Vẻ đẹp của the hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ

      "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê ; "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long ; "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật là những tượng đài lộng lẫy về vẻ đẹp của thế hệ thanh niên Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đầy gian khổ thử thách mà rất đỗi anh hùng. Ba tác phẩm đi vào những khía cạnh khác nhau của đời sống thời kì chống Mỹ, nhân vật hiện lên từ những khung cảnh, hoàn cảnh khác nhau và bút pháp khắc hoạ cũng mang tính độc đáo, cá biệt nhưng đều góp phần vào tiếng nói chung của dân tộc, tiếng nói phám phá ngợi ca vẻ đẹp của con người Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Đó là những nữ thanh niên xung phong quả cảm, gan góc nhưng mang một trái tin đầy trẻ trung, nhiều khát vọng, tràn đấy tinh thần yêu thương. Đó là hình ảnh người chiến sĩ lái xe trên nền hiện thực tàn khốc ấy đã xuất hiện hình ảnh đẹp đẽ, phi thường của người chiến sĩ giản dị, mộc mạc mà ngang tàng bất khuất. Đó cũng là vẻ đẹp của anh thanh niên với lí tưởng sống cao đẹp vì nhân dân, vì đất nước. Ba tác phẩm đi vào những khía cạnh khác nhau của đời sống thời kì chống Mỹ, nhân vật hiện lên từ những khung cảnh, hoàn cảnh khác nhau và bút pháp khắc hoạ cũng mang tính độc đáo, cá biệt nhưng đều góp phần vào tiếng nói chung của dân tộc, tiếng nói phám phá ngợi ca vẻ đẹp của con người Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Nguồn: Sưu tầm

Loigiaihay.com

Dàn ý: Qua nhân vật Phương Định, trình bày suy nghĩ về thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ

1. Mở bài

* Khái quát tác giả và tác phẩm, giới thiệu nhân vật Phương Định

· Tác giả Lê Minh Khuê, tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi"

· Khái quát đặc điểm nhân vật Phương Định

2. Thân bài

· Hoàn cảnh sống và chiến đấu khắc nghiệt:

· Cuộc sống thiếu thốn, khốc liệt:

· Công việc nguy hiểm

· Thế hệ trẻ mang những phẩm chất tốt đẹp:

· Nhiều ước mơ, hoài bão tuổi trẻ

· Gan dạ dũng cảm

· Tinh thần trách nhiệm cao

· Hồn nhiên, lạc quan và yêu đời

· Tinh thần đoàn kết, tình đồng chí đồng đội trong chiến đấu:

· Coi đồng đội như người thân trong gia đình

· Đùm bọc và động viên nhau sống và chiến đấu

3. Kết bài

Khẳng định vẻ đẹp thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ: Ba cô gái thanh niên xung phong trong tác phẩm nói riêng và thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ nói chung là một bức tượng đài ngời sáng về tinh thần yêu nước của tuổi trẻ.

Xem bài mẫu: Qua nhân vật Phương Định, trình bày suy nghĩ về thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ


Thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ là thế hệ tiêu biểu cho tinh thần “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai”, cùng cảm nhận điều này qua dàn ý suy nghĩ về thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ qua nhân vật Phương Định ở tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.

Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình Vẻ đẹp chủ nghĩa anh hùng cách mạng qua nhân vật Tnú trong Rừng Xà Nu và nhân vật Việt trong Những đứa con trong gia đình Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện Những ngôi sao xa xôi Nhân vật ông Hai gợi cho em suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người dân Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp? Soạn bài Những ngày đầu của nước Việt Nam mới Lí tưởng sống của thanh niên thời chống Mĩ qua hai nhân vật Tnú và Việt

Đề bài: Qua nhân vật Phương Định, trình bày suy nghĩ về thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ

Phần 1: Dàn ý qua nhân vật Phương Định, trình bày suy nghĩ về thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ

Xem chi tiết Dàn ý qua nhân vật Phương Định, trình bày suy nghĩ về thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ tại đây

Bài làm:

Trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đã có biết bao nhiêu nhà văn viết về cuộc sống chiến đấu trên tuyến đường Trường Sơn, Lê Minh Khuê cũng là một cây viết tiêu biểu về chủ đề này. Tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi" đã khắc họa đời sống chiến đấu đầy khắc nghiệt và gian khổ của những chiến sĩ làm nhiệm vụ trên tuyến đường Trường Sơn, nhân vật Phương Định nói riêng và những cô gái thanh niên xung phong trong truyện chính là hình ảnh đại diện cho thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ.

