Vì sao có phong trào đối bình đẳng giới

Trang chủ / Công tác công đoàn

Trích từ nguồn Báo Hoatieu.vn

Hiện nay, việc thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của mọi người không phân biệt một tầng lớp, giai cấp nào. Có thể nói, trong số đó Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương về thực hiện bình đẳng giới mà chúng ta cần phải học hỏi.

Nhà thơ Tố Hữu đã từng ca ngợi Bác Hồ:

Bác ơi, tim Bác mênh mông thế

Ôm cả non sông mọi kiếp người

Vâng, trong những “kiếp người” chung của cả dân tộc, Bác đã giành sự quan tâm đặc biệt đến phụ nữ. Mà điều Bác quan tâm nhất là vấn đề giải phóng phụ nữ. Nếu vấn đề giải phóng phụ nữ là vấn đề cơ bản nhất trong các vấn đề của phụ nữ thì quyền bình đẳng giữa nam và nữ lại là nội dung quan trọng nhất, cốt lõi nhất của vấn đề này. Chính vì vậy mà Bác đã khẳng định: “Công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Đàn bà có quyền bình đẳng với đàn ông về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình”, vì sao Bác lại khẳng định như vậy?

Hơn ai hết, Bác là người hiểu rõ rằng: Trong xã hội, người phụ nữ là người bị áp bức, chịu đau khổ và thiệt thòi nhiều nhất: Dưới chế độ phong kiến, người phụ nữ không được coi trọng. Cái quan niệm: “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” ấy đã khiến chị em suy nghĩ thật xót xa:

“ Thân em như cái chổi đầu hè

Phòng khi mưa gió cho chàng chùi chân”

Do vậy, họ là nạn nhân của chế độ “đa thê”:

“Trai thì năm thê bảy thiếp

Gái chính chuyên chỉ có một chồng”

Chế độ đa thê ấy làm cho người phụ nữ lâm vào hoàn cảnh thật éo le. Vì vậy mà Bà chúa thơ nôm Hồ Xuân Hương đã phải cất lên tiếng chửi: “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung!”. Những hiện tượng trên làm nhức nhối mỗi chúng ta. Mặt khác, người phụ nữ phải làm việc nhiều nhất là các công việc nội trợ, việc gia đình dẫn đến sự thiếu thốn về thời gian, suy giảm thể lực. Lúc này có sự mâu thuẫn giữa hai chức năng: chức năng lao động xã hội với tư cách là một công dân bình đẳng với nam giới; chức năng tái sản xuất sức lao động cho xã hội với tư cách là người vợ, người mẹ, người nội trợ trong gia đình nhưng vẫn chưa được bình đẳng với nam giới.

Quyền bình đẳng thật sự của người phụ nữ theo Bác là người đứng ngang hàng với đàn ông để hưởng mọi quyền công dân. Thực chất của vấn đề bình đẳng nam nữ được Bác quan tâm không chỉ ở góc độ chính trị mà còn ở cả góc độ kinh tế, không chỉ ngoài xã hội mà trong cả lĩnh vực gia đình, gia tộc; không chỉ ở góc độ nghĩa vụ mà còn là quyền lợi: quyền bầu cử và ứng cử, quyền được đào tạo, học hành, quyền được tham gia lao động xã hội, được tự do trong hôn nhân, được tham gia vào các cấp lãnh đạo quản lý Nhà nước và Đảng...

Với cương vị của một Chủ tịch nước, trong những lo lắng quan tâm chung cho đồng bào cả nước, Bác luôn quan tâm tới sự bình đẳng của phụ nữ Việt Nam. Rất nhiều lần Người phê phán những thái độ đối xử không tốt đối với phụ nữ như coi thường không tin tưởng chị em, tệ đánh vợ...Mỗi hội nghị, nếu có đại biểu nữ, Bác thường mời lên đầu, ân cần hỏi han đến chuyện gia đình con cái, đến cuộc sống và những khó khăn riêng của chị em.

Cần phải nói rằng không phải ai cũng có được một cái nhìn tiến bộ về phụ nữ như Bác. Suốt chiều dài của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, những lời khen ngợi động viên, những đánh giá cao của người luôn là điểm tựa tinh thần lớn lao để phụ nữ nước ta hoàn thành nhiệm vụ. Tự hào thay khi Bác ca ngợi phụ nữ chúng ta:

“Phụ nữ ta chẳng tầm thường

Đánh đông dẹp bắc làm gương để đời”.

