Ví dụ về ma trận quản lý thời gian

01/06/2018 09:34   by Admin

Ma trận quản lý thời gian là một trong những cách quản lý thời gian hiệu quả và được rất rất nhiều người thành công áp dụng. Phương pháp này được Stephen Covey đề cập tới trong quyển sách First Things First của mình, đây cũng là phương pháp được tổng thống Mỹ Eisenhower áp dụng và thầy Lê Thẩm Dương lý giải lại.

Ma trận quản lý thời gian là gì?

Cuộc sống hiện đại ngày càng khiến chúng ta trở nên bận rộn và quỹ thời gian của mỗi người dường như ngày trở nên eo hẹp hơn. Ma trận quản lý thời gian – Time management Matrix là một trong những phương pháp quản lý thời gian hiệu quả được những người thành công thường áp dụng.

Phương pháp này được Stephen Covey đề cập tới trong quyển sách First Things First của mình, đây cũng là phương pháp được tổng thống Mỹ Eisenhower áp dụng. Ma trận quản lý thời gian chia tất cả các công việc thành 4 nhóm trên cơ sở đánh giá tính chất khẩn cấp và quan trọng của công việc.

Ví dụ về ma trận quản lý thời gian

Sơ đồ quản lý thời gian

Đây cũng là hai yếu tố mà chúng ta thường bị chi phối khi phải quyết định làm việc gì. Và đa số chúng ta hay bị tác động bởi yếu tố “khẩn cấp” và để mình bị cuốn vào dòng xoáy liên tục của các công việc gấp rút, đến hạn. Chúng ta ngỡ rằng mình đã làm đúng, nhưng thực tế không phải vậy.

Về bản chất là ma trận quản lý thời gian là một "Công cụ" hỗ trợ quản lý thời gian . Dựa trên tính chất quan trọng và khẩn cấp, ma trận này được chia làm 4 nhóm. Theo chiều mũi tên, tính khẩn cấp và tính quan trọng tăng dần.

Cơ sở luận ma trận quản lý thời gian

Cơ sở luận: 80% kết quả có được của bạn chỉ có 20% là từ hành động của bạn, Vì thế: Hãy vì 80% hiệu quả công việc mà tập trung tối đa cho 20% công sức.

Đặt vấn đề ma trận thời gian

Ví dụ về ma trận quản lý thời gian

Mối người trong chúng ta, ai cũng đều được ban 24 tiếng mỗi ngày rất công bằng

Chúng ta vẫn thường trả lời khi được hỏi về thời gian “mình ước gì ngày có thể dài hơn 24 tiếng, như thế mới đủ để mình làm được mọi việc trong ngày”. Điều này làm tôi nhớ đến câu nói của H. Jackson Brow :"Đừng nói rằng bạn không có đủ thời gian.

Cuộc sống tặng cho bạn, cũng như cho Helen Keller, Louis Pasteur, Michelangelo, Mẹ Teresa, Leonardo da Vinci, Thomas Jefferson và Albert Einstein, mỗi ngày 24 giờ như nhau.”. Có lẽ chúng ta không thiếu thời gian, điều khiến chúng ta khác biệt trong việc đạt được hiệu quả trong công việc chính là cách chúng ta phân bố thời gian và sử dụng nó. “Luôn nhắc bản thân: 80% kết quả có được của bạn chỉ có 20% là từ hành động của bạn.

Áp dụng ma trận quản lý thời gian hiệu quả

Quản lý thời gian có nghĩa là kiểm soát tốt hơn cách bạn sử dụng thời gian và đưa ra những quyết định sáng suốt về cách bạn sử dụng nó. Theo ý kiến của tôi, quản lý thời gian là việc phân bổ và sử dụng thời gian sao cho đảm bảo thực hiện được các công việc một cách hợp lý và đem lại hữu dụng tối đa cho người quản lý.

