Tại sao sốt lại mất nước

Hầu như ai trong chúng ta cũng biết khi sốt cần phải uống nhiều nước vì việc bổ sung nước vừa giúp độc tố bị đào thải nhanh hơn vừa giúp cơ thể đỡ kiệt sức. Tuy nhiên, sốt uống nước gì và uống như thế nào thì không phải ai cũng hiểu đúng. Cũng từ không hiểu đúng mà dễ uống sai cách, sai loại nước, khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên, cơn sốt càng lâu hạ.

1. Những lý do gây ra sốt

Sốt là khi thân nhiệt cơ thể tăng trên 37.5 độ C do nhiều nguyên nhân gây ra, phổ biến nhất gồm:

- Sự tấn công của virus khiến cơ thể mệt mỏi và sốt.

- Sốt rét do ký sinh trùng gây nên khiến người bệnh bị sốt ở nhiệt độ cao, buồn nôn, ớn lạnh, đổ mồ hôi.

Virus là một trong những tác nhân gây ra sốt

- Sốt xuất huyết do virus Dengue gây nên triệu chứng sốt cao trên 39 độ C, mệt mỏi, đau nhức người, chán ăn, dễ xuất huyết.

- Sốt thương hàn do vi khuẩn thương hàn trong nguồn nước ô nhiễm. Người bệnh thường sốt trên 40 độ C, tiêu chảy cấp, đau bụng.

- Cảm cúm gây sốt cao, ớn lạnh, ho, chảy nước mũi, đau họng,...

- Sốt do viêm gan gây ra triệu chứng chán ăn, mệt mỏi, vàng da,...

2. Khi bị sốt uống nước gì?

2.1. Vì sao khi bị sốt cần bổ sung nước cho cơ thể?

Sốt, đặc biệt là sốt cao rất dễ khiến cơ thể bị kiệt sức do mất nước, nếu không can thiệp kịp thời sẽ rất nguy hại cho sức khỏe. Sốt càng cao thì cơ thể càng mất nhiều nước, mệt mỏi và dễ bị suy nhược. Điều này được giải thích rằng: khi bị sốt, cơ thể sẽ có cơ chế tự bảo vệ bằng cách hạ nhiệt độ để làm mát bằng cách thở gấp, ra mồ hôi, hơi ẩm trên da bốc nhanh,... Lúc ấy, tất nhiên, người bệnh sẽ có nhu cầu bổ sung một lượng nước rất lớn để bù vào lượng nước mất đi từ cơ chế nêu trên.

Thêm vào đó, nước còn được xem là chất xúc tác cần có cho nhiều loại hoạt động và phản ứng hóa học để cơ thể được vận hành đúng hiệu suất, vi khuẩn và tác nhân gây sốt nhanh chóng bị đào thải ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu. Bởi vậy, khi bị sốt, để giúp cho quá trình phục hồi sức khỏe thì bổ sung nước luôn là việc làm cần thiết.

2.2. Uống nước như thế nào khi bị sốt?

Tham khảo sốt uống nước gì là điều nên làm nhưng người bệnh cũng cần phải biết uống nước thế nào cho đúng thì mới đạt được tác dụng như mong muốn.

- Khi bị sốt, mỗi ngày cần bù thêm cho cơ thể một lượng nước khoảng 1.5 - 2l. Có thể lựa chọn các loại sau: nước trái cây, dung dịch oresol,... để hạ nhiệt, thanh lọc cơ thể.

Sốt uống nước gì và uống như thế nào cần được tìm hiểu để thực hiện cho đúng

- Mỗi lần chỉ uống lượng nước vừa phải chứ không uống dồn dập nhiều nước một lúc, tránh gây sốc.

- Khi bị sốt, nên tránh uống một số loại nước:

+ Đồ uống có cồn: khiến cơ thể háo và mất nước nhanh hơn nên tăng nguy cơ khiến cơn sốt kéo dài lên.

+ Nước lạnh: làm co mạch máu, tác động xấu đến quá trình lưu thông máu, tăng thân nhiệt, viêm họng, tăng nguy cơ đau đầu,...

+ Nước trà xanh: làm cho não bị kích thích, tăng đường huyết nên làm nhiệt độ cơ thể tăng lên, giảm tác dụng của thuốc hạ sốt.

