Vì sao cần đổi mới sáng tạo

12:40' - 15/12/2021

BNEWS Các doanh nghiệp Việt Nam chi 1,6% doanh thu hàng năm cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, thấp hơn nhiều quốc gia trong khu vực, như: Lào [14,5%], Philippines [3,6%], Malaysia [2,6%]...

Tại hội thảo “Đổi mới sáng tạo: Kết nối chính sách với doanh nghiệp Việt Nam” do Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức sáng 15/12, tại Hà Nội, hầu hết các chuyên gia và nhà quản lý nhận định, việc doanh nghiệp thiếu thông tin về các chính sách về đổi mới sáng tạo là một rào cản khiến doanh nghiệp chưa tận dụng được cơ hội, chưa phát huy tốt những điều kiện thuận lợi trong thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
* Mới chi 1,6% doanh thu cho nghiên cứu Bà Nguyễn Lệ Thủy, Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam có sự cải thiện đáng kể khi tăng 10 bậc kể từ năm 2015. Năm 2020, Việt Nam đứng thứ 42/131 quốc gia, vùng lãnh thổ, đứng đầu nhóm 29 quốc gia, nền kinh tế cùng mức thu nhập. Năm 2021, Việt Nam xếp thứ 44 sau khi Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới [WIPO] cập nhật số liệu GDP theo tính toán mới của Việt Nam, tăng khoảng 36% so với năm 2020. Mặc dù, đã đạt được những kết quả khích lệ, nhưng đổi mới sáng tạo của nước ta còn nhiều vấn đề cần hoàn thiện. Về phía Nhà nước, tỷ lệ chi cho khoa học công nghệ cả khu vực Nhà nước và tư nhân chỉ khoảng 0,44% GDP, đứng sau Singapore là 2,22%, Malaysia là 1,44% và Thái Lan là 0,78%... Về phía, doanh nghiệp, một cuộc khảo sát của Bộ Khoa học và Công nghệ cho thấy, phần lớn các doanh nghiệp thực hiện đổi mới sáng tạo thông qua việc đầu tư vào công nghệ mới được gắn liền với hàng hóa, máy móc, thiết bị hoặc nâng cấp, chỉnh sửa công nghệ, thiết bị hiện tại mà ít có nghiên cứu và phát triển. Các doanh nghiệp Việt Nam chi 1,6% doanh thu hàng năm cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, thấp hơn nhiều quốc gia trong khu vực, như: Lào là 14,5%, Philippines 3,6%, Malaysia 2,6%. Khoảng 80% doanh nghiệp cho biết chưa có hợp tác với đơn vị, tổ chức khác để thực hiện các hoạt động đổi mới sáng tạo. Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2021-2030 đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại; tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước [GDP] bình quân khoảng 7%/năm; GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đến năm 2030 đạt khoảng 7.500 USD. Tuy nhiên, dịch COVID-19 đã khiến lần đầu tiên, GDP quý III/2021 ước tính giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP hàng quý đến nay. Trên bình diện doanh nghiệp, năm 2021 cũng là năm ghi nhận số doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động, rời khỏi thương trường tăng cao kỷ lục với khoảng 150.000 doanh nghiệp. Tại hội thảo, các chuyên gia và nhà quản lý chia sẻ quan điểm, chủ thể chính thực hiện đổi mới sáng tạo chính là cộng đồng doanh nghiệp, lực lượng tạo ra việc làm và tạo ra tăng trưởng. Với doanh nghiệp, hoạt động đổi mới sáng tạo chính là quá trình nghiên cứu, phát triển, làm mới sản phẩm, thay đổi quy trình, dịch vụ hoặc mô hình kinh doanh. Từ đó, tạo ra nhiều lợi ích hơn, đóng góp cho xã hội những giá trị cao hơn.

Việc doanh nghiệp thiếu thông tin về các chính sách, các hình thức hỗ trợ của Nhà nước về đổi mới sáng tạo là một rào cản khiến doanh nghiệp chưa tận dụng được cơ hội, hay chưa phát huy tốt những điều kiện thuận lợi trong thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

