Vì sao ở các quốc gia cổ đại phương đông có nhu cầu chữ viết

Chữ viết của các cư dân Phương Đông cổ đại ra đời xuất phát từ nhu cầu


Câu 15717 Nhận biết

Chữ viết của các cư dân Phương Đông cổ đại ra đời xuất phát từ nhu cầu


Đáp án đúng: c

Phương pháp giải

Các quốc gia cổ đại phương Đông --- Xem chi tiết
...

Tìm hiểu về các quốc gia cổ đại phương Đông

Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời vào khoảng thế kỉ IV-III TCN, tồn tạ nhiều tàn dư của xã hội nguyên thủy trước đó, với trình độ sản xuất thấp kém, công cụ lao động thô sơ như đá, đồng… Tìm hiểu về các quốc gia cổ đại phương Đông thì đều thấy có chung một điểm đó là các quốc gia này đều hình thành bên các lưu vực sông lớn, ví dụ như:

– Ai Cập hình thành bên lưu vực sông Nin;

– Ấn Độ hình thành bên lưu vực sông Hằng, sông Ấn;

– Trung Quốc hình thành bên lưu vực sông Hoàng Hà, sông Trường Giang

Chính vì sự thuận lợi này mà hầu hết các quốc gia cổ đại phương Đồng đều tập trung phát triển nông nghiệp, chăn nuôi.

Về quá trình hình thành nhà nước được bắt đầu từ quá trình liên kết thị tộc, liên minh bộ lạc xuất phát từ nhu cầu của việc trị thủy, tuy nhiên vẫn bảo lưu dai dẳng những tàn dư của xã hội nguyên thủy. Do vậy mà các quốc gia cổ đại Phương Đông là quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, mọi quyền lực đều được tập trung vào tay người đứng đầu đất nước là vui, là người sở hữu quyền lực tối cao, quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và chỉ huy quân đội.

Xã hội của các quốc gia cổ đại Phương Đông được chia thành 3 tầng lớp chính đó là:

– Tầng lớp quý tộc, gồm có quý tộc tăng lữ và quý tộc quan lại

– Tầng lớp nông dân công xã chiếm trên 90% dân cư trong xã hội, đây được xác định là lực lượng sản xuất chính;

– Tầng lớp nô lệ, phục vụ trong các cung điện và quan lại giàu có, là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội.

Trong quá trình phát triển kinh tế thì các quốc gia cổ đại phương Đông tập trung phát triển chính là nông nghiệp, như thủ công nghiệp, chăn nuôi theo hình thức tự cung tự cấp. Việc này cũng nhờ vào điều kiện tự nhiên thuận lợi, mưa thuận gió hòa, lưu vực các dong sông lớn đem lại phù sa màu mỡ.

1. Điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế:

a] Điều kiện tự nhiên

Sự xuất hiện công cụ bằng kim loại đã báo hiệu sự tan vỡ hoàn toàn của chế độ công xã thị tộc và là khởi đầu của thời đại văn minh.

Bước chuyển mình vĩ đại đó đã diễn ra đầu tiên ở phương Đông, trên lưu vực của các dòng sông lớn như sông Nin ở Ai Cập; Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ ở Lưỡng Hà; sông Ấn, sông Hằng ở Ấn Độ; Hoàng Hà ở Trung Quốc,...

Ở đây có những điều kiện thiên nhiên hết sức thuận lợi cho đời sống của con người:

+ Đồng bằng ven sông rộng, đất đai phì nhiêu và mềm xốp, dễ canh tác.

+ Lượng mưa đều đặn phân bố theo mùa, có khí hậu ấm nóng [trừ Trung Quốc].

+ Vào mùa mưa hằng năm, nước sông dâng cao, phủ lên các chân ruộng thấp một lớp đất phù sa màu mỡ, thích hợp cho việc gieo trồng các loại cây lương thực.