Giả sử như cùng một lượng thời gian là 10 tiếng, chúng ta được phân làm 4 nhiệm vụ, thì người biết cách quản lý thời gian sẽ biết phân phối sao cho vừa làm được nhiều việc nhất, nhanh nhất và hiệu quả nhất. “Tin xấu: thời gian cứ bay mãi. Nhưng tin tốt: bạn là phi công trên chuyến bay đó”.

Bạn có thể sử dụng Ma trận quản lý thời gian để đánh giá mức độ hiệu quả trong việc sử dụng thời gian của mình trong ngày, trong tuần, trong tháng đã qua.

Đặc biệt, bạn nên sử dụng Ma trận này trong việc lập kế hoạch công việc. Cách sử dụng rất đơn giản như sau:
Bước 1: Liệt kê tất cả các công việc cần làm.
Bước 2: Phân loại các công việc thành 4 nhóm dựa trên 2 tiêu chí khẩn và quan trọng, đưa vào Ma trận quản lý thời gian.

Bước 3: Sắp xếp thứ tự ưu tiên và mức độ thời gian hợp lý dành cho từng công


việc.


 

KẾT LUẬN: Hãy dừng lại suy nghĩ xem việc nào mới thực sự quan trọng và khẩn cấp trong các công việc bạn cần làm là một kỹ năng thiết yếu.

Ví dụ về ma trận quản lý thời gian

1. Quan trọng và khẩn cấp: ví dụ như: Còn 2 ngày nữa bạn phải đi thi hết môn nhưng chưa học chữ nào, bổ sung gấp hồ sơ để nộp xin học bổng du học, … Giải quyết những công việc này sẽ làm bạn tiêu tốn rất nhiều thời gian và do đó làm cho bạn dễ bị stress.

Những công việc nằm trong ô này thường được gắn những thuật ngữ như là khủng hoảng (crises) hay vấn đề (problems). Chính vì tính cấp bách của nó, yêu cầu đặt ra đối với những công việc này là phải giải quyết
ngay. Lượng thời gian dành cho nhóm này trong quỹ thời gian của bạn: 20%

2. Quan trọng nhưng không khẩn cấp

Những công việc trong nhóm này mang tính chất MỤC TIÊU. Đây là những công việc bạn có thể dành nhiều thời gian và tâm trí để giải quyết nhằm đạt được hiệu quả cao. Ví dụ: Luyện Toefl để đi du học, xác định kế hoạch để được trên 8.0 ở kỳ này, mục tiêu thăng tiến trong 2 năm tới…

Chính vì tính “mục tiêu” ấy, những công việc trong nhóm này đòi hỏi bạn phải nỗ lực và tập trung nhiều thời gian, cũng như có một chiến lược rõ ràng, logic: 60% là con số các chuyên gia khuyên bạn nên dành cho những công việc như thế này.

3. Khẩn cấp nhưng không quan trọng

Giải quyết: Có thể bỏ qua. Ví dụ: bạn cần gửi một lá bưu phẩm đến bưu điện. Đây là nhóm duy nhất trong 4 nhóm bạn có thể nhờ người khác làm. Chính vì thế, nó còn có tên là nhóm ủy quyền. Mức thời gian cần thiết cho những công việc trong nhóm này: 5%.

4. Không khẩn cấp cũng không quan trọng

Những công việc trong nhóm này thường là những việc thiết yếu các bạn phải làm như: ăn, ngủ, sinh hoạt, và kể cả việc lướt web, chơi game, chat…Lượng thời gian các chuyên gia khuyên bạn dành cho nhóm này: 5% Càng tối thiểu hóa càng tốt. Nhóm này thường được gọi là SINH HOẠT.

Quản lý nhân sự hiệu quả với phần mềm quản lý nhân sự TimeHRM

Với phần mềm quản lý nhân sự, người quản lý sẽ có thể tối ưu được rất nhiều thời gian mà vẫn có thể đảm đương nhiều công việc quản lý như: chấm công, chấm lương, theo dõi, giám sát tiến độ, giao việc cho ai, phối hợp cùng ai.

