Vì sao chúng ta cần học tập suốt đời

Học tập là công việc gắn bó với con người từ bao đời nay. Có thể nói, không một bước phát triển nào của văn minh nhân loại mà không gắn với việc học. Tuy nhiên, nhận thức về vai trò, ý nghĩa, cách thức của việc học tập ở mỗi thời đại, mỗi xã hội cũng có những chỗ khác nhau. Đã xa rồi lối suy nghĩ học tập chỉ dành cho người trẻ tuổi, chỉ cần học lấy bằng cấp, học một cách thụ động… Ngày hôm nay chúng ta tổ chức buổi lễ này là để cùng nhắc nhở nhau tiếp tục gây dựng một phong trào học tập rộng khắp, thường trực và lâu dài, học có phương pháp, học tập cho mọi đối tượng.Hiếu học, ngày xưa được xem như một truyền thống tốt đẹp của người Việt. Việc học ngày nay không chỉ thể hiện truyền thống hiếu học tốt đẹp đó mà còn được xem như một trong những nhu cầu cơ bản tất yếu của đời sống, là cơ sở quan trọng để mỗi cá nhân phát huy tốt nhất năng lực bản thân, sống hạnh phúc hơn và thăng tiến hơn.Học tập không phải là việc ngày một, ngày hai mà là việc suốt đời, không chỉ là việc của một hay hai người mà là của tất cả mọi người, không chỉ học ở trường học mà là học ở tất cả mọi nơi. Tại sao lại như vậy?Thứ nhất, đất nước ta đang hướng đến việc hội nhập với các nước trong khu vực ASEAN, người lao động trong nước đang phải cạnh tranh với lực lượng lao động có trình độ và kỹ năng cao của khu vực. Xét ở khía cạnh mưu sinh, nếu không liên tục học tập, nâng cao chất lượng lao động về mọi mặt, trong tương lai chúng ta cũng có thể gặp nhiều khó khăn khi muốn khẳng định bản thân và cũng như cạnh tranh với bạn bè trong khu vực được ngay tại quê hương Việt Nam. Vì vậy, ngay từ bây giờ, các em học sinh cần tích cực chuẩn bị để trở thành những công dân toàn cầu.Thứ hai, gia đình là cái nôi đầu tiên của sự học. Cha mẹ luôn cần đồng hành và hỗ trợ con em mình trong hành trình khám phá tri thức. Muốn thế, không chỉ học sinh mà cả phụ huynh cũng phải học tập suốt đời để có thể bước đi cùng nhau.Đối với người thầy, nếu có ý thức học tập suốt đời, biết tự bù đắp và bổ sung tri thức, hơn hết là kỹ năng, thì lợi ích nhận được không phải chỉ cho bản thân mà còn cho học sinh, những điều các em xứng đáng được hưởng, như một quyền lợi.Cho nên ý thức học tập suốt đời phải được thấm sâu, lan tỏa, trở thành nhu cầu tự thân của từng cá nhân, từng tập thể. Mỗi người luôn cần có những hành động mạnh mẽ để phá vỡ những giới hạn hiện tại của tri thức, tự tạo ra những chân trời tri thức mới và không ngừng trau dồi kỹ năng sống cho bản thân.

Sự thay đổi đầu tiên là xây dựng người thầy trở thành hình mẫu trong việc chiếm lĩnh tri thức và hoàn thiện nhân cách. Người thầy thời đại mới là "người thầy đi tới" với những bước đi khám phá chứ không phải "người thầy đứng lại để chiêm nghiệm". Những bước đi đầu tiên trên hành trình của trò luôn cần bàn tay của người thầy. Song, người thầy thời đại mới phải hiểu rằng chỉ có một cách giữ các em ở lại lâu nhất trên hành trình học tập chính là việc thầy phải khơi dậy đam mê và nỗ lực hoàn thiện bản thân của trò, xây dựng tinh thần, thái độ học tập tích cực.

