vật liệu này để lợp nhà chính là: do độ bền kéo của bê tông thấp nên rất dễ bị nứt vỡ trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, việc xây dựng bị ảnh hưởng bởi thời tiết và mái bê tông cũng rất khó để củng cố và sửa chữa khi bị thấm dột.

Mái nhựa trong suốt

Mái nhựa trong suốt là một trong những vật liệu lợp mái nhà mới được sử dụng trong thiết kế nhà ở hiện nay. Với những ưu điểm vượt trội như cách điện, cách nhiệt tốt, cách âm hiệu quả, khả năng lấy sáng tốt và nhiều màu sắc đa dạng, mái nhựa trong suốt được ứng dụng rộng rãi ở nhiều công trình nhà ở hiện nay. 

Nguồn: Bacphu

Một điều làm nên lợi thế của mái nhựa trong suốt chính là có trọng lượng siêu nhẹ, rất thuận tiện cho việc di chuyển, thi công, lắp đặt. Ngoài ra, sản phẩm cũng có giá thành, chi phí lắp đặt rẻ hơn mái kính cường lực nên thường trở thành sự lựa chọn tối ưu cho những gia đình thích mái lấy sáng nhưng tiết kiệm được chi phí.

Mặc dù có khả năng lấy sáng tốt hơn sơ với rất nhiều sản phẩm khác nhưng độ trong và cường độ ánh sáng của mái nhựa trong suốt lại không bằng kính. Ngoài ra, độ bền của mái nhựa kính cũng thua kém rất nhiều so với các vật liệu kể trên nên thường chỉ dùng trong một số vị trí như giếng trời của căn nhà.

Mái lợp từ thực vật như tranh, tre, cọ, rơm

Mái lợp từ thực vật từ gỗ, tre, nứa, rơm,… là những vật liệu khá quen thuộc trong các công trình nhà ở nông thôn thời xa xưa. Ngày nay, những loại mái này vẫn được ứng dụng một cách rộng rãi trong các công trình nghỉ dưỡng, du lịch như chòi nghỉ dưỡng, nhà làm vườn, homestay,...

istockphoto

Ưu điểm của loại mái lợp từ thực vật này là vô cùng mát mẻ, thông thoáng và đem lại “hơi thở thiên nhiên” cho nhà ở. Mái nhà từ thực vật còn giảm tiếng ồn vô cùng hiệu quả, nhất là khi trời mưa. 

Tuy nhiên, mái lợp từ thực vật có độ bền cũng như khả năng chống chịu với mưa bão thấp, dễ bắt lửa, hư hao và hơn hết là chi phí thi công khá cao, vậy nên thường rất ít người chọn lợp mái thực vật cho công trình nhà ở dân dụng.

Tấm lợp kim loại

Tấm lợp kim loại và vật liệu thường thấy trong các công trình xây dựng, nhà ở, nhà kho, nhà trọ,… Loại vật liệu này có độ bền cao và dễ dàng thi công so với các vật liệu khác, có thể lắp đặt trên khung mở, bề mặt rắn hay trên một ngôi nhà đã thi công xong. Trọng lượng nhẹ cũng giúp gia đình dễ dàng vận chuyển, xây dựng hơn các vật liệu lợp mái khác.

Nguồn: istockphoto

Với sự đa dạng về chủng loại, mẫu mã, màu sắc và chất liệu, kết hợp với chi phí rẻ và thời gian thi công nhanh chóng, tấm lợp kim loại chính là sự lựa chọn cho nhiều gia đình muốn tiết kiệm tối đa chi phí cho phần mái và làm xong mái trong thời gian ngắn.

Tuy nhiên, khi lựa chọn mái nhà này thì bạn cần nghiên cứu kỹ lưỡng về kiến trúc ngôi nhà của mình, do đây là vật liệu dễ hấp thụ nhiệt nên gây ra cảm giác nóng bức, bí bách cho không gian nhà ở.

Tấm lợp sinh thái

Tấm lợp sinh thái là loại vật liệu lợp mái được sản xuất từ vỏ hộp sữa giấy, với thành phần chính là hỗn hợp nhôm, nhựa được xử lý ở nhiệt độ cao và áp suất tạo thành. Loại mái này thường được sử dụng cho các công trình tiện ích như các khu resort ven biển, các nhà máy sản xuất nước đá, nhà máy bao bì, nhà máy xi mạ hóa chất,… 

Nguồn: af.onduline

Với tính năng nổi bật như không bị oxi hóa bởi axit muối biển, chống ồn, trọng lượng nhẹ, bảo vệ môi trường, cách âm, cách nhiệt tốt, dễ dàng thi công, dễ thay thế,.... tấm lợp sinh thái chắc chắn sẽ là loại vật liệu lợp nhà mới mà các gia đình có thể lựa chọn hiện nay.

Ngoài những ưu điểm trên, tấm lợp sinh thái cũng có những nhược điểm như: có hiện tượng mềm ra nếu dùng ở nơi có thời tiết nắng nóng nên phải khắc phục bằng cách làm hệ khung thép dày hơn bình thường, từ đó tốn chi phí cao hơn.

Video liên quan

Chủ Đề