Chúng ta thật xúc động khi nghe Bác nhận xét chị Nguyễn Thị Định - một người phụ nữ Việt Nam tiêu biểu: “phó Tổng tư lệnh quân giải phóng là cô Nguyễn Thị Định. Cả thế giới chỉ nước ta có vị tướng quân gái như vậy. Thật là vẻ vang cho Miền Nam cho cả dân tộc!” Và Bác đã thay mặt cho Đảng, Nhà nước tặng phụ nữ Miền Nam nói riêng và phụ nữ Việt Nam nói chung 8 chữ vàng: "ANH HÙNG - BẤT KHUẤT - TRUNG HẬU - ĐẢM ĐANG".

Thái độ đối xử bình đẳng với phụ nữ của Bác không phải là cái gì khác ngoài lòng tin cậy, đánh giá cao vai trò và năng lực của người phụ nữ, động viên khơi dậy những năng lực tiềm tàng ở họ để làm tròn những trách nhiệm được giao.

Không những Bác quan tâm đến quyền bình đẳng của phụ nữ Việt Nam mà Bác còn quan tâm đến cả phụ nữ quốc tế. Khi đến thăm tượng Thần Tự Do ở Mỹ, trong khi rất nhiều chính khách viết những lời ca ngợi Thần với những ngôn từ đẹp nhất thì Bác, lúc đó là Nguyễn Ái Quốc đã ghi một câu đại ý: Thần Tự Do toả ánh sáng khắp nơi nhưng dưới chân Thần vẫn còn những người phụ nữ bị đánh đập. Bao giờ người phụ nữ nhất là người phụ nữ da đen mới được tự do, bình đẳng? Tấm lòng của Bác mênh mông sâu thẳm biết bao!

Mỗi giới đều có vai trò riêng của mình: “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, song để phụ nữ được bình đẳng với nam giới về mọi mặt, Bác cũng chỉ rõ: Giành lại quyền bình đẳng cho phụ nữ là cuộc cách mạng lâu dài, to lớn và khó nhất chứ không phải là việc: Hôm nay anh nấu cơm, quét nhà, rửa bát; ngày mai em rửa bát, quét nhà, nấu cơm; Cần có nhiều chủ trương chính sách, sử dụng biện pháp tổng hợp toàn diện về kinh tế, văn hoá xã hội để giải quyết vấn đề phụ nữ. Đặc biệt bản thân chị em phải tự lực tự cường phấn đấu để vươn lên, rèn luyện theo các tiêu chí: có sức khoẻ, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động sáng tạo, có lối sống văn hoá, có lòng nhân đạo để khẳng định mình.

Kế thừa tư tưởng tiến bộ của Bác về vấn đề bình đẳng giới, đất nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách thích hợp để phát huy vai trò thế mạnh của phụ nữ. Nghị quyết số 11 của Bộ chính trị - BCHTW Đảng khoá X về công tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước đã ghi rõ: “Phấn đấu đến năm 2020, cán bộ nữ tham gia cấp uỷ Đảng các cấp đạt từ 25% trở lên, nữ đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp từ 35 đến 40%, các cơ quan đơn vị có tỷ lệ nữ từ 30% trở lên, nhất thiết có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ...”

Có thể nói rằng tư tưởng giải phóng phụ nữ, đem lại quyền bình đẳng cho phụ nữ của Bác có ý nghĩa hết sức lớn lao: tư tưởng ấy đã chỉ dẫn cho người phụ nữ Việt Nam, cổ vũ chị em trên con đường đấu tranh đi tới bình đẳng tự do cùng nhân loại tiến bộ. Tư tưởng ấy cũng cho mỗi chúng ta một bài học nhân văn: coi trọng con người, tất cả vì con người.

Mỗi chinhg ta cần không ngừng học tập tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong công tác phụ nữ và thực hiện bình đẳng giới. Luôn quan tâm chia sẽ với cán bộ nữ trong cơ quan cũng như mẹ, chị và em trong gia đình, góp phần xây dựng nước ta giàu mạnh, bình đẳng, tự do, tạo điều kiện đưa phụ nữ Việt Nam trở thành một trong những phụ nữ thành đạt và có bản lĩnh trên thế giới.

