Vì sao có hiện tượng chảy máu cam

Chảy máu cam còn được nhiều gọi với cái tên khác là hiện tượng chảy máu mũi. Tình trạng thường xuất hiện khi phần niêm mạc mũi bị tổn thương từ bên trong hoặc chịu tác động của nhân tố bên ngoài. Qua bài viết, AiHealth sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn về các nguyên nhân chảy máu cam phổ biến hiện nay.

Phân loại hiện tượng chảy máu mũi

Trên thực tế, chảy máu cam được phân chia thành hai loại gồm chảy máu mũi trước và chảy máu mũi sau.

Phân loại bệnh chảy máu cam

Tình trạng chảy máu mũi trước

+ Gần 90% người bị chảy máu cam đều thuộc loại chảy máu mũi trước.

+ Máu được chảy từ vị trí vách ngăn của lỗ mũi, khu vực thường bao gồm nhiều mao mạch nhỏ và dễ bị phá vỡ nếu bị tác động của ngoại lực.

+ Trong điều kiện khí hậu hanh khô hoặc môi trường khô nóng cũng có thể dẫn đến tình trạng chảy máu mũi trước [Sử dụng lò sưởi hoặc máy điều hòa trong thời gian khá dài].

+ Niêm mạc bị khô sẽ dẫn đến tình trạng vách ngăn lỗ mũi xuất hiện các vết nứt nẻ, thường chảy máu và có vảy.

+ Chỉ xảy ra ở một bên cánh mũi.

+ Chảy máu mũi trước thường chỉ chảy một lượng máu khá nhỏ và có thể ngừng chảy nếu sơ cứu đúng cách. Máu sẽ luôn có xu hướng chảy ra phía trước.

Tình trạng chảy máu mũi sau

+ Chỉ chiếm khoảng 10% trường hợp bị chảy máu mũi và thường tạo ra tình trạng nghiệm trọng hơn nhiều.

+ Thường gặp ở những người cao tuổi, người có tiền sử bệnh cao huyết áp hoặc bị chấn thương ở vùng mặt và mũi.

+ Thường xuất hiện ở cả hai bên của lỗ mũi, máu chảy ra phía trước [giống với chảy máu mũi trước]. Tuy nhiên, nếu nằm ngửa về phía sau, máu có thể chảy vào trong và đi xuống cổ họng.

+ Máu chảy nhiều và kéo người bệnh rơi vào trạng thái nguy hiểm.

+ Cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để sơ cứu và kiểm tra cẩn thận.

Những nguyên nhân chảy máu cam thường gặp

Nguyên nhân của hiện tượng chảy máu cam

Như chúng ta đều biết, chảy máu cam là tình trạng chỉ xuất hiện khi các mạch máu trong mũi bị vỡ hoặc chịu tác động của ngoại lực. Hiện tượng có thể gặp ở mọi độ tuổi khác nhau, phổ biến nhất vẫn là các bé từ 2 đến 10 tuổi.

Đa phần, mọi trường hợp chảy máu mũi đều không thể xác định được nguyên nhân cụ thể. Nếu như bạn gặp phải tình trạng chảy máu cam, nguyên do có thể thuộc một trong những trường hợp sau:

+ Mũi bị khô và khiến các mạch máu trong mũi dễ bị vỡ hơn bình thường do thời tiết khô nóng, khí hậu khô khan.

+ Thói quen ngoáy mũi, vô tình tạo nên tổn thương cho niêm mạc mũi.

+ Chà xát hoặc dây mũi quá mạnh, ngoại lực tác động lên mạch máu.

+ Sử dụng một vài thành phần quá liều như cocaine, aspirin,…

+ Cơ thể bị cảm lạnh.

+ Thường xuyên hắc xì liên tục và quá mạnh, làm tổn thương cho mũi.

+ Dị ứng, bị nhiễm trùng vùng mũi, xoang và họng.

+ Dị vật bị nhét vào mũi làm mũi bị thương như viên bi, hạt cườm,…

+ Tác động từ ngoại lực bên ngoài: đánh nhau, ẩu đả,…

+ Thở oxy thông qua ống thông mũi.

