Vẻ đẹp đất nước, con người việt nam

  Chào Việt Nam! Đó là câu chào đầu tiên khi các bạn đến đất nước chúng tôi. Chào các bạn! Chúng tôi xin giới thiệu với các bạn, Việt Nam – đất nước xinh đẹp của chúng tôi nhé! Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á.

Diện tích: 331.211,6 km²


Dân số:  97.425.501 [Nguồn: //danso.org/viet-nam/]
Thủ đô: Hà Nội
Khí hậu: Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa;
Địa hình: Lãnh thổ Việt Nam bao gồm 3 phần 4 là đồi núi;
Tài nguyên: Việt Nam có nguồn tài nguyên vô cùng phong phú như: tài nguyên rừng, tài nguyên thủy hải sản, tài nguyên du lịch và nhiều loại khoáng sản đa dạng.
Đơn vị hành chính: Việt Nam có 63 tỉnh và thành phố. Đó là những thông tin cơ bản khái quát về đất nước Việt Nam còn bây giờ tôi sẽ giới thiệu với các bạn về văn hóa và con người Việt Nam. Chào các bạn! Câu chào luôn được người Việt coi trọng trong giao tiếp, nó như mang đến sự suôn sẻ và may mắn cho một sự khởi đầu mới hay một ngày mới. Người Việt có câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ” là thể hiện sự tôn trọng và lịch sự trong giao tiếp đối với người đối diện. Lời chào còn thể hiện sự thân thiện, tính hiếu khách của người Việt. Vì vậy, các bạn đi đến đâu trên đất nước Việt Nam hay gặp bất cứ ai bạn đều nhận được một lời chào đấy! Các bạn biết không, mỗi một quốc gia đều có một nét văn hóa đặc trưng riêng, Việt Nam cũng như vậy các bạn ạ! Sau đây, tôi xin giới thiệu với các bạn nét đặc trưng của văn hóa Việt. Với một quá trình lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược để bảo vệ bờ cõi, giành tự do, độc lập và xây dựng đất nước có từ hàng ngàn năm của người Việt cùng sự hội tụ của 54 thành phần dân tộc khác nhau đã góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú và đặc sắc cho nền văn hóa của Việt Nam. Bản sắc văn hóa của các dân tộc thể hiện rất rõ nét trong đời sống sinh hoạt cộng đồng và trong các hoạt động kinh tế từ phong tục tập quán, trang phục cho đến phong cách ẩm thực. Dưới đây là những nét đặc sắc của văn hóa Việt Nam mà bạn có thể tìm hiểu.

Quốc hoa Việt Nam [Hoa Sen]

Phong tục tập quán

Việt Nam là một quốc gia có 54 thành phần dân tộc khác nhau, mỗi một dân tộc đều mang một những nét văn hóa, bản sắc rất riêng và ấn tượng. Chính sự khác biệt về thành phần dân tộc này đã góp phần tạo nên nét đẹp rất đa dạng, phong phú và đặc sắc cho nền văn hóa của Việt Nam mà không một quốc gia nào có thể thay thế được. Phong tục ở Việt Nam có truyền thống lâu đời trải qua hàng nghìn năm nay, nó đã trở thành luật tục, sâu đậm và gắn chặt trong lòng của mỗi người dân Việt Nam. Theo sự thăng trầm của lịch sử dân tộc, phong tục tập quán của người Việt cũng không ngừng được đổi mới theo trào lưu của xã hội. Một trong những phong tục lâu đời và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong lịch sử là tục ăn trầu. Đây là một phong tục có từ thời Hùng Vương và có nguồn gốc từ truyện sự tích Trầu Cau và tục lệ này đã trở thành hình ảnh tiêu biểu cho tình anh em, vợ chồng của người Việt. Không chỉ có tục lệ ăn trầu, Việt Nam còn có một tục khác ra đời từ xa xưa đó chính là phong tục đón năm mới hay còn gọi là Tết – Tết cổ truyền.

 

Bánh chưng Việt Nam


Trang phục Trang phục là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự khác biệt cho văn hóa của Việt Nam với các quốc gia khác trên thế giới. Những bộ trang phục không chỉ ghi đậm dấu ấn truyền thống văn hóa và phong tục của dân tộc Việt Nam mà nó còn là hơi thở, linh hồn của một dân tộc. Trang phục của Việt Nam rất đa dạng, phong phú nhưng gây ấn tượng nhất đối với mọi người nhất có thể kể đến là áo dài và áo tứ thân. Bộ trang phục mang dáng dấp và linh hồn nước Việt và khi nhắc đến mọi người sẽ nghĩ ngay đến Việt Nam đó chính bộ áo dài truyền thống. Áo dài truyền thống gồm áo dài xẻ thành 2 tà trước và sau, quần dài chấm gót, chất liệu là lụa hoặc vải trơn, màu sắc và họa tiết đa dạng. Áo dài không chỉ tôn lên vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm của phụ nữ Việt mà nó còn thể hiện sự kín đáo, e lệ và sức cuốn hút lạ lùng. Áo dài ngày nay càng trở nên đa dạng về hình dáng cũng như màu sắc, họa tiết nhưng nó vẫn luôn giữ được vẹn nguyên hình dáng vẻ truyền thống sẵn có.