'Ngày phái đẹp' nói chuyện bình đẳng giới

Cuộc đấu tranh để phụ nữ được hoàn toàn “bình đẳng” như đàn ông vẫn đang tiếp diễn, nó được gọi là phong trào “bình đẳng giới”. Vậy, phụ nữ đang bị đối xử bất công như thế nào?

Hình ảnh của phụ nữ bị lạm dụng?

Có người cho rằng “truyền thông đã sử dụng hình ảnh phụ nữ ở tất cả các chiều cạnh cho mục đích thương mại”. Ví dụ ở Việt Nam “trên tạp chí toàn hình ảnh các cô gái mà ít thấy đàn ông”, tạp chí The Sun ở bên Anh thậm chí dành hẳn trang 3 cho các cô gái ngực trần…

Người ta có lẽ thương cho các cô gái trên tạp chí mà không nghĩ rằng, những cô gái ấy không chụp ảnh không công, thu nhập của các người mẫu trên tạp chí chắc chắn là cao hơn nhiều công việc “ổn định” của dân văn phòng. Và nếu thế tại sao không thương cho những người mẫu nam vốn không thể kiếm một hợp đồng nhẹ nhàng mà lương cao ấy.

Tôi thật sự nghi ngờ rằng chính các cô người mẫu sẽ không thích cái phong trào “bình đẳng giới” nếu phong trào ấy lấy mất đi công ăn việc làm của họ.

Quá nhiều sức ép cho nữ giới?

Có người nói rằng không thích từ ‘thiên chức”, cái cách truyền thông Việt Nam hay nhấn mạnh từ này như đặt gánh nặng lên vai phụ nữ.

Tôi đồng ý quan điểm rằng đàn ông cũng phải biết chăm sóc con cái và làm việc nhà, nhưng việc báo chí hoàn toàn không đả động đến đàn ông trong những việc trên, nếu nhìn theo khía cạnh khác, thì có khác nào mặc định cho họ tất cả các việc còn lại, trong đó quan trọng nhất là kiếm tiền nuôi gia đình.

Nếu cứ máy móc mà bắt mọi thứ phải bình đẳng, thì chắc sẽ có phong trào đòi bình đẳng cho nam giới. Sẽ có những anh đòi ăn bám vợ, sẽ có những chàng trai đòi bạn gái phải tra tiền khi đi chơi hay đòi quyền được nhờ phụ nữ dắt hộ cái xe máy… Không, không có anh con trai nào dám mở mồm mà nói ra điều đó. Đấy cũng là bất bình đẳng đấy chứ, nếu cứ theo cái lý lẽ hai giới không được phép phân biệt.

Nam chịu ít sức ép hơn nữ giới ư? Cứ thử xem những con số thống kê về bệnh tật và tuổi thọ thì sẽ rõ.

Báo chí Việt Nam đăng nhiều ảnh phụ nữ “chân dài, da trắng, mắt to, ngực nở” làm ám ảnh các thiếu nữ, phụ nữ rằng mình chưa hoàn thiện ư? Vậy những thông tin “triệu đô”, “tiền tỷ”, “xế sang”… vốn không bao giờ thiếu trên các trang mạng hàng ngày thì gây sức ép lên phái nào?

Người ta nói phụ nữ bị đặt thêm lên đôi vai về vấn đề hình thức, tức là phải giữ sắc đẹp. Nhưng đàn ông cũng có vấn đề riêng của họ. Cụ thể, người phụ nữ có thể dễ dàng nói mình đang bị tăng cân hoặc có vài nếp nhăn do tuổi tác, nhưng chưa thấy trường hợp cụ thể một người đàn ông Việt nào dám lên truyền hình mà nói rằng “tôi bị yếu sinh lý” trong khi ở nước ngoài thì việc này hết sức bình thường. Vậy việc này có phải đàn ông đang bị “bất bình đẳng” hay không?

