Vì sao chúng ta phải học tập suốt đời

Vì sao phải suốt đời học tập và rèn luyện? Bác dạy: Hiền dữ đâu phải là tính sẳn, phần nhiều do giáo dục mà nên. Chính vì thế, con người tốt hay xấu là do rèn luyện mà nên. Từ tuổi học trò, đến lúc trở thành Chủ tịch nước, Bác không ngừng đấu tranh gian khổ, vươn lên tự hoàn thiện mình. Mỗi hành vi của mình, thật sự gần gũi, thân ái, Bác như đã hoá thân trong mọi tầng lớp nhân dân. Muốn đạt được đó phải thường xuyên khổ luyện, khổ luyện đến mức thành nếp sống, thành thói quen như tiết kiệm thời gian, tiền của nhân dân, làm việc đúng giờ, đã hứa thì phải cố gắng làm, phải vì lợi ích của dân mà làm, cán bộ là đầy tớ dân.

Bác nói về sự tự rèn luyện:

Gạo đem vào giã bao đau đớn,

Gạo giã xong rồi trắng tựa bông,

Sống ở trên đời người cũng vậy,

Gian nan rèn luyện mới thành công

Hay câu: Ngọc càng mài càng sáng,

Vàng càng luyện càng trong

Lửa thử vàng, gian nan thử sức

Bác dạy thanh niên: Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên .

Dù chưa một lần được gặp Bác khi Người còn sống, nhưng qua những tư liệu, hình ảnh hoạt động, tư tưởng và đạo đức của Người qua hơn 60 năm sống và chiến đấu, lãnh đạo cách mạng trong và ngoài nước để lại, cũng như qua những câu chuyện thật được các nhân chứng sống kể lại, chúng ta thật tự hào về Bác, vì Bác không chỉ có kiến thức uyên bác, kết tinh trí tuệ Đông Tây kim cổ nhờ công học tập và hoạt động suốt mấy chục năm đầy gian khổ ở nước ngoài, trên cương vị lãnh đạo cách mạng trong nước, Bác luôn hoàn thiện nhân cách của mình, luôn ung dung, tự tại, hoà mình, lịch sự, ân cần, nồng nhiệt tạo nên sức mạnh cảm hóa mọi tầng lớp nhân dân, kể cả những người thuộc phe đối lập.

Bác dạy mọi người: Còn sống thì phải học tập và hoạt động cách mạng suốt đời và chính Bác là tấm gương sáng ngời về điều ấy, đã làm cho toàn thế giới ngưỡng mộ, được Unessco công nhận là danh nhân văn hóa thế giới, anh hùng giải phóng dân tộc, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người.

Theo những câu chuyện về cuộc đời của Bác được ghi lại, cho thấy việc học tiếng nước ngoài của Bác thật làm chúng ta nễ phục vô cùng, nhất là trong những những nǎm tháng hoạt động cách mạng ở nước ngoài, vừa lao động kiếm sống, vừa tìm mọi cách để học tập, Bác tận dụng công việc để có thể học được, nhất là học tiếng nước người. Bác có cách học rất hay là hàng ngày trước khi thức dậy, Bác viết lên cánh tay mấy từ mới để khi vừa làm vừa nhẩm học, đến khi chữ mờ hết thì Bác cũng đã thuộc. Bác dùng ngoại ngữ làm phương tiện để đấu tranh. Bác tập viết báo rồi trở thành chủ bút tờ báo của thợ thuyền, Bác đọc nhiều, viết nhiều với mục đích thật đơn giản là đem kiến thức đó về giải phóng dân tộc.

Trên cương vị cao nhất của Đảng, của Nhà nước, Bác dù bận trǎm công nghìn việc, sau này dù tuổi cao, sức khoẻ kém, Bác vẫn không ngừng học tập đọc thêm nhiều tài liệu, sách báo trong nước và nước ngoài. Bác sống được là nhờ ý chí rèn luyện thân thể.

Thói quen làm việc đúng giờ, Bác luôn giữ, dẫu ở đâu, lúc nào, nên anh em phục vụ gọi Bác là " Đồng hồ" chính xác. Bác đã hẹn ai là Bác đến đúng giờ. Một lần xe đưa Bác đi trên đường, trời đỗ bão, cây cối ngổn ngang, xe không đi được, Bác vẫn tìm cách đến đúng hẹn. Bác luôn giữ nếp sinh hoạt và rèn luyện. Khi về Hà Nội, hàng ngày đúng giờ, Bác tập thêm môn quyền để nâng cao sức khoẻ và trí tuệ. Bước vào cuộc trường kỳ kháng chiến, đi xe ôtô không tiện Bác đi xe đạp, đi ngựa, để khi đi công tác hay hội họp được chủ động.