Tuyến đường Trường Sơn trong thời kỳ chống Mỹ là con đường huyết mạch, nối giữa hậu phương miền Bắc chi viện cho tiền tuyến miền Nam, tác giả đã lấy bối cảnh ở đây để nói về cuộc sống sinh hoạt và chiến đấu của thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến. Nhân vật Phương Định cùng Nho và Thao là những cô gái thanh niên xung phong, sống trong năm tháng chiến tranh đã khổ nay nơi ở để chiến đấu cũng thiếu thốn và khó khăn. Sống trong hang chân cao điểm, con đường bị bom đánh lở loét, cây bên đường không còn lá chỉ còn thân cây bị tước khô cháy, nơi ở chẳng có gì hiện diện là cuộc sống. Hơn thế, nơi đây còn là trọng điểm ném bom của địch, từng trận bom rơi liên tiếp trút xuống ác liệt và dữ dội. Sống và làm nhiệm vụ trong hoàn cảnh khốc liệt như vậy nhưng các cô gái vẫn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Không những hoàn thành tốt công việc mà chính trong hoàn cảnh gian khổ ấy đã làm nổi bật lên những phẩm chất tốt đẹp của những người thanh niên xung phong trên chiến trường.

Các cô gái đại diện cho thế hệ trẻ, lứa tuổi đẹp nhất của cuộc đời, khi ấy họ mang trong mình biết bao ước mơ và hoài bão của tuổi trẻ. Trong hoàn cảnh đất nước lâm nguy, ước mơ và hoài bão lớn nhất của họ chính là được sống và tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, giành lại độc lập và thống nhất đất nước, mang về bình yên và hòa bình cho nhân dân. Sống và chiến đấu với mục đích cao cả như vậy nên dù còn trẻ, các cô gái thanh niên rất kiên cường và dũng cảm xông pha chiến trường, chạy trên cao điểm lúc bom nổ như đang đùa giỡn với tử thần. Công việc phá bom của họ nguy hiểm tới mức có thể mất mạng bất cứ lúc nào nhưng họ đã không còn quan trọng, họ kể về công việc của mình hết sức nhẹ nhàng và thản nhiên. Không hề tồn tại sự sợ hãi trước tiếng bom nổ, chỉ cần bom rơi xuống là lao ra phá bom, đảm bảo tuyến đường sạch bom mìn để xe đi qua.

Các cô gái dù trong hoàn cảnh nào vẫn giữ nguyên vẻ đáng yêu, lạc quan của tuổi trẻ, sống cận kề cái chết nhưng họ vẫn luôn vui vẻ, mơ mộng. Thế hệ trẻ trong tác phẩm còn là những con người có tình đồng chí đồng đội máu thịt, tinh thần đoàn kết cao. Các cô gái coi nhau như chị em trong nhà, thương yêu và chăm sóc cho nhau, cùng nhau sống và chiến đấu hết mình. Chiến trường có thể lấy mạng của bất kỳ ai và bất kỳ lúc nào nên họ luôn tự nhắc nhở nhau phải dũng cảm, mạnh mẽ đương đầu, không được hao mòn ý chí đấu tranh.

Ba cô gái thanh niên xung phong trong tác phẩm nói riêng và thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ nói chung là một bức tượng đài ngời sáng về tinh thần yêu nước của tuổi trẻ. Thế hệ trẻ ngày nay đã được sống trong hòa bình, độc lập phải biết ơn những người đã bỏ cả thanh xuân, cuộc đời của mình bảo vệ đất nước, phải học tập và noi gương những phẩm chất cao đẹp của họ.

"Những ngôi sao xa xôi" là truyện ngắn cảm động về những người nữ thanh niên xung phong không quản mất mát, hiểm nguy đã tham gia chiến đấu để bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Qua nhân vật Phương Định, trình bày suy nghĩ về thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ.

Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện Những ngôi sao xa xôi Dàn ý Cảm nhận về nhân vật Phương Định trong truyện Những ngôi sao xa xôi Suy nghĩ của em về sự cống hiến của thế hệ trẻ hiện nay Suy nghĩ về lòng yêu nước và trách nhiệm của thế hệ trẻ Suy nghĩ về việc giữ gìn bản sắc dân tộc của giới trẻ Cảm nhận về hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao

Những bài văn mẫu hay lớp 9

Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Nghị luận về những việc làm tử tế trong cuộc sống

Nghị luận về tính lễ phé

Nghị luận về tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ

Yêu biết mấy hình ảnh người thanh niên thời kỳ chống Mỹ: cần cù trong lao động, anh hùng trong chiến đấu. Văn thơ thời kỳ kháng chiến chống Mĩ đã dựng lại cả một thời kỳ máu lửa, đi sâu tìm tòi khám phá, ngợi ca vẻ đẹp của thế hệ thanh niên trong chiến đấu cũng như trong lao động. Tôi nhớ mãi mãi Thao, Nho, Phương Định trong "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê; Anh thanh niên, cô kĩ sư trong "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long; và những người lính lái xe dũng cảm trong "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật. Họ là hiện thân của vẻ đẹp con người Việt Nam, của sức sống dân tộc.

