Vì sao hạn mức idong bị giảm

Mục lục bài viết

  • 1. Khái niệm hạn mức tín dụng
  • 2. Các trường hợp áp dụng hạn mức tín dụng
  • 3. Phân loại hạn mức tín dụng
  • 4. Điều kiện cấp hạn mức tín dụng
  • 5. Hạn mức tín dụng phụ thuộc vào những yếu tố
  • 6. Thay đổi hạn mức tín dụng

1. Khái niệm hạn mức tín dụng

Hạn mức tín dụng [tiếng Anh là Line of credit] có thể hiểu là giới hạn mức cho vay tối đa trong của tổ chức tín dụng. Là số dư nợ cho vay hoặc nói cách khác là số dư nợ tối đa vào một thời điểm nhất định. Và thời điểm này thường là ngày cuối quý hoặc cuối năm được quy định trong kế hoạch tín dụng của ngân hàng.

Hạn mức tín dụng sẽ được ngân hàng quy định dựa vào lịch sử tín dụng, mức thu nhập hàng tháng hoặc tài sản đảm bảo, uy tín của khách hàng ngay lúc xét duyệt.

Hạn mức thẻ tín dụng chính là số tiền tối đa mà bạn có thể thanh toán bằng thẻ tín dụng và không bị phạt. Nếu bạn thanh toán vượt mức tối đa của thẻ thì sẽ chịu thêm phí do ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng quy định. Mỗi loại thẻ tín dụng sẽ có những hạn mức khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng của thẻ.

Hạn mức tín dụng là giới hạn mức cho vay tối đa trong hoạt động của tổ chức tín dụng; số dư nợ cho vay hay là số dư nợ tối đa vào một thời điểm nhất định, thường là ngày cuối quý, cuối năm được quy định trong kế hoạch tín dụng của ngân hàng.

2. Các trường hợp áp dụng hạn mức tín dụng

Hạn mức tín dụng áp dụng trong hoạt động tín dụng của tổ chức tín dụng theo hai trường hợp:

- Thứ nhất, hạn mức tín dụng do pháp luật quy định, tổ chức tín dụng chỉ được cho vay đối với một khách hàng trong giới hạn cho phép. Giới hạn này được Nhà nước đặt ra nhằm bảo đảm an toàn đối với hoạt động tín dụng. Ở các nước, hạn mức tín dụng được quy định tuỳ thuộc vào độ an toàn trong kinh doanh của tổ chức tín dụng và yêu cầu quản lí của Nhà nước.

- Thứ hai, hạn mức tín dụng do tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận trong hợp đồng tín dụng phù hợp với giới hạn mà pháp luật quy định, được duy trì trong khoảng thời gian nhất định. Trên cơ sở hạn mức tín dụng đã thoả thuận, tổ chức tín dụng có nghĩa vụ bảo đảm cấp tiền vay cho khách hàng theo từng kì hạn.

3. Phân loại hạn mức tín dụng

Có hai loại hạn mức tín dụng:

1] Hạn mức tín dụng cuối kì là số dư nợ cho vay kế hoạch tối đa vào ngày cuối kì, mà số dư nợ cho vay thực tế cuối kì không được vượt quá;

2] Hạn mức tín dụng trung kì là hạn mức bổ sung cho hạn mức tín dụng cuối kì trong trường hợp do hoạt động kinh doanh của đơn vị vay vốn không đều đặn, có nhu cầu vay vốn vượt hạn mức tín dụng cuối kì. Hạn mức tín dụng này là chênh lệch số dư nợ cho vay cao nhất trong kì với hạn mức cho vay cuối kì, nên số vay nợ bổ sung này phải được hoàn trả ngay trong kì để bảo đâm số dư nợ thực tế cuối kì phù hợp với hạn mức tín dụng cuối kì quy định.

4. Điều kiện cấp hạn mức tín dụng

Tùy vào từng ngân hàng sẽ có những điều kiện khác nhau, tuy nhiên sẽ có những điều kiện chính sau:

- Các doanh nghiệp trong nước có thời gian hoạt động kinh doanh liên tục từ 12 tháng trở lên kể từ thời điểm đăng ký. Hoặc có xác nhận của địa phương về thời gian kinh doanh thực tế từ 12 tháng.

- Ngành nghề đăng ký kinh doanh phù hợp với mục đích vay vốn, phương án kinh doanh,...

- Có phương án kinh doanh khả thi, có đầy đủ năng lực tài chính và nguồn trả nợ rõ ràng.

- Có tài sản đảm bảo có giá trị đảm bảo khoản vay.

- Không có nợ xấu tại các ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác.

