Uống thuốc viêm đường tiết niệu có ảnh hưởng đến thai nhi

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Trần Thị Mai Hương - Khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Nhiễm trùng đường tiết niệu là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai là những vấn đề được nhiều sản phụ quan tâm.

Tác nhân gây bệnh chủ yếu là vi khuẩn E.coli, khi bị đào thải ra ngoài qua phân chúng là nguyên nhân gây bệnh chính của các cơ quan khác gần hậu môn bao gồm đường tiết niệu và âm đạo.

Khi mang thai do khối lượng cơ tử cung tăng lên chèn ép vào đường tiết niệu gây chèn ép, ứ đọng nước tiểu. Nước tiểu có xu hướng bị trào ngược từ bàng quang lên niệu đạo tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh.

Thói quen uống ít nước gây cô đặc nước tiểu, nước tiểu ứ đọng và trào ngược dễ gây viêm đường tiết niệu.

Ngoài ra, vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo gây viêm niệu đạo nếu không được điều trị sẽ có thể xâm nhập vào bàng quang gây viêm bàng quang và qua đường niệu quản gây viêm thận bể thận.

Đối với viêm niệu đạo và viêm bàng quang sẽ có các triệu chứng sau

  • Cảm giác nóng rát khi đi tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu khó - đôi khi phải rặn
  • Nước tiểu có thể thấy đục, có lẫn máu
  • Người bệnh mệt mỏi, có thể sốt nhẹ hoặc thường không sốt
  • Xét nghiệm nước tiểu thấy dấu hiệu nhiễm khuẩn bạch cầu dương tính, nitrite dương tính], có thể thấy hồng cầu niệu.

Trường hợp viêm thận bể thận: Khi viêm niệu đạo và viêm bàng quang không được điều trị dẫn đến biến chứng viêm thận bể thận cấp với các biểu hiện

  • Sốt cao [39 - 40 độ C], rét run, mạch nhanh
  • Tiểu buốt, tiểu khó
  • Nước tiểu đục, có khi có lẫn máu
  • Đau vùng thắt lưng là triệu chứng hay gặp, đau có khi âm ỉ, cũng có khi đau dữ dội từng cơn, xuyên xuống hố chậu và xuống bộ phận sinh dục
  • Buồn nôn hay nôn, mệt mỏi chán ăn
  • Bệnh cảnh thường xuất hiện trên những người có sỏi đường tiết niệu, dị dạng đường tiết niệu
  • Xét nghiệm nước tiểu thấy dấu hiệu nhiễm khuẩn [bạch cầu dương tính, nitrite dương tính], có thể thấy hồng cầu trong nước tiểu
  • Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây sốc nhiễm khuẩn, suy tuần hoàn, suy hô hấp, suy thận cấp... ảnh hưởng tới mẹ và bé, nguy cơ sảy thai, đẻ non, thai chết lưu, trẻ đẻ ra nhẹ cân...

Buồn nôn hay nôn, mệt mỏi chán ăn là triệu chứng của viêm đường tiết niệu

Phương thức điều trị đối với phụ nữ khi mang thai bị viêm niệu đạo và viêm bàng quang

  • Bệnh nhân được điều trị ngoại trú sử dụng kháng sinh kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống
  • Kháng sinh được lựa chọn là nhóm beta-lactam, có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai không ảnh hưởng tới thai nhi.
  • Ăn tăng cường các loại rau, quả chứa nhiều vitamin C, uống nhiều nước.

Điều trị trường hợp viêm thận bể thận cấp

  • Là bệnh cấp tính nên người bệnh được điều trị tích cực tại bệnh viện
  • Sử dụng kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ hoặc khi chưa có kết quả kháng sinh đồ điều trị kháng sinh phổ rộng theo kinh nghiệm của bác sĩ
  • Đánh giá theo dõi tình trạng mạch, nhiệt độ, huyết áp
  • Trường hợp người bệnh có sỏi hay dị dạng đường tiết niệu, sản phụ được đặt tạm thời dẫn lưu nước tiểu qua sonde.

Chủ động phòng tránh bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu khi mang thai bằng các phương pháp sau

  • Xét nghiệm kiểm tra nước tiểu định kỳ khoảng 3 tháng 1 lần.
  • Chế độ ăn uống đầy đủ chất, uống đủ nước
  • Không nên nhịn tiểu khi muốn đi tiểu, đi tiểu ngay sau khi giao hợp
  • Khi đi đại tiện hay đi vệ sinh nên lau từ trước ra sau, tránh nhiễm khuẩn từ hậu môn ngược lên
  • Vệ sinh bằng nước sạch hàng ngày từ trước ra sau
  • Điều trị triệt để viêm âm hộ âm đạo, viêm cổ tử cung tránh lây sang đường tiết niệu.