=> Khoảng 3500 - 2000 năm TCN, cư dân đã tập trung khá đông theo từng bộ lạc trên các thềm đất cao gần sông. Đầu tiên là ở Tây Á và Ai Cập.

b] Sự phát triển kinh tế

- Họ đã biết sử dụng đồng thau và công cụ bằng đá, tre, gỗ.

- Sống chủ yếu bằng nghề nông. Họ đã biết trồng mỗi năm 2 vụ lúa.

Nhưng để đạt được điều đó, trước tiên người dân ở đây phải lo xây dựng hệ thống thuỷ lợi, đắp đê ngăn lũ, đào kênh máng dẫn nước... Công việc trị thuỷ khiến mọi người liên kết, gắn bó với nhau trong tổ chức công xã.

- Ngoài việc “lấy nghề nông làm gốc”, các cư dân nông nghiệp cổ này còn kết hợp nuôi gia súc, làm đồ gốm và dệt vải để đáp ứng nhu cầu hằng ngày của mình.

- Họ tiến hành trao đổi sản phẩm giữa vùng này với vùng khác. Đó là những ngành kinh tế bổ trợ cho nghề nông.

2.Xã hội cổ đại phương Đông

-Do nhu cầu thủy lợi, nông dân gắn bó và ràng buộc với nhau trong công xã nông thôn, thành viên trong công xã gọi là nông dân công xã.

-Nông dân công xã:đông đảo nhất, là lao động chính trong sản xuất.

- Quý tộc: gồm quan lại, thủ lĩnh quân sự, tăng lữ có nhiều quyền thế, giữ chức vụ tôn giáo. Họ sống sung sướng dựa trên sự bóc lột nông dân: thu thuế của nông dân dưới quyền trực tiếp hoặc nhận bổng lộc của nhà nước cũng do thu thuế của nông dân.

-Nô lệ: chủ yếu là tù binh và thành viên công xã bị mắc nợ không trả được hoặc bị phạm tội. Họ là tầng lớp thấp nhất trong xã hội, phải làm việc nặng nhọc, hầu hạ quý tộc.

3.Những thành tựu của các quốc gia cổ đại phương Đông

Trong suốt thời gian hình thành và phát triển của mình, các quốc gia cổ đại phương Đông cũng đã đạt được những thành tựu phi thường và còn lưu truyền cho đến tận ngày nay.

a. Nền văn minh Ai Cập

Nền văn minh Ai Cập được thống nhất từ năm 3150 TCN với vị pharaon đầu tiên. Nền văn minh này đạt được rất nhiều những thành tựu tuyệt vời trong các lĩnh vực chữ viết, kiến trúc, văn học và các kiến thức về khoa học tự nhiên.

Về chữ biết, ban đầu người Ai Cập phát minh ra chữ tượng hình. Các nét chữ thô sơ này là cơ sở để các nước Ả Rập, Hy Lạp, La Tinh và dân tộc phát minh ra chữ viết của mình và được chúng ta sử dụng cho đến ngày nay. Tuy nhiên cho đến nay loại chữ Ai Cập này đã biến mất cùng với sự suy vong của nền văn minh Ai Cập cổ đại.

Kiến trúc và điêu khắc là một thành tựu không thể không nhắc đến của Ai Cập cổ đại. Các kim tự tháp hay tượng nhân sư là minh chứng rõ ràng nhất cho điều này. Ngoài ra, với tục ướp xác, người Ai Cập đã có những hiểu biết rõ ràng về cơ thể con người. Đây được coi là một trong những nghi lễ mai táng phức tạp bậc nhất trong lịch sử loài người.

b.Nền văn minh Lưỡng Hà

Trong các quốc gia cổ đại phương Đông thì nền văn minh Lưỡng Hà để lại rất nhiều thành tựu mà cho đến ngày nay chúng ta vẫn còn sử dụng. Một số thành tựu điển hình mà ta có thể kể đến như lịch âm, hệ đếm 1h và 60 phút, thuyền buồm, bản đồ và bộ luật đầu tiên.