2.3. Bị sốt uống nước gì để nhanh hạ sốt?

Khi bị sốt uống nước gì luôn là vấn đề được mọi người quan tâm. Nước ở đây không chỉ gồm nước lọc mà còn cần cả các loại nước trái cây nhiều dưỡng chất, các loại dung dịch vitamin và nước bù điện giải cho cơ thể.

- Nước cam

Nước cam có rất nhiều công dụng với cơ thể, nhất là những người bị sốt, điển hình như: tăng cường hệ miễn dịch để điều hòa chức năng cơ thể chống lại tác nhân gây sốt, đào thải độc tố gây sốt ra ngoài cơ thể, điều hòa nhiệt độ giúp hạ sốt dễ hơn, kích thích tiêu hóa, cung cấp nước và chất điện giải, ngăn ngừa thiếu máu,...

Vì thế, khi bị sốt, bên cạnh nước lọc, người bệnh có thể tăng cường uống nước cam là điều rất nên làm. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng: không uống nước cam khi đói để tránh làm gia tăng lượng axit gây tổn thương niêm mạc dạ dày, không uống nước cam cùng với các loại thuốc dễ phá hủy cấu trúc và khiến thuốc mất hoạt tính, không uống nước cam với sữa vì dễ gây đầy hơi hoặc rối loạn tiêu hóa.

Các loại nước hoa quả rất tốt cho người bị sốt

- Nước từ các loại hạt đậu

Nước từ các loại đậu như: đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ,... giúp cơ thể nhanh hạ nhiệt, nhanh phục hồi năng lượng và cảm thấy dễ chịu hơn. Khi nấu nên pha lẫn thêm chút muối và đường để vị nước dễ uống.

- Nước diếp cá

Rau diếp cá có tính mát nên sẽ hạ sốt rất nhanh đồng thời giảm thiểu tình trạng táo bón, giúp giải độc và tiêu đờm. Sốt uống nước gì không thể bỏ qua loại nước mát lành này bằng cách xay sống, cho thêm vài hạt muối vào uống trực tiếp hoặc cho thêm ít đường phèn và nước vo gạo vào đun sôi để uống trong ngày. Có một lưu ý nhỏ rằng, nếu sốt kèm theo hiện tượng đi ngoài thì tốt nhất không nên uống nước diếp cá bởi nó sẽ chỉ khiến bệnh thêm trầm trọng hơn mà thôi.

- Nước dừa

Công dụng của nước dừa tương tự như nước oresol nên nó sẽ cung cấp vitamin C, kali và chất điện giải cho cơ thể. Nếu chưa biết bị sốt uống nước gì thì nên bổ sung ngay nước dừa vào danh sách của mình. Uống nước dừa thành nhiều lần trong ngày sẽ giúp cơ thể bớt mệt mỏi và hạ sốt nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu sốt kèm theo đầy bụng thì không nên uống nhiều nước dừa, đặc biệt là vào buổi tối.

Biết sốt uống nước gì tuy cần thiết nhưng người bệnh cũng không nên quên uống sao cho đúng cách thì mới đạt được mục đích như mong muốn. Ngoài việc làm này người bệnh cũng cần tìm ra tác nhân gây bệnh, có phương án can thiệp đúng thì mới có thể sớm chấm dứt cơn sốt. Bất kỳ thời điểm nào cần sự hỗ trợ y tế, hãy liên hệ tổng đài 1900 56 56 56, chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn lòng giúp bạn có những phương án tốt nhất cho sức khỏe.

Lịch sử của bệnh nên bao gồm cường độ và thời gian sốt và phương pháp đo nhiệt độ. Cơn sốt rét run [nghiêm trọng, rung lắc, hai hàm răng đập vào nhau- không chỉ có cảm giác lạnh] cho thấy sốt do nhiễm trùng nhưng không đặc hiệu. Đau là một đầu mối quan trọng xác định vị trí nhiễm trùng; bệnh nhân nên được hỏi về đau ở tai, đầu, cổ, răng, cổ họng, ngực, bụng, sườn, trực tràng, cơ và khớp.

Các triệu chứng cục bộ khác bao gồm ngạt mũi và / hoặc chảy dịch, ho, tiêu chảy và các triệu chứng tiết niệu [tần số, mót tiểu, chứng khó tiểu]. Sự có mặt của phát ban [bao gồm cả tự nhiên, vị trí, và thời điểm bắt đầu có liên quan đến các triệu chứng khác] và hạch bạch huyết có thể giúp ích.