Nhiệm vụ của người thầy là giúp các em chuẩn bị về kiến thức, kỹ năng và phương pháp để các em đủ tự tin và vững vàng tiếp tục học tập khi rời nhà trường.Không chỉ ở phương pháp tiếp cận, quan niệm về môi trường học tập cũng phải thay đổi theo hướng mở rộng ra. Trường học là nơi học tập tốt nhất nhưng không phải là duy nhất bởi ta còn có thể học trong sách vở, học ngoài xã hội, học hỏi lẫn nhau…Trong môi trường giáo dục, nhà quản lý - giáo viên - học sinh đều cần ý thức về việc học hỏi lẫn nhau. Triết lý giáo dục mới khẳng định rằng mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh là mối quan hệ hai chiều của tác động và phản hồi và giáo viên vẫn có thể học ở học sinh nhiều điều thú vị. Với học sinh, các em không chỉ nhận được sự dạy bảo tận tình của thầy cô mà còn được dìu dắt bởi các anh chị cựu học sinh thành đạt trong cuộc sống. Đó là cơ hội để kinh nghiệm thực tế và những lời khuyên bổ ích được trao truyền.Tất cả những điều nói trên là minh chứng khẳng định môi trường học tập hiện nay đang rất rộng mở. Chúng ta đề ra những việc cần làm là để không ngừng phấn đấu vì mục tiêu cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội và tiếp tục củng cố niềm tin của xã hội đối với sự nghiệp giáo dục.Thiết nghĩ, cuộc vận động "Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời 2021" là một lời nhắc nhở cần thiết cho những người làm công tác giáo dục, đồng thời là lời kêu gọi đầy ý nghĩa cho mọi tầng lớp Nhân dân, gây dựng một phong trào học tập rộng khắp, thường trực và lâu dài, học tập suốt đời, học tập cho mọi đối tượng. Bởi nhờ học tập suốt đời mà chúng ta sẽ càng có khả năng thích ứng, phát triển và cộng tác trong một thế giới rộng mở như tổ chức UNESCO đã nêu "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình".

Mong ước rằng tinh thần học tập suốt đời luôn là điều mà mọi người dân đều ý thức và nỗ lực, đặc biệt là các cơ sở giáo dục mãi giữ vị trí tiên phong trên con đường hiện thực hóa ước mơ và nhờ đó sẽ ngày càng phát triển, có thêm nhiều sự đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của đất nước.

Bài nghị luận xã hội 200 chữ về câu nói: Học hỏi là việc làm suốt đời

  • Dàn ý Nghị luận về câu nói: Học hỏi là việc làm suốt đời
  • Nghị luận xã hội 200 chữ về câu nói: Học hỏi là việc làm suốt đời mẫu 1
  • Viết đoạn văn ngắn về câu nói: Học hỏi là việc làm suốt đời 200 chữ mẫu 2

Nghị luận xã hội 200 chữ về câu nói: Học hỏi là việc làm suốt đời vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mong rằng qua bài viết này các bạn có thêm nhiều tài liệu ôn tập cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây.

  • Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng anh hùng bàn phím trên mạng xã hội
  • Nghị luận xã hội 200 chữ về vấn đề giao tiếp thời công nghệ

Dàn ý Nghị luận về câu nói: Học hỏi là việc làm suốt đời

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề nghị luận: câu nói: Học hỏi là việc làm suốt đời.

2. Thân bài

a. Giải thích

Học hỏi: là việc mỗi cá nhân tự mình cố gắng, nỗ lực tiếp thu kiến thức, trau dồi bản thân và hình thành kĩ năng sống để hoàn thiện mình, khiến bản thân mình trở nên tốt hơn. Học hỏi để tiến bộ là một quá trình dài xuyên suốt cuộc đời con người.

b. Phân tích

- Biểu hiện của người có ý thức học hỏi:

Luôn cố gắng, nỗ lực học hỏi, tìm tòi những cái hay, cái mới, không ngừng học hỏi ở mọi lúc mọi nơi.

Có ý thức tự giác, không để người khác phải nhắc nhở về việc học của mình.

Học đến nơi đến chốn, không bỏ dở giữa chừng, có hệ thống lại bài học, rút ra bài học, kinh nghiệm cho bản thân từ lí thuyết, sách vở.

- Vai trò, ý nghĩa của việc có ý thức học hỏi:

Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống.

Tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác.

Người biết tự học là người có ý thức cao, chủ động trong cuộc sống của chính mình, những người này sẽ đi nhanh đến thành công hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những người ham học, có tinh thần tự học và thành công để minh họa cho bài văn của mình.

d. Phản đề

Bên cạnh những tấm gương tốt về tinh thần tự học hỏi, chúng ta cần phê phán những tư tưởng sai lệch. Đó là những người không thấy được tầm quan trọng của việc học dẫn đến không có tinh thần chủ động học hỏi. Luôn ỷ lại, lười nhác, không có ý chí, nghị lực, học tới đâu hay tới đó.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: câu nói: Học hỏi là việc làm suốt đời và nêu cảm nghĩ, liên hệ bản thân.