Phần mềm quản lý Nhân sự TimeHRM - Giải pháp quản lý nhân sự, tính lương, chấm công hiệu quả nhất cho mọi doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức, đoàn thể!

Ví dụ về ma trận quản lý thời gian

TimeHRM có gì? - Cung cấp tới 12 chức năng quản lý nhân sự mở rộng, đáp ứng mọi nhu cầu quản lý, từ quản lý bộ phận, quản lý ngày công, quản lý bảng lương, quản lý bảo hiểm,...Kết hợp với máy chấm công chuyên dụng, TimeHRM chắc chắn sẽ là sự lựa chọn thông minh nhất của người quản lý! 

MA TRẬN QUẢN LÝ THỜI GIAN HIỆU QUẢ

Trong cuộc sống có ba điều đi qua sẽ không lấy lại được: Thời gian, lời nói và cơ hội trong đó thời gian là điều rất nhiều người bỏ qua đặc biệt là những người trẻ. Ai cũng cho mình là “Tỷ phú của thời gian” có cả 60 năm cuộc đời để tận hưởng nên cứ chần chừ, thụ động để thời gian quý báu trôi qua một cách vô vị, có khi một đời người vụt qua trong chớp mắt khi chuẩn bị rời khỏi cõi đời này chúng ta mới nuối tiếc vô vị trong hai từ “Giá như”.

 Mỗi người đều có 24 tiếng, bạn sử dụng 24 tiếng đồng hồ đó như thế nào ? 8 tiếng để ngủ, 8 tiếng để sinh hoạt cá nhân còn 8 tiếng còn lại bạn dùng vào việc gì ?
Có bao giờ bạn cài đồng hồ báo thức vào lúc 5h30 sáng để dậy tập thể dục nhưng đến khi đồng hồ kêu, bạn lại tự nhủ rằng “Thêm 5 phút nữa rồi dậy vẫn còn kịp chán!” để rồi bạn cứ lên kế hoạch nhưng chẳng bao giờ làm được? Có bao giờ bạn trì hoãn một công việc mà hôm nay cũng chưa đến thời hạn cuối để làm, thôi để ngày mai gần ngày nộp thì hãy làm chưa muộn ?

 Sự nghiệp và cuộc đời bạn sẽ ra sao khi thiếu tính kỷ luật và kỹ năng quản lý thời gian của bạn đang thực sự có vấn đề. Nếu đó là những vấn đề nan giải thì giải pháp quản lý thời gian bằng ma trận sẽ giúp ích cho bạn vấn đề này.

