Vì sao dương lịch được gọi là công lịch

Mục lục

  • 1 Dương lịch chí tuyến
  • 2 Dương lịch thiên văn
  • 3 Phi dương lịch
  • 4 Âm dương lịch
  • 5 Cách tính dương lịch
  • 6 Xem thêm
  • 7 Tham khảo
  • 8 Liên kết ngoài

Dương lịch chí tuyếnSửa đổi

Nếu như vị trí của Trái Đất [hay Mặt Trời] được tính toán liên quan tới điểm phân [điểm xuân phân hay điểm thu phân] thì ngày tháng chỉ ra mùa [và như thế nó đồng bộ với xích vĩ của Mặt Trời]. Những loại lịch như thế được gọi là dương lịch chí tuyến.

Một năm lịch trung bình của loại lich như thế là xấp xỉ bằng một vài dạng của năm chí tuyến [thông thường hoặc là năm chí tuyến trung bình hoặc là năm xuân phân].

Các loại lịch sau là dương lịch chí tuyến:

  • Lịch Gregory
  • Lịch Julius
  • Lịch Bahá'í
  • Lịch Alexandria
  • Lịch Iran [lịch Jalāli]
  • Lịch Malayalam
  • Lịch Tamil
  • Dương lịch Thái

Các loại lịch kể trên đều có một năm thường bằng 365 ngày, và đôi khi được mở rộng bằng cách bổ sung thêm 1 ngày dư để tạo thành năm nhuận.

Dương lịch thiên vănSửa đổi

Nếu như vị trí của Trái Đất được tính toán liên quan tới vị trí của các định tinh thì ngày tháng của nó chỉ ra chòm sao hoàng đạo mà Mặt Trời có thể được tìm thấy gần đó. Những loại lịch như thế được gọi là dương lịch thiên văn.

Một năm lịch trung bình của những loại lịch này xấp xỉ năm thiên văn.

Lịch Hindu và lịch Bengal là dương lịch thiên văn. Chúng thông thường dài 365 ngày, nhưng hiện nay đã lấy thêm ngày dư để tạo ra năm nhuận.

Phi dương lịchSửa đổi

Các loại lịch có thể được gọi là phi dương lịch, như lịch Hồi giáo là một loại âm lịch thuần túy và các loại lịch được đồng bộ với chu kỳ giao hội của Sao Kim hoặc đồng bộ với các thời điểm mọc gần Mặt Trời của các ngôi sao.

Âm dương lịchSửa đổi

Các loại âm dương lịch cũng có thể được coi là 'dương lịch' ở một mức độ nhất định nào đó, mặc dù ngày tháng của chúng trên thực tế lại chỉ ra các pha của Mặt Trăng. Do một âm dương lịch điển hình có một năm bao gồm một số nguyên dương nhất định các tháng Mặt Trăng, nên ngày tháng của nó không chỉ ra được vị trí của Trái Đất trong chuyển động xung quanh Mặt Trời như ở trường hợp của dương lịch thuần túy. Lịch Trung Quốc là một loại âm dương lịch điển hình.

Cách tính dương lịchSửa đổi

  • Tháng 1 có 31 ngày.
  • Tháng 2 có 28 ngày hoặc 29 ngày [không có ngày 30, 31].
  • Tháng 3 có 31 ngày.
  • Tháng 4 có 30 ngày [không có ngày 31].
  • Tháng 5 có 31 ngày.
  • Tháng 6 có 30 ngày [không có ngày 31].
  • Tháng 7 có 31 ngày.
  • Tháng 8 có 31 ngày.
  • Tháng 9 có 30 ngày [không có ngày 31].
  • Tháng 10 có 31 ngày.
  • Tháng 11 có 30 ngày [không có ngày 31].
  • Tháng 12 có 31 ngày.

Xem thêmSửa đổi

  • Lịch bóng Mặt Trời

Tham khảoSửa đổi


Liên kết ngoàiSửa đổi

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Dương lịch.

