Thuốc bổ cho người bệnh lao phổi

Cổng thông tin điện tử Bộ Y Tế [MOH] Bản quyền thuộc Bộ Y Tế Số 138A Giảng Võ - Ba Đình - Hà Nội

ĐT: 0246.273.2.273 |Fax:0243.8464.051

Email: Ghi rõ nguồn Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế hoặc //moh.gov.vn khi phát hành lại thông tin

ĐT: 0246.273.2.273 |Fax:0243.8464.051

Sốt là triệu chứng hay gặp ở người lao phổi. Sốt có thể ở nhiều dạng: sốt cao, sốt thất thường nhưng hay gặp nhất là sốt nhẹ hay gai lạnh về chiều, gầy, sút cân, ra mồ hôi trộm, chán ăn, mệt mỏi... ho, khạc đờm hoặc ho ra máu. Ho ra máu là triệu chứng có thể gặp ở 60% những người lao phổi. Các triệu chứng khác là: đau ngực, khó thở, có tiếng rên khu trú ở một vùng của phổi...

Nguyên tắc dinh dưỡng

Sức đề kháng và khả năng miễn dịch của người bị bệnh lao thường rất yếu. Hơn nữa, người bị bệnh lao dễ bị chán ăn, giảm hấp thu chất dinh dưỡng [kể cả các vi chất]. Quá trình chuyển hóa cũng bị thay đổi theo chiều hướng tăng tiêu hao năng lượng và các chất dinh dưỡng dẫn đến sụt cân và thiếu dưỡng chất. Do đó, cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân sẽ làm tăng hiệu quả điều trị bệnh lao, giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục.

Cùi dừa già chứa nhiều kẽm là món ăn tốt bổ sung sự thiếu hụt kẽm của người bệnh lao.

Đối với người bị bệnh lao thì năng lượng nạp vào tùy theo thể trạng. Nếu gầy phải ăn nhiều để đạt chỉ số BMI [chỉ số khối cơ thể] trên 18,5. Nếu thể trạng bình thường thì năng lượng nạp vào không thay đổi. Điều quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của bệnh là phải đủ 4 nhóm thực phẩm: đường, đạm, dầu mỡ, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, cần ưu tiên lượng đường từ quả chín để tốt cho gan thải độc do tác dụng phụ của thuốc.

Các vitamin và khoáng chất nào cần ưu tiên?

Kẽm: Do cơ chế hoạt động của các loại thuốc điều trị lao đã gây nên tình trạng thiếu hụt kẽm ở người bệnh, dẫn đến chán ăn, suy giảm hệ miễn dịch. Người bệnh nên chọn thực phẩm giàu kẽm như: sò, hến, con hàu, cùi dừa già, đậu Hà Lan, đậu tương, củ cải, lòng đỏ trứng gà, thịt lợn nạc...

Vitamin A, E, C: Đây là những chất quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ niêm mạc, giúp da khỏe mạnh, tránh nguy cơ bị nhiễm khuẩn, chống ôxy hóa nhưng những người bị bệnh lao lại dễ bị thiếu hụt. Có thể uống bổ sung ở dạng dược phẩm theo chỉ định của bác sĩ  hoặc ưu tiên chọn thực phẩm giàu các vitamin này như: rau tươi có màu xanh đậm, quả chín có màu vàng đỏ như cam, xoài, đu đủ, cà chua, cà rốt chứa nhiều vitamin A, C; gan súc vật và gia cầm, thịt đỏ như thịt lợn nạc, thịt bò, cá biển... đều chứa nhiều vitamin D.

Sắt: Nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt ở người bệnh lao rất cao làm giảm sức đề kháng, dẫn đến dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, tim mạch... Cần ăn những thực phẩm giàu sắt như: mộc nhĩ, nấm hương, đậu nành, lòng đỏ trứng, thịt bò, thịt nạc, gan...