* Cần chính sách hỗ trợ Ông Vũ Quốc Huy, Giám đốc Trung tâm Đổi mới, sáng tạo quốc gia [NIC], Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra với quy mô lớn, tốc độ rất nhanh. Trong bối cảnh này, đổi mới sáng tạo là tư duy mới trong chiến lược phát triển của hầu hết các quốc gia và trở thành ngôn ngữ chung, có ý nghĩa toàn cầu. Tại Việt Nam, yêu cầu đặt ra là cần tìm kiếm động lực mới để tạo ra một giai đoạn tăng trưởng tiếp theo và phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo. Đồng thời, nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia là một trong các ưu tiên hàng đầu. NIC được thành lập theo Quyết định số 1269/QĐ-TTg ngày 02/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ, đang trực tiếp hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tiếp cận các nguồn lực để đẩy nhanh mô hình tăng trưởng. Theo đó, NIC mong muốn kết nối, hỗ trợ các doanh nghiệp để phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam. Cùng với đó, NIC có nhiều hoạt động phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, kết nối các doanh nhân, tri thức trong và ngoài nước phát triển mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam. Bà Hoàng Thị Hồng, Chủ tịch HĐTV Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, ngày 10/5/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 39/2019/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, hướng dẫn chi tiết Điều 20 của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về Quỹ. Theo đó, hoạt động của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa với các chức năng cho vay, tài trợ vốn là một trong những giải pháp cấp thiết để hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh “khát vốn” ngày càng lớn của cộng đồng này. Cũng theo bà Hồng, Quỹ mong muốn hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi giá trị. Mức cho vay tối đa không quá 80% tổng mức vốn đầu tư của từng dự án, phương án sản xuất, kinh doanh với lãi suất ưu đãi. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo muốn vay vốn chỉ cần có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh khả thi. Đồng thời, đảm bảo nguồn vốn chủ sở hữu tham gia dự án, phương án sản xuất, kinh doanh tối thiểu 20% tổng vốn đầu tư để thực hiện dự án, phương án sản xuất, kinh doanh; đảm bảo đủ nguồn vốn để thực hiện dự án, phương án sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra, đáp ứng các quy định về bảo đảm tiền vay quy định pháp luật có liên quan. Đại diện cho Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ, TS. Chử Đức Hoàng nhận định, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo được coi là một trụ cột cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia có vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng đã và sẽ thực hiện các chính sách hỗ trợ và thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ và khởi nghiệp sáng tạo. Bao gồm: hỗ trợ vốn cho các hoạt động đổi mới công nghệ; mở rộng hình thức hỗ trợ tài chính cho dự án đổi mới công nghệ. Cùng đó, từng bước thực hiện bảo lãnh vay vốn bằng công nghệ để doanh nghiệp có thể vay vốn từ các ngân hàng thương mại. “Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp gặp khó về nâng cao năng lực, tổ chức hoạt động nghiên cứu và phát triển, trích lập quỹ phát triển, tiếp cận với các nguồn hỗ trợ tài chính và duy trì hệ sinh thái nhà trường – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp bền vững”, ông Chử Đức Hoàng nhận định. Bà Bùi Thu Thủy, Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, theo quy định hiện hành, doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ 50% giá trị hợp đồng tư vấn giải pháp chuyển đổi số. Doanh nghiệp được hỗ trợ chi phí để thuê, mua các giải pháp chuyển đổi số để tự động hoá, nâng cao hiệu quả quy trình kinh doanh, quy trình sản xuất, chuyển đổi mô hình kinh doanh… Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đang xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hỗ trợ chuyển đổi số trong doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh giai đoạn 2021-2025 để áp dụng trên phạm vi toàn quốc. Cùng với đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc [UNDP] tại Việt Nam cũng có nhiều hoạt động hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, người dân đổi mới. Từ đó, hướng đến phát triển bền vững trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Sự hợp sức từ các bên liên quan đang tạo cơ hội cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam kết nối, nắm bắt và gia tăng nguồn sức mạnh tài chính, tri thức, nhân lực nhằm đổi mới sáng tạo, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ, những nền tảng phát triển có ích cho cộng đồng./.

Gần 43 phần trăm dân số đang liên tục gia tăng của Việt Nam với 92 triệu người có độ tuổi dưới 25 và Thành phố Hồ Chí Minh, một đô thị đông dân nhất nước, thậm chí có tỷ lệ này cao hơn nữa. Trong khi đa số thanh niên trong nước hoàn thành việc bắt buộc đi học, vẫn còn tồn tại nhiều khoảng trống về các kỹ năng cần thiết.

“Nhiều thanh niên Việt Nam tham gia vào thị trường lao động mà không có kỹ năng cần thiết cho công việc để có thể đưa Việt Nam tiến lên trong bối cảnh toàn cầu đang có nhiều thay đổi nhanh chóng.”

Theo một số chia sẻ của nhiều công ty và thanh thiếu niên, họ thiếu nhiều kỹ năng, kỹ thuật đòi hỏi cho nghề nghiệp cụ thể, cũng như các kỹ năng mềm như giải quyết vấn đề, làm việc theo nhóm và giao tiếp. Nhóm thanh thiếu niên bị thiệt thòi, đặc biệt là nhóm dễ bị tổn thương ít có khả năng đáp ứng những đòi hỏi đó vì khả năng thích nghi cũng như các kỹ năng của họ còn nhiều hạn chế để thích nghi với thị trường việc làm ngày càng năng động và những thách thức trong xã hội.