Năm tháng trôi đi và lịch sử đã bước sang trang mới nhưng những con người ấy vẫn sáng ngời lên nhắc nhở ta về một quãng đường đầy gian khổ, đau thương, lại rất đỗi anh hùng mà đất nước mình đã đi qua. Để rồi mỗi lần đọc lại tôi không khỏi ngỡ ngàng vì người dân mình đẹp quá, dũng cảm; và lòng tôi được như sống lại những ngày còn chiến tranh bom đạn ấy.

"Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê ; "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long ; "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật hiện lên một tập thể anh hùng đang ngày đêm chiến đấu kẻ thù và xây dựng với để giữ từng tấc đất, ngôi nhà cho quê hương, đất nước và xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp hơn . Ba nhà văn đều không đi sâu vào miêu tả những đau thương mất mát , vất vả khó khăn của dân mình, hay tội ác tày trời của giặc Mỹ mà đi vào khám phá, ca ngợi vẻ đẹp của con người Việt Nam trong chiến tranh cũng như trong lao động. Hình ảnh của Thao, Nho, Phương Định ; Anh thanh niên, cô kĩ sư và những người lính lái xe và còn biết bao con người nữa sáng lên mốt vẻ đẹp phẩm chất lạ thường. Họ là kết tinh của vẻ đẹp dân tộc, sức sống dân tộc. Những con người yêu nước thiết tha, quên mình vì tổ quốc ấy lại rất đỗi giản dị, sáng trong. Một tập thể anh hùng giữa hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, trong đó mỗi một nhân vật đều có một vẻ đẹp riêng, một tâm hồn, một cái "tôi' riêng hoà chung với cái "ta" rộng lớn.

"Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật và "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê là những tác phẩm xúc động, hào hùng về những người lính thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Các tác giả đã đi sâu khám phá vẻ đẹp của những người lính trẻ, những con người ngày đêm ra tiền tuyến vì miền Nam ruột thịt. Con người hiện lên trong trang thơ, trang văn của Phạm Tiến Duật và Lê Minh Khuê là một tập thể anh hùng đấy hiên ngang khí phách hào hùng, đã lắng nghe họ sống để ghi lại cái nhịp sống hào hùng, ghi lại vẻ đẹp tâm hồn, bản chất anh hùng của những con người giản dị, mộc mạc mà ngang tàng bất khuất.

Đường Trường Sơn – nơi vận chuyển vũ khí lương thực vào chi viện Miền Nam – những năm tháng này là “túi bom, chảo lửa”. Và trên nền hiện thực tàn khốc ấy đã xuất hiện hình ảnh đẹp đẽ, phi thường của người chiến sĩ .

Hình ảnh làm chủ những chiếc xe không kính. người chiến sĩ không hề nản chí hay run sợ mà trái lại, lại bình tĩnh đến lạ thường: “Ung dung buồng lái ta ngồi…..Như sa như ùa vào buồng lái.”

Nhưng có thể nói đẹp nhất của người chiến sĩ lái xe là thái độ, tinh thần dũng cảm bất chấp gian khổ để chiến đấu và chiến thắng: “Không có kính, ừ thì ướt áo…. Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”

Những nữ thanh niên xung phong – những cô gái “Ba sẵn sàng” trên tuyến đường Trường Sơn đóng quân trong một cái hang giữa trọng điểm “túi bom, chảo lửa” trên tuyến đường Trường Sơn. Công việc hàng ngày của họ là đếm bom, rồi lao ra trọng điểm sau những trận bom để đo khối lượng đất đá cần phải san lấp, đánh dấu vị trí bom rơi và phá những quả bom chưa nổ. Một khối lượng công việc vừa đồ sộ vừa nguy hiểm. Cái chết rình rập họ từng phút, từng giờ.

Các tác giả đã phát hiện vẻ đẹp anh dũng của con người Việt Nam nhưng chưa đủ, nhà văn còn tìm thấy ẩm sâu bên trong những cong người gan góc, quả cảm ấy là một trái tin đầy trẻ trung, nhiều khát vọng, tràn đấy tinh thần yêu thương

Đời sống chiến trường gian khổ là thế. Sự sống và cái chết ở đây chỉ là gang tấc.Thế nhưng tình yêu thương đồng chí, đồng đội vẫn tỏa sáng lạ thường:”Những chiếc xe từ trong bom rơi…Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.”