Áo tứ thân 

Ẩm thực

Ẩm thực chính là một trong những yếu tố tạo nên sự khác biệt và đặc trưng của từng quốc gia trên thế giới. Nếu như khi nhắc đến sushi mọi người sẽ ngay lập tức nghĩ ngay đến Nhật Bản, món kimchi gắn liền với Hàn Quốc, Thái Lan với món ăn nổi tiếng như tomyum, xôi xoài thì khi nhắc đến Việt Nam chắc chắn du khách sẽ không thể nào bỏ qua được món phở, bánh mì, bánh xèo, bún nem cua bể. Đó là những món ăn đã tạo nên thương hiệu cho ẩm thực Việt Nam và được CNN ghi tên trong danh sách TOP 8 nền ẩm thực mới nổi có sức lan tỏa nhất thế giới. Đặc trưng của ẩm thực Việt Nam là sự dung hòa trong cách pha trộn nguyên liệu, không quá cay, quá ngọt hay quá mặn. Các nguyên liệu gia vị để chế biến món ăn rất phong phú, bao gồm nhiều loại rau thơm, gia vị thực vật, quả hoặc lá non, các gia vị lên men và các gia vị đặc trưng của các dân tộc Đông Nam Á.


Phở Việt Nam
Việt Nam là một trong những quốc gia có nền văn hóa đặc sắc và mang những nét độc đáo rất riêng mà không một quốc gia nào trên thế giới có được. Sự khác biệt tạo nên sự ấn tượng cho nền văn hóa của Việt Nam có thể nhắc đến như trang phục, phong tục tập quán, ẩm thực. Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn hiểu biết hơn về văn hóa Việt Nam.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

em hãy nói cảm nhận của mình về hình ảnh đất nước và con người Việt Nam

Các câu hỏi tương tự

Phát biểu cảm nghĩ bài cảnh khuya theo dàn ý sau:

a. Mở bài:

Giới thiệu tác giả Hồ Chí Minh, giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh sáng tác. Cảm nhận chung của mình về bài thơ

b. Thân bài:

Kết hợp về biểu cảm về nghệ thuật và nội dung của bài thơ

* Dẫn bài thơ

* Cảm nhận đêm trăng rừng Việt Bắc hiện lên rất đẹp, lung linh, huyền ảo, thơ mộng

+sử dụng biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, điệp ngữ

+Cảnh đẹp: tiếng suối ví như tiếng hát, gần gũi với con người, tiếng hát trong trẻo tràn đầy súc sống [ liên hệ tiếng suối trong bài ca côn sơn ]

+Bóng trăng lồng bóng cây cổ thụ, lồng bóng hoa, các hình ảnh đan xen quấn quýt, tạo bức tranh lung linh, huyền ảo

* Hình ảnh và tâm trạng của Bác

+sử dung nghệ thuật điệp ngữ, từ ngữ gợi hình ảnh để làm nổi bật tâm trạng của người thi sĩ và chiến sĩ, hai tâm trạng đó được thể hiện ở một con người, qua điệp từ chưa ngủ như một cái bản lề mở ra hai phía tâm trạng của Bác, không nghủ vì cảnh đêm trăng đẹp nhưng lí do chính không ngủ vì lo cho nước nhà [ lấy thêm dẫn chứng về những đêm không ngủ của Bác khác trong các bài thơ khác ]

+cảm nhận về phong thái ung dung, lạc quan của Bác

c. Kết bài :

- Cảm nhận về bài thơ

- Cảm nhận về Bác

Có mối tình nào hơn/Tổ quốc?... Ngay từ những ngày đầu của cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945, nhà thơ Trần Mai Ninh đã say sưa viết như thế! Đúng như vậy, hình tượng Tổ quốc - đất nước Việt Nam luôn là nguồn cảm hứng lớn cho các thế hệ nhà thơ. Từ những cảm xúc chân thành nồng thắm, các nhà thơ đã xây dựng hình tượng Tổ quốc Việt Nam có bề dày lịch sử anh hùng và tầm cao của thời đại mới - thời đại Hồ Chí Minh… 