5. Hạn mức tín dụng phụ thuộc vào những yếu tố

- Mức lương chuyển khoản qua/ nhận qua tiền mặt của khách hàng

- Dựa vào giá trị sổ tiết kiệm, ô tô, bảo hiểm nếu mở thẻ tín dụng theo các hình thức này [có thể lên đến 70 – 90% giá trị]

- Hạn mức tín dụng đã được cấp tại hệ thống ngân hàng uy tín khác

- Số lượng cũng như thời gian giao dịch của khách hàng tại hệ thống ngân hàng mở thẻ

- Hạn mức còn lại của khoản vay tín chấp hay thế chấp đã được ngân hàng phê duyệt.

6. Thay đổi hạn mức tín dụng

* Điều kiện thay đổi hạn mức:

Thu nhập:

- Bạn phải chứng minh cho ngân hàng thấy được, hiện tại bạn có nguồn thu nhập cao hoặc thấp hơn lúc đăng ký phát hành thẻ thì cơ hội gia tăng, giảm hạn mức thẻ của các bạn mới có thể được phê duyệt.

- Hoặc bạn phải chứng minh cho ngân hàng thấy bạn đang sở hữu nhiều hơn hoặc ít #29;đi các tài sản có giá trị khác như: Sổ tiết kiệm, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ…

Tạo lịch sử tín dụng tốt:

- Thanh toán nợ đúng và đủ kỳ hạn với ngân hàng

- Sử dụng thẻ tín dụng đúng mục đích

- Hạn chế tối đa việc rút tiền mặt từ thẻ tín dụng

- Hạn chế số lượng thẻ tín dụng sở hữu trong cùng một ngân hàng

- Nếu có nợ hay luôn thanh toán đúng hạn

- Luôn kiểm soát chi tiêu, hạn chế phát sinh nợ mới

* Thủ tục thay đổi hạn mức

Thủ tục yêu cầu tăng, giảm hạn thẻ tín dụng khá đơn giản:

- Khách hàng chỉ cần điền vào mẫu yêu cầu tăng hạn mức tín dụng.

- Chuẩn bị bản sao hợp đồng lao động gần nhất.

- Bảng sao kê lương có xác nhận của ngân hàng cho ba tháng gần nhất.

Sau đó, ngân hàng sẽ xét duyệt hạn mức tín dụng mới cho bạn khi nhận được bộ chứng từ đầy đủ. Nếu làm thẻ tín dụng bằng cách ký quỹ, khách hàng chỉ cần mang thêm tiền ký quỹ. Rồi điền vào mẫu đơn yêu cầu giảm, nâng hạn mức thẻ tín dụng.

* Cách thay đổi hạn mức tín dụng:

Nếu muốn tăng, giảm hạn mức, khách hàng chỉ cần ra ngân hàng mở thẻ và thực hiện các thao tác sau:

Bước 1: Ra chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng gần nhất

Bước 2: Vào quầy giao dịch và xuất trình giấy tờ cá nhân

Bước 3: Yêu cầu nhân viên tăng hoặc giảm hạn mức của mình.

Bước 4: Giao dịch viên sẽ kiểm tra và xác thực các hồ sơ.

Bước 5: Đồng ý tăng, giảm hạn cho khách hàng theo quy định.

Một số ngân hàng hiện nay còn áp dụng dịch vụ tăng, giảm hạn mức trên thẻ tự động khi thẻ hoạt động được trên sáu tháng lên, dựa vào tần suất sử dụng thẻ và thanh toán nợ trên thẻ. Vì vậy, trong mọi trường hợp khách hàng cần duy trì lịch sử tín dụng tốt với ngân hàng bằng cách luôn trả khoản tối thiểu thường là 5% của tổng nợ tháng trước đúng hạn, để dễ dàng yêu cầu điều chỉnh hạn mức của mình.

Hạn mức tín dụng dành cho khách hàng mới của ngân hàng hiện nay sẽ cao hơn lương từ 2 – 3 lần. Một số ngân hàng có hạn mức cao hơn thì khoảng 4 – 6 lần thu nhập hàng tháng và cũng rất nhanh chóng nâng hạn mức trong thời gian ngắn khi làm thẻ tín dụng của họ.

Ngoài ra, nếu còn vấn đề vướng mắc hoặc băn khoăn về những nội dung trên hoặc các nội dung khác liên quan tới giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Toà án, Quý khách hàng có thể liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900.6162 để được giải đáp thêm.Trân trọng cảm ơn!

Nhiều ngân hàng đã hết hạn mức tín dụng không thể cho vay ra. [Ảnh: Vietnam+]

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến thời điểm 20/6, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 8,51%, cao hơn đáng kể so với mức tăng trưởng 5,1% cùng kỳ 2021 nhờ nhu cầu vốn tăng cao sau dịch bệnh.