Nghị luận xã hội 200 chữ về câu nói: Học hỏi là việc làm suốt đời mẫu 1

Mỗi chúng ta ai cũng biết để thành công và nên người phải trải qua quá trình học tập và trau dồi bản thân một cách nghiêm túc. Nhưng việc học không chỉ đơn giản là học trong sách vở hay học khi mình còn trẻ mà học hỏi là việc suốt đời. Học hỏi là việc mỗi cá nhân tự mình cố gắng, nỗ lực tiếp thu kiến thức, trau dồi bản thân và hình thành kĩ năng sống để hoàn thiện mình, khiến bản thân mình trở nên tốt hơn. Học hỏi để tiến bộ là một quá trình dài xuyên suốt cuộc đời con người. Khi ta còn nhỏ ta học đi, học nói, học cách thích ứng với môi trường xung quang. Lớn hơn một chút trong độ tuổi đến trường ta học kiến thức từ thầy cô, sách vở, trau dồi đạo đức trong môi trường học đường. Khi ra đời ta học cách đối nhân xử thế, đối mặt với những khó khăn, sóng gió để có chỗ đứng trong xã hội, để cống hiến những điều tốt đẹp cho công cuộc phát triển chung. Khi có gia đình ta học cách yêu thương, bao dung, kiên trì, nhẫn nại. Về già ta học cách buông bỏ những bộn bề để hướng đến bình yên,… Học hỏi ở mỗi giai đoạn lại là những công cuộc khác nhau, chỉ cần ta lơ là trong học tập, ta sẽ bị thụt lùi về sau. Ngay từ bây giờ, chúng ta hãy luôn cố gắng, nỗ lực học hỏi, tìm tòi những cái hay, cái mới, không ngừng học hỏi ở mọi lúc mọi nơi; có ý thức tự giác, không để người khác phải nhắc nhở về việc học của mình và học đến nơi đến chốn, không bỏ dở giữa chừng, có hệ thống lại bài học, rút ra bài học, kinh nghiệm cho bản thân từ lí thuyết, sách vở. Việc tự hỏi hỏi giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống và giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Tuy nhiên, bên cạnh những tấm gương tốt về tinh thần tự học hỏi, chúng ta cần phê phán những tư tưởng sai lệch. Đó là những người không thấy được tầm quan trọng của việc học dẫn đến không có tinh thần chủ động học hỏi, luôn ỷ lại, lười nhác, không có ý chí, nghị lực, học tới đâu hay tới đó. Những người này cần thay đổi và cố gắng học tập hơn nếu muốn có được một cuộc sống tốt đẹp, ý nghĩa hơn. Việc học là quan trọng và cần thiết đối với mọi lứa tuổi ở mọi thời kì. Hãy luôn nỗ lực trong học tập và trau dồi bản thân thật tốt để trở thành công dân tốt cho xã hội.

Viết đoạn văn ngắn về câu nói: Học hỏi là việc làm suốt đời 200 chữ mẫu 2

Nhà triết học vĩ đại nước Nga, V.I.Lê-nin từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Câu nói ấy đã trở thành phương châm giáo dục cho biết bao nhà trường. Điều đó khiến chúng ta suy ngẫm về việc, học hỏi là làm việc suốt đời. Học hỏi tức là thái độ cầu thị, muốn tìm hiểu, chiến lĩnh các kiến thức đời sống xã hội, mà có thể không cần phải học trong nhà trường. Việc học hỏi không nhất thiết phải trong một giai đoạn bắt buộc như độ tuổi đến trường. Để sống và làm việc tốt nhất, con người phải luôn sẵn sàng tinh thần học hỏi. Bởi chẳng có nhà trường nào đào tạo được con người bước ra đời là hoàn hảo, thành thục mọi kĩ năng, kĩ xảo. Con người vì luôn không hoàn hảo và muốn có cuộc sống tốt thì thái độ học hỏi là cần thiết và liên tục. Cho nên, “học hỏi là làm việc suốt đời” là lời khẳng định đúng đắn. Học cũng là cách làm việc mà chúng ta phải thực hiện cả đời có khi không hết, không xong. Chúng ta thực sự thán phục trước những thông tin như có cụ đã 70 tuổi rồi vẫn cố gắng học và tốt nghiệp đại học. Ông chủ thương hiệu gà rán KFC đến tận hơn 60 tuổi vẫn khởi nghiệp và thành công trên toàn thế giới. Điều gì khiến ông ấy lại có được vị trí như thế ngoài việc học hỏi đây! Bác Hồ vĩ đại của chúng ta cũng vậy, những năm cuối đời của Người, thư ký của bác vẫn nhìn thấy trên bàn làm việc có cuốn từ điển tiếng Tây Ban Nha. Bác là nhân chứng lớn nhất cho tinh thần học hỏi và coi việc học hỏi là việc làm suốt đời của mình. Ấy vậy mà, nhiều bạn trẻ hiện nay lại coi thường việc học. Nóng vội, chủ quan, quá tự tin vào bản thân mình nên coi thường việc học. Thi thoảng lại thấy một cú vấp ngã gieo bao thất vọng cho người thân, nhưng rồi chứng nào tật ấy vẫn không thay đổi. Không học hỏi khác nào như người mù đi đường vậy. Cho nên ở bất cứ độ tuổi nào, việc học hỏi là cần thiết, thái độ học hỏi là ưu tiên hàng đầu cho mọi thành công.

------------------------------

Trên đây VnDo.com vừa giới thiệu tới các bạn Nghị luận xã hội 200 chữ về câu nói: Học hỏi là việc làm suốt đời, mong rằng bạn đọc có thể học tập tốt môn Ngữ văn 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 12, Tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

Video liên quan

Chủ Đề