+ Sử dụng các loại thuốc chống viêm, thuốc xịt mũi,…

+ Chấn thương vùng đầu, vỡ nền sọ hoặc gãy xương mũi.

+ Triệu chứng của bệnh rối loạn đông máu, chảy máu.

+ Tác động từ các khối u bệnh khiến bạn bị chảy mũi.

Nhìn chung, mũi là cơ quan dễ bị tổn thương trên cơ thể của con người. Vì vậy, bạn luôn phải cẩn thận và tránh những tác động ngoại lực tạo vết thương cho vùng mũi, khiến tạo nên tình trạng chảy máu mũi.

Trong trường hợp, bạn thường xuyên bị chảy máu cam và chảy nhiều không rõ nguyên nhân. Bạn nên đến khám tại những bệnh viện hoặc phòng khám uy tín để kiểm tra nguyên nhân chính xác của bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ giúp bạn đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất.

Điều trị tình trạng chảy máu cam

Dù nguyên nhân chảy máu cam của bạn thuộc dạng nào, bạn cũng cần nắm được một vài điểm sơ cứu quan trọng khi bị chảy máu mũi như sau:

Cách sơ cứu khi bị chảy máu cam

+ Đầu tiên, bạn ngồi với tư thế thẳng người.

+ Tiếp theo, Bạn điều chỉnh đầu hơi nghiêng về phía trước.

+ Cuối cùng, bạn sử dụng tay hơi bóp nhẹ mũi lại và thở đều từ từ bằng miệng trong khoảng 10 phút. Giữ nguyên tư thế đến khi máu ngừng chảy hoặc có dấu hiệu chảy chậm hơn.

Chảy máu cam luôn chịu nhiều tác động của những nguyên do khác nhau. Mong rằng những chia sẻ trên của dịch vụ bác sĩ riêng khám tại nhà đã giúp bạn biết được một vài nguyên nhân chảy máu cam thường gặp và tác hại của từng loại.

Chảy máu cam [hay chảy máu mũi] xuất hiện khi các mạch máu nhỏ ở mũi bị vỡ và chảy máu. Đây là hiện tượng hết sức phổ biến ở trẻ em và thường gây nhiều lo lắng cho phụ huynh. Đa số nguyên nhân là do nguyên nhân tại chỗ [nguyên nhân vật lý]. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp do các nguyên nhân liên quan đến các bệnh lý về máu. Vì vậy, cha mẹ cần nhận biết một số điều về chảy máu cam để có cách xử trí phù hợp.

Nguyên nhân chảy máu cam

  • Mạch máu quá nhạy cảm và có thể vỡ khi thời tiết hanh khô, hoặc khi sử dụng lò sưởi, máy điều hòa trong một thời gian dài.
  • Dị ứng, nhiễm trùng ở mũi họng và xoang.
  • Ngoáy mũi hay các loại chấn thương cục bộ khác.
  • Xì mũi quá mạnh.
  • Trẻ nhét dị vật vào mũi.
  • Vách ngăn mũi bị vẹo.
  • Một số loại thuốc như thuốc chống viêm, các loại thuốc xịt mũi.
  • Gãy xương mũi hay vỡ nền sọ [cần đặc biệt cẩn thận nếu chảy máu mũi xuất hiện sau chấn thương đầu].
  • Các khối u [lành tính và ác tính] có thể là thủ phạm gây chảy máu mũi [hiếm gặp].
  • Bệnh lý liên quan đến huyết học như: xuất huyết giảm tiểu cầu, bệnh lý do chất lượng tiểu cầu [bẩm sinh hay mắc phải], bệnh rối loạn đông máu, các bệnh về máu gây giảm tiểu cầu [suy tuỷ xương, lơ xê mi cấp…]

Nên làm gì khi trẻ bị chảy máu cam?

  • Đặt trẻ ngồi thẳng với tư thế đầu hơi nghiêng về phía trước
  • Bóp phía trên cánh mũi với lực đủ mạnh
  • Lót 1 khăn mỏng vào mũi rồi chườm đá lạnh lên trên
  • Nếu hiện tượng chảy máu mũi vẫn không dừng lại sau 20 phút, cần đến cơ sở y tế để được xử trí.