Người chiến sĩ lái xe làm nên những kỳ tích phi thường là nhờ “Trái tim” chứa chan tình yêu Tổ quốc: “Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước….Chỉ cần trong xe có một trái tim”.

Trong chiến đấu họ gan dạ, dũng cảm, quyết đoán là thế, nhưng trong cuộc sống Những cô gái thanh niên xung phong là những cô gái trẻ trung, yêu đời, dễ rung cảm, lắm ước mơ. Là phụ nữ, họ rất thích cái đẹp và thích làm đẹp cho cuộc sống: Nho “mát mẻ như một que kem trắng”, thích ăn kẹo như một đứa trẻ, giàu mơ; Thao lại dạn dày, từng trải trong cuộc sống; thích thêu thùa; thích làm đẹp “tỉa đôi lông mày của mình, tỉa nhỏ như cái tăm” dù trong công việc thì “ai cũng gờm chị: cương quyết, táo bạo” [dũng cảm, táo bạo nhưng lại sợ nhìn thấy máu chảy]; Phương Định là con người hồn nhiên, nhạy cảm, lãng mạn và mơ mộng.

“Lặng lẽ Sa Pa" như một bài ca về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của những con người lao động tưởng chừng như bình thường mà cao cả, luôn quan tâm và có trách nhiệm đối với quê hương, đất nước. Trong cái lặng lẽ của Sa Pa, một nhịp sống sôi động, sáng tạo của tuổi trẻ đang trỗi dậy bên trong đó, hòa cùng với công việc của mọi người trong đất nước. Đó là những con người lặng lẽ, âm thầm, ngày đêm đang sống và cống hiến hết mình cho đất nước.

Họ là những con người nhiệt tình và hăng say trong lao động. Trong điều kiện khắc nghiệt nhưng những người lao động ấy vẫn nhiệt tình, hăng say, mang hết sức lực của mình để cống hiến cho Tổ quốc. Tiêu biểu là Anh thanh niên với những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về công việc. Anh hiểu việc mình làm có ý nghĩa quan trọng “phục vụ sản xuất…”. Công việc tuy lặp lại đơn điệu song anh vẫn rất nhiệt tình, say mê, gắn bó với nó.

Họ còn là những con người sống có lí tưởng và tràn đầy lạc quan. Họ thực sự tìm thấy niềm hạnh phúc trong công việc lao động đầy gian khổ.

Lí tưởng sống của anh thanh niên là vì nhân dân, vì đất nước. Chính từ suy nghĩ: “mình sinh ra…. vì ai mà làm việc?” mà anh đã vượt lên nỗi “thèm người” để gắn bó với đỉnh Yên Sơn trong công việc thầm lặng. Trong cái lặng im của Sa Pa, không phải chỉ có anh thanh niên mà còn có cả thế giới những người “làm việc và lo nghĩ cho đất nước” qua lời anh kể như: ông kĩ sư vườn rau, đồng chí cán bộ nghiên cứu lập bản đồ sét… Họ thực sự tìm thấy niềm hạnh phúc trong lao động cống hiến. Cuộc sống của họ âm thầm, bình dị mà cao đẹp

"Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê; "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long; "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật là những tượng đài lộng lẫy về vẻ đẹp của thế hệ thanh niên Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đầy gian khổ thử thách mà rất đỗi anh hùng. Ba tác phẩm đi vào những khía cạnh khác nhau của đời sống thời kì chống Mỹ, nhân vật hiện lên từ những khung cảnh, hoàn cảnh khác nhau và bút pháp khắc hoạ cũng mang tính độc đáo, cá biệt nhưng đều góp phần vào tiếng nói chung của dân tộc, tiếng nói khám phá ngợi ca vẻ đẹp của con người Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Năm tháng trôi đi và lịch sử không ngừng biết động, "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê ; "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long ; "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật mãi là những bông hoa không tuổi tựa mùa xuân không ngày tháng, đã ghi lại cái quá khứ hào hùng, sôi động của đất nước mình một thuở. Vẻ đẹp của con người Việt Nam đã làm nên cái hồn của cả dân tộc và góp phần làm cho tác phẩm sống mãi với thời gian. Văn học thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước đã bắt được cái nhịp sống của dân tộc, đã ngợi ca sức sống và vẻ đẹp của con người. Giờ lật lại, chúng ta không khỏi tự hào, xúc động về những năm tháng đất nước mình đã đi qua, về vẻ đẹp muôn đời của con người đất Việt. Và ta mãi cất lên những bài ca không bao giờ quên - bài ca viết về quê hương, viết về con người bởi tự hào biết mấy hai tiếng: Việt Nam.

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 9 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 9.

Bài tiếp theo: Phân tích giá trị của biện pháp nhân hóa trong văn bản Ánh Trăng

Video liên quan

Chủ Đề