Ngoài ra, cũng chính những người thuộc nền văn minh Lưỡng Hà đã phát minh ra xe kéo bằng động vật. Ngoài ra, sự ra đời của lưỡi cày dẫn tới sự phát triển vượt bậc về nông nghiệp cũng thuộc về nền văn minh này.

c. Nền văn minh Ấn Độ

Tôn giáo là một trong những thành tựu nổi bật của nền văn minh Ấn Độ cổ đại. Có rất nhiều tôn giáo đã bắt nguồn từ vùng đất này như Phật giáo, Ấn Độ giáo, Bàlamôn giáo…. Ngoài ra, người ta cũng đã tìm thấy nhiều dấu hiệu chứng tỏ bộ môn Yoga – một bộ môn rèn luyện sức khỏe tuyệt vời – đã xuất phát từ thời kỳ này. Ngoài ra, với sự thịnh hành của các tôn giáo, Ấn Độ cổ đại đã để lại cho hậu thế hàng loạt các di sản kiến trúc tuyệt vời liên quan đến việc thờ phụng các vị thần của các tôn giáo này. Các nước Đông Nam Á là những nước thừa hưởng cũng như chịu ảnh hưởng rất nhiều của nền văn minh Ấn Độ.

Các quốc gia cổ đại phương Đông đã phát minh ra các con số và nước phát minh ra chính là Ấn Độ. Đặc biệt hơn cả là sự xuất hiện của số 0 đã khiến toán học trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Chính vì sự xuất hiện của các con số này mà người phương Tây từ bỏ chữ số La Mã.

d. Nền văn minh Trung Quốc

Trung Quốc cổ đại cũng có nhiều thành tựu rực rỡ lưu truyền cho hậu thế. Giấy, thuốc súng, la bàn và nghề in chính là 4 trong số này. Người Trung Hoa cũng sớm có chữ viết và sử dụng toán học trên hệ số thập phân. Ngoài ra, chúng ta không thể không kể đến những thành tựu văn học và triết học tuyệt vời như Kinh Thi, Đạo Đức Kinh và Nho giáo.

Văn hóa cổ đại phương Đông

Mục a

a] Sự ra đời của Lịch pháp và Thiên văn học

- Những tri thức về Thiên văn học và Lịch pháp học ra đời từ rất sớm, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp.

- Họ biết đến sự chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng. Đó là những tri thức đầu tiên về thiên văn. Từ tri thức đó, người phương Đông sáng tạo ra lịch [nông lịch, có 365 ngày/năm, được chia thành 12 tháng].

- Tính chu kì thời gian và mùa. Thời gian được tính bằng năm, tháng, tuần, ngày. Năm lại có mùa; mùa mưa là mùa nước lên, mùa khô là mùa nước xuống, mùa gieo trồng đất bãi.

- Biết đo thời gian bằng ánh sáng mặt trời và tính được mỗi ngày có 24 giờ.

Mục b

b] Chữ viết

- Người ta cần ghi chépvà lưu trữ nên chữ viết ra đời, đây là phát minh lớn của loài người.

- Vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, chữ viết đã xuất hiện ở Ai Cập và Lưỡng Hà.

- Ban đầu là chữ tượng hình [hình vẽ những gì mà họ muốn nói], sau đó họ sáng tạo thêm những kí hiệu biểu hiện khái niệm trừu tượng.

- Sau này, người ta cách điệu hoá chữ tượng hình thành nét và ghép các nét theo quy ước để phản ánh ý nghĩ của con người một cách phong phú hơn gọi là chữ tượng ý. Chữ tượng ý chưa tách khỏi chữ tượng hình mà thường được ghép với một thanh để phản ánh tiếng nói, tiếng gọi có âm sắc, thanh điệu của con người.

+ Người Ai Cập: viết trên giấy làm bằng vỏ cây papirút.