Nguyên nhân của sự “Bất bình đẳng”

Ông trời không cho ai tất cả, cũng không lấy của ai tất cả. Ông trời cho đàn ông sức mạnh, nhưng sức mạnh ấy suy giảm theo thời gian. Ông trời cho phụ nữ sắc đẹp, nhưng sắc đẹp ấy rồi cũng bị năm tháng lấy mất. Phụ nữ có thể bớt đẹp đi đấy, nhưng vấn đề “sinh lý” thì không đáng ngại lắm. Đàn ông có thể nhiều tuổi mà ngoại hình vẫn đẹp, nhưng “khoản kia” thì lại là vấn đề nan giải.

Những từ trong ngoặc kép như “sinh lý” hay “khoản kia” nói thẳng ra đều là vấn đề tình dục. Về vấn đề này, trong Thần thoại Hy Lạp có một vị thần có thể biến thành cả nam và nữ, vị thần này tiết lộ: Phụ nữ có khoái cảm gấp 10 lần đàn ông khi làm “chuyện ấy”. Còn theo khoa học hiện đại, nữ giới trung bình cũng nhiều cảm giác gấp 3 đến 4 lần nam giới.

Nghe có vẻ bất công cho nam giới. Nhưng khoan đã, hãy xem Thượng đế còn ban cho phụ nữ điều gì nữa: Thay vì chạy nhảy tung tăng, con gái cứ “đến tháng” là lại vô cùng khổ sở. Với bộ phận sinh dục cấu tạo phức tạp hơn, con gái cũng hay mắc bệnh trong cuộc sống thường ngày hơn. Các bạn đã đỏ mặt chưa? Chưa hết đâu, con gái phải vệ sinh hàng ngày còn con trai thì lười tắm thoải mái. Còn nữa, con trai quan hệ tình dục thoải mái mà không lo hậu quả còn con gái luôn phải chịu phải chịu phần thiệt nếu có chuyện gì xảy ra [ở đây cụ thể là việc có bầu].

Vậy đấy, cái giá của sự “sung sướng” là không hề rẻ. Nhưng thượng đế đã sinh ra con người với những đặc điểm giới tính như vậy và đó là sự khác biệt mà con người không thể thay đổi được.

Trong thể thao chẳng hạn, những môn thể thao đòi hỏi sức mạnh và nhiều va chạm khốc liệt như bóng đá hay các môn võ, đừng hỏi vì sao mà người ta lại thích xem nam giới thi đấu hơn, vì thô bạo quá còn đâu là nữ tính, còn đâu là sự duyên dáng nữa. Những môn mà nữ giới vẫn được yêu thích, đó là tennis, là bóng chuyền. Giải thích không khó: Tennis không làm xấu đi vóc dáng, không va chạm trực tiếp, động tác đẹp. Bóng chuyền thì chơi đơn giản, không đòi hỏi nhiều tài năng, chính vì thế mà nam giới môn này thì lại không được hâm mộ dù ai cũng cao ráo. Chúng ta chỉ thấy có Cúp bóng chuyền Nữ VTV chứ chưa có Cúp bóng chuyền Nam VTV bao giờ.

Như vậy, thêm một ví dụ cho thấy: Sự khác biệt giới tính có thể gây “bất công” ở chỗ này, nhưng lại bù lại bằng sự “bất công” ở nơi khác, và như thế có thể gọi là sự “bình đẳng” hay “công bằng” tương đối.

Một khía cạnh khác của “bất bình đẳng giới”

Công bằng chỉ là tương đối, nhưng như thế không có nghĩa là không đấu tranh với những bất công sờ sờ trước mắt.

Nhiều đàn ông vẫn còn mang nặng tư tưởng cũ, ví dụ như đã là đàn ông thì không bao giờ làm những việc như nấu cơm, rửa bát, giặt giũ… nếu có vợ ở nhà. Điều này xảy ra ngay cả khi chồng không kiếm được nhiều tiền hơn vợ.

Thật ra có nhiều người chồng vẫn chăm làm việc nhà đấy, nhưng không phải trên do sự “bình đẳng” mà là vì vợ không thích làm. Nhắc đến vấn đề này thì sẽ thấy một mặt hoàn toàn khác của vấn đề: nếu người vợ, vốn là người thích hợp hơn để làm việc nhà do đặc điểm giới tính mà lại không chịu làm thì cũng tương tự như đàn ông không thích làm trụ cột nuôi sống gia đình vậy.