Điều đầu tiên dễ nhận thấy trong thơ hiện đại là các tác giả đều tập trung ca ngợi vẻ đẹp của núi sông và con người Việt Nam XHCN. Tổ quốc được hiện lên rực rỡ, lộng lẫy, tráng lệ trong không khí náo nức của những ngày đầu sau Cách mạng Tháng Tám. Trong tư thế của một con người vừa được làm chủ đất nước, nhà thơ reo vui khi được ngắm nhìn núi sông “rừng vàng biển bạc” cứ nối dài vô tận, đang bắt đầu một cuộc “thay da đổi thịt” để phát triển không ngừng:

Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi! Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát

Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca…

[Ta đi tới - Tố Hữu]

Các nhà thơ viết về Tổ quốc còn là để thể hiện niềm tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống vẻ vang của ông cha ta trong suốt bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước. Truyền thống đó càng được phát huy ở thời hiện đại - khi mà cả dân tộc tiến hành “cuộc trường chinh gian lao và anh dũng”, giành lại độc lập, tự do. Tổ quốc trong những ngày cách mạng và kháng chiến gian khổ là hình ảnh nhân dân anh hùng từ những năm tháng đau thương mà đứng dậy, làm nên Cách mạng Tháng Tám 1945, đem lại tương lai ánh sáng cho đất nước, cho dân tộc:

Nước chúng ta Nước những người chưa bao giờ khuất Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa vọng nói về…

Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng loà

[Đất nước - Nguyễn Đình Thi]

Mỗi người Việt Nam đều cảm thấy vinh dự, tự hào khi được sống trong không khí tưng bừng, phấn khởi của mùa thu cách mạng, của những năm tháng kháng chiến đầy gian lao nhưng cũng hết sức vẻ vang. Trong nhiều bài thơ, Tổ quốc là hình ảnh tượng trưng cho lòng tin và sức mạnh chân lý, là sự hy sinh lớn để bảo vệ mình và bảo vệ nhân phẩm loài người: “Việt Nam chục vạn ngày đạn lửa/Cho ngàn năm sau nhân loại ngẩng cao đầu” [Chế Lan Viên]. Hình tượng Tổ quốc trở nên lớn lao, cao cả và mang tầm vóc của thời đại như vậy, nên nhà thơ luôn tự hào về những ngày mình đang sống là những ngày đẹp nhất: “Những ngày tôi sống đây là những ngày đẹp hơn tất cả/Dù mai sau đời muôn vạn lần hơn”. Tổ quốc tươi đẹp và đáng tự hào bởi tất cả mọi ngọn núi con sông, mọi nhành cây viên đá… đều trong đội hình đánh giặc cứu nước, đều mang trong mình một sức mạnh kỳ diệu - sức mạnh của tình yêu Tổ quốc:

Mỗi gié lúa đều muốn thêm nhiều hạt Gỗ trăm cây đều muốn hoá nên trầm Mỗi chú bé đều nằm mơ gậy sắt

Mỗi con sông đều muốn hoá Bạch Đằng…

[Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng? - Chế Lan Viên]

Làng quê xã Yên Phương [Ý Yên].

Ảnh: Viết Dư

Tình yêu Tổ quốc còn được thể hiện ở trách nhiệm cụ thể để giữ gìn Tổ quốc, giữ gìn thành quả cách mạng mà nhân dân đã phải đánh đổi bằng những hy sinh, mất mát. Đó là ý thức công dân, là tinh thần xả thân hiến dâng cho Tổ quốc. Và có lẽ, không có sự hy sinh nào lớn lao, cao cả hơn sự hy sinh cho đất nước mình, dân tộc mình:

Ôi ! Tổ quốc ta, ta yêu như máu thịt Như mẹ cha ta, như vợ như chồng Ôi, Tổ quốc ! Nếu cần, ta chết

Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông…

[Chế Lan Viên]

Sau những năm tháng đấu tranh giành độc lập và thống nhất đất nước, Tổ quốc Việt Nam càng vững vàng hơn trong công cuộc xây dựng CNXH. Đứng trên mũi Cà Mau, nhà thơ Xuân Diệu đã phát hiện ra một vẻ đẹp mới của Tổ quốc Việt Nam - vẻ đẹp của một đất nước đang trên đà phát triển, đang “vươn ra biển lớn” cùng với bè bạn năm châu, qua hình ảnh so sánh mang tính khái quát cao:

Tổ quốc tôi như một con tàu
Mũi thuyền ta đó - Mũi Cà Mau

[Mũi Cà Mau - Xuân Diệu]

Tổ quốc Việt Nam đang từng ngày vươn lên cùng với bao khát vọng và những bước đi kỳ diệu. Hình tượng Tổ quốc vẫn mãi mãi là nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho mọi thế hệ nhà thơ và các nhà thơ đã xây dựng một hình tượng thật phong phú và sâu sắc về Tổ quốc. Trong tâm hồn mỗi người Việt Nam, hình tượng Tổ quốc lung linh, ngời sáng như vẫn luôn vẫy gọi chúng ta đi lên phía trước… 

Trần Văn Lợi

Video liên quan

Chủ Đề