Khi nào trẻ cần đi khám chuyên khoa huyết học?

Khi trẻ bị chảy máu mũi, trước hết cần sơ cứu cho trẻ để cầm máu tại chỗ hoặc đến cơ sở Tai mũi họng gần nhất để cầm máu. Nếu trẻ có các dấu hiệu sau cần đến chuyên khoa Huyết học để khám sau khi đã được sơ cứu cầm máu tại chỗ:

  • Chảy máu mũi tái đi tái lại nhiều lần.
  • Cháy máu mũi đi kèm xuất huyết dưới da [bầm tím], thường xuất hiện ở hai chân, hoặc rải rác khắp cơ thể.
  • Chảy máu mũi kèm chảy máu ở khu vực khác như chảy máu chân răng, tụ máu, sung đau khớp, xuất hiện máu trong phân, nước tiểu, rong kinh hay cường kinh ở bé gái.
  • Chảy máu mũi kèm theo các triệu chứng khác như da xanh, sốt, gầy sút cân, kém ăn, hay quấy khóc, đau xương, nổi hạch, gan lách to.

Bác sỹ huyết học sẽ cho con bạn làm những xét nghiệm gì?

Khi bạn đưa con đến khám tại chuyên khoa huyết học vì chảy máu mũi, bác sỹ sẽ hỏi bệnh, thăm khám và có thể chỉ định một và xét nghiệm tuỳ theo tình trạng của trẻ. Một số xét nghiệm thường được tiến hành như:

  • Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi [để biết số lượng, thành phần các loại tế bào máu của trẻ]
  • Xét nghiệm đông máu cơ bản
  • Xét nghiệm chức năng tiểu cầu
  • Các xét nghiệm chuyên sâu khác [có thể phải chỉ định thêm dựa trên kết quả xét nghiệm ban đầu]

Những lưu ý khi đưa trẻ đi khám tại chuyên khoa huyết học?

  • Cần nêu rõ quá trình bệnh lý, tiền sử bệnh lý, tiền sử uống thuốc tẩy giun, các triệu chứng của trẻ khi được bác sỹ hỏi bệnh và thăm khám
  • Liệt kê chi tiết các loại thuốc đã dùng cho trẻ
  • Một số xét nghiệm về đông máu sẽ cần được lấy máu lúc đói [sau ăn 4h] để đảm bảo chất lượng xét nghiệm.

Như vậy, chảy máu cam là triệu chứng thường gặp và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi trẻ có chảy máu mũi, trước hết cần sơ cứu, cầm máu cho trẻ tại nhà hoặc tại cơ sở y tế. Khi có bất cứ dấu hiệu nào cảnh báo chảy máu mũi có liên quan đến các bệnh lý huyết học, cần đưa trẻ đến khám tại chuyên khoa huyết học để khám và được tư vấn kịp thời.

Mời các bạn theo dõi tư vấn sức khỏe về hiện tượng chảy máu cam với sự tham gia của TS.BS. Nguyễn Thị Mai, giám đốc Trung tâm Hemophilia, Viện Huyết học – Truyền máu TW.

ĐỊA ĐIỂM XÉT NGHIỆM – KIỂM TRA SỨC KHỎE
  1. Viện Huyết học – Truyền máu TW [phố Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, Hà Nội]: Từ 6h30 – 17h các ngày thứ 2 đến thứ 6 [khám theo bảo hiểm y tế, khám thu phí và khám theo yêu cầu]; 7h30 – 17h thứ 7 [khám theo yêu cầu].
  2. Các điểm hiến máu và xét nghiệm tại Hà Nội: 8h – 12h và 13h30 – 17h từ thứ 2 đến thứ 7.
  • Số 26 Lương Ngọc Quyến, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Số 132 Quan Nhân, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
  • Số 10, ngõ 122 đường Láng, Q. Đống Đa, Hà Nội

Khoa Bệnh máu trẻ em

Video liên quan

Chủ Đề