Cái “chức phận” hay “thiên chức” rõ ràng là những thứ trời sinh ra đã thế, quy định ở cơ thể, ở hooc môn, ở gien không thể thay đổi được. Nam hay nữ, vẫn nên làm những việc phù hợp với những điều kiện được trời ban cho ấy để thể hiện nét đẹp giới tính và không bị xã hội coi thường.

Việc nhìn nhận một cách bình đẳng hoàn toàn khác với chối bỏ “thiên chức”, như đã là mẹ thì phải sinh con [chẳng nhẽ bắt chồng phải sinh?], sinh con xong thì phải cho con bú [vì người bố cũng không cho sữa được]. Việc may vá, đan lát, nấu nướng… vốn phù hợp với nữ giới, nếu đàn ông khăng khăng nhất quyết không làm thì không hay, nhưng nếu đòi “bình đẳng” mà nữ giới cũng chối bỏ luôn những việc đó thì đâu còn là nét đẹp của người phụ nữ.

Những việc phù hợp với giới tính về lâu dài gây ra quan niệm chỉ giới đó mới làm những việc đó, đó là điều sai lầm, nó gây sức ép với cả hai phía không chỉ riêng nữ giới. Nhưng việc muốn xóa bỏ hoàn toàn khoảng cách hay đảo lộn trật tự đó còn là điều sai lầm hơn nữa.

Nữ thì vẫn là nữ, nữ giới không thể vì nóng bức mà đòi cởi trần như nam, còn nam có muốn để ngực trần lên báo để kiếm tiền cũng chẳng được.

Bao giờ có bình đẳng về tình dục?

Quay trở lại vấn đề tình dục, có lẽ có một đặc điểm giới tính mà nữ giới sẽ đồng loạt kêu than rằng hoàn toàn bất công, đó là trinh tiết, tại sao ông trời lại ban cho họ cái đó để bị đặt gánh nặng về đạo đức.

Câu trả lời là: cũng giống như đàn ông, có được sức ép phải thành đạt nên họ có cơ hội để chứng tỏ tài năng. Trinh tiết cũng vậy, sức ép cũng đồng nghĩa với cơ hội chứng tỏ phần nào đức hạnh.

Còn nếu bạn không còn trinh tiết ư? Chẳng sao cả, vì “chữ trinh kia cũng có ba bảy đường”. Đến giờ mà còn chi li việc đó thì thật thiếu đàn ông. Nhưng đừng nghĩ vậy mà xem nhẹ cái chữ trinh ấy. Ở một đất nước thoáng nhất về “chuyện ấy”, Britney Spears và Justin Timberlake thủa còn sánh đôi đã từng mặc áo phông in dòng chữ kêu gọi không quan hệ tình dục trước hôn nhân. Sau này người ta biết được thông điệp đó là dối trá, nhưng việc đưa ra thông điệp rõ ràng là một sự khẳng định vẫn có những giá trị không thể phủ nhận ở ngay tại xứ sở tự do nhất thế giới.

Có vô cùng nhiều lý do để các cô gái không còn nguyên vẹn trước ngày cưới: tai nạn, bị cưỡng bức, quá yêu bạn trai cũ… nhưng cũng đừng coi việc không còn trinh tiết là chuyện tất nhiên, cùng một sự việc nhưng lý do khác nhau làm bản chất cũng khác nhau. Những cô gái sống buông thả đừng xếp mình vào chung với cô gái với các lý do liệt kê ở trên.

Sống thế nào là quyền của người đó, nhưng những tiêu chuẩn để đánh giá con người phần nào phụ thuộc trên giới tính không bao giờ mất đi, vì cuộc sống có thay đổi đến mức nào đi chăng nữa, phái mạnh vẫn phải tự chứng tỏ mình là phái mạnh dù có muốn hay không, và phái nữ cũng thế.

Hãy cứ đấu tranh, nhưng phải hợp lý. Nếu không, các bạn gái nhỡ đâu lại gặp phải một anh chàng yêu cầu bạn gái phải cung cấp mọi vật chất để nuôi sống mình theo đúng tinh thần “bình đẳng” tuyệt đối thì sao?

Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả.

Video liên quan

Chủ Đề