Chế độ ăn uống đầy đủ chất, uống đủ nước để phòng ngừa viêm đường tiết niệu

Khách hàng khi khám thai định kỳ tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec sẽ được làm xét nghiệm chẩn đoán nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu và được điều trị sớm nếu có nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

  • Khi điều trị tại Vinmec, khách hàng yên tâm được các bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa hàng đầu theo dõi đánh giá và điều trị bệnh tích cực, tránh những biến chứng
  • Theo dõi sự tiến triển bệnh thường xuyên để điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả
  • Tư vấn đầy đủ các biện pháp phòng tránh bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu tránh tái phát bệnh.

Dịch vụ thai sản trọn gói tại Vinmec giúp quá trình mang thai của thai phụ trở nên nhẹ nhàng và an toàn hơn. Trong suốt quá trình mang thai, thai phụ sẽ được thăm khám bởi các bác sĩ hàng đầu khoa Sản có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, đưa ra những tư vấn, hướng xử lý tốt nhất cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Trẻ sơ sinh làm gì trong một giờ đầu tiên sau khi chào đời?

XEM THÊM:

Cần làm gì để phòng tránh viêm đường tiết niệu tái phát nhiều lần?

Viêm đường tiết niệu ở nữ giới: Những thông tin chị em cần biết

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu ai cũng nên biết để phòng tránh

Hiểu rõ viêm đường tiết niệu ở nam giới và cách điều trị

Phụ nữ sau sinh bị viêm đường tiết niệu cần lưu ý những điều này

Viêm đường tiết niệu uống thuốc gì để giảm triệu chứng bệnh?

Nhận biết sớm biểu hiện viêm đường tiết niệu ở trẻ em và cách điều trị

Chữa viêm đường tiết niệu tại nhà bằng 6 cách đơn giản

Viêm đường tiết niệu có thể tự khỏi mà không cần điều trị?

Hỏi - 06/03/2016
Kính gửi Bác sĩ. Cháu năm nay 28 tuổi, kết hôn 2 năm và đang rất mong có em bé. Ngày 26/2/2016, cháu có hiện tượng đi tiểu buốt, đi khám phụ khoa bác sĩ kết luận có bạch cầu trong nước tiểu và bị nhiều khí hư. Kê đơn thuốc như sau: 

- Thuốc Manpos 200mg: 14 viên, ngày uống 2 viên, cháu đã uống 9 viên từ ngày 26/2 và dừng từ 1/3/16. - Thuốc microstun, 7 viên, ngày đặt 1 viên, cháu đã đặt được 5 viên, dừng từ 1/3/16.Kỳ kinh trước của cháu là 2/2/2016, ngày 6/3/16 cháu đã thử que 2 vạch. Bác sĩ cho cháu hỏi, như vậy có thai trong tháng đầu tiên liệu uống những loại thuốc trên có ảnh hưởng gì đến thai nhi không ạ? Liệu có dị tật gì cho em bé không ạ? Và cháu có phải bỏ thai không ạ? Cháu cảm ơn Bác sĩ.

Trả lời
Chào bạn,

Khi bạn đặt thai chưa vào buồng tử cung và các thuốc bạn uống thường không có hoặc có ít ảnh hưởng trên thai. Nên dừng tất cả các thuốc và đi khám thai ngay để biết tình trạng thai như thế nào.

Thân mến,

Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ

Hỏi - 08/06/2019

Chào bác sĩ, Em có dùng thuốc viêm đường tiết niệu vào ngày 10 /05 đến ngày 15/05 và dừng chu kì kinh vào ngày 15/05 sau đó em quan hệ bình thường không dùng biện pháp. Trường hợp có thai có ảnh hưởng đến thai nhi không. Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em cảm ơn. đơn thuốc của em - Cefprozil 500mg - Lornoxicam 8 mg - Royalpanacea - Emanera 20mg

Trả lời

Chào bạn,

Bạn đã ngưng thuốc trước thời điểm bạn có khả năng mang thai, do đó thuốc không gây ảnh hưởng gì đến thai nhi nếu sau đó bạn phát hiện có thai. 

DS. Hoàng Thị Vinh

K. Dược

Page 2

Page 3

Page 4

Page 5

Page 6

Page 7

Page 8

Page 9

Page 10

Page 11

Page 12

Page 13

Page 14

Page 15

Page 16

Page 17

Page 18

Page 19

Page 20

Page 21

Page 22

Page 23

Page 24

Page 25

Page 26

Video liên quan

Chủ Đề