Mục lục

  • 1 Các hệ thống lịch
    • 1.1 Dương lịch
      • 1.1.1 Các ngày sử dụng trong dương lịch
      • 1.1.2 Các lịch Julius và Gregory
      • 1.1.3 Cải cách trong tương lai
    • 1.2 Âm lịch
    • 1.3 Lịch tài chính
  • 2 Các phân chia trong lịch
  • 3 Các loại lịch khác
    • 3.1 Lịch hoàn thiện và không hoàn thiện
    • 3.2 Lịch thực dụng, lý thuyết và hỗn hợp
    • 3.3 Lịch tôn giáo
    • 3.4 Lịch quốc gia
    • 3.5 Lịch năng lượng mặt trời
  • 4 Sử dụng
    • 4.1 Sử dụng hiện tại
  • 5 Xem thêm
  • 6 Tham khảo
    • 6.1 Tài liệu
  • 7 Liên kết ngoài

Các hệ thống lịchSửa đổi

Các loại lịch được sử dụng hiện nay trên Trái Đất phần lớn là dương lịch, âm lịch, âm dương lịch hay lịch tùy ý.

  • Âm lịch được đồng bộ theo chuyển động của Mặt Trăng [các tuần trăng]; một ví dụ là lịch Hồi giáo.
  • Dương lịch dựa trên thay đổi thấy được theo mùa, được đồng bộ theo chuyển động biểu kiến của Mặt Trời; một ví dụ là lịch Ba Tư.
  • Âm dương lịch là lịch được đồng bộ theo cả chuyển động của Mặt Trăng và chuyển động biểu kiến của Mặt Trời; một ví dụ là lịch Do Thái.
  • Lịch tùy ý không được đồng bộ theo Mặt Trăng hay Mặt Trời; ví dụ như tuần hay ngày Julius được sử dụng bởi các nhà thiên văn học.
  • Lịch Maya
  • Lịch vạn niên[1] là cuốn lịch được dùng cho nhiều năm và được biên soạn theo chu kỳ ngày tháng năm. Những thông tin mà cuốn lịch cung cấp dựa trên thuyết ngũ hành âm dương, tương sinh tương khắc và thập can, thập nhị chi, cửu cung, bát quái.

Đã từng có một vài loại lịch có lẽ được đồng bộ theo chuyển động của Kim Tinh, chẳng hạn như các loại lịch Ai Cập cổ đại; việc đồng bộ theo chuyển động của Kim Tinh chủ yếu diễn ra ở các nền văn minh gần đường xích đạo.

Dương lịchSửa đổi

Bài chi tiết: Dương lịch

Các ngày sử dụng trong dương lịchSửa đổi

Dương lịch gắn mỗi ngày tháng cụ thể cho từng ngày mặt trời. Một ngày có thể là chu kỳ giữa bình minh và hoàng hôn, với chu kỳ kế tiếp là đêm, hoặc nó có thể là chu kỳ của hai sự kiện giống nhau và kế tiếp nhau, chẳng hạn hai hoàng hôn kế tiếp. Độ dài khoảng thời gian kế tiếp nhau của hai sự kiện như vậy có thể cho phép thay đổi chút ít trong suốt cả năm, hoặc nó có thể là trung bình của ngày mặt trời trung bình. Các dạng khác của lịch có thể sử dụng ngày mặt trời.

Các lịch Julius và GregorySửa đổi

Dưới thời Cộng hòa La Mã, dương lịch Julius đã được chấp thuận. Số ngày trong tháng của nó là dài hơn so với chu kỳ của Mặt Trăng, vì thế nó không thuận tiện để theo dõi các pha của Mặt Trăng, nhưng nó là đủ tốt để theo dõi thay đổi của các mùa. Mỗi năm trong lịch có 365 ngày, ngoại trừ mỗi năm thứ tư là năm nhuận có 366 ngày. Vì thế năm trung bình của lịch này là 365,25 ngày.