Vitamin K, B6: Do người bệnh hấp thu kém, dễ gặp rối loạn tiêu hóa nên khả năng tổng hợp vitamin K giảm, gây trở ngại quá trình đông máu. Các vitamin này có nhiều trong các thực phẩm như: gan, các loại rau màu xanh đậm. Dùng thuốc điều trị lao thường phải dùng kéo dài [vài tháng] theo phác đồ chống lao, các thuốc này lại làm giảm khả năng hấp thụ vitamin B6 dễ gây viêm dây thần kinh ngoại biên, giảm miễn dịch do vậy ngoài uống vitamin B6 dạng dược phẩm bổ sung, người bệnh nên ăn thực phẩm chứa nhiều vitamin này như: thịt lợn nạc, thịt gà, đậu, đỗ các loại, khoai tây, chuối, súp lơ, ngũ cốc nguyên hạt...

Cần đa dạng món ăn: Do thể trạng yếu và tác dụng phụ của thuốc nên người bệnh dễ chán ăn, đòi hỏi phải đa dạng món ăn. Chọn những món người bệnh thích nhưng phải thường xuyên thay đổi để tạo sự kích thích. Nên chia nhỏ bữa ăn hằng ngày để người bệnh hấp thu tốt và đầy đủ hơn các chất dinh dưỡng cần thiết.

Lưu ý: Người bệnh tuyệt đối không được dùng các loại chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá vì những chất này làm giảm tác dụng điều trị và tăng tác dụng phụ của thuốc.


Bệnh lao phổi là một bệnh lây truyền qua không khí. Do vậy khi chăm sóc bệnh tại nhà các bạn cần:

- Cách ly người bệnh với những thành viên khác trong gia đình.

- Mang khẩu trang che mũi, miệng khi có vấn đề phải tiếp xúc với người thân trong gia đình. - Không tiếp xúc với trẻ em và những người có hệ miễn dịch kém.

- Không đến những nơi cộng cộng, đông người và hạn chế các cuộc gặp gỡ không thực sự cần thiết [ trừ trường hợp đi khám bệnh định kỳ].


 


Cơ chế lan truyền vi khuẩn lao

Người bị bệnh lao rất dễ bị chán ăn, bị suy giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng. Chính vì vậy khi chăm sóc tại nhà, người thân phải biết cách tăng cường tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân thì mới giúp tăng hiệu quả điều trị và đẩy nhanh tiến độ hồi phục.  
Các chất dinh dưỡng sau cần thường xuyên có mặt trong bữa ăn của người bệnh lao

- Kẽm: Người bệnh lao cần bổ sung kẽm từ thịt bò, gan và hạt bí ngô, ngũ cốc, hạt hướng dương…
- Vitamin A, E, C: Các chất này có nhiều trong rau, củ, quả, cá biển, thịt, gan.
- Sắt: Bệnh nhân cần ăn nhiều mộc nhĩ, nấm hương, đậu nành, lòng đỏ trứng…  
- Vitamin K, B6: có nhiều trong rau xanh, gan, thịt lợn, đậu, đỗ, khoai tây, chuối, súp lơ, ngũ cốc nguyên hạt…  

Người bệnh lao phồi thường có thể trạng rất kém, chán ăn do tác dụng phụ từ thuốc điều trị do vậy cần phải đa dạng các món ăn, lựa chọn những món ăn mà họ thích và chia nhỏ bữa ăn hàng ngày.

Đối với bệnh lao, việc điều trị bằng thuốc là yếu tố cực kỳ quan trọng đến việc khỏi bệnh. Yếu lĩnh cơ bản của việc điều trị cho bệnh nhân lao bằng thuốc là “đúng đủ và đều”.