Trong đó, tín dụng bán lẻ tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của tín dụng hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tỷ trọng tín dụng bán lẻ các ngân hàng niêm yết đã tăng từ mức 31% năm 2015 lên mức 45% tổng dư nợ tại thời điểm cuối quý 1/2022, trong đó các sản phẩm cho vay mua nhà, mua ôtô, tài chính tiêu dùng đều ghi nhận mức tăng tích cực.

Vì vậy, đến thời điểm này hầu hết ngân hàng đã hết hạn mức tín dụng [room] và vẫn phải chờ tín hiệu từ nhà điều hành. Câu chuyện về cấp room tín dụng vì thế lại càng trở nên nóng trong bối cảnh doanh nghiệp cần vốn, gói hỗ trợ lãi suất 2% đã sẵn sàng nhưng ngân hàng lại không thể cho vay.

Dang dở vì ngân hàng hết room

Lãnh đạo các ngân hàng cho biết nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp sau 2 năm COVID giống như ''cơn khát sau trận hạn hán'' nên tăng rất nhanh. Theo đó, tại một số ngân hàng như Vietcombank tín dụng đã đạt gần 9% sau 5 tháng đầu năm so với mức tín dụng đã được cấp chính thức là 10%; ACB cũng đạt mức tăng trưởng tín dụng 8% tại cùng thời điểm trên, dù room được cấp là 10%; MB đạt mức tăng trưởng tín dụng tới 14,3% ngay sau quý 1, gần chạm trần mốc 15% được cấp. Một số ngân hàng khác như BIDV, Sacombank, HDBank... cũng trong tình trạng tương tự.

Với ''room'' tín dụng hiện nay, chắc chắn sẽ không đáp ứng đủ. Vì vậy, đại diện nhiều nhà băng đã đề nghị Ngân hàng Nhà nước nới hạn mức tăng trưởng tín dụng một cách phù hợp để các ngân hàng tham gia hỗ trợ khách hàng.

[Thống đốc NHNN: Kiểm soát room tín dụng để tránh cuộc đua lãi suất]

Ông Nguyễn Việt Cường, Phó Tổng giám đốc Vietcombank cho hay 5 tháng đầu năm, tín dụng Vietcombank đã tăng trưởng ở mức trên 9%. Trong khi đó, dư nợ cho vay các đối tượng được hỗ trợ lãi suất chiếm tới gần 30% tổng dư nợ ngân hàng với gần 30.000 khách khàng.

Tương tự, ông Trần Phương - Phó Tổng giám đốc BIDV cũng cho biết: “Bắt đầu từ quý 4/2021 đến nay, nhu cầu vay vốn của khách hàng tăng lên rất mạnh, đặc biệt là các khách hàng tốt. Trong khi đó, room tín dụng 10% là không thể đáp ứng. Rất mong Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng cho BIDV và các tổ chức tín dụng khác để triển khai cho vay và hỗ trợ lãi suất hiệu quả."

Tình trạng hết room tại các ngân hàng đã ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng khi không thể giải ngân. Tại hội thảo "Khơi thông nguồn vốn cho thị trường bất động sản" được tổ chức mới đây, ông Võ Văn Hoàng, Giám đốc đầu tư Tập đoàn Bất động sản Vạn Xuân cho biết doanh nghiệp này đang lâm vào tình cảnh "trớ trêu" khi bị tắc một khoản vay dang dở 2.000 tỷ đồng cho dự án đang triển khai. Nguyên nhân được phía ngân hàng thương mại thông báo là do hết hạn mức tín dụng và không thể giải ngân thêm.

Tăng trưởng tín dụng 6 tháng từ năm 2017-2022. Đơn vị: %

Theo ghi nhận của phóng viên, không riêng lĩnh vực bất động sản bị hết room cho vay nhằm kiểm soát chặt dòng vốn mà tín dụng nói chung tại nhiều ngân hàng cũng không thể giải ngân các khoản vay mới.

Có nhu cầu vay 1 tỷ đồng, làm xong hồ sơ trong tháng Năm nhưng 10 ngày trước thời điểm giải ngân, anh Mạnh Trung [quận Long Biên, Hà Nội] bất ngờ khi ngân hàng thông báo không thể giải ngân được vì đã hết room. Cuối cùng không vay được tiền từ ngân hàng, anh Trung đã phải đi vay từ nhiều nguồn khác.

Khi nào các ngân hàng được “nhận tin vui” tăng room?

Hiện một trong những thông tin được thị trường trông đợi nhất là đợt nới "room" tăng trưởng tín dụng cho nhiều ngân hàng thương mại. Do room tín dụng cấp đầu năm ở mức tương đối thấp, nhiều ngân hàng đã chạm hạn mức tín dụng ban đầu ngay từ cuối quý 1 và đang chờ được Ngân hàng Nhà nước nới room.