Không may là năm chí tuyến Trái Đất là nhỏ hơn một chút so với 365,25 ngày [nó xấp xỉ 365,2422 ngày], vì thế lịch này mặc dù chậm nhưng cũng lệch dần với sự đồng bộ theo mùa. Vì lý do này, sau này lịch Gregory đã được chấp thuận bởi phần lớn các quốc gia ở phương Tây, bắt đầu từ năm 1582, và từ đó nó đã trở thành lịch phổ biến và thông dụng nhất trên thế giới. Đáng chú ý là đế chế Nga đã từ chối thay đổi từ lịch Julius sang lịch Gregory cho đến tận cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, khi những người bôn sê vích đã chuyển sang sử dụng lịch Gregory. Vì thế, ngày tháng trong lịch sử Nga hoặc được ghi cả hai số liệu của hai loại lịch này hoặc được ghi chú rõ là theo lịch nào để tránh nhầm lẫn.

Cải cách trong tương laiSửa đổi

Có nhiều đề nghị cải cách lịch, chẳng hạn như lịch thế giới hay lịch cố định quốc tế [lịch vĩnh viễn quốc tế]. Liên hiệp quốc đã cân nhắc đến việc xem xét các loại lịch cải cách này trong những năm thập niên 1950, nhưng các đề nghị này đã đánh mất phần lớn sự phổ biến của chúng.

Âm lịchSửa đổi

Bài chi tiết: Âm lịch

Bài chi tiết: Âm dương lịch

Không phải tất cả các loại lịch đều sử dụng năm mặt trời như là đơn vị tính. Âm lịch là một trong số các loại lịch khác đó mà ngày trong tháng được tính theo các pha trong chu kỳ của Mặt Trăng. Vì độ dài của tháng Mặt Trăng không phải là một phần thập phân hữu tỷ của độ dài năm chí tuyến nên năm âm lịch thuần túy nhanh chóng sai lệch với sự thay đổi mùa. Tuy nhiên nó là bất biến khi xem xét trong tương quan với một số hiện tượng khác, chẳng hạn như thủy triều [con nước]. Âm dương lịch là một biến thái của âm lịch nhưng có tính đến sự bù lại cho các sai lệch này bằng cách bổ sung thêm một tháng để có thể điều chỉnh các tháng tương đối phù hợp theo mùa.

Âm lịch được cho là lịch cổ nhất được phát minh bởi loài người. Những người Cro-Magnon được coi là đã phát minh ra âm lịch vào khoảng 32.000 năm TCN.

Lịch tài chínhSửa đổi

Bài chi tiết: Lịch tài chính

Lịch tài chính [chẳng hạn như lịch 5/4/4] cố định mỗi tháng ở một con số cụ thể của tuần để thuận tiện trong so sánh từ tháng qua tháng, từ năm qua năm. Tháng Một luôn luôn có chính xác 5 tuần [từ Chủ Nhật đến thứ Bảy], tháng Hai có 4 tuần, tháng Ba có 4 tuần, v.v. Lưu ý rằng loại lịch này nói chung cần bổ sung tuần thứ 53 cứ sau mỗi 5 đến 6 năm, nó có thể được thêm vào tháng 12 hoặc không, phụ thuộc vào cách thức mà tổ chức sử dụng những ngày này. Có một tiêu chuẩn quốc tế để thực hiện điều này [tuần ISO]. Tuần ISO chạy từ thứ Hai đến Chủ Nhật và tuần 1 luôn luôn là tuần chứa ngày 4 tháng 1 của lịch Gregory.

Lịch Mặt trời cổ của Ai Cập

Khi đó, người Ai Cập đã định cư và làm nông nghiệp ở hai bờ sông Nin. Sông Nin hàng năm cứ vào tháng 7 là nước dâng tràn, cuối tháng 10 nước lại rút xuống lòng sông, để lại một lớp phù sa màu mỡ trên đồng ruộng. Tháng 11 người Ai Cập làm công việc gieo trồng, tháng 3 tháng 4 năm sau là bắt đầu thu hoạch.