Bác rèn luyện để có thói quen làm việc khoa học. Nước nhà mới được Độc lập, công việc nhiều, Bác sắp xếp thời gian hợp lý nên công việc bảo đảm đúng thời gian đặt ra. Bác vẫn dành thời gian để gặp mặt, tiếp xúc với đồng bào, các đoàn thể, viết báo tuyên truyền cách mạng, vẫn có phút giây thanh thản thả tâm hồn với những vần thơ. Ung dung tự tại một phong cách, một lối sống Hồ Chí Minh. Trí tuệ mẫn tiệp ở Bác cũng do dày công khổ luyện mới có. Sau cách mạng Tháng Tám, thế nước "nghìn cân treo sợi tóc" mỗi quyết định của Bác có ảnh hưởng đến sự sống còn của sự nghiệp cách mạng, tồn vong của dân tộc. Việc quản lý một nhà nước đối với Bác cũng như những người đồng sự chưa có truyền thống kinh nghiệm nhưng nhờ có kiến thức tổng hợp tin dân và dựa vào dân, nên con thuyền cách mạng vượt qua thác ghềnh cập bến thắng lợi Nhờ dày công rèn luyện đã hình thành ở con người Bác một sức mạnh cảm hoá mãnh liệt, tự nhiên. Cảm hoá mọi trái tim, mọi tính cách con người. Những người đứng về phe chống đối cũng phải thừa nhận "Ông Hồ là người đối thủ chứ không phải kẻ thù. Giáo sư Pôn-muýt người nhận sứ mệnh đến thuyết phục Bác cũng bị chính sức mạnh cảm hoá của Bác thuyết phục.

Ở Bác sống là một cuộc đấu tranh. Khi ốm đau Bác tự chịu đựng, không làm phiền đến người khác, ngược lại còn động viên những người xung quanh. Không bao giờ Bác kêu ca phàn nàn bộc lộ vẻ mệt nhọc ra ngoài. Chỉ có bộc lộ niềm vui phấn khởi sự đồng cảm để truyền thêm sức mạnh tinh thần cho đồng chí, đồng bào.

Bác tự nhận Bác có thói quen xấu là hút thuốc lá. Nǎm 1966, do sức khoẻ giảm sút, bác sỹ đề nghị Bác bỏ thuốc, Bác nói "Bác hút thuốc từ lúc còn trẻ nay đã thành thói quen, bây giờ bỏ thì tốt nhưng không dễ, các chú phải giúp Bác bỏ tật xấu này". Rồi Bác tự đề ra chương trình bỏ thuốc dần dần, lúc đầu giảm số lượng điếu hút trong ngày, trong giờ. Dần dần một điếu Bác chỉ hút một hơi rồi dụi vào lọ thuỷ tinh. Bác hút thưa dần rồi sau bỏ hẳn. Còn chuyện uống rượu cũng vậy. Rượu Bác uống không nhiều, không uống rượu quá mạnh uống một ít, trước bữa ǎn cho ngon miệng hoặc khi có khách quý, khi tuổi già sức khỏe yếu, Bác tập bỏ thuốc và bỏ luôn cả rượu, cũng như bỏ thuốc, bỏ rượu, Bác cũng làm từ từ Bác để chai nước uống trên bàn, Bác nói vui: chai "Vốt ka" của Bác đấy. Khi bỏ được thuốc, được rượu Bác làm thơ kỷ niệm:

Thuốc kiêng rượu cự đã ba nǎm

Không bệnh là tiên sướng tuyệt trần...

Tuổi cao thường run tay khó viết, nhưng Bác viết nhiều viết khoẻ là nhờ rèn luyện thường xuyên, Bác có thói quen vừa đọc sách vừa luyện gân bàn tay bằng cách bóp hai hòn cuội trắng có từ ngày chiến khu. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng Bác đi nhiều nên rèn luyện cho mình một sức khoẻ dẻo dai, nhanh nhẹn. Hàng ngày Bác dành thời gian nghỉ ngơi, đi bách bộ, chân bị tê thấp, Bác tập đi từng bước, ngồi toạ tĩnh tập khí công, rồi lại từng bước đi tiếp, để tập nhảy cao, Bác trồng một bờ cây dâm bụt hàng ngày Bác tập nhảy qua. Nǎm 1960 Bác bị rối loạn tuần hoàn não mức độ nhẹ nửa người bên phải bị liệt. Bác kiên trì luyện tập, kết hợp xoa bóp nên đỡ dần. Bác dùng gậy tập đi, điều độ, đúng mức, đúng phương pháp nên chức nǎng thần kinh dần dần được phục hồi. Khi có thể đi lại được Bác ít dùng gậy vì theo Bác dùng gậy hay có thói quen ỷ lại. Khi tay bị yếu giơ lên khó khǎn, Bác lấy bức tường làm chuẩn tập nâng dần mỗi ngày một ít, dần dần tay giơ được cao. Bác tập phản xạ bằng cách ném, bắt bóng.

Tóm lại, muốn trở thành người cán bộ của Đảng, đem lại lợi ích đất nước và nhân dân không có cách nào khác là nói ít, làm nhiều, phải suốt đời học tập và rèn luyện theo những phương pháp, cách làm của Bác, từng ngày giảm bớt, đi đến khắc phục những hạn chế, khuyết điểm để hoàn thiện bản thân ngày một được tốt hơn, xứng đáng hơn với lòng tin của nhân dân./.

Thu Đãnh

Video liên quan

Chủ Đề