UNICEF Việt Nam UPSHIFT là một trong những chương trình đổi mới sáng tạo thành công của UNICEF Việt Nam. Thông qua các hoạt động từ 2015 đến 2017, UPSHIFT đã minh chứng tính hiệu quả đối với thanh thiếu niên và những vấn đề thành thị mà các em gặp phải, nhất là với nhóm thanh thiếu niên và trẻ em có hoàn cảnh thiệt thòi, khó khăn. Liên kết với Tuần lễ Đổi mới Sáng tạo tại Tp. Hồ Chí Minh vào tuần cuối của tháng 10, 2017, UNICEF Việt Nam đã tổ chức gian trưng bày chương trình UPSHIFT tại sự kiện chính nhằm kết nối với các đối tác và lan tỏa câu chuyện thành công của dự án.

Để giải quyết các vấn đề trên, UNICEF đang tích cực phối hợp với Thành phố Hồ Chí Minh - động lực tăng trưởng kinh tế của đất nước - để đi đầu trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo và để chuẩn bị tốt hơn cho thanh niên đối mặt với những thách thức trong tương lai.

Là một phần trong kế hoạch đổi mới sáng tạo của thành phố đến năm 2020, chúng tôi đã hợp tác với các cơ quan khoa học và công nghệ của thành phố và Trung tâm Sáng tạo Sài Gòn [SIHUB] để thành lập “các câu lạc bộ đổi mới sáng tạo” trên toàn thành phố. Nhắm vào học sinh tiểu học và trung học cũng như thanh thiếu niên ngoài  nhà trường, kể cả thanh thiếu niên bị thiệt thòi, các câu lạc bộ này có cách tiếp cận phổ rộng để giúp các thành viên nhận ra tiềm năng thực sự của họ.

Trong khi phát triển các kỹ năng thế kỷ 21 mang lại một sự kết hợp toàn cầu về năng lực cốt lõi để phát triển mạnh tại nơi làm việc, các câu lạc bộ cũng giúp thanh thiếu niên hiểu vai trò của mình trong việc tạo ra các tác động xã hội tích cực và hướng dẫn họ cách xác định các vấn đề xã hội và hành động theo cách sáng tạo.

"Đổi mới sáng tạo trao quyền cho thanh niên để trở thành những người kiến tạo thay đổi tích cực cho xã hội, những người này sẽ có tầm ảnh hưởng và dẫn dắt giải quyết các vấn đề trong cộng đồng của chính họ."

UNICEF Việt Nam Năm 2014, dự án VƯƠN LÊN với tên gọi UPSHIFT được Quỹ Nhi đồng Quốc tế Liên Hiệp Quốc UNICEF triển khai lần đầu tiên tại KOSOVO với mục tiêu đào tạo chuyên sâu các kỹ năng, hỗ trợ tài chính, huấn luyện và tư vấn chuyên môn để giúp giới trẻ có thể triển khai những dự án mang tác động tích cực cho cộng đồng. Chương trình đã gặt hái những kết quả ấn tượng với hơn 126 sự án được triển khai, hơn một nửa trong số đó vẫn tiếp tục duy trì ngay cả sau chương trình, thu hút và ảnh hưởng trực tiếp đến 61,056 người tham gia; có tác động gián tiếp đến 120,630 người. Gần 43% dân số Việt Nam, và 45% dân số ở Tp.Hồ Chí Minh, nơi được lựa chọn là điểm đến tiếp theo của UPSHIFT, dưới 25 tuổi. Trong đó, 20% trẻ trong độ tuổi 12 - 18 không có điều kiện theo học bậc Phổ thông hay cao hơn; 85% giới trẻ trong độ tuổi 16 - 30 không có bất cứ đợt tập huấn kỹ năng nào. Như vậy, Tp.HCM có nguồn nhân lực trẻ và dồi dào nhưng còn thiếu kỹ năng [hơn 4 triệu người dưới 25 tuổi ở Tp.HCM]. Chính vì thế, UPSHIFT Social Impact Workshop đã chọn Tp.HCM là thử nghiệm đầu tiên tại Việt Nam.

UNICEF Viet Nam Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TPHCM, Phòng Thương mại và Kinh tế Israel tại Việt Nam, Tổ chức Nhi đồng Liên Hiệp quốc, Trung tâm Khuyết tật và Phát triển, và Fablab Saigon đã kết hợp cùng dự án Tikkun Olam Makers [TOM] của tổ chức phi chính phủ Israel Reut Group tổ chức thành công sự kiện 3 ngày sáng chế vì trẻ em khuyết tật. Trường Đại học Việt Đức ở tỉnh Bình Dương là nơi sự kiện diễn ra và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho bảy đội gồm các kỹ sư và nhà thiết kế làm việc liên tục để tạo ra các giải pháp sáng tạo nhằm giúp trẻ em khuyết tật vượt qua khó khăn. Ban tổ chức đã tổ chức một sự kiện chúc mừng tại Khách sạn Novotel Saigon vào ngày chủ nhật 5/6/2016 tại TPHCM. Tại đây, các đội đã có cơ hội thử nghiệm các mô hình sản phẩm của mình trước sự chứng kiến của ban giám khảo.

Video liên quan

Chủ Đề