- Đúng liều lượng: thuốc lao được chỉ định dùng dựa theo cân nặng của cơ thể người bệnh. Do đó cần phải dùng đúng theo liều lượng bởi nếu thấp quá thì không hiệu quả, còn cao quá thì gây ra tai biến   - Đúng cách: thuốc chữa lao phải được tiêm và uống thuốc cùng thời điểm để hiệu quả của thuốc đạt mức cao nhất. - Điều trị đều: việc điều bệnh lao đòi hỏi người bệnh phải thực hiện đúng theo liệu trình một cách đều đặn. Chỉ cần bạn quên hay tự ý bỏ thuốc cũng sẽ dẫn đến tình trạng lao kháng thuốc.

- Điều trị đủ: thời gian điều trị bệnh lao tương đối dài, thông thường bệnh nhân lao mất từ 6 – 8 tháng để điểu trị dứt điểm. Việc dùng thuốc điều trị không đủ cũng sẽ gây ra tình trạng lao kháng thuốc.


 


Thuốc uống theo phác đồ điều trị lao trong 6 tháng
 

- Khi chăm sóc người bệnh tại nhà các bạn cần phải cho bệnh nhân đi khám bệnh định theo chỉ định của bác sỹ để kiểm tra tình trạng của bệnh lý.
- Việc kiểm tra tình trạng bệnh lý chủ yếu dựa vào kiểm tra xét nghiệm  đờm là chính. Thời gian xét nghiệm đờm để kiểm tra theo các mốc sau 2-3 tháng, sau 4 tháng và sau 6-8 tháng điều trị tùy theo phác đồ.

- Khi chữa bệnh tại nhà cho bệnh nhân lao thì tất cả những vật dụng như giấy lau miệng, khẩu trang phải được cho vào túi nilon và để riêng vào thùng rác. - Giữ cho nơi ở của người bệnh sạch sẽ, thoáng mát. - Người nhà bệnh nhân lao cần kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm nếu như bị mắc bệnh.

- Các bạn nên sử dụng dịch vụ khám bệnh tại nhà để tránh tình trạng bị lây nhiễm chéo bệnh lao khi đi người nhà đi khám  hoặc kiểm tra.


 


Xử lý riêng tất cả các vật dụng của bệnh nhân lao

TRUNG TÂM BÁC SĨ GIA ĐÌNH MEDICVIET

Đia chỉ : Số 7/120 Trần Cung, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại : 1900 1228 - 0963 999 626 
Email 
Website: //medicviet.vn

dịch vụ truyền nước tại nhà ở hà nội

Xin chào BS, Em xin cảm ơn BS, về câu hỏi lần trước. Em muốn hỏi BS về thuốc bổ trợ cho người bệnh lao và sau khi điều trị lao. Hiện nay em có thấy một số loại thuốc bổ phổi, giúp điều trị bệnh lao phổi. Nên em muốn hỏi BS có loại thuốc nào giúp bổ phổi, hỗ trợ điều trị lao phổi và tăng cường sức đề kháng, giúp phục hồi tổn thương phổi, mà có thể sử dụng được sau khi điều trị khỏi lao, để ngăn ngừa tái phát lao không ạ? Em cảm ơn BS. [Bạn đọc Hoàn - Đăk Nông]

Ảnh minh họa - Nguồn Internet


Chào em Hoàn,Việc tự ý sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng kèm với thuốc kháng lao có thể làm giảm tác dụng của thuốc, ảnh hưởng đến chức năng gan thận nhiều hơn trong quá trình điều trị.Do đó, BS không khuyến cáo em dùng thêm các loại thuốc bổ phổi, bổ phế trong giai đoạn này.Một số loại vitamin, thuốc hỗ trợ hạ men gan… có thể sử dụng thêm nhưng cần theo chỉ định của BS điều trị tuỳ từng trường hợp, em nhé!Thân mến!

Câu tư vấn trước: Đau vùng ngực trái, mệt mỏi, có phải bệnh lao tái phát?

Rất hữu ích

Hữu ích

Bình thường

Video liên quan

Chủ Đề