Để không bị trái thời vụ, kịp thời nắm chắc việc sản xuất nông nghiệp, người Ai Cập dần dần hiểu rằng phải nắm cho được định kỳ nước sông Nin lên xuống, tính toán thời gian chuẩn xác nghĩa là cần phải có một thứ lịch. Có người đã sáng tạo ra một phương pháp hết sức đơn giản: ghi lại thời gian mỗi lần nước sông Nin dâng lên bằng cách khắc lên một cột gỗ rồi đem so sánh, qua đó phát hiện ra khoảng cách giữa hai thời kỳ nước sông dâng lên là trên dưới 365 ngày. Ngoài ra lại phát hiện thêm mỗi khi đỉnh nước sông Nin dâng cao nhất tới vùng gần thủ đô Cairô Ai Cập ngày nay thì sao Thiên Lang và mặt trời đồng thời cùng mọc và nằm ở đường chân trời. Vì vậy họ định ra một năm là 365 ngày và lấy ngày sao Thiên Lang và mặt trời cùng xuất hiện ở đường chân trời làm khởi điểm cho một năm. Một năm chia thành 12 tháng, mỗi tháng 30 ngày, còn thừa 5 ngày làm ngày Tết cuối năm. Đó là lịch Mặt trời của Cổ Ai Cập.

Lịch Mặt trời chia một năm thành 365 ngày, so sánh với thời gian trái đất quay một vòng quanh mặt trời tức ”năm mặt trời” là 365 ngày 5 giờ 48 phút 16 giây thì chỉ sai số có 1/4 ngày. 6000 năm trước đây tính toán được như vậy là rất chính xác. Nhưng, một năm sai 1/4 ngày không dễ cảm thấy, phải qua 4 năm mới sai 1 ngày. Trải qua 730 năm, thời gian trong lịch pháp và thời gian thực tế đã sai nhau nửa năm, nóng lạnh trái ngược nhau. Năm tháng như vậy tất nhiên mang lại phiền phức cho sản xuất nông nghiệp, Mặc dù thế lịch pháp này vẫn được truyền sang Châu Âu.

Trang nhất/ Bản tin

Tìm hiểu về Âm lịch, Dương lịch và năm Nhuận

07/06/2007 12:00 | 6

Âm lịch là loại lịch theo Mặt trăng. Người Babylon dùng lịch này đầu tiên từ mấy ngàn năm trước kỷ nguyên chúng ta. Những người dùng Âm lịch đầu tiên gồm người Ai Cập, Trung Hoa, Hébreux [Do Thái thời xưa]. Hiện tại lịch musulman [Hồi giáo] và một số dân Phi châu cũng dùng âm lịch. Nước ta cũng vậy.

Âm lịch là loại lịch theo Mặt trăng. Người Babylon dùng lịch này đầu tiên từ mấy ngàn năm trước kỷ nguyên chúng ta. Những người dùng Âm lịch đầu tiên gồm người Ai Cập, Trung Hoa, Hébreux [Do Thái thời xưa]. Hiện tại lịch musulman [Hồi giáo] và một số dân Phi châu cũng dùng âm lịch. Nước ta cũng vậy.

Vì phải bắt đầu một tháng lúc trăng mới mọc và chu kỳ quay của Mặt trăng xung quanh Trái đất có độ dài bằng 29,5..., số ngày không chẵn, nên họ dùng những tháng 29 và 30 ngày.

[BBT]

1. Nhuận của lịch là gì? Vì sao lại có nhuận?

Nhuận là do chủ quan của người làm lịch đặt ra nhằm cho thời gian phù hợp với quy luật thiên nhiên. Dương lịch và âm lịch đều có nhuận.

Như chúng ta đã biết, quá trình phát triển của lịch sử loài người là quá trình tìm kiếm để chọn lọc những đơn vị thời gian đó thành những hệ đếm để phục vụ cho hoạt động xã hội. Lịch [âm lịch và dương lịch] là những bảng ghi thứ tự thời gian, chia chuỗi thời gian liên tục thành những đơn vị thời gian và sắp xếp chúng thành một hệ đếm phù hợp với nhu cầu của con người.