Đại diện Công ty chứng khoán Vietcombank [VCBS] cho biết Ngân hàng Nhà nước đang xem xét điều này. VCBS kỳ vọng các ngân hàng này sẽ được cấp bổ sung room tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn đầu quý 3/2022.

Cũng theo VCBS, các tiêu chí xét duyệt tín dụng của Ngân hàng Nhà nước có thể kể đến như mức độ dồi dào vốn chủ sở hữu [hệ số CAR], năng lực quản trị rủi ro [thể hiện qua việc tuân thủ các chuẩn mực Basel II, Basel III…], mức độ hỗ trợ Ngân hàng Nhà nước thực hiện nhiệm vụ chính trị xã hội [miễn giảm lãi suất và phí, cơ cấu lại các tổ chức tín dụng…].

Nhóm phân tích cũng đánh giá, các ngân hàng có hệ số CAR cao và mô hình quản trị rủi ro tốt như Vietcombank, MB, Techcombank, VPBank, ACB, TPBank, MSB.. sẽ được cấp hạn mức tín dụng cao hơn trung bình ngành trong dài hạn.

Ngoài ra, trong thời gian tới, các ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc tổ chức tín dụng yếu kém [Vietcombank và MB] sẽ có lợi thế về tăng trưởng tín dụng so với các ngân hàng khác.

Ở chiều ngược lại, các ngân hàng trong diện cảnh báo có tỷ trọng cho vay các lĩnh vực rủi ro như đầu cơ bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp… có thể bị hạn chế room tăng trưởng tín dụng ở mức vừa phải hơn để bảo đảm hạn chế rủi ro hệ thống.

Chuyên gia VCBS cho biết, tình trạng cạn room tín dụng ở các ngân hàng khiến những ngân hàng này có tiền nhưng không cho vay được, dẫn đến thanh khoản khá dưa thừa trong hệ thống thời gian gần đây. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước đã có động thái tích cực rút thanh khoản dồi dào trên thị trường liên ngân hàng thời gian qua. Chỉ trong 1 tuần [21-28/6], cơ quan này đã hút về gần 100.000 tỷ đồng thông qua việc bán tín phiếu kỳ hạn 7 ngày, lãi suất 0,65%-0,7%/năm.

Room tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng năm 2022. [Nguồn: VCBS]

Về thời điểm nới room tín dụng, các chuyên gia của Công ty cổ phần Chứng khoán SSI cho rằng, Ngân hàng Nhà nước sẽ cấp thêm hạn mức tín dụng vào thời điểm hợp lý, kỳ vọng có thể diễn ra vào cuối quý 3/2022 và mức điều chỉnh phụ thuộc vào sức khỏe tài chính của từng ngân hàng.

Được biết, trước đó, trong năm 2021, Ngân hàng Nhà nước đã có 2 đợt nới hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng. Lần 1 diễn ra vào trung tuần tháng Bẩy và lần 2 thực hiện vào cuối tháng 11.

Mốt số chuyên gia thì cho rằng hạn mức tín dụng chỉ nên được xem là giải pháp tạm thời, Ngân hàng Nhà nước có thể uyển chuyển hơn để tránh mang dáng dấp "bao cấp."

Bà Nguyễn Thị Hồng - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, với đặc thù của nền kinh tế Việt Nam, vốn đầu tư phụ thuộc lớn vào nguồn vốn tín dụng của hệ thống ngân hàng, trong đó vốn tín dụng trên GDP đang ở mức 124%. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là một trong số quốc gia mà tỷ lệ này cao nhất thế giới.

Với tình trạng này, khi có biến động trong nền kinh tế thế giới, doanh nghiệp và người dân gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh sẽ ảnh hưởng ngay tới hệ thống ngân hàng. Nếu ngân hàng gặp vấn đề, mất khả năng chi trả sẽ gây hệ lụy tới nền kinh tế, do đó việc kiểm soát tăng trưởng tín dụng là cần thiết.

“Từ khi áp dụng việc kiểm soát tăng trưởng tín dụng vào năm 2011, Ngân hàng Nhà nước thấy đây là biện pháp hiệu quả trong tổ chức điều hành, đưa thị trường tiền tệ, tín dụng ổn định trở lại,” Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh.

Theo bà, trước đây khi không kiểm soát room tín dụng, một số ngân hàng có mức tăng trưởng tín dụng rất cao, lên tới 30%-53,8%, tạo ra những cuộc đua lãi suất để huy động nguồn tiền cho vay./.

Thúy Hà [Vietnam+]

Video liên quan

Chủ Đề