+ Người Su-me ở Lưỡng Hà: dùng một loại cây sậy vót nhọn làm bút viết lên trên những tấm đất sét còn ướt rồi đem phơi nắng hoặc nung khô.

+ Người Trung Quốc: lúc đầu khắc chữ trên xương thú hoặc mai rùa, về sau họ đã biết kết hợp một số nét thành chữ và viết trên thẻ tre hay trên lụa.

Chữ tượng hình của người Ai Cập cổ đại

Chữ viết trên mai rùa

Mục c

c] Toán học

Do nhu cầu tính toán lại diện tích ruộng đất sau khi ngập nước, tính toán trong xây dựng, nên Toán học xuất hiện rất sớm ở phương Đông.

Lúc đầu, cư dân phương Đông biết viết chữ số từ 1 đến 1 triệu bằng những kí hiệu đơn giản.

+ Người Ai Cập cổ đại rất giỏi về hình học. Họ tính được số Pi=3,16; tính được diện tích hình tròn, hình tam giác, thể tích hình cầu,...

+ Người Lưỡng Hà giỏi về số học. Họ có thể làm các phép cộng, trừ, nhân, chia cho tới một triệu. Chữ số mà ta dùng ngày nay, quen gọi là chữ số A-rập, kể cả số 0, là thành tựu lớn do người Ấn Độ tạo nên.

Những hiểu biết về toán học của người xưa đã để lại nhiều kinh nghiệm quý, chuẩn bị cho bước phát triển cao hơn ở thời sau.

Mục d

d] Kiến trúc

Nghệ thuật kiến trúc phát triển rất phong phú.

- Nhiều di tích kiến trúc cách đây hàng nghìn năm vẫn còn lưu lại như Kim tự tháp ở Ai Cập, những khu đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà ...

- Những công trình cổ xưa này là những kì tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người.

Kim tự Tháp - Ai Cập

Thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà [ảnh phục dựng]

ND chính

Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của các quốc gia cổ đại phương Đông:Lịch pháp và Thiên văn học, chữ viết, toán học, kiến trúc,...

Sơ đồ tư duy các quốc gia cổ đai phương Đông

Loigiaihay.com

  • Tại sao xã hội có giai cấp và nhà nước lại phát triển sớm ở lưu vực các con sông lớn thuộc châu Á và châu Phi?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 13 SGK Lịch sử 10

  • Hãy nêu các ngành kinh tế chính ở khu vực này.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 13 SGK Lịch sử 10

  • Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở đâu và từ bao giờ?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 14 SGK Lịch sử 10

  • Hãy trình bày vai trò của nông dân công xã trong xã hội cổ đại phương Đông.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 15 SGK Lịch sử 10

  • Ở các nước phương Đông, vua có những quyền gì?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 16 SGK Lịch sử 10

  • Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.

    Giải bài tập 1 trang 100 SGK Lịch sử 10. Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm

  • Thống kê các triều đại trong lịch sử dân tộc từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX.

    Giải bài tập 1 trang 136 SGK Lịch sử 10

  • Trình bày nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

    Giải bài tập 3 trang 100 SGK Lịch sử 10

  • Nêu những nét cơ bản trong đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang - Âu Lạc.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 3 trang 76 SGK Lịch sử 10

Lịch sử dân tộc – Văn hoá cổ đại phương Đông – Cô Hạnh


Các quốc gia cổ đại phương Tây gồm hai nước là Hi Lạp và Rô-ma. Hình thành trên hai bán hòn đảo nhỏ là Ban Căng và I-ta-li-a, thuộc khu vực Nam Âu, ven bờ Địa Trung Hải với khí hậu cận nhiệt thích hợp trồng nhiều loại cây như: cam, chanh, nho, oliu… và đó cũng là những sản phẩm nổi tiếng của vùng Nam Âu. Tham gia tự nhiên không được thuận lợi như các nước phương Đông nhưng cũng có thể có những ưu điểm riêng của vùng ….

Video liên quan

Chủ Đề