Ta biết rằng trong Thế giới trời sao có 3 đơn vị thời gian thiên nhiên quan trọng, nó gắn liền với thế giới trần gian - một thế giới của muôn loài động vật rất phong phú và đa dạng. Ba đơn vị thời gian đó là:

- Năm Mặt trời biểu thị chu kỳ thời tiết, tức là chu kỳ quay của Trái đất xung quanh Mặt trời có độ dài bằng 365,242198... ngày [gần 365,25 ngày].

- Tháng Mặt trăng biểu thị chu kỳ quay của Mặt trăng xung quanh Trái đất có độ dài bằng 29,5... ngày.

- Ngày là thời gian ánh sáng Mặt trời trở lại do nguyên nhân Trái đất tự quay quanh mình vừa tròn một vòng.

Ba đơn vị thời gian này là bộ máy chỉ thời gian trong thái dương hệ của chúng ta không phải do con người tự đặt ra. Các nhà thiên văn khí tượng đã nhận thấy 3 đơn vị thời gian thiên nhiên này không thông ước với nhau, nghĩa là không tìm được một số nào chia hết cho cả 3 đơn vị. Vì vậy, nếu lấy ngày làm đơn vị thì tháng Mặt trăng và năm Mặt trời không phải là số ngày nguyên, mà có vô số số lẻ.

Người làm lịch thì phải tính năm, tháng có bao nhiêu ngày. Bởi vậy những phần lẻ trên đây đã làm cho bài toán tính lịch trở thành hắc búa. Nếu bỏ phần lẻ đi thì tháng không đúng với tuần trăng, năm không đúng với mùa khí hậu; mà lịch thì phải lấy tròn. Do đó trong âm lịch phải có tháng thiếu [29 ngày], tháng đủ [30 ngày]; trong dương lịch có tháng 30 ngày, tháng 31 ngày; riêng tháng hai là 28 ngày hoặc 29 ngày. Năm, phải có năm thường, năm nhuận [dài hơn]. Ðây không phải là một quy luật thiên nhiên, mà là một quy luật chủ quan dùng thuật lấy thừa bù thiếu của người xếp lịch. Bởi vậy dương lịch và âm lịch đều có nhuận.

a. Nhuận của dương lịch

là để khắc phục phần lẻ của năm Mặt trời [0,242198... ngày] do chưa đưa vào để xếp lịch. Vì vậy cứ 4 năm dư ra 1 ngày, một thế kỷ dư ra gần một tháng... Ðể tránh sai sót này, người làm lịch đã quy ước trung bình 4 năm thêm 1 ngày vào tháng 2, tức là năm đó có 366 ngày [năm Nhuận] và tháng hai có 29 ngày.

a. Nhuận âm lịch

là để khắc phục sự sai khác tháng Mặt trăng [tháng âm lịch] với quy luật thời tiết - chu kỳ thời tiết [năm dương lịch]. Bởi vì, tháng âm lịch chỉ có 29-30 ngày, nên dẫn đến năm âm lịch chỉ có 354-355 ngày, ngắn hơn năm dương lịch trung bình 11 ngày; hay nói cách khác là năm âm lịch đi nhanh hơn năm dương lịch là 11 ngày, 3 năm nhanh hơn 1 tháng, 9 năm nhanh hơn một mùa. Vì vậy, ngày đầu năm vào mùa Xuân thì 9 năm sau vào Hạ... Chính vì thế người đời xưa phải ăn Tết Nguyên Ðán vào đủ các loại hình thời tiết, không còn mang tính cổ truyền khí tiết của ngày tết đượm sắc Xuân mới.

Ðể khắc phục tình trạng trên, người làm lịch đã phải tăng số ngày cho năm âm lịch bằng hình thức nhuận với quy ước là Thập cửu niên thất nhuận nghĩa là cứ 19 năm có 7 năm nhuận, năm nhuận âm lịch có 13 tháng.

c. Năm nhuận theo lịch pháp

Ðể đảm bảo đúng vào tiết xuân ngày Mồng Một Tết chỉ ở trong khoảng từ tiết Lập Xuân đến tiết Vũ Thủy, tức là từ ngày 21.01 đến 20.02 dương lịch. Nếu năm âm lịch nào [khi chưa tính thêm tháng nhuận] có ngày Mồng Một Tết năm sau sớm hơn này 21.01 dương lịch thì năm đó phải là năm nhuận.

