Nồng độ cồn 0 674 là bao nhiêu

Chiều tối 1.8, liên quan đến nữ sinh Hồ Hoàng Anh, học sinh lớp 12 Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn ở Ninh Thuận tử vong do tai nạn giao thông, ông Bùi Văn Kỳ, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Ninh Thuận, cho biết Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận đã có báo cáo liên quan đến kết quả xét nghiệm máu đối với nữ sinh này.

Dựng lại hiện trường tai nạn làm nữ sinh lớp 12 tử vong ở Ninh Thuận

Cơ quan chức năng TP.Phan Rang - Tháp Chàm dựng lại hiện trường vụ tai nạn

Ông Kỳ cho biết, Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận được Công an TP.Phan Rang - Tháp Chàm yêu cầu lấy mẫu kiểm tra nồng độ cồn của nạn nhân khi đưa vào cấp cứu do tai nạn giao thông theo quy định pháp luật.

Theo ông Kỳ, có 2 quy trình lấy mẫu xét nghiệm máu: Khi xảy ra tai nạn mà bệnh nhân đã tử vong thì Trung tâm Pháp y lấy mẫu; còn bệnh nhân bị tai nạn giao thông đang cấp cứu tại bệnh viện thì bệnh viện lấy mẫu. Trường hợp nữ sinh Hồ Hoàng Anh đang cấp cứu thì bệnh viện lấy mẫu xét nghiệm máu.

Hiện trường vụ tai nạn giao thông

Về nồng độ cồn của nữ sinh Hồ Hoàng Anh, lãnh đạo Sở Y tế Ninh Thuận cho biết quy định xét nghiệm mà có kết quả nồng độ cồn trong máu dưới 0,5023 mg/ml thì được coi là không có nồng độ cồn. Thực tế, các thức ăn như trái cây, sữa chua hay đồ uống có nước ngọt ga cũng có thể sinh ra nồng độ cồn nội sinh.

Như trường hợp nồng độ cồn của nữ sinh Hồ Hoàng Anh là 0,79 mg/100 ml máu, tương đương với 0,0079 mg/ml xem như bình thường. Ông Kỳ cho biết, Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận đã làm đúng quy trình xét nghiệm.

Như Thanh Niên ngày 27.7 phản ảnh, ông Hồ Hoàng Hùng gửi đơn khiếu nại đến các ngành liên quan trong tỉnh Ninh Thuận yêu cầu tiến hành giám định, đối chiếu mẫu máu của nạn nhân là em Hồ Hoàng Anh [con ông Hùng], tử vong do tai nạn giao thông vào sáng 28.6.

Theo đơn khiếu nại của ông Hùng, chiều 13.7, thay mặt Cơ quan điều tra Công an TP.Phan Rang - Tháp Chàm, một cán bộ thông báo cho gia đình “Kết quả kiểm tra nồng độ cồn của Hồ Hoàng Anh là 0,79 mg/100 ml máu”.

Gia đình ông Hùng kiến nghị tiến hành giám định, đối chiếu mẫu máu mà cơ quan y tế [Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận] đã xét nghiệm và cho rằng đó là mẫu máu của Hồ Hoàng Anh; đối chiếu kết quả nồng độ cồn [phải được lưu giữ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 26 ngày 23.7.2014 của Bộ Y tế, Bộ Công an] với mẫu máu của gia đình để xác định mẫu máu này có phải là của nạn nhân Hồ Hoàng Anh hay không? Yêu cầu tiến hành giám định nồng độ cồn của Hồ Hoàng Anh tại Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an tại TP.HCM theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự…

Tin liên quan

Nồng độ cồn được cho phép đối với lái xe hiện nay là bao nhiêu? Nếu vi phạm, mức phạt áp dụng sẽ là bao nhiêu? Có hình thức phạt bổ sung không?... Cùng Xechat.com tìm hiểu và giải đáp ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Nồng độ được cho phép đối với lái xe ô tô hiện nay

Căn cứ theo các nội dung quy định tại khoản 08 điều 08 Luật giao thông đường bộ 2008 [hiện hành] quy định về các hành vi nghiêm cấm khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông như sau:

  • Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng khi lưu thông trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
  • Điều khiển xe ô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50mg/100ml máu hoặc 0.25 mg/1 lít khí thở.