Nên xác định sự tiếp xúc với nguồn lây và chẩn đoán của họ.

Khám toàn thể giúp xác định các triệu chứng của bệnh mãn tính, bao gồm cơn sốt hồi quy, đổ mồ hôi ban đêm và giảm cân.

Tiền sử bệnh nên đặc biệt bao gồm những điều sau đây:

  • Các điều kiện được biết đến có xu hướng gây nhiễm [ví dụ như nhiễm HIV, tiểu đường, ung thư, ghép tạng, bệnh hồng cầu hình liềm, rối loạn van tim - đặc biệt nếu có van nhân tạo]

  • Các rối loạn khác có thể gây sốt [ví dụ, thấp khớp, SLE, gout, bệnh sarcoidosis, cường giáp, ung thư]

Hỏi về du lịch gần đây bao gồm địa điểm, thời gian kể từ khi trở về, địa phương [ví dụ ở nước láng giềng, chỉ ở các thành phố], tiêm chủng trước khi đi du lịch, và bất kỳ sử dụng thuốc chống sốt rét dự phòng [nếu cần].

Tất cả bệnh nhân cần được hỏi về các phơi nhiễm có thể xảy ra [ví dụ như thực phẩm hoặc nước không an toàn, côn trùng cắn, tiếp xúc động vật, hoặc quan hệ tình dục không được bảo vệ].

Cần lưu ý tới lịch sử tiêm vắc xin, đặc biệt là chống lại viêm gan A và B và chống lại các sinh vật gây viêm màng não, cúm, hoặc nhiễm khuẩn phế cầu.

Lịch sử dùng thuốc nên bao gồm các câu hỏi cụ thể về các vấn đề sau:

Lượng dịch và chất điện giải cần cho sự trao đổi chất cơ bản cũng phải được tính đến. Việc duy trì có liên quan tới tốc độ chuyển hoá và ảnh hưởng bởi nhiệt độ cơ thể. Lượng dịch mất khó nhận biết [mất dịch do bay hơi từ da và đường hô hấp] chiếm khoảng một phần ba tổng lượng nước duy trì [ở trẻ nhỏ nhiều hơn một chút và ít hơn ở trẻ vị thành niên và người lớn].

Lượng dịch duy trì có thể được thêm vào như một sự truyền dịch cùng lúc riêng biệt, để tốc độ dịch truyền bù cho lượng dịch mất và dịch tiếp tục mất đi có thể được thiết lập và điều chỉ riêng rẽ với tốc độ dịch duy trì.

Các ước tính cơ bản bị ảnh hưởg bởi sốt [tăng 12% mỗi độ > 37.8° C], hạ thân nhiệt, và hoạt động [ví dụ, tăng trong cường giáp hoặc trạng thái động kinh, giảm trong hôn mê].

Cách tiếp cận truyền thống để tính toán thành phần của dịch duy trì cũng dựa trên công thức Holliday-Segar. Theo công thức đó, bệnh nhân cần

  • Natri: 3 mEq / 100 kcal / 24 h [3 mEq / 100 mL / 24 giờ]

  • Kali: 2 mEq / 100 kcal / 24 giờ [2 mEq / 100 mL / 24 giờ]

[Lưu ý: 2 đến 3 mEq / 100 mL tương đương 20 đến 30 mEq / L.]

Do khả năng giảm natri huyết phát sinh trong điều trị, nhiều trung tâm hiện đang sử dụng dung dịch đẳng trương hơn như nước muối 0,45% hoặc 0,9% để duy trì ở trẻ bị mất nước. Sự thay đổi này cũng có lợi cho phép sử dụng dung dịch tương tự để thay thế lượng dịch tiếp tục mất và cung cấp lượng dịch để duy trì, giúp đơn giản hóa việc điều trị. Mặc dù việc lựa chọn dung dịch nào thích hợp vẫn còn nhiều tranh cãi, tất cả các bác sĩ lâm sàng đồng ý rằng điều quan trọng là theo dõi chặt chẽ bệnh nhân mất nước được truyền dịch đường tĩnh mạch, có thể bao gồm giám sát nồng độ chất điện giải trong huyết thanh.

Video liên quan

Chủ Đề