- Theo quy ước trên, qua năm 2001, ngày Mồng Một Tết Tân Tỵ nhằm vào ngày 24.01 dương lịch [hợp với quy ước]. Do vậy, năm 2001 - Tân Tỵ là năm không có nhuận âm lịch [13 tháng].

Ðể dễ nhớ, muốn biết năm nào là năm nhuận âm lịch, cứ lấy năm dương lịch tương ứng chia cho 19, nếu số dư là một trong 7 con số: 0, 3, 6, 8, 11, 14, 17 thì năm âm lịch đó là năm nhuận.

d. Tháng nhuận theo lịch pháp

- Tháng âm lịch nào trong năm nhuận không có ngày Trung khí thì tháng ấy gọi là tháng nhuận, nghĩa là tháng gọi tên của tháng trước kề liền.

- Nếu 1 hay 2 năm liền kề nhau có 2 tháng đều thiếu ngày Trung khí thì tháng trước là tháng nhuận, tháng sau không phải là tháng nhuận nữa.

2. Tên năm âm lịch và thời tiết theo âm lịch hay dương lịch?

Hiện nay ở nước ta và một số nước khác trong khu vực Ðông Nam Á đang còn xuất bản và sử dụng hai loại lịch, đó là dương lịch và âm lịch.

+ Dương lịch là loại lịch theo Mặt trời, dùng đơn vị thời gian thiên nhiên là năm Mặt trời, tức là độ dài chu kỳ quay của Trái đất xung quanh Mặt trời.

+ Âm lịch là loại lịch theo Mặt trăng, dùng đơn vị thời gian thiên nhiên là tháng Mặt trăng, tức là độ dài chu kỳ quay của Mặt trăng xung quanh Trái đất.

Theo Hán - Việt thì Mặt trời là Thái Dương, Mặt trăng là Thái Âm. Do vậy, lịch theo Mặt trời gọi là dương lịch, lịch theo Mặt trăng gọi là âm lịch.

Vì tồn tại hai loại lịch như vậy và cứ mỗi lần đón mừng xuân mới của năm âm lịch lại là một dịp bàn tán xôn xao về tên của năm ấy.

Người ta cho rằng nếu năm nào có nhuận thì năm đó sẽ là một năm mất mùa, thiên tai lắm, địch họa khôn lường... Vậy sự thực tên năm âm lịch, nhuận có phải do thượng đế, thần thánh sinh linh gì tạo ra như một số học thuyết của chủ nghĩa duy tâm đã truyền bá trong nhân dân ta? Trong khuôn khổ của bài viết này, chỉ đề cập đến việc đặt tên năm âm lịch và thời tiết theo âm lịch hay theo dương lịch để cùng tham khảo.

Từ thời xa xưa, con người vẫn tin rằng có một mối liên hệ huyền bí nào đó giữa vũ trụ và sự sống. Vì vậy, người thượng cổ đã xây dựng lên cả một kho tàng thần thoại lý thú về bầu trời sao ngoạn mục thể hiện trong các chuyện cổ Hy Lạp. Tất nhiên trong những chuyện hoang đường như vậy đã không thoát khỏi tư tưởng huyền bí mà vai trò thiêng liêng của thượng đế đã ngự trị trong các tôn giáo suốt thời gian dài.

Từ thế kỷ XVI, khoa học thiên văn phát triển đã đánh dấu bước ngoặt lịch sử của con người trong nhận thức thế giới trời sao. Trong những thế kỷ gần đây, người ta biết rằng Mặt trời là nguyên nhân tồn tại của sự sống và phát triển của loài người. Nhờ sự hiểu biết về thuyết chuyển động tương đối trong vật lý cơ học, con người mới khẳng định rằng Trái đất cùng với các hành tinh khác quay xung quanh Mặt trời tạo thành hệ Mặt trời và gọi chuyển động ấy là chuyển động biểu kiến của Mặt trời xung quanh Trái đất hay còn gọi là đường Hoàng Ðạo.