Như vậy, dựa trên các căn cứ quy định trên thì nồng độ cồn cho phép khi lái xe ô tô hiện nay là dưới 50mg/100ml máu hoặc dưới 0.25mg/1 lít khí thở. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng và mật độ xảy ra tai nạn giao thông ngày càng cao và nghiêm trọng nên Bộ Giao Thông - Vận Tải đã xin ý kiến đề xuất để sửa đổi một số điều quy định trong Nghị Định 46/2016 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Cụ thể, vào ngày 01/01/2020, người sử dụng bia, rượu hoặc chất kích thích tuyệt đối không được lái xe có nghĩa là nồng độ cồn trong máu không được vượt quá 0mg/100ml máu. Hiểu đơn giản là khi bạn lái xe tuyệt đối trong máu bạn không được có nồng độ cồn, tốt nhất người lái không nên uống bia, rượu hay thậm chí những thức uống có cồn, men trước khi lái xe.

Lái xe có nồng độ cồn trong máu vượt quá quy định sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?

Đối với xe ô tô

Mức xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ được áp dụng dựa trên căn cứ theo quy định của tại điều 05 Nghị định 46/2016/NĐ-CP, quy định cụ thể như sau:

Đối với nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50mg/100ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25mg/1 lít khí thở:

  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người Điều khiển xe vi phạm: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50mg/100ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25mg/1 lít khí thở [Căn cứ điểm a khoản 06 điều 05].
  • Hình phạt bổ sung: tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng, nếu gây tai nạn thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

 Đối với nồng độ cồn vượt quá 50mg đến 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,25mg đến 0,4mg/1 lít khí thở: 

  • Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người Điều khiển xe vi phạm: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50mg đến 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,25mg đến 0,4mg/1 lít khí thở [Căn cứ vào điểm b khoản 08 điều 05].
  • Hình phạt bổ sung: tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.

Ngoài ra, đối với những người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ, thì:

  • Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người Điều khiển xe [căn cứ vào điểm a khoản 09 điều 05] 
  • Hình phạt bổ sung: tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 04 đến 06 tháng.

Đối với xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện]

Căn cứ theo quy định tại điều 06 Nghị Định 46/2016/NĐ-CP quy định về việc xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ cụ thể như sau:

Đối với nồng độ cồn vượt quá 50mg đến 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,25mg đến 0,4mg/1 lít khí thở:

  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50mg đến 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,25mg đến 0,4mg/1 lít khí thở [Căn cứ vào khoản 06 điều 06]
  • Hình phạt bổ sung: bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

Đối với nồng độ cồn vượt quá 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,4mg/1 lít khí thở:

  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người Điều khiển xe vi phạm: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,4mg/1 lít khí thở [Căn cứ vào điểm c khoản 08 điều 06].
  • Hình phạt bổ sung: bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.

Trên đây là những thông tin chi tiết về nồng độ cồn cho phép và mức phạt áp dụng khi vượt quá nồng độ cồn là bao nhiêu, hy vọng sẽ giúp các lái xe có thể nắm rõ để tránh vi phạm, ảnh hưởng đến bản thân và những người xung quanh. Hãy luôn đồng hành cùng Xechat.com để khám phá thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích hơn nữa nhé!

Xác định nồng độ cồn để tiến hành xử phạt vi phạm giao thông là vấn đề thu hút khá nhiều sự quan tâm của người dân khi mà kể từ ngày 01/01/2020, Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia bắt đầu có hiệu lực. Theo đó, nhà nước nghiêm cấm người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. trong bài viết này, Luật Long Phan sẽ cung cấp cho Quý bạn đọc những thông tin cần thiết về vấn đề này.

Xử phạt vi phạm giao thông khi có nồng độ côn

Nồng độ cồn là gì?  

  • Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ một hoặc hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu bao gồm tinh bột của ngũ cốc, dịch đường của cây, hoa, củ, quả hoặc là đồ uống được pha chế từ cồn thực phẩm.
  • Bia là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm mạch nha [malt], đại mạch, nấm men bia, hoa bia [hoa houblon], nước.
  • Cồn thực phẩm là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử là C2H5OH và có tên khoa học là ethanol đã được loại bỏ tạp chất, đạt yêu cầu dùng trong thực phẩm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, có khả năng gây nghiện, ảo giác nặng với hệ thần kinh và gây ngộ độc cấp tính.
  • Độ cồn là số đo chỉ hàm lượng cồn thực phẩm có trong rượu, bia tính theo phần trăm thể tích. Độ cồn được tính bằng số mililít ethanol nguyên chất trong 100 ml dung dịch ở 20 °C.
  • Khi điều khiển phương tiện giao thông, cồn dễ làm cho hệ thần kinh mất khả năng nhận thức, tự chủ, mất khả năng xác định phương hướng và dễ khiến người điều khiển phương tiện gây ra tai nạn giao thông.
Xác định nồng độ cồn

Có bao nhiêu cách xác định nồng độ cồn

Xác định nồng độ cồn trong máu

Nồng độ cồn trong máu: C = 1.056*A:[10W*R]

Trong đó:

  • A là số đơn vị cồn uống vào [1 đvc tương đương 220ml bia [2/3 chai] nồng độ cồn 5%, 100ml rượu vang nồng độ cồn 13.5%, 30ml rượu mạnh nồng độ cồn 40%].
  • W là cân nặng.
  • R là hằng số hấp thụ rượu theo giới tính [R=0.7 đối với nam và R=0.6 đối với nữ].

Xác định nồng độ cồn trong khí thở

Nồng độ cồn trong khí thở: B = C:210

Các chiến sĩ cảnh sát giao thông sẽ tiến hành đo nồng độ cồn của người tham gia giao thông bằng “máy đo” nồng độ cồn.

Công an kiểm tra nồng độ cồn

Máy đo nồng độ cồn như thế nào là đúng quy định ?

Thiết bị đo nồng độ cồn này có chức năng đo nồng độ cồn trong hơi thở, thông qua đó xác định xem chủ thể có hay không sử dụng chất có cồn như rượu, bia,…

Theo các quy định hiện hành, các thiết bị đo nồng độ cồn phải đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm định theo văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam ĐLVN 107:2012 của Bộ KH-CN về phương tiện đo hàm lượng cồn trong hơi thở, được cấp chứng chỉ kiểm định như:

  • Tem kiểm định
  • Dấu kiểm định
  • Giấy chứng nhận kiểm định theo quy định

Về sai số, tiêu chuẩn cho phép sai số 0.020 mg/l hoặc 0.004% BAC với kiểm định ban đầu; hoặc 0.032 mg/l hoặc 0.006% BAC với kiểm định định kỳ.

Chu kỳ kiểm định phương tiện đo hàm lượng cồn là 1 lần/năm.

Mức phạt vi phạm do nồng độ cồn vượt quá được quy định như thế nào ?

Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, có hiệu lực từ ngày 01/01/2020.

Mức xử phạt nồng độ cồn đối với ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô

  • “Phạt” tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.
  • Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; không CHẤP HÀNH yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. Phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Mức xử phạt nồng độ cồn đối với xe mô tô, xe gắn máy

Chốt kiểm tra nồng độ cồn
  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.
  • Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.
  • Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. Phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Mức xử phạt nồng độ cồn đối với xe đạp, xe đạp máy [kể cả xe đạp điện], người điều khiển xe thô sơ khác

  • Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở
  • Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
  • Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.

Quý bạn đọc có bất cứ thắc mắc gì về bài viết trên hoặc cần được tư vấn luật hành chính về các quy định liên quan đến xử phạt vi phạm về an toàn giao thông, hãy liên hệ ngay đến Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được giải đáp miễn phí. Trân trọng!

Video liên quan

Chủ Đề