Ví dụ về ma trận quản lý thời gian

Nhóm I. Các công việc vừa khẩn vừa quan trọng
Ví dụ: Khủng hoảng, họp hành, hợp đồng đã đến hạn hoàn thành nhưng mới thực hiện được 50%, cứu vãn các mối quan hệ bị đổ vỡ…
Cách xử lý: Làm ngay.
Nhóm II. Các công việc quan trọng nhưng không khẩn cấp
Ví dụ: Lắp đặt hệ thống thiết bị phòng cháy, lập kế hoạch chi tiết và quản lý việc thực hiện hợp đồng theo đúng tiến độ đã đề ra, xây dựng các mối quan hệ, phát triển bản thân…
Cách xử lý: Lên kế hoạch, sắp xếp thời gian thích hợp để làm.
Nhóm III. Các công việc khẩn nhưng không mấy quan trọng
Ví dụ: Nghe những cú điện thoại cắt ngang, đọc những thư không quan trọng, nhiều hoạt động thông thường khác…
Cách xử lý: Giao lại nhiệm vụ đó cho người khác
Nhóm VI. Các công việc không khẩn mà cũng chẳng hề quan trọng
Ví dụ: Nhắn tin, tán gẫu, chơi game, facebook…
Cách xử lý:  Loại bỏ những công việc này
Các công việc vừa khẩn vừa quan trọng (nhóm I) đương nhiên sẽ được ưu tiên làm trước. Tuy nhiên, giải quyết các công việc ở nhóm I gây tổn hao rất nhiều tâm lực vì đó là những công việc căng thẳng (stress), đầy khó khăn và sức ép.
Thực tế cho thấy nhóm công việc chiếm đại đa số thời gian của những người thành đạt không phải là những việc vừa khẩn vừa quan trọng mà là những việc quan trọng mà không khẩn (nhóm II). Khi biết xử lý tốt nhóm công việc này trước khi nó trở nên gấp rút thì số lượng công việc phát sinh ở nhóm I sẽ giảm hẳn đi. Hơn nữa, việc xử lý các công việc quan trọng khi nó chưa trở nên khẩn cấp sẽ dễ dàng hơn nhiều so với lúc đã trở thành việc khẩn.
Còn những người làm việc không hiệu quả dành đa số thời gian của họ để giải quyết các công việc ở nhóm III và IV.
Bạn nên sử dụng Ma trận này trong việc lập kế hoạch công việc. Cách sử dụng rất đơn giản như sau:
Bước 1: Liệt kê tất cả các công việc cần làm.
Bước 2: Đưa các công việc được liệt kê ở bước 1 với 2 tiêu chí khẩn cấp và quan trọng vào Ma trận quản lý thời gian.
Bước 3: Sắp xếp thứ tự ưu tiên, thời gian hợp lý dành cho từng công việc vào lịch công việc hàng ngày
Chú ý: Bạn phải biết xác định những công việc quan trọng cấp bách theo nguyên lý  80/20 như vậy hiệu suất công việc sẽ cao hơn và đạt được bất kỳ mục tiêu nào mà bạn muốn. Tuy nhiên trong quá trình quản trị thời gian thì bạn thường xuyên đối mặt với 3 “kẻ thù số 1″ của thời gian bên dưới:
Điện thoại: Với điện thoại thông minh ngày nay chúng có tất cả các tính năng như một chiếc máy tính như Facebook, lướt web, chát Yahoo, Skype… nếu bạn không biết cách sử dụng sẽ chiếm hết thời gian vàng ngọc của bạn với tâm trạng lúc nào cũng “khư khư” như hình với bóng 5 giây phải kiểm tra điện thoại xem có ai nhắn tin, chát, nghe những cuộc gọi không cần thiết …
Tính luộm thuộm: Từ cách bố trí cá nhân như bàn làm việc, sắp xếp máy tính, điện thoại, áo quần… một cách logic và khoa học thì điều này thay vì bạn kiếm trong 1 phút có thể ra ngay với bạn tính luộm thuộm mất 30 phút là một sự hoài phí đáng kể trong thời gian cả đời người bởi đức tính “tiêu cực” này.
Tính cầu toàn: Mọi thứ bạn giữ cho tương đối là ổn, tính cầu toàn để đạt được 100% kết quả hoàn toàn không có khả năng xảy ra vậy bạn đạt được 80% là khá ổn rồi nếu bạn quá cầu toàn chỉ phí phạm thời gian mà hiệu quả chẳng cái thiện được bao nhiêu.
Chìa khoá quan trọng trong việc sử dụng được Ma trận quản lý thời gian là sau khi đã phân loại các công việc vào đúng nhóm, cần có ý chí và tính kỷ luật để kiên quyết xử lý được từng việc theo đúng thứ tự ưu tiên của chúng. Một trong những câu hỏi bạn cần đặt ra trước khi lao vào một việc không quan trọng là: “Nếu việc này không quan trọng, tại sao mình lại phải làm ? Tại sao mình không bỏ quách nó đi hoặc giao nó cho người khác?” Tuy nhiên, nếu bạn không cố tâm vận dụng và hình thành thói quen sử dụng nó, công cụ vẫn chỉ là công cụ.

Gia sư Toán các lớp 6,7,8,9, ôn thi vào lớp 10 tại Hà Nội.

ĐT : 0912.382.511 ( thầy HUY)