Người phương Ðông chia đường Hoàng Ðạo ra làm 12 cung kể từ điểm Xuân Phân, qua Hạ Chí, đến Thu Phân và đến Ðông Chí để biểu thị các mùa khí hậu nóng, lạnh khác nhau như: xuân, hạ, thu, đông.

Người phương Tây đặt tên ấy theo tên của các chòm sao như Ðại Hùng, Tiểu Vương, Thiên Vương, Tiên Nữ, Phi Mã...

Các nhà cổ đại Trung Quốc lại đặt 12 cung trên theo chi, tượng trưng cho Trời là: Tý, Sửu, Dần, ...Tuất, Hợi. Họ kết hợp với 10 can, tượng trưng cho Ðất là: Giáp, Ất, Bính... Nhâm, Quý để đặt tên năm âm lịch theo nguyên tắc Can chi ký pháp, tức là ghép can với chi theo một trật tự thứ tự được thể hiện rõ trong thuật số tử vi.

Thực ra tên năm âm lịch hàng năm chỉ là một quy ước của lịch pháp âm lịch mà nền văn minh cổ đại Trung Quốc đã dùng trong việc sắp xếp lịch trong các kỷ nguyên và được truyền sang nước ta trở thành lịch cổ truyền. Cho đến nay vẫn còn nhiều người cho rằng tên năm âm lịch có ảnh hưởng quyết định đến tương lai cuộc sống của mỗi con người, có năm ảnh hưởng đến chu kỳ thời tiết trong năm như: Năm Thìn nhiều bão, năm Mão mất mùa, năm Tý, năm Dần nhiều thiên tai, địch họa....

Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay còn một số vùng quen dùng âm lịch để tính toán chỉ đạo sản xuất nông nghiệp dẫn đến nhiều trường hợp bỏ lỡ thời vụ, đặc biệt vào những năm âm lịch có nhuận. Chính vì vậy, kể từ năm 1968, Chính phủ đã quyết định Nông lịch theo dương lịch và nước ta bắt đầu sử dụng loại âm lịch mới được tính toán theo múi giờ số 7 [Kinh độ 105 độ Ðông] đi qua Thủ đô Hà nội để thay thế cho loại âm lịch cũ được tính toán theo múi giờ số 8 [Kinh độ 120 độ Ðông] đi qua Thủ đô Bắc Kinh - Trung Quốc.

Dương lịch ứng dụng trong nông nghiệp dựa vào 24 ngày Tiết [12 Tiết khí và Trung khí], mỗi Tiết khoảng 15-16 ngày, biểu thị thời vụ, thời tiết sát với từng vùng lãnh thổ của nước ta.

Trần Xuân Hiền -Trung tâm Dự báo Khí Tượng Thủy Văn Lâm Đồng

[Theo VietSciences]

Lịch mặt trăng đầu tiên [âm lịch]

Mặc dù chưa thể khẳng định nhưng các chuyên gia phỏng đoán lịch Ai Cập cổ đại đã được sử dụng khoảng 5000 năm trước. Đây là bộ lịch âm lịch [lịch mặt trăng] được sử dụng trong tất cả các hoạt động cho đến khi phát minh ra lịch dương [lịch mặt trời]. Bộ lịch âm này chia năm thành 12 tháng, độ dài của mỗi tháng phụ thuộc vào chu kỳ mặt trăng [thường là 29 hoặc 30 ngày].

Mỗi tháng bắt đầu khi mặt trăng bắt đầu xuất hiện và được đặt tên theo lễ hội lớn được tổ chức trong tháng đó. Vì lịch âm ngắn hơn lịch dương 10 hoặc 11 ngày, nên cứ vài năm sẽ có thêm tháng thứ 13, gọi là tháng nhuận, và như vậy lịch khớp với mùa nông nghiệp và các lễ hội tôn giáo.

Nut, nữ thần bầu trời Ai Cập trong lăng mộ của Ramíp VI. [Hans Bernhard / CC BY SA 3.0]